Động lực đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại

Động lực đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại

Một trong những điểm đột phá của quy hoạch tỉnh Bắc Giang là tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược được thể hiện qua việc triển khai xây dựng quy hoạch và nội dung của quy hoạch. Tỉnh đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quan điểm “ý tưởng từ trên xuống, cụ thể từ dưới lên”; chỉ những nội dung, lĩnh vực cần phải quản lý mới đưa vào quy hoạch. Do đó, đảm bảo được sự thống nhất, đồng bộ về nội dung và thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện.

Về nội dung của quy hoạch, tính đột phá thể hiện ở chỗ mạnh dạn xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể có thể nói là “khó” để có sự đồng lòng, thống nhất, quyết liệt trong tổ chức thực hiện. Xác định rõ yếu tố tổ chức không gian “làm cái gì, làm ở đâu” trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt là không gian phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ. Xác định động lực cho phát triển tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 là công nghiệp - đô thị - dịch vụ với 03 khâu đột phá phát triển, gồm:

1). Hoàn thiện cơ chế, chính sách và cải cách hành chính; 2). Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển; 3). Phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng cống hiến, vươn lên.

Để đạt được các mục tiêu trên, tỉnh Bắc Giang quy hoạch hơn 10 nghìn ha đất phát triển công nghiệp cho giai đoạn 10 năm tới. Các khu vực phát triển công nghiệp được bố trí tập trung tại vùng trọng điểm kinh tế của tỉnh, là khu vực phát triển dải đô thị trung tâm; nơi có điều kiện về vị trí kết nối giao thông, sân bay thuận lợi.

Trong lĩnh vực dịch vụ, Bắc Giang xác định các ngành dịch vụ chính logistics, dịch vụ du lịch. Trong đó, đã quy hoạch 09 khu dịch vụ logistics gần các khu công nghiệp (KCN) kết nối giao thông thuận lợi; quy hoạch 03 khu để xây dựng thành Khu du lịch quốc gia (Khu du lịch Tây Yên Tử, Khu du lịch Lục Ngạn với trung tâm là hồ Khuôn Thần, Khu du lịch Nham Biền); 04 khu du lịch cấp tỉnh, 12 khu chức năng tổng hợp (trong đó quy hoạch 13 sân golf để phát triển sản phẩm du lịch golf).

Động lực đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại

Quy hoạch cũng bố trí không gian sản xuất nông nghiệp theo hướng khai thác hiệu quả điều kiện đất đai, sinh thái và hạ tầng thủy lợi để xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch, phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng có tiềm năng, lợi thế.

Động lực đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đạiĐồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang (hàng đầu, thứ 4 từ trái qua) và lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Bắc Giang tại Hội nghị gặp gỡ, đối thoại với nữ công nhân lao động và nữ đoàn viên thanh niên tỉnh năm 2021. Ảnh: Công đoàn Bắc Giang.

Với quan điểm phát triển toàn diện, bao trùm, tỉnh Bắc Giang chú trọng đến các hạ tầng văn hóa xã hội, các phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ khai thác sử dụng tài nguyên; phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, phòng, chống thiên tai, biến đổi khí hậu.

Quy hoạch tỉnh cũng đã xác định rõ các phương án phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các hạ tầng khung như giao thông (với các tuyến kết nối, các tuyến tạo động lực, không gian phát triển mới), điện, nước, đô thị…để đáp ứng các yêu cầu phát triển.

Động lực đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại

Động lực đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại

Công nhân tỉnh Bắc Giang trở lại sản xuất sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Ảnh: Báo Bắc Giang.

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc có dân số 1,9 triệu người, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 1.159 nghìn người (chiếm 61,2% dân số). Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề toàn tỉnh hiện đạt 72%.

Do điều kiện nguồn lực có hạn, Bắc Giang xác định việc thu hút các nguồn lực bên ngoài, phát triển nguồn lực bên trong là rất quan trọng. Trong các giải pháp để thực hiện mục tiêu đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại có xác định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kì mới.

