e magazine
20:40 | Thứ bảy, 24/09/2022
Kiến thức an toàn cho thuyền viên, ngư dân làm việc trên biển mùa mưa bão

20:40 | Thứ bảy, 24/09/2022

Chia sẻ của ông Vũ Việt Hùng - Phó Tổng giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) sẽ giúp thuyền viên, ngư dân tàu cá có thêm kiến thức an toàn, kĩ năng để ứng phó với thiên tai, sự cố, tai nạn trên biển
KKiến thức an toàn cho thuyền viên, ngư dân làm việc trên biển mùa mưa bão

Hằng năm, nước ta phải hứng chịu nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của người lao động trên các phương tiện trên biển, đặc biệt là thuyền viên, ngư dân trên các tàu cá. Do đặc thù điều kiện làm việc trên biển là trang thiết bị thiếu thốn, điều kiện sinh hoạt khó khăn nên thuyền viên, ngư dân tàu cá còn thường gặp phải tai nạn lao động hoặc các bệnh cấp tính.

Chia sẻ của ông Vũ Việt Hùng - Phó Tổng giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) sẽ giúp thuyền viên, ngư dân tàu cá có thêm kiến thức an toàn, kĩ năng để ứng phó với thiên tai, sự cố, tai nạn trên biển, đảm bảo an toàn cho mỗi chuyến ra khơi, nhất là vào mùa mưa bão.

TÀU CÁ CÓ SỨC CHỐNG CHỊU

THIÊN TAI, BÃO LŨ THẤP

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nước ta có hơn 1 triệu lao động trên biển nhưng đa số lại là người có trình độ văn hóa không cao. Nghề đi biển lại là nghề “cha truyền con nối”, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Người lao động thiếu kiến thức về an toàn hàng hải và thường áp dụng kinh nghiệm để xử lý tình huống khi có thiên tai, sự cố.

Phần lớn tàu được đóng theo kinh nghiệm dân gian, không có hồ sơ thiết kế an toàn, không có hồ sơ kiểm định. Việc lắp đặt trang thiết bị an toàn trên tàu theo thực hiện theo hướng đơn giản nhất để giảm giá thành đóng tàu. Nhiều tàu qua sử dụng 10 đến 15 năm nhưng không được kiểm tra, sửa chữa, giám sát thường xuyên.

KKiến thức an toàn cho thuyền viên, ngư dân làm việc trên biển mùa mưa bão

Tàu cá gặp sự cố được lực lượng chức năng tiếp cận, hỗ trợ.

Chủ tàu tự thay máy, sử dụng động cơ cũ của ô tô, máy kéo nhằm giảm chi phí đầu tư ban đầu mà không có sự giám sát của cơ quan đăng kiểm. Nhiều tàu thiếu trang thiết bị y tế, cứu sinh, cứu hỏa, thông tin liên lạc. Máy tàu thường không có chất lượng tốt nên trong các mùa mưa bão, đợt áp thấp nhiệt đới hình thành trên Biển Đông thì khả năng chống chịu của tàu thấp.

Khi bão, áp thấp xảy ra, tàu cá có thể bị thủng vỏ, hỏng máy gây thiệt hại về người và tài sản. Theo thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2022, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (gọi tắt là Trung tâm) ghi nhận và xử lý 158 thông tin cứu nạn, trong đó có 124 thông tin liên quan đến tàu cá (chiếm 78,5%). Số vụ tai nạn chủ yếu xảy ra với tàu vỏ gỗ.

KKiến thức an toàn cho thuyền viên, ngư dân làm việc trên biển mùa mưa bão

CHỦ ĐỘNG THÔNG TIN THỜI TIẾT,

KHU VỰC NEO ĐẬU AN TOÀN,

TRÁNH, TRÚ BÃO

Trung tâm vẫn luôn kêu gọi ngư dân khi ra khơi phải có sự chuẩn bị tốt nhất để có chuyến đi biển an toàn, có thể tự ứng phó được khi có sự cố trên biển, trong lúc chờ lực lượng chức năng có mặt, trợ giúp. Trước hết, ngư dân cần chuẩn bị tốt máy (giống như trái tim) của con tàu. Nếu không có điều kiện lắp đặt các loại máy tốt, hiện đại, ngư dân cần làm tốt công tác bảo trì, bảo dưỡng định kì hoặc bảo dưỡng để tránh hư hỏng, tai nạn, sự cố nguy hiểm đẫn đến nguy cơ bị chìm đắm nếu gặp sóng to, gió lớn.

