e magazine
06:31 | Thứ bảy, 23/09/2023
Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

06:31 | Thứ bảy, 23/09/2023

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS. TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần học tập, rèn luyện và bồi dưỡng để có thể bảo vệ tính mạng bản thân, người thân, đồng nghiệp khi có tình huống cần thiết.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Cảnh sát PCCC nỗ lực dập tắt đám cháy tại chung cư mini (ngày 12/9). Ảnh: TL

cÓ kỹ năng tốt, kỹ năng đúng CÓ THỂ xử lý ĐÁM CHÁY ngay từ giai đoạn ban đầu

Đã hơn 10 ngày trôi qua, vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân cướp đi sinh mạng của 56 cư dân, khiến 37 người bị thương còn khiến người dân bàng hoàng. Đây là vụ cháy gây thiệt hại quá đau xót đối với sinh mạng người dân, công nhân lao động sinh sống trong chung cư.

Đáng nói là, lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai chữa cháy, tiếp cận vụ cháy và cứu người gặp nạn.

“Các công trình chung cư mini, nhà cao tầng gây khó khăn đối với lực lượng PCCC&CNCH khi xảy ra cháy như: Chiều cao của công trình; ngõ hẹp; công trình đã hoán cải công năng mà không thông báo với cơ quan chức năng. Trong vụ cháy chung cư mini, với chiều cao công trình này thì khả năng tiếp cận vị trí cháy ở trên tầng cao sẽ mất thời gian nhiều hơn. Đặc biệt là khả năng tiếp cận từ phía trong nhà lên vị trí người gặp nạn khó khăn nếu không có thang chữa cháy. Công trình tồn tại trong ngõ hẹp, phương tiện chữa cháy phải đỗ cách công trình tới 300m. Với khoảng cách như vậy, thời gian để lực lượng triển khai phương tiện, đưa chất chữa cháy như nước, bọt mất thời gian hơn. Ngõ hẹp khoảng 2m nên không thể triển khai thang cao lên tầng 3, tầng 4. Do vậy, cán bộ chiến sĩ tiếp cận tầng 2, bám vào các thanh sắt để leo lên tầng cao nơi có người đang kêu cứu'' - Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương cho biết.

Từ vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng nói trên, theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương, có nhiều nguyên nhân. Trong đó về phía chủ đầu tư là tự ý hoán cải công năng tòa nhà, không thông báo với cơ quan chức năng và không đảm bảo điều kiện về PCCC.

Từ một góc độ khác, còn do người dân chưa có kỹ năng thoát hiểm, thoát hạn khi xảy ra cháy.

Nhìn từ những vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người, phân tích kỹ thì thấy còn liên quan đến kỹ năng của người dân sống trong những công trình đó. Bởi người dân và những người sống trong công trình, cơ sở đó là những người đầu tiên phát hiện ra cháy. Nếu có kỹ năng tốt, kỹ năng đúng và xử lý huống thì hoàn toàn có thể xử lý ngay từ giai đoạn ban đầu. Thực tế cho thấy để có thể xử lý tốt các tình huống cháy ngay từ giai đoạn ban đầu thì lực lượng tại chỗ như bảo vệ tòa nhà phải là người có sức khỏe, được học và có kiến thức rất cụ thể về đảm bảo an toàn PCCC trong công trình đó. Khi có tình huống cháy xảy ra thì đó là lực lượng đầu tiên xử lý tình huống cháy trong thời gian vàng là 5 phút đầu. Sau 5 phút đám cháy đã phát triển lớn hơn, có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm nạn nhân vụ cháy chung cư mini. Ảnh: TL

những kỹ năng cơ bản NGƯỜI DÂN, CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG CẦN CÓ

Những kiến thức và kỹ năng người dân cần phải có, trước hết là kiến thức sử dụng bình chữ cháy xách tay. Đây là phương tiện chữa cháy cần cho mỗi gia đình, tòa nhà chung cư, cơ sở. Pháp luật quy định rất cụ thể với cơ sở và chung cư là bao nhiêu bình, khoảng cách giữa các hộp chữa cháy là bao nhiêu mét.

