e magazine
17:47 | Thứ tư, 28/06/2023
“Công đoàn là “nguồn chi viện” chúng tôi xây dựng gia đình hạnh phúc

17:47 | Thứ tư, 28/06/2023

“Công đoàn là “nguồn chi viện” chúng tôi xây dựng gia đình hạnh phúc - đó là chia sẻ của những nữ CNVCLĐ tiêu biểu trong chăm lo, xây dựng hạnh phúc gia đình được tổ chức Công đoàn tôn vinh.

“Công đoàn là “nguồn chi viện” giúp chúng tôi xây dựng gia đình hạnh phúc"

“Công đoàn là “nguồn chi viện” chúng tôi xây dựng gia đình hạnh phúc" - đó là chia sẻ của những nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu trong chăm lo, xây dựng hạnh phúc gia đình được tổ chức Công đoàn tôn vinh.

Ngày 26/6, tại Hà Nội, Ban Nữ công (Tổng LĐLĐ Việt Nam) đã tổ chức Toạ đàm “Vai trò của nữ CNVCLĐ trong gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá truyền thống gia đình Việt Nam”.

Tham dự chương trình có đồng chí Đỗ Hồng Vân - Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam, các đồng chí lãnh đạo Ban Nữ công, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam và công đoàn cơ sở, người lao động (NLĐ)...

Toạ đàm được thực hiện dưới hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

“Công đoàn là “nguồn chi viện” chúng tôi xây  dựng  gia đình hạnh phúcĐồng chí Đỗ Hồng Vân - Trưởng Ban Nữ công, Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu khai mạc Toạ đàm. Ảnh: Thu Chinh

Phát biểu khai mạc Toạ đàm, đồng chí Đỗ Hồng Vân - Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, Toạ đàm này là hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em, Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7), chào mừng đại hội công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Toạ đàm tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt, tạo diễn đàn để đoàn viên, NLĐ giao lưu kinh nghiệm trong quá trình công tác, xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi con chăm ngoan, học giỏi.

“Công đoàn là “nguồn chi viện” chúng tôi xây  dựng  gia đình hạnh phúc
“Công đoàn là “nguồn chi viện” chúng tôi xây  dựng  gia đình hạnh phúc
Các đại biểu tham dự toạ đàm. Ảnh: Thu Chinh

Tại buổi Toạ đàm, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng quan hệ hài hoà giữa nhiều thế hệ trong gia đình thợ mỏ, chị Hoàng Thị Hương - công nhân Công ty CP Than Cọc Sáu chia sẻ: “Nói về kinh nghiệm, có lẽ tôi chỉ hành động từ trái tim, yêu thương gia đình, kính trên nhường dưới. Làm gì hay đi đâu, ca nào đi nữa thì cuối cùng là những bữa cơm gia đình. Một bữa cơm bình thường thôi nhưng đầy đủ cả gia đình là mình thấy hạnh phúc rồi. Bố mẹ tôi từ trước đến giờ gia đình công nhân nên có truyền thống là có chờ một người lâu một tí, nhưng cả nhà cũng cứ phải chờ nhau, trừ khi các con hoặc một ai đó có việc phải đi đâu xa”.

Chị Nguyễn Thị Huyền - công nhân Tập đoàn KHKT Hồng Hải (Bắc Ninh) cho biết, với một lao động di cư, khó khăn lớn nhất để xây dựng hạnh phúc gia đình đó là mua được nhà để ở và không phải gửi con về quê. Nhưng để thực hiện ước mơ đó, công nhân cần có mục tiêu sống rõ ràng và quyết tâm thực hiện bằng được.

“Khi ở trên ghế nhà trường, em được thầy cô tư vấn về tìm cơ hội việc làm cho ngành học tiếng Trung Quốc ở tỉnh Bắc Ninh. Em đã chấp nhận làm việc xa nhà và coi Bắc Ninh là quê hương thứ hai. Ngày đầu xây dựng gia đình rất vất vả vì đồng lương eo hẹp, lại nuôi hai con nhỏ, nhà ở chưa có. Vợ chồng em đặt mục tiêu tiết kiệm, để dành một suất lương. Ban đầu rất khó khăn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của Công đoàn Công ty, gia đình, đồng nghiệp, chúng em đã có được căn nhà để an cư lạc nghiệp. Công đoàn Công ty không chỉ có nhiều hoạt động chăm lo thiết thực cho NLĐ mà còn là nguồn chi viện rất quan trọng cho công nhân khi một mình đến vùng đất mới” - chị Nguyễn Thị Huyền chia sẻ.