Để theo dõi thời tiết, tránh bão kịp thời hoặc các đợt gió mùa trên biển, ngư dân có thể theo dõi: Bản tin dự báo thời tiết biển do Đài Thông tin Duyên hải phát sóng hằng ngày (phát lúc 5h20’ đến 9h20’ sáng, 17h20’ đến 21h20’ tối). Khi thời tiết gió mùa, áp thấp nhiệt đới, … bản tin phát liên tục 24/24h. Thuyền viên, ngư dân có thể theo dõi bản tin này theo tần số 79.06KHz. Ngoài ra, theo quy định, các tàu cá hoạt động từ các vùng biển từ 35 hải lý trở ra hoạt động khi có thiên tai phải giữ liên lạc liên tục trên tần số của Bộ đội biên phòng là 93.39 KZ (sóng ngày); 69.73kHZ (sóng đêm).

KKiến thức an toàn cho thuyền viên, ngư dân làm việc trên biển mùa mưa bão

Tàu QNg 90784-TS thả thuyền thúng tiếp cận tàu SAR27-01 đưa ngư dân đi cấp cứu.

Thuyền viên, ngư dân cũng có thể tiếp cận thông tin qua website của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam về đường đi của cơn bão, áp thấp nhiệt đới.

Trên thực tế, khi tàu cá vào bờ tránh trú bão có thể gặp trường hợp hỏng máy. Các tàu cá đánh bắt theo tổ, đội cố gắng liên hệ chặt chẽ với nhau và liên hệ với các tàu khác ngoài tổ, đội nhưng hoạt động ở gần khu vực mình để trao đổi thông tin, phương án phòng tránh thời tiết xấu trên biển.

Ngư dân hay xử lý tình huống trên biển theo kinh nghiệm thế hệ trước truyền đạt lại. Theo chúng tôi, trong tình hình thời tiết diễn biến như hiện nay thì kinh nghiệm đó không thể áp dụng. Thay vào đó, ngư dân nên tiếp cận thông tin từ hệ thống thông tin liên lạc gần bờ của Bộ đội biên phòng, các địa phương, Đài Thông tin duyên hải để được hướng dẫn phòng, tránh trú bão. Khi có tai nạn, sự cố xảy ra, các tàu phải kịp thời tìm cách liên lạc, thông báo ngay đến Trung tâm qua số điện thoại trực tiếp hoặc liên lạc qua hệ thống Đài Thông tin duyên hải.

KKiến thức an toàn cho thuyền viên, ngư dân làm việc trên biển mùa mưa bão

Lực lượng chức năng kiểm tra các phương tiện cứu sinh trên tàu cá ngư dân.

TRANG BỊ KIẾN THỨC AN TOÀN

PHÒNG NGỪA TAI NẠN LAO ĐỘNG,

BỆNH TẬT TRÊN BIỂN

Hiện nay, do thiếu người đi biển nên nhiều chủ tàu phải thuê mướn lao động không có kĩ năng đi biển, không được đào tạo nhiều về đi biển, không được trang bị kiến thức về xử lý rủi ro trên biển. Do vậy, khi xảy ra tai nạn lao động, rơi, mất tích trên biển thì không có giải pháp ứng phó kịp thời.

Theo thống kê, trong 8 tháng của năm 2022, Trung tâm đã xử lý 41 vụ việc tai nạn của tàu cá có liên quan đến ngư dân, được coi là tai nạn lao động. Trung tâm cũng xử lý một số vụ việc ngư dân bị rơi xuống biển trong quá trình làm việc. Có rất nhiều loại tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra với ngư dân mà thực tế có thể tránh được nếu chủ động phòng ngừa, được cảnh báo kịp thời.

KKiến thức an toàn cho thuyền viên, ngư dân làm việc trên biển mùa mưa bão

Chăm sóc y tế cho ngư dân gặp nạn trên biển trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát.

