e magazine
09:27 | Chủ nhật, 30/07/2023
Nhận diện các thủ đoạn nợ bảo hiểm xã hội và đề xuất cơ chế miễn trừ cho NLĐ

09:27 | Chủ nhật, 30/07/2023

Góp ý tham luận tại hội thảo "Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc” do Tổng LĐLĐ Việt Nam và Viện kiểm sát Nhân dân tối cao tổ chức, các chuyên gia phân tích tác động, thủ đoạn nợ BHXH và cơ chế để giảm thiệt hại cho người lao động (NLĐ).

Nhận diện các thủ đoạn nợ bảo hiểm xã hội và đề xuất cơ chế miễn trừ cho NLĐ

Góp ý tham luận tại hội thảo "Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc” do Tổng LĐLĐ Việt Nam và Viện kiểm sát Nhân dân tối cao tổ chức, các chuyên gia phân tích tác động, thủ đoạn nợ BHXH và cơ chế để giảm thiệt hại cho người lao động (NLĐ).

Nhận diện các thủ đoạn nợ bảo hiểm xã hội và đề xuất cơ chế miễn trừ cho NLĐCông nhân lao động thuộc Nhà máy Dệt kim Haprosimex mong được doanh nghiệp giải quyết số tiền lương, BHXH còn nợ. Ảnh: Minh Anh

Người lao động THIỆT THÒI vì DOANH NGHIỆP nợ bảo hiểm xã hội (BHXH)

Theo ông Dương Văn Hào - Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ (BHXH Việt Nam), Tính đến ngày 31/5/2023, tổng số tiền chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN phải tính lãi là 15.848 tỷ đồng (chiếm 3,3% số tiền phải thu). Trong số tiền chậm đóng này, khó khăn nhất là số tiền chậm đóng BHXH tại các đơn vị đã phá sản, giải thể, ngừng hoạt động, không có người đại diện theo pháp luật.

Là một địa phương nằm trong nhóm tình hình nợ BHXH phức tạp, BHXH Thành phố cho biết, tính đến ngày 30/6/2023, có 82.258 doanh nghiệp chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT với tổng số tiền 6.222 tỉ đồng (chiếm 7,26% kế hoạch thu). Trong đó có 29.478 đơn vị chậm đóng từ 12 tháng trở lên với số tiền chậm đóng là 3.392 tỉ đồng; 26.609 đơn vị chậm đóng từ 24 tháng trở lên với số tiền chậm đóng là 2.874 tỉ đồng.

Còn tại Bắc Giang, đồng chí Nguyễn Khắc Điều - Phó Trưởng ban Chính sách - pháp luật, LĐLĐ tỉnh cho biết, tình trạng nợ BHXH với số lượng lớn và kéo dài của một số doanh nghiệp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ.

Nhận diện các thủ đoạn nợ bảo hiểm xã hội và đề xuất cơ chế miễn trừ cho NLĐCô Đặng Thị Dung - nhân viên tạp vụ tại của Haprosimex từng bị nợ BHXH từ tháng 11/2016 đến tháng 7/2017. Ảnh: Minh Anh

Tính đến hết ngày 30/4/2023, số tiền nợ BHXH trên địa bàn tỉnh là 240.160 triệu đồng. Trong đó, nợ từ 9 tháng trở lên là 43 đơn vị (với số tiền là 20.502 triệu đồng).

Trong đó, một số doanh nghiệp chây ì, nợ BHXH là Công ty TNHH Hồng Điều (với số tiền là 672.634.413 đồng); Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Trường Thành (nợ các khoản tiền lương, tiền thưởng, tiền nghỉ phép năm, tiền ăn ca của NLĐ với số tiền 316.432.000 đồng; nợ cơ quan BHXH về các khoản phải đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ với số tiền 2.577.420.583 đồng); Công ty TNHH Duo Vina (nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ số tiền 5.297.542.369 đồng; Công ty TNHH Fourwell Vina nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN cho lao động với số tiền 5.584.942.228 đồng)...