Đối với chị Nguyễn Thị Bích Trâm - giáo viên Trường THCS Lê Quý Đôn, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, khi biết tin con trai thứ hai bị bệnh down bẩm sinh, vợ chồng chị phải sống trong những ngày tháng đau buồn, tưởng chừng như ngã gục. Cuối năm 2020, cha chồng chị Trâm (80 tuổi) bị bệnh nặng về thần kinh và hạn chế vận động, khiến khó khăn chồng chất.

“Tôi không nhớ hết biết bao nhiêu lần đưa con đi bệnh viện. Hai vợ chồng vừa lo dạy học ở trường, vừa thay nhau chăm con. Thời gian quần quật cả ngày với đứa nhỏ. Nhưng khó khăn về mặt thể chất không đau bằng nỗi đau tinh thần. Mỗi lần thấy chồng buồn vì con, tôi xót xa lắm, cố nén nỗi đau vào lòng để động viên chồng” - chị Trâm chia sẻ.

Với sự đồng lòng của hai vợ chồng, sự hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, chị thêm lạc quan để vượt lên nghịch cảnh, trở thành cô giáo giỏi việc trường, đảm việc nhà.

“Công đoàn là “nguồn chi viện” chúng tôi xây  dựng  gia đình hạnh phúcChị Nguyễn Thị Huyền - công nhân Tập đoàn KHKT Hồng Hải chia sẻ tại toạ đàm. Ảnh: Thu Chinh

Theo Ban Nữ công (Tổng LĐLĐ Việt Nam), mỗi gia đình nữ CNVCLĐ nói trên có hoàn cảnh và điều kiện khác nhau. Nhưng mỗi câu chuyện lại cho thấy, để xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, văn minh thì không thể thiếu đi những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt. Trong đó, vai trò của nữ CNVCLĐ rất quan trọng.

Đồng hành với NLĐ, tổ chức Công đoàn luôn sẵn sàng hỗ trợ để nữ CNVCLĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, làm tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ, người con trong gia đình. Từ đó, NLĐ càng gắn bó, tin tưởng vào tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Tại buổi toạ đàm, chuyên gia Nguyễn Hải Hữu - nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ Trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cũng chia sẻ những kinh nghiệm để gìn giữ hạnh phúc gia đình với cán bộ công đoàn, CNVCLĐ.

“Công đoàn là “nguồn chi viện” chúng tôi xây  dựng  gia đình hạnh phúcCác khách mời nhận quà của Ban Tổ chức. Ảnh: Thu Chinh

Tọa đàm là một trong những hoạt động trọng tâm của Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam nhằm thực hiện chương trình công tác năm 2023 được Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam phê duyệt.

"Qua đây, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Ban Nữ công Công đoàn các cấp tiếp tục có nhiều đổi mới, đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động về công tác gia đình, tuyên truyền đến toàn thể CNVCLĐ, đặc biệt là NLĐ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất về vai trò, tầm quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; xây dựng nếp sống gia đình hiện đại nhưng vẫn giữ gìn, phát huy được những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam (yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc, yêu thương con người, sẻ chia, kính trên nhường dưới...) ..." - đồng chí Đỗ Hồng Vân cho biết.

“Toạ đàm là một chương trình rất sáng tạo về công tác Nữ công, khích lệ Ban Nữ công Công đoàn các cấp có nhiều đổi mới, chăm lo thiết thực hơn nữa đối với nữ CNVCLĐ, cùng NLĐ xây dựng hạnh phúc gia đình” - đại diện Ban Tuyên giáo - Nữ công, Công đoàn Dầu khí Việt Nam chia sẻ.

Bài: HÀ VY

HÀ VY