e magazine
08:23 | Thứ ba, 14/06/2022
“Cùng em đến trường” - “Thương hiệu” của Công đoàn Thừa Thiên Huế

08:23 | Thứ ba, 14/06/2022

Thời gian qua, Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế luôn lắng nghe tiếng nói của công nhân lao động (CNLĐ) để đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Chương trình “Cùng em đến trường” là kết quả của quá trình “lắng nghe cuộc sống gọi từng ngày”, cảm nhận và sẻ chia những tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động (NLĐ) ở cơ sở...
“Cùng em đến trường” - “Thương hiệu” của Công đoàn Thừa Thiên Huế

Thời gian qua, Công đoàn Thừa Thiên Huế luôn lắng nghe tiếng nói của công nhân lao động (CNLĐ) để đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Chương trình “Cùng em đến trường” là kết quả của quá trình “lắng nghe cuộc sống gọi từng ngày”, cảm nhận và sẻ chia những tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động (NLĐ) ở cơ sở...

“Cùng em đến trường” - “Thương hiệu” của Công đoàn Thừa Thiên Huế

Tiếp nối những thành công của chương trình “Đám cưới tập thể”, “Điều ước đoàn viên”, “Địa chỉ xanh”, “Trung thu cho em”, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cấp công đoàn, mà đầu mối là Ban Nữ công chuyên đề, Ban Nữ công quần chúng các cấp triển khai chương trình “Cùng em đến trường” khi tình hình dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của không ít CNLĐ trong tỉnh.

Từ “lắng nghe” đến hiện thực hóa mong muốn của đoàn viên là một quãng đường dài và khá cam go, bởi trong điều kiện kinh phí của tổ chức Công đoàn hạn hẹp, cán bộ chuyên trách ít.

Từ đó, các cán bộ công đoàn tìm cách vận động đoàn viên, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, xã hội hóa hoạt động công đoàn. Bởi vậy, so với các chương trình trước, “Cùng em đến trường” là một chương trình vận động xã hội hóa 100% của các cấp công đoàn tỉnh.

“Cùng em đến trường” - “Thương hiệu” của Công đoàn Thừa Thiên Huế

Một trong những hoạt động ý ghĩa của Công đoàn Thừa Thiên Huế hướng về con CLNĐ có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp năm học mới.

Năm 2020, Ban Nữ công các cấp trong tỉnh bắt đầu triển khai chương trình. Những bộ áo quần học sinh, những bộ sách giáo khoa đã qua sử dụng được nữ CNLĐ giặt ủi, sửa soạn tươm tất gửi về các CĐCS. Nhiều Ban Nữ công quần chúng công đoàn cấp trên cơ sở đã huy động đoàn viên nữ tham gia phân loại sách giáo khoa trong những ngày cuối tuần, với mong muốn sách vở, đồ dùng đến tay các em được sạch đẹp.

Để tạo sự lan tỏa cho chương trình, Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh đã đẩy mạnh công tác truyền thông trên báo chí, trên các trang mạng xã hội của công đoàn, tạo hiệu ứng truyền thông tốt. Qua đó, đã thu hút không chỉ là áo quần, sách vở, cặp sách đã qua sử dụng mà các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp và Công đoàn ngành Trung ương trên địa bàn cũng hỗ trợ rất nhiều sách vở mới, áo quần mới cho các cháu là con đoàn viên, CNLĐ.

Năm đầu tiên thực hiện, hơn 76.000 quyển vở mới, gần 5.200 bộ sách giáo khoa các loại, 9.400 đồ dùng học tập và hàng chục triệu đồng đã được vận động để hỗ trợ con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ với NLĐ khi phải ngừng việc, giãn việc vì dịch bệnh và mùa tựu trường đến.

“Cùng em đến trường” - “Thương hiệu” của Công đoàn Thừa Thiên Huế

Chương trình đã thu hút đông đảo các cơ quan, ban ngành, đơn vị trên địa hướng hứng.

“Cùng em đến trường” - “Thương hiệu” của Công đoàn Thừa Thiên Huế

Năm học 2020 vừa bắt đầu cũng là lúc tỉnh Thừa Thiên Huế trải qua trận lụt lịch sử. Toàn tỉnh ngập tràn nước lũ, sách vở, áo quần các cháu trôi theo dòng nước. Một lần nữa, LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế giao nhiệm vụ cho Ban Nữ công các cấp vận động để “Cùng em đến trường” sau thiên tai. Kết quả, hàng chục ngàn bộ sách giáo khoa cũ, mới và hàng chục ngàn cuốn vở, đồ dùng học tập, lương thực và vật dụng gia đình đã được quyên góp, kịp thời hỗ trợ cho con CNLĐ bị ảnh hưởng do bão lụt đến trường.