Nhiều công nhân, trong đó có chị Lý Thị Hồng (từng làm việc cho CP Thương mại và Dịch vụ Trường Thành) bức xúc, do doanh nghiệp nợ BHXHnên dù đã chuyển sang công ty khác làm việc thì chị vẫn không dám đóng nối tiếp BHXH do sợ không rút được sổ.

Vợ chồng anh Trần Văn Hữu, chị Lê Thị Quế (trú tại thôn Quảng Mô, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) có hoàn cảnh gia đình khó khăn do phải nuôi hai con khuyết tật, bố mẹ đã già yếu. Hai vợ chồng dành dụm 10 triệu đồng để mua cổ phần Công ty. Khi Công ty phá sản, chủ trốn ra nước ngoài, số tiền này không đòi được lại thêm khoản nợ BHXH của cả hai người (từ tháng 2/2014 đến tháng 12/2016) nên cuộc sống càng khó khăn hơn.

Chị Phạm Thị Lụa - nguyên Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Trường Thành nói: “Hầu hết công nhân làm việc trong Công ty Trường Thành đều đã tìm được công việc mới nhưng họ chịu nhiều thiệt thòi khi không thể đóng nối thời gian tham gia BHXH hoặc giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp; các chế độ ốm đau, thai sản cũng không được thanh toán”.

Nhận diện các thủ đoạn nợ bảo hiểm xã hội và đề xuất cơ chế miễn trừ cho NLĐĐồng chí Hoàng Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội (áo trắng) và đại diện Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ NLĐ (LĐLĐ TP Hà Nội) lắng nghe tâm tư nguyện vọng của NLĐ Công ty Haprosimex. Ảnh: Minh Anh

Nợ BHXH tác động tiêu cực đến đa đối tượng - đó là ý kiến của TS. Bùi Sỹ Lợi - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội của Quốc hội) gửi tới Hội thảo.

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, trực tiếp nhất, nợ BHXH ảnh hưởng đến giải quyết các quyền lợi của NLĐ. Cụ thể: Về trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, thai sản, giải quyết chế độ thất nghiệp, hưu trí hoặc trợ cấp 1 lần... sẽ không được giải quyết. Thậm chí chế độ tử tuất của NLĐ cũng bị "treo", ảnh hưởng đến thân nhân, gia đình. Nhiều lao động khi mất việc ở Công ty cũ không xin được việc làm mới do không chốt được sổ BHXH...

NLĐ bị gián đoạn thời gian tham gia BHXH do việc đóng BHXH không liên tục hay thời gian đóng bị ngắt quãng, dẫn đến các quyền lợi bị ảnh hưởng:

Đối với người tham gia BHXH bắt buộc: Kéo dài thời gian hưởng chế độ hưu trí; có thể ảnh hưởng đến hưởng chế độ thai sản nếu thời gian gián đoạn làm thay đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản (không đóng đủ 6 tháng trong thời hạn 12 tháng trước khi nghỉ sinh); ảnh hưởng đến thời gian tham gia BHYT đủ 5 năm liên tục; ảnh hưởng đến thời gian đóng BHTN để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: Kéo dài thời gian hưởng chế độ hưu trí; gây tâm lý không muốn tham gia BHXH ở NLĐ, làm mất đi cơ hội hưởng lương hưu, mất cơ hội hưởng chế độ tử tuất và không được cấp thẻ BHYT miễn phí của họ.

Gây tâm lý không tốt và giảm niềm tin vào chính sách an sinh xã hội: Tình trạng nợ đọng BHXH nếu không sớm có biện pháp quyết liệt buộc người sử dụng lao động (NSDLĐ) nghiêm túc tuân thủ pháp luật về BHXH thì sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng về số NLĐ tham gia BHXH.

