e magazine
07:12 | Thứ ba, 30/01/2024
Cuộc sống thay đổi dưới những mái nhà xanh

07:12 | Thứ ba, 30/01/2024

Hơn 30 hộ gia đình người dân tộc Dao, dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn đã thay đổi nếp sống, nếp sinh hoạt rất nhiều từ khi được APHEDA tài trợ thay thế mái lợp.

cuộc sống thay đổi dưới những mái nhà xanh

Hơn 30 hộ gia đình người dân tộc Dao, dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn đã thay đổi nếp sống, nếp sinh hoạt rất nhiều từ khi được APHEDA tài trợ thay thế mái lợp.

Cuộc sống dưới những mái nhà xanh

mấy chục năm sống dưới mái nhà mái lợp fibro - xi măng

Cuộc sống dưới những mái nhà xanh
Cuộc sống dưới những mái nhà xanh
Cuộc sống dưới những mái nhà xanh
Gia đình người đàn ông ở thôn Vằng Kheo (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn mong ngóng được hỗ trợ thay thế mái lợp. Ảnh: ThC

Ở tuổi ngoài 60, bà Lô Thị Bằng (dân tộc Dao, ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) chưa từng vui như thế bao giờ. Cả cuộc đời tần tảo làm lụng vất vả thay cho cả chồng để nuôi đàn con, bà dành dụm, chắt chiu cũng chỉ dựng lên được căn nhà gỗ mái lợp fibro - xi măng.

Trên cùng một mảnh đất, bà dựng hai căn nhà cho hai người con trai. Nhưng những người con trai của bà làm lao động tự do, cuộc sống khó khăn nên cũng chưa bao giờ mơ đến một ngày thay tấm lợp fibro - xi măng bằng mái tôn.

Cuộc sống dưới những mái nhà xanh
Cuộc sống dưới những mái nhà xanh
Cuộc sống dưới những mái nhà xanh
Trước khi được thay thế mái lợp, đời sống sinh hoạt của người dân còn rất khó khăn. Ảnh: ThC

Sở dĩ như vậy vì bà tính, chi phí để lợp một mái nhà bằng fibro - xi măng chỉ hết vài triệu đồng. Còn thay thế bằng tấm lợp tôn thì chi phí lên tới vài chục triệu đồng. Số tiền này với gia đình bà, hay các con bà là quá lớn.

Vì thế, mấy chục năm nay, mẹ con bà đã phải sống trong căn nhà lợp fibro - xi măng dù biết rằng nó không tốt cho sức khoẻ. Vào những ngày mùa hè, căn nhà nóng nực hơn. Vào mùa mưa, nước vẫn chảy qua những kẽ hở làm ướt nền nhà.

"Mùa hè nóng lắm, nhưng phải cố chịu thôi. Bao nhiêu năm nay ông chồng không có việc làm, thu nhập ổn định. Một mình tôi nuôi 4 đứa con, gồm 2 con trai, 2 con gái. Làm quanh năm chỉ đủ lo cho các con một chỗ ở, cưới vợ, chưa thay được mái nhà mới. Nhờ APHEDA và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nên tôi được xét là hộ khó khăn được thay thế mái lợp" - bà Lô Thị Bằng kể.

Cuộc sống dưới những mái nhà xanh
Một mái nhà ở thôn Vằng Kheo (xã Mĩ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) được thay thế. Ảnh: ThC

Không chỉ có bà Lô Thị Bằng, nhiều gia đình khác được Tổ chức Nhân dân Úc vì Y tế, Giáo dục và Phát triển Hải ngoại (APHEDA) hỗ trợ đều có chung hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thu nhập eo hẹp nên nhiều năm không thay thế được mái nhà lợp fibro - xi măng bằng tấm tôn.

Chị Lê Thị Yến (xã Mĩ Phương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) là một trường hợp như thế. Căn nhà đang sống được vợ chồng chị xây cất từ hàng chục năm trước. Khi mới lập gia đình, hai vợ chồng rất khó khăn. Rồi những đứa con lần lượt chào đời, anh chị lại lo dựng vợ, gả chồng cho chúng.

Thu nhập chính của chị chủ yếu dựa vào công việc thời vụ, nuôi thêm con vịt, con gà... nên không được bao nhiêu. Nhiều lần muốn thay mái lợp vì sự tiện lợi của nó nhưng chưa có tiền.

"Trời mưa thì dột, mùa hè thì nóng nực. Vẫn biết sống như vậy rất khổ nhưng phải cố gắng khắc phục hàng chục năm trời. Vẫn biết là mái lợp fibro - xi măng là không an toàn nhưng gia đình không có điều kiện thay" - chị Yến tâm sự.