Năm học 2021-2022, chương trình tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, các anh chị cán bộ công đoàn ngành Dầu khí hỗ trợ xe đạp cho các cháu là con CNLĐ bị giãn việc do dịch bệnh học lên đầu cấp 2, đầu cấp 3, phải đi học xa. Khi các cháu theo cha mẹ từ miền Nam về quê tránh dịch bệnh Covid-19, nhiều cháu bé thiếu sách vở, đồ dùng học tập; một số địa phương có số lao động về quê nhiều như Phú Lộc, Hương Trà...

Ban Nữ công quần chúng các cấp đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, thị xã, thành phố vận động ủng hộ sách vở, đồ dùng học tập hỗ trợ cho các cháu. Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, các cháu phải học online, điều kiện gia đình khó khăn không thể trang cấp mỗi cháu một máy, nhiều Ban Nữ công quần chúng thuộc CĐVC tỉnh đã mua những máy tính để bàn đã qua sử dụng, sửa chữa, cài đặt lại, ưu tiên tặng các cháu chuẩn bị thi đại học, các cháu cuối cấp có bố mẹ chống dịch nơi tuyến đầu...

“Cùng em đến trường” - “Thương hiệu” của Công đoàn Thừa Thiên Huế

Công đoàn Viên chức tỉnh Thừa Thiên Huế trao sách vở, xe đạp cho con CNLĐ có hoàn cảnh khó khăn.

Đến nay, chương trình “Cùng em đến trường” đã trở thành một “thương hiệu” của Công đoàn Thừa Thiên Huế. Các cấp công đoàn trong tỉnh đã chủ động triển khai chương trình bằng cách phát huy nội lực của đoàn viên các CĐCS, các doanh nghiệp trên địa bàn, trong từng ngành. Tiêu biểu trong sự chia sẻ này là Công đoàn Viên chức, Công đoàn Giáo dục, LĐLĐ các huyện miền núi Nam Đông, A Lưới; Công đoàn ngành Y tế, Công đoàn Khu kinh tế…

Có thể khẳng định, chương trình “Cùng em đến trường” của LĐLĐ Thừa Thiên Huế đã mang lại hiệu quả thiết thực, tỏa sáng, thu hút được các nguồn lực xã hội hóa, bảo đảm không có cháu bé con CNLĐ nào đến trường thiếu sách vở, đồ dùng học tập. Ngoài ý nghĩa đồng hành với cuộc sống của đoàn viên, NLĐ, chương trình còn mang ý nghĩa giáo dục các cháu biết giữ gìn đồ dùng học tập, biết chia sẻ, yêu thương.

Đốm lửa của tình yêu thương và sẻ chia được nhen lên từ những ngọn lửa nhỏ. Niềm vui không chỉ là nụ cười của các cháu bé khi nhận được quà tặng của chương trình “Cùng em, đến trường” mà còn là những giọt nước mắt hạnh phúc của đoàn viên công đoàn khi được đồng hành với các cháu khi mùa tựu trường đến.

Chúng tôi đã và đang đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ để minh bạch hóa quá trình tuần tra, xử lý vi phạm. Khi đó, CSGT chỉ có nhiệm vụ xử lý các lỗi không thể phát hiện bằng camera. Và các thiết bị tự giám sát như camera cá nhân cũng sẽ được trang bị đầy đủ cho CSGT khi làm nhiệm vụ.

Một điều nữa là việc cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông qua Cổng dịch vụ công Quốc gia sẽ được đẩy mạnh. Đây vừa là xu thế phát triển, vừa giảm tiếp xúc trực tiếp với người dân. Từ đó, trách nhiệm CSGT được giám sát bằng công nghệ và các quy trình sẽ được công khai, minh bạch, đúng trình tự và thủ tục.

Còn đối với những con sâu làm rầu nồi canh, tinh thần của Bộ Công an là phải xử lý nghiêm và công khai cho mọi người cùng biết. Tới đây sẽ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống lực lượng thì trách nhiệm, hình ảnh CSGT cần phải ngày càng thân thiện, gắn bó với nhân dân, trên cơ sở phục vụ nhân dân.

“Cùng em đến trường” - “Thương hiệu” của Công đoàn Thừa Thiên Huế

Chương trình “Cùng em đến trường” của Công đoàn Thừa Thiên Huế đã mang lại hiệu quả thiết thực, bảo đảm không có con CNLĐ nào đến trường bị thiếu sách vở, đồ dùng học tập.

KHANG NINH

Ảnh: K.N - T.L

Đồ họa: TRƯỜNG SƠN

KHANG NINH