e magazine
14:36 | Thứ sáu, 10/11/2023
Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

14:36 | Thứ sáu, 10/11/2023

Ngày 18/10, tổ chức APHEDA phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn tổ chức chương trình tập huấn về kỹ năng tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cộng đồng

Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân miền núi

Tổ chức Nhân dân Úc vì y tế, giáo dục và phát triển hải ngoại (APHEDA) đã phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn tổ chức nhiều chương trình tập huấn về kỹ năng tuyên truyền nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cộng đồng cho người dân đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.

Đối tượng tham gia tập huấn là 45 cán bộ cấp xã gồm đại diện chính quyền xã, Hội Phụ nữ và các ban ngành từ 09 xã; đại diện Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện từ 03 huyện dự án (Chợ Đồn, Ngân Sơn, Ba Bể).

Dự và chỉ đạo chương trình có bà Hoàng Thị Ngân - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn.

Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

Các học viên được trang bị kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về truyên truyền nâng cao nhận thức môi trường, sức khỏe cho người miền núi. Ảnh: Thu Chinh.

Chương trình nhằm tập huấn nhắc lại cho cán bộ các xã dự án về các kiến thức liên quan đến vật liệu an toàn tại địa phương; cung cấp thêm các kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ cấp xã; lập kế hoạch thực hiện tuyên truyền các nội dung đến người dân.

Tham gia tập huấn, các cán bộ cấp xã được phổ biến kiến thức chung về amiang: Vật liệu xây dựng an toàn và không an toàn; Chất amiang là gì; các bệnh do amiang gây ra; ai có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến amiang; vật liệu chứa amiang nguy hiểm khi nào; một số điều cần tránh khi chưa thể thay thế vật liệu chứa amiang; cách xử lý vật liệu chứa amiang; giới thiệu một số vật liệu an toàn; cung cấp tài liệu về “Biện pháp bảo vệ sức khoẻ khi sử dụng vật liệu xây dựng không an toàn” có nội dung bao quát, toàn diện, đầy đủ các mặt liên quan đến tấm lợp có chứa amiang.

Các diễn giả đã chia sẻ kỹ năng tuyên truyền cho người dân vùng dân tộc thiểu số; giải đáp câu hỏi của người dân. Đồng thời hướng dẫn các nhóm cán bộ cấp xã cũng lập kế hoạch tuyên truyền tại cộng đồng, phân tích tình hình, phân tích đối tượng, phân tích kênh tuyên truyền, xác định mục tiêu, xây dựng thông điệp, lập kế hoạch tuyên truyền; báo cáo và đánh giá sau tuyên truyền tại cộng đồng; thực hành trình bày, tuyên truyền thông tin.

Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số
Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số
Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắk Kạn phát biểu tại buổi tập huấn. Ảnh: Thu Chinh

Chia sẻ về phương pháp tập huấn cho cán bộ nòng cốt khu vực dân tộc miền núi ông Đỗ Văn Đại - nguyên chuyên viên cao cấp của Uỷ ban Dân tộc cho biết, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng tồn tại một số vấn đề liên quan đến môi trường cần giải quyết sớm. Nhất là người dân chưa nắm được đầy đủ thông tin và chính sách bảo vệ môi trường để kịp thời thay đổi nhận thức, hành vi của mình, cùng hành động để tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.

“Môi trường ở miền núi nói riêng và tỉnh Bắc Kạn nói chung đang tồn tại những vấn đề ô nhiễm liên quan đến sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chịu ảnh hưởng bởi thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích. Chúng ta thường nghĩ vùng dân tộc thiểu số chưa chịu ảnh hưởng nặng nề bởi vấn đề ô nhiễm như ở thành phố và nông thôn nên ít nhiều còn xao nhãng trong việc truyền thông nâng cao nhận thức người dân về vấn đề này.

Trong các vấn đề về môi trường thì chất thải rắn, đặc biệt là tấm lợp có chứa amiang đang là vấn đề đáng ngại nhất. Theo thống kê, khoảng 90% tấm lợp amiang được sản xuất và đưa đi tiêu thụ tại vùng đồng bào miền núi. Cộng với trước đây, do điều kiện kinh tế khó khăn nên đa số các gia đình sử dụng tấm lợp amiang để lợp nhà, công trình phụ, chuồng trại… Nguy cơ ô nhiễm khi tháo dỡ tấm lợp là rất lớn.

Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số
Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số
Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số
Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

Cán bộ của APHEDA hướng dẫn các cán bộ cấp xã trình bày ý tưởng, kế hoạch, chương trình tuyên truyền về môi trường, sức khỏe, trong đó có nội dung về amiăng trắng đến người dân một cách khoa học, chuyên sâu. Ảnh: Thu Chinh

Người dân có biết rằng tấm lợp amiang là độc, nhưng đến mức nào thì chưa hiểu rõ. Nếu làm tốt công tác truyền thông nâng cao nhận thức, người dân sẽ lựa chọn những vật liệu bền đẹp, an toàn, bảo đảm sức khỏe hơn tấm lợp amiang. Vì điều kiện kinh tế của người dân có rất nhiều thay đổi nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống người dân nâng cao rõ rệt, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.”

Bà Hoàng Thị Ngân – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn cho biết, khi nhận được thông tin Tổ chức APHEDA hỗ trợ truyền thông nâng cao nhận thức về môi trường, sức khỏe cho người dân, chúng tôi nhận thấy đây là nội dung cần thiết. Bởi lẽ, do phong tục tập quán và nhận thức, người dân vẫn có thói quen sử dụng vật liệu chưa thân thiện với môi trường cũng như sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường.

Do vậy, chúng tôi đã phối hợp triển khai, chỉ đạo đến các cấp hội vào cuộc, hỗ trợ tuyên truyền cho người dân. Với sự hỗ trợ của tổ chức APHEDA, chúng tôi tổ chức được hơn 10 lớp tập huấn với gần 1.000 người dân tham gia.

Qua đó người dân bước đầu có hiểu biết về vật liệu xây dựng không thân thiện với môi trường, quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe của bản thân và gia đình.

Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

Cán bộ tham gia tập huấn say sưa ghi chép. Ảnh: Thu Chinh

Tổ chức Y tế thế giới thống kê, mỗi năm có hơn 100.000 người tử vong do các bệnh liên quan phơi nhiễm amiang và 1,5 triệu người phải sống chung với bệnh tật do amiang gây ra. 80% các trường hợp ung thư trung biểu mô có liên quan đến amiang và cứ thêm 1 kg amiăng được sử dụng trên bình quân đầu người một năm thì số trường hợp mắc ung thư tăng gấp 2,4 lần.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Sơn - Phó Viện trưởng Viện sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế), amiang được coi là chất gây ung thư nghề nghiệp độc hại nhất với hơn một nửa số ca tử vong do ung thư nghề nghiệp.

Mặc dù vậy, Việt Nam hiện là một trong 7 nước đứng đầu thế giới về sử dụng amiang trắng, đơn thuần nhập khẩu. Số liệu báo cáo năm 2020 cho thấy, Việt Nam nhập khẩu và tiêu thụ khoảng 20.000 tấn amiang trắng, được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất tấm lợp amiang - xi măng (chiếm trên 95%).

Dự án "Nâng cao nhận thức về sức khoẻ môi trường cho đồng bào dân tộc thiểu số khu vực nông thôn và miền núi” được tài trợ bởi Tổ chức MISEREOR (Đức), Chính phủ Australia và Tổ chức Nhân dân Úc vì Y tế, Giáo dục và Phát triển hải ngoại (APHEDA), do APHEDA phối hợp thực hiện với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn nhằm đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, hỗ trợ một số gia đình thay thế tấm lợp với vật liệu an toàn để cải thiện điều kiện sống cho người dân.

Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số
Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số
Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số
Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số
Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số
Nâng cao nhận thức về môi trường và sức khỏe cho người dân tộc thiểu số

Tham gia chương trình, đại diện các xã được lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn hướng dẫn, đồng thời chủ động sáng tạo, chia sẻ ý tưởng của mình và tự tin trình bày kế hoạch của nhóm.

Bài: HÀ VY

HÀ VY