Cuộc sống dưới những mái nhà xanh
Người dân phấn khởi trong ngày được thay thế mái lợp fibro - xi măng bằng tấm tôn. Ảnh: ThC

"đƯỢC THAY MÁI LỢP AN TOÀN, TÔI VUI LẮM"

Niềm vui của những người lao động nghèo như được nhân lên khi từ năm 2022 đến năm 2023, được sự cho phép của UBND tỉnh Bắc Kạn, APHEDA phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn quyết tâm tuyên truyền, vận động, chọn lựa các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phù hợp với tiêu chí của APHEDA để hỗ trợ thay thế tấm lợp fibro - xi măng bằng tấm lợp tôn.

Tổng số hộ dân được hỗ trợ thay thế mái lợp là 33 hộ. Bên cạnh đó có hàng nghìn người dân được tuyên truyền, vận động thay đổi nếp sinh hoạt, tập quán sản xuất để làm cuộc sống của họ cũng như môi trường an toàn hơn.

Cuộc sống dưới những mái nhà xanh
Cuộc sống dưới những mái nhà xanh
Quá trình thay thế tấm lợp có sự hỗ trợ kinh phí, tài liệu, hướng dẫn của APHEDA. Ảnh: ThC

Tấm lợp fibro - xi-măng không an toàn cho sức khoẻ người dân. Amiăng rất nguy hại cho sức khoẻ (từ năm 1973, Tổ chức Y tế Thế giới - WHO đã xếp tất cả các loại amiăng vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người. Đến năm 2012 đã kết luận: “…. tất cả các loại amiăng, bao gồm cả amiăng trắng, đều gây ung thư” và “không có ngưỡng an toàn cho các chất gây ung thư” ).

Được sự đồng ý của UBND tỉnh Bắc Kạn, Tổ chức MISEREOR và Tổ chức Nhân dân Úc vì y tế, giáo dục và phát triển hải ngoại - APHEDA đã phối hợp với Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh khảo sát, hỗ trợ sử dụng tấm lợp an toàn, thân thiện với môi trường thay thế tấm lợp fibro - xi măng 33 hộ gia đình ở các huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn, và Chợ Mới.

Việc hỗ trợ thay thế tấm lợp fibro - xi măng bằng tấm lợp an toàn, thân thiện với môi trường nằm trong Dự án "Nâng cao nhận thức về sức khoẻ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực nông thôn và miền núi” do Tổ chức MISEREOR và ASEA (Cơ quan An toàn và giảm thiểu Amiăng của Chính phủ Úc) hỗ trợ.

Dự án nhằm đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân bảo vệ môi trường, sử dụng vật liệu an toàn, thân thiện với môi trường, hỗ trợ một số hộ gia đình thay thế mái lợp fibro xi - măng bằng tấm lợp an toàn, thân thiện với môi trường để cải thiện điều kiện sống cho người dân

Các hộ gia đình được lựa chọn sửa chữa đều là các hộ nghèo và cận nghèo, có hoàn cảnh hết sức khó khăn.

Cuộc sống dưới những mái nhà xanh
Cuộc sống dưới những mái nhà xanh
Niềm vui của các hộ gia đình sống trong căn nhà mới. Ảnh: ThC

Theo bà Hoàng Thị Lệ Hằng - Trưởng đại diện APHEDA Việt Nam, tấm lợp fibro - xi măng được sử dụng nhiều ở bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các hộ nghèo sống trong những căn nhà tạm và dột nát. Vì vậy, Dự án mong muốn đưa vào hỗ trợ thay thế, sửa chữa các mái nhà này cho bà con. Một trong những hoạt động của Dự án đó là nâng cao nhận thức về việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường để bà con có thể tránh được những vật liệu không thân thiện với môi trường để bảo vệ sức khoẻ.

"Với sự phê duyệt của UBND tỉnh triển khai Dự án thì Dự án đã lựa chọn 3 huyện trong tỉnh tham gia lần này. Với khả năng có hạn, thông qua kênh chính quyền, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn để lựa chọn triển khai chương trình.

Trong quá trình thay thế tấm lợp fibro - xi măng, Dự án cũng yêu cầu đảm bảo an toàn khi tháo dỡ, trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động để tránh việc các sợi amiăng có thể phát tán gây hại cho sức khoẻ. Đồng thời, các hộ gia đình cam kết không tái sử dụng tấm lợp không thân thiện với môi trường và đang phủ lại để chờ xử lý" - bà Hoàng Thị Lệ Hằng cho biết.

Chị Lê Thị Yến phấn khởi nói: "Giờ thì vui rồi. Được APHEDA hỗ trợ thay mái lợp, nhà tôi không còn lo nắng nóng, mưa dột. Thấy yên tâm hơn rất nhiều khi tấm lợp an toàn với sức khoẻ'.

Anh La Văn Hiếu chia sẻ: "Vợ tôi đang trong quá trình mang thai, rất cần có môi trường sống an toàn, đảm bảo. Được APHEDA hỗ trợ thay thế tấm lợp, còn hướng dẫn xử lý sao cho an toàn, chúng tôi rất vui".

Bài: HÀ VY

Ảnh: HÀ VY

HÀ VY