Mặc dù BHXH Việt Nam có nhiều biện pháp nhưng các vi phạm liên quan đến đóng BHXH vẫn có xu hướng gia tăng. Thực trạng này cũng làm mất niềm tin của NLĐ vào chính sách an sinh xã hội và vai trò "bà đỡ" của Nhà nước không phát huy.

Nhận diện các thủ đoạn nợ bảo hiểm xã hội và đề xuất cơ chế miễn trừ cho NLĐ
Sau nhiều lần làm việc, cùng sự vào cuộc của báo chí Công đoàn, NLĐ Công ty Haprosimex đã được ký nhận sổ BHXH vào ngày 29/3. Ảnh: Hà Anh

Nhiều thủ đoạn nợ BHXH và đề xuất cơ chế miễn trừ cho nlđ

Theo đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Luật BHXH hiện hành không đề cập cụ thể về khái niệm trốn đóng BHXH bắt buộc mà chỉ nghiêm cấm thực hiện một số hành vi trong đó có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc.

Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp, NSDLĐ lợi dụng một số quy định của pháp luật còn chưa hoàn thiện, quy định về chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH chưa nghiêm để có hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc với một số thủ đoạn điển hình như:

Một là, không trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc đối với quỹ BHXH nhưng trốn tránh nghĩa vụ này đối với NLĐ, chiếm đoạt phần BHXH bắt buộc của NLĐ đã bỏ ra: Thực tế đã có trường hợp NSDLĐ thỏa thuận với NLĐ ngay từ khi ký hợp đồng lao động là mỗi bên chịu trách nhiệm đóng 50% của mức BHXH bắt buộc phải đóng (tức là nhỏ hơn 18% so với nghĩa vụ theo quy định) hoặc NSDLĐ chỉ hỗ trợ NLĐ đóng một phần BHXH bắt buộc (nhỏ hơn so với nghĩa vụ) nhằm chiếm đoạt phần thu nhập của NLĐ. Khi mức lương của NLĐ càng tăng lên hoặc càng sử dụng nhiều NLĐ thì số tiền chiếm đoạt của NLĐ càng lớn. Thủ đoạn này khá tinh vi vì nếu xảy ra tình huống NLĐ được hưởng chế độ theo quy định thì quỹ BHXH vẫn phải chi trả đầy đủ cho NLĐ, nhưng trên thực tế thì NLĐ đã bị chiếm đoạt phần tiền mà mình không có trách nhiệm phải đóng, thủ đoạn này khó bị phát hiện, xử lý.

Hai là, NSDLĐ không đăng ký tham gia BHXH bắt buộc hoặc đăng ký tham gia BHXH bắt buộc sau thời gian mà pháp luật quy định: Khoản 1 Điều 99 Luật BHXH năm 2014 quy định "trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, NSDLĐ nộp hồ sơ quy định cho cơ quan BHXH". Việc không đăng ký tham gia BHXH bắt buộc của NSDLĐ dẫn đến NLĐ mất quyền lợi khi thuộc trường hợp được chi trả theo quy định của pháp luật. Tương tự, những trường đăng ký sau thời gian 30 ngày cũng khiến NLĐ bị thiệt thòi trong việc hưởng BHXH theo quy định, thậm chí đóng sau nhiều năm, nhiều tháng thì nguy cơ thiệt thòi càng tăng.

Ba là, NSDLĐ đã đăng ký tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ nhưng hết thời hạn định kỳ mà pháp luật quy định (1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng) phải có nghĩa vụ đóng, nhưng NSDLĐ vẫn không chịu đóng mặc dù đã được thông báo hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Nhận diện các thủ đoạn nợ bảo hiểm xã hội và đề xuất cơ chế miễn trừ cho NLĐChị Nguyễn Thị Nhung - công nhân Công ty Haprosimex chưa được giải quyết tiền thai sản khi sinh nở. Ảnh: NVCC

Bốn là, NSDLĐ đăng ký và đóng BHXH bắt buộc thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc theo quy định với các trường hợp như:

Khi ký hợp đồng lao động, NSDLĐ thỏa thuận hằng tháng NLĐ vẫn nhận đủ số tiền, khoản thu nhập như mong muốn. Tuy nhiên, trong hợp đồng hai bên chỉ xác định với nhau một mức lương bằng mức lương tối thiểu. Còn lại, các thu nhập khác được thể hiện ở dạng thưởng, hứa thưởng nếu gắn bó với tổ chức của NSDLĐ lâu dài, sau một thời gian nhất định sẽ được chi trả... Với thủ đoạn này, NSDLĐ đạt được thỏa thuận làm việc với NLĐ nhưng quỹ BHXH sẽ thất thu khoản tiền bắt buộc tính trên thu nhập cao hơn lương tối thiểu của NLĐ theo hợp đồng và NLĐ không được hưởng tiền BHXH đối với phần không đóng góp này. Trên thực tế có những trường hợp NLĐ biết như vậy nhưng vẫn đồng tình với NSDLĐ vì cho rằng mình cũng đỡ được một khoản đóng góp cho quỹ BHXH mà không hiểu được rằng như vậy là quyền lợi của bản thân đang bị xâm hại.

Hai là, mặc dù đã thu đủ tiền đóng BHXH bắt buộc của NLĐ nhưng NSDLĐ chiếm đoạt và chỉ đóng theo mức lương tối thiểu hoặc chỉ đóng theo mức lương khởi điểm chi trả cho NLĐ, khi họ được tăng lương thì NSDLĐ cũng không tính lại mức đóng BHXH bắt buộc để thực hiện nghĩa vụ đối với NLĐ và Nhà nước.

Năm là, một số doanh nghiệp sử dụng nhiều NLĐ, khi tuyển dụng NLĐ làm việc tại các vị trí đơn giản, doanh nghiệp đã xác định chỉ sau một thời gian sử dụng lao động sẽ sa thải và tuyển mới lao động nên chỉ ký hợp đồng thời vụ hoặc trả lương không có hợp đồng lao động... Đồng thời không kê khai, báo cáo về số lao động này và không đăng ký đóng BHXH để trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH bắt buộc.

Nhận diện các thủ đoạn nợ bảo hiểm xã hội và đề xuất cơ chế miễn trừ cho NLĐCông ty Haprosimex nộp nốt số tiền BHXH hơn 4,3 tỷ đồng để giải quyết chế độ và quyền lợi cho NLĐ. Ảnh: Hà Anh

Trước tình trạng nợ BHXH chưa có “hồi kết” và chờ những chế tài mạnh mẽ hơn trong việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật này trong Luật BHXH sửa đổi, các chuyên gia đề xuất giải pháp:

Về giải pháp bổ sung: Số lao động được xác định danh sách đã tham gia BHXH thì nguồn chi trả từ quỹ BHXH; số lao động không được xác định đã nộp vào quỹ BHXH nhưng xác định có đóng góp phần 8% từ quỹ lương của NLĐ nhưng doanh nghiệp không đóng góp vào quỹ thì ngân sách Nhà nước hỗ trợ.

Về giải pháp thường xuyên: Các cơ quan thanh tra lao động và chính quyền địa phương không ngừng đề cao trách nhiệm quản lý hoạt động sử dụng lao động, phát hiện nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, chính xác đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH bắt buộc để xử lý hành chính làm cơ sở để xử lý hình sự đối với những hành vi trốn đóng BHXH bắt buộc. Các cơ quan chức năng khi thấy có dấu hiệu tội phạm trong việc trốn đóng BHXH bắt buộc phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, kiến nghị khởi tố đối với các cơ quan tố tụng để xử lý hình sự.

Tiếp tục tăng cường sự tham gia tuyên truyền, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi của NLĐ liên quan đến việc đóng BHXH bắt buộc như sự tham gia của Công đoàn, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, Trung tâm trợ giúp pháp lý...

Bài: HÀ VY

HÀ VY