Với các hộ riêng lẻ thì mỗi gia đình cần tối thiểu một bình chữa cháy đảm bảo chất lượng, được kiểm định, tránh mua bình chữa cháy trôi nổi không những không chữa cháy được mà còn thổi gió vào khiến tốc độ cháy tăng lên, rất nguy hiểm.

''Hai là kỹ năng di chuyển thoát nạn. Khi di chuyển thoát nạn chúng ta cần kèm theo cái gì? Ví dụ phải băng qua khu vực có lửa thì cần có khăn ẩm để tránh ngạt khói; phải sử dụng chăn, vỏ chăn, áo dày thấm đẫm nước, trùm lên người, trùm lên đầu, bịt cơ quan hô hấp và di chuyển ra bên ngoài..

Quan trọng là chúng ta phải bình tĩnh, trước khi thoát nạn phải suy xét, tính toán từ vị trí chúng ta đang đứng, gia đình chúng ta đang đứng, để thoát ra khỏi đám cháy thì phải qua bao nhiêu tầng, lối nào, đường nào, hiện cháy đang ở tầng trên hay dưới. Mất 30 giây đến 1 phút bình tĩnh suy xét là vô cùng quan trọng để đưa ra được phương án thoát nạn an toàn cho người thân và bản thân'' - Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương cho biết.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam chia buồn, thăm hỏi, động viên gia đình đoàn viên thiệt mạng trong vụ cháy chung cư mini ngày 12/9. Ảnh: CĐ

Khi bắt đầu xuất phát ra khỏi căn hộ của mình, có hai tình huống cần lưu ý.

Tình huống thứ nhất: Khi người dân trong hộ gia đình phát hiện trong nhà mình cháy thì việc đầu tiên là người dân và các thành viên trong hộ gia đình đó phải sử dụng các phương tiện chữa cháy đã được trang bị cho gia đình mình để dập cháy. Hai là mở cửa ra thông báo cho hàng xóm và những người liền kề nhà mình, tầng trên, tầng dưới đến hỗ trợ chữa cháy. Lúc đó có thể lấy bình chữa cháy ở hành lang tòa nhà chung cư; hộ gia đình ở tầng trên hay tầng dưới có thể lấy bình chữa cháy ở hộp chữa cháy đặt tại hành lang của những tầng đó, chạy đến hỗ trợ chữa cháy. Ban đầu đám cháy còn nhỏ, nhiều người hỗ trợ chữa cháy thì đám cháy có thể dập tắt nhanh. Những hộ gia đình, người dân trong tòa chung cư đó phải rèn kỹ năng triển khai các họng nước chữa cháy ở hộp chữa cháy bố trí dọc hành lang. Chỉ cần lắp vòi vào đường ống, người cầm lăng, người mở van phun nước vào đám cháy là có thể dập đám cháy. Thao tác đó vô cùng đơn giản nhưng nếu không tập luyện, rèn thành kỹ năng thì sẽ không sử dụng trong tình huống cần thiết được.

Trong trường hợp đám cháy trong hộ gia đình quá lớn, không dập bằng bình chữa cháy xách tay bằng hay bằng các phương tiện khác được thì phải di chuyển ngay ra khỏi căn hộ. Trước khi di chuyển khỏi căn hộ thì đóng hết cửa căn phòng lại, hô hoán toàn bộ hàng xóm cùng tầng, tầng trên, tầng dưới cùng di chuyển thoát nạn. Nhấn chuông ở hành lang, nhấn chuông báo cháy, báo động cho toàn tòa nhà, công trình đó để biết đang có sự cố cháy đẻ mọi người cùng thoát nạn an toàn.

Đối với người ở căn hộ khác khi nghe chuông báo cháy phải ra mở cửa nhà mình. Trước khi mở cửa phải có kỹ năng kiểm tra: Sờ tay nắm cửa có nóng không. Nếu nóng thì nghĩa là ngoài hành lang đang cháy lớn. Nếu nóng vừa hoặc không nóng thì mở hé cửa ngó ra hành lang xem. Nếu phía hành lang không có khói hay khói nhẹ thì sẽ cùng các thành viên trong gia đình chuẩn bị khăn ướt, chăn, áo đẫm nước, mặt nạ, phương tiện khác… để sẵn sàng thoát nạn qua lối và phương án mình lựa chọn.

