e magazine
17:00 | Thứ năm, 23/03/2023
Mũ bảo hiểm có những loại nào? Kết cấu ra sao?

17:00 | Thứ năm, 23/03/2023

Thị trường mũ bảo hiểm (MBH) đang ngày càng trở nên hỗn loạn, với nhiều biến tướng khác nhau khiến người dùng hoang mang. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về từng loại MBH, với đặc điểm riêng biệt, nhằm giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn chiếc mũ như mong muốn.

Bài 2: Mũ bảo hiểm có những loại nào? Kết cấu ra sao?

Thị trường mũ bảo hiểm (MBH) đang ngày càng trở nên hỗn loạn, với nhiều biến tướng khác nhau khiến người dùng hoang mang. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về từng loại MBH, với đặc điểm riêng biệt, nhằm giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn chiếc mũ như mong muốn.

Mũ bảo hiểm có những loại nào? Kết cấu ra sao?

Đội MBH là quy định bắt buộc khi điều khiển các phương tiện 2 bánh tham gia giao thông nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập, đảm bảo an toàn và không bị ảnh hưởng đến não bộ, hệ thần kinh.

Các loại MBH truyền thống được làm bằng nhựa tổng hợp như ABS, HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cố bằng sợi carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn.

MBH bao gồm các loại: Trùm kín đầu (full-face), môđun hoặc lật (flip-up), hở mặt hoặc 3/4 và loại nửa đầu.

Mbh trùm kín đầu (full-face)

Mũ bảo hiểm có những loại nào? Kết cấu ra sao?

Đây là loại MBH có khả năng bảo vệ tốt nhất, bảo vệ toàn diện vùng đầu, mặt và cằm cho người dùng. Loại mũ này trùm kín phần đầu với phần sau phủ toàn bộ sọ não và khu vực bảo vệ trước cằm. Mũ full-face luôn có khe hở trong vành đai chắn trước mắt và mũi cùng tấm che mặt bằng nhựa lên xuống tùy ý.

Chính vì thế mà chiếc mũ này có đặc điểm là thường nặng và có kích thước lớn hơn những loại mũ khác.

Trước đây, nhiều người e ngại dùng mũ loại này bởi nó khá nóng và bí bách. Tuy nhiên hiện nay, nhờ những cải tiến thông minh mà hầu hết MBH trùm kín đầu được trang bị hệ thống thông khí khá tốt, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu khi đội. Đồng thời các hãng sản xuất cũng cho ra đời nhiều kiểu dáng có tính thẩm mỹ cao và cải thiện trọng lượng mũ một cách tối đa nhất.

Chiếc mũ này sẽ thích hợp cho những người đặt cao vấn đề an toàn lên hàng đầu. Những người thường hay di chuyển quãng đường xa, thích đi du lịch bằng xe máy cũng là “tín đồ” của nó. Ngoài ra, loại mũ này còn thích hợp với những người đi xe phân khối lớn, vì giúp cho người lái không bị gió táp vào mặt gây mệt mỏi, buồn ngủ và dễ gây ra tai nạn.

Loại môđun hoặc lật (flip-up)

Mũ bảo hiểm có những loại nào? Kết cấu ra sao?

Đây là loại MBH có khả năng bảo vệ tốt nhất, bảo vệ toàn diện vùng đầu, mặt và cằm cho người dùng. Loại mũ này trùm kín phần đầu với phần sau phủ toàn bộ sọ não và khu vực bảo vệ trước cằm. Mũ full-face luôn có khe hở trong vành đai chắn trước mắt và mũi cùng tấm che mặt bằng nhựa lên xuống tùy ý.

Chính vì thế mà chiếc mũ này có đặc điểm là thường nặng và có kích thước lớn hơn những loại mũ khác.

Trước đây, nhiều người e ngại dùng mũ loại này bởi nó khá nóng và bí bách. Tuy nhiên hiện nay, nhờ những cải tiến thông minh mà hầu hết MBH trùm kín đầu được trang bị hệ thống thông khí khá tốt, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu khi đội. Đồng thời các hãng sản xuất cũng cho ra đời nhiều kiểu dáng có tính thẩm mỹ cao và cải thiện trọng lượng mũ một cách tối đa nhất. Chiếc mũ này cũng sẽ thích hợp cho những người đặt cao vấn đề an toàn lên hàng đầu.

MBH hở mặt hoặc 3/4

Mũ bảo hiểm có những loại nào? Kết cấu ra sao?

Chiếc mũ này có khả năng bảo vệ 3/4 vùng đầu bao gồm đỉnh đầu, sau gáy và hai bên tai của người dùng. Hầu hết các mẫu MBH 3/4 đều có kính chắn gió lớn ở phía trước nên có tác dụng ngăn gió táp vào mặt người lái. Một số chiếc loại này còn trang bị vành lưỡi trai để tránh ánh nắng mặt trời.

Loại mũ này thích hợp cho người thường xuyên di chuyển nhưng chủ yếu đi lại trong nội thành (Ví dụ nghề giao hàng, lái xe ôm, xe công nghệ...). Chúng không quá cồng kềnh như loại mũ trùm kín đầu và thông thoáng như loại mũ nửa đầu nên được đa số người dùng lựa chọn.

Tuy nhiên, vì hở mặt nên loại mũ này không ngăn cản được bụi bẩn, thậm chí là gió, đập vào mặt và mắt, nên người lái nên đeo thêm kính râm hoặc kính bảo vệ để che mắt. Ngoài ra, vì thiếu thanh chắn cằm và tấm che mặt nên loại này không thể bảo vệ toàn bộ như mũ full-face. Vậy nên nếu trường hợp tai nạn xảy ra thì chúng sẽ không đảm bảo được cho vùng cằm của người lái.

Loại nửa đầu

Mũ bảo hiểm có những loại nào? Kết cấu ra sao?

MBH nửa đầu hay còn gọi là “shorty” có thiết kế mặt trước tương tự loại hở mặt nhưng rút ngắn phần sau đầu.

Đây là loại mũ chỉ có thể che được một nửa đầu phía trên. Nó có đặc điểm gọn nhẹ, thông thoáng tạo cảm giác thoải mái khi đội, vì vậy được nhiều người lựa chọn nhất trên thị trường. Vì chỉ che được nửa đầu nên chiếc mũ này có khả năng bảo vệ thấp hơn so với các kiểu mũ trên. Nó rất dễ trượt và rơi khỏi đầu người lái nếu chẳng may gặp tai nạn, và khi gặp tai nạn những phần sau gáy, vùng mặt, tai dễ bị tổn thương nặng nề.

Vì khả năng bảo vệ kém hơn các loại khác nên trong một số khóa học của Tổ chức An toàn Mô tô đã cấm sử dụng MBH nửa đầu trong các bài tập lái.

Chiếc mũ này thích hợp với những ai không phải di chuyển xa, chỉ lưu thông quãng đường ngắn trong thành phố, vừa gọn gàng, linh hoạt và thời trang.

Mũ bảo hiểm là vật dụng vô cùng quan trọng, đồng hành cùng chúng ta mỗi ngày. Chiếc mũ không chỉ giúp chắn gió bụi, chống nắng mà còn bảo vệ an toàn cho mọi người khi tham gia giao thông.

Mũ bảo hiểm có những loại nào? Kết cấu ra sao?

Bài viết: HỒNG NHUNG

HỒNG NHUNG