Cấp ủy, chính quyền tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai, tổ chức thực hiện chính sách đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ bị mất việc làm bởi đại dịch Covid -19 tiếp tục tham gia làm việc mới tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Giai đoạn 2021 - 2025, Bắc Giang sẽ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực, đó là:

Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội về học nghề và giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Tổ chức thực hiện quy hoạch và nâng cao chất lượng, năng lực đào tạo của các cơ sở GDNN. Từng bước tinh gọn, nâng cao hiêu quả hoạt động, nâng quy mô, số lượng, chất lượng các ngành nghề đào tạo, nhất là đối với cấp trình độ đào tạo từ 3 tháng trở lên, trình độ trung cấp, cao đẳng phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện Quy hoạch hệ thống cơ sở GDNN của tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030.

Động lực đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại

Một góc Khu công nghiệp Vân Trung (huyện Việt Yên). Ảnh: Báo Bắc Giang.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách GDNN theo quy định của Nhà nước; thực hiện quy hoạch nhằm phát triển hệ thống cơ sở GDNN, bảo đảm quy mô đào tạo các trình độ GDNN, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo nghề; thúc đẩy xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho GDNN. Chủ động, tranh thủ sự hướng dẫn, chỉ đạo của các Bộ, ngành và các nguồn lực đầu tư từ Trung ương để xây dựng, phát triển các trường trọng điểm, nghề trọng điểm trên địa bàn. Thực hiện đồng bộ các Chương trình, Kế hoạch, Đề án mang tính dài hạn như: Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 09/6/2021 của Tỉnh ủy về đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh đáp ứng yêu cầu của thời kì mới; Kế hoạch số 294/KH-UBND ngày 08/10/2020 của UBND tỉnh về đào tạo nghề và các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Quyết định số 787/QĐ-UBND ngày 31/7/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt “Đề án nâng cao chất lượng GDNN tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới”...

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực GDNN. Thu hút, ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động GDNN. Ưu tiên các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đầu tư phát triển GDNN chất lượng cao.

Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng nâng cao năng lực thực hành cho người học nghề. Chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ nhà giáo. Tăng cường liên kết, hợp tác trong GDNN.

Chỉ đạo các cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN trong việc khảo sát nhu cầu đào tạo, lựa chọn các nghề phù hợp, hiệu quả, mang tính bền vững phục vụ cho phát triển kinh tế trọng điểm của tỉnh, chính sách thu hút người học trung cấp và cao đẳng (trọng điểm là nhân lực trong dịch vụ ngành Du lịch, Thương mại, các KCN...).

Chỉ đạo xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng, xây dựng nhà ở xã hội, nhà trẻ, trường học, bệnh viện, thiết chế văn hóa cải thiện đời sống vật chất, tinh thần công nhân khu, cụm công nghiệp, nhất là đối với lao động ngoại tỉnh để họ yên tâm gắn bó.

Động lực đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại

Toàn tỉnh Bắc Giang có trên 300 nghìn CNVCLĐ, trong đó có trên 260 nghìn CNLĐ đang làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp. Dự báo sẽ tăng lên 1 triệu công nhân vào năm 2030 khi lấp đầy 29 KCN và 63 cụm công nghiệp theo Quy hoạch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Công đoàn tỉnh Bắc Giang cần vận động CNLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng nghề nghiệp, tác phong làm việc công nghiệp; tham gia xây dựng cơ chế, chính sách có liên quan đến công đoàn và CNVCLĐ, nhất là chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giám sát bảo đảm các cơ chế, chính sách đó được thực thi nghiêm túc.

Các cấp Công đoàn cần tăng cường phối hợp với NSDLĐ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngay tại doanh nghiệp, tăng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tăng năng suất lao động và tăng thu nhập cho NLĐ. Huy động các nguồn lực để tham gia đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho CNLĐ.

Động lực đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại

Các cấp Công đoàn Bắc Giang đồng hành với chính quyền, công nhân lao động, nông dân vì mục tiêu phát triển của tỉnh: Ảnh: Công đoàn Bắc Giang.

MAI SƠN - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang

Đồ họa: An Nhiên