Để chuẩn bị kĩ lưỡng cho tình huống xảy ra tai nạn lao động, tăng khả năng chữa trị kịp thời cho người bị thương, trước khi ra khơi, thuyền viên, ngư dân cần chuẩn bị tủ thuốc y tế gồm các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm, kháng sinh, tiêu hóa, sát trùng. Khi trên tàu có người gặp các vấn đề về sức khỏe mà không thể xử lý được, thuyền trưởng nên liên lạc ngay với cơ quan chức năng.

Sau khi tiếp nhận thông tin, Trung tâm sẽ phối hợp với đội ngũ y bác sĩ tư vấn cho ngư dân cách sơ cấp cứu ban đầu. Ví dụ, trường hợp bị gãy xương đùi thì phải băng bó, nẹp, chống sốc cho nạn nhân ra sao nhằm đảm bảo tính mạng của người bị thương. Trường hợp tai nạn nguy hiểm đến tính mạng, Trung tâm hướng dẫn ngư dân chạy về phía bờ, đồng thời cử lực lượng chức năng ra đưa ngư dân về để thực hiện sơ, cấp cứu tại bờ.

Trong trường hợp nhận thông tin hướng di chuyển của cơn bão, tàu nằm ở vị trí nào cần xác định vị trí trú ẩn an toàn, thoát khỏi vùng ảnh hưởng của cơn bão. Các vị trí neo đậu, tránh trú bão quanh khu vực đánh bắt thủy hải sản cập nhật thường xuyên được triển khai theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Nếu không tìm được khu vực tránh trú bão an toàn mà bão đến rất gần thì có một nguyên tắc chung về tránh trú bão là: Điều khiển tàu thuyền tránh xa khu vực bão có khả năng đi tới. Ví dụ tàu thuyền đang nằm ở phía bên phải đường di chuyển của bão thì phải cho tàu chạy ngược gió, gió thổi lệch mui trước mạn phải; độ lệch lớn, nhỏ tùy tàu thuyền.

KKiến thức an toàn cho thuyền viên, ngư dân làm việc trên biển mùa mưa bão

Ngư dân cần trang bị phương tiện cứu sinh trên tàu đánh cá để góp phần đảm bản an toàn lao động trên biển.

Ví dụ, tàu thuyền nằm ở bên trái hay trên đường bão di chuyển thì cho tàu thuyền chạy xuôi gió. Gió thổi vào đuôi tàu bên mạn phải. Cần chú ý phải điều khiển tàu, thuyền tránh bão trên biển, luôn giữ khoảng cách của tàu đến tâm bão ở một khoảng tối thiểu từ 350 đến 400km (hơn 200 hải lý) là khoảng cách an toàn từ tâm bão trở ra. Ngoài ra, cũng phải thực hiện yêu cầu về tránh, trú bão do cơ quan chức năng khuyến cáo.

Khí hậu, thời tiết luôn có yếu tố phức tạp khó lường nên chủ tàu cá, thuyền viên, ngư dân cần chấp hành pháp luật trên biển như các quy định về an toàn, phòng cháy trên biển, trang bị thiết bị cứu sinh, cứu hỏa, y tế, thông tin liên lạc để thông báo kịp thời về bờ.

Các cơ quan quản lý phải chặt chẽ hơn nữa trong quản lý hoạt động tàu thuyền trên biển. Phải kiên quyết không để tàu cá ra khơi mà không trang bị cứu sinh cứu hỏa liên lạc không đúng quy định. Ngoài ra cần nghiêm túc thực hiện công tác đăng kí, đăng kiểm đối với các tàu thuyền. Thuyền viên, ngư dân vươn khơi phải được trang bị đầy đủ kiến thức đảm bảo an toàn, có đầy đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn.


KKiến thức an toàn cho thuyền viên, ngư dân làm việc trên biển mùa mưa bãoNước ta hiện nay có khoảng 90.000 tàu cá, với hơn 1 triệu lao động.

Thực hiện: HÀ VY

Ảnh: H.V - TL

Đồ họa: TRƯỜNG SƠN

HÀ VY