Nếu như đã thoát ra khỏi căn hộ, đi trên hành lang, mở buồng thang thoát nạn mà trong đó khói mù mịt và đậm đặc thì tuyệt đối không được dùng cầu thang đó để thoát nạn. Lập tức di chuyển sang cầu thang tiếp theo để kiểm tra cầu thang kia. Mở cầu thang thoát nạn thứ hai để thoát nạn. Nếu cầu thang thoát nạn thứ hai không có khói thì mở cửa, di chuyển vào đó xuống nơi an toàn.

Nếu như mở cầu thang thứ hai cũng khói mù mịt rồi thì ngay lập tức phải quay ngược trở lại chính căn hộ của mình và cũng thông báo cho hàng xóm là khi vào căn hộ của mình đóng chặt cửa, sử dụng khăn ướt, chăn ướt, vài mềm thấm ướt chèn kỹ, chèn kín tất cả các khe cửa căn hộ của mình để khói không thể lọt vào đó được. Dùng mọi cách để ngắt toàn bộ điện căn hộ của mình, xả nước tràn ra căn hộ, thậm chí để nước chảy ra hành lang, chảy từ căn hộ nhà mình xuống căn hộ phía để ngăn cháy lên căn hộ đó. Quan trọng là lấy những chăn bông hoặc đệm thấm đẫm nước chèn vào cửa để nếu có cháy đến cửa thì cũng khó khăn để vượt qua đó để đến căn hộ. Thời gian đó chính là quá trình chờ lực lượng chữa cháy đến cứu hộ cho mình.

''Trong thời gian đó, các thành viên trong hộ gia đình gọi điện cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 để thông báo chúng tôi đang ở căn hộ này, tầng mấy, trong gia đình có bao nhiều người và đề nghị được cứu nạn cứu hộ và ra những vị trí thoáng như ban công, lô gia để vẫy và hít không khí không có khói'' - Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương cho biết.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC&CNCH (Bộ Công an). Ảnh: Thành Long

Với tình huống cháy từ căn hộ dưới đang cháy lên: Người dân nhìn qua cửa sổ thấy lửa khói đang liếm lên cửa sổ của căn hộ mình lập tức phải tháo toàn bộ rèm khỏi cửa sổ, ra khỏi toàn bộ những bức tường của nhà mình, giật xuống để hơi nóng không cháy lan qua rèm. Đồng thời sử dụng phương tiện ngăn nguy cơ cháy lan qua cửa sổ đến căn hộ mình như đóng cửa, sử dụng khăn ướt ngăn đám cháy qua cửa sổ, thông báo cho lực lượng chức năng, đưa thành viên trong gia đình ra chỗ thoáng khí để không hít phải hơi khí độc và chờ lực lượng chức năng đến hỗ trợ cứu nạn. Đó là giải pháp cuối cùng khi không còn đường thoát nạn thì bắt buộc ở trong căn hộ.

Còn khi di chuyển thoát nạn trên hành lang có khói mà mức độ thì quá trình di chuyển hạ thấp trọng tâm, khoảng cách 60cm tính từ sàn trở lên là vùng không khí sạch để giảm thiểu nguy cơ hít phải khói khí độc. Trong quá trình di chuyển có mặt nạ phòng chống khói, khí độc hoặc sử dụng khăn ẩm khăn ướt, bịt vào cơ quan hô hấp để giảm thiểu nguy cơ hít phải khói khí độc.

'Đó là kỹ năng sống - giúp chúng ta giảm thiểu guy cơ bị thiệt mạng trong đám cháy, tăng khả năng cứu được người thân, hàng xóm và đồng nghiệp, bạn bè. Đó là điều quan trọng mà mỗi người dân cần tìm hiểu, rèn luyện, bồi dưỡng để đảm bảo an toàn cho chính mình và cho cộng đồng. Mỗi người dân hãy học kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng sinh tồn để đảm bảo an toàn trong đám cháy.

Bài: HÀ VY

HÀ VY