VAI TRÒ CỦA Công đoàn TRONG giảm nguy cơ căng thẳng CỦA NLĐ tại nơi làm việc
Theo đồng chí Uông Quang Huy - Phó Chủ tịch CĐ Điện lực Việt Nam, để giảm căng thẳng cho người lao động (NLĐ) tại nơi làm việc, công đoàn cần phối hợp với chuyên môn trong việc nhận diện, đánh giá nguy cơ gây căng thẳng, trong đó có việc tham gia với chuyên môn xây dựng định mức lao động, mô tả vị trí chức danh theo quy định |
Các nguy cơ gây căng thẳng cho NLĐ
Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2023 được phát động với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc” là dịp để các cấp, các ngành quan tâm đến mối nguy cơ gây ra tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc ngày càng diễn biến phức tạp. Thực hiện tốt nhiệm vụ trong công tác ATVSLĐ, Công đoàn các cấp phối hợp với chuyên môn để giảm thiểu tình trạng căng thẳng tại nơi làm việc để tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho NLĐ. Theo đồng chí Uông Quang Huy, khó xác định căng thẳng bởi mọi người phản ứng lại với căng thẳng theo một kiểu. Có việc gây căng thẳng cho người này nhưng lại không vấn đề gì với người khác. Khả năng đối phó với căng thằng cũng rất kác nhau giữa người này với người khác. Việc xác định căng thẳng đến từ đâu là vấn đề cần xem xét, nhất là tổ chức Công đoàn. Các nghiên cúu cho thấy, hơn 50% căng thẳng của NLĐ đến từ công việc. Vậy những nguyên nhân nào gây ra tình trạng căng thẳng của NLĐ trong quá trình lao động sẽ là chủ đề cần đòi hỏi nghiên cứu để tìm ra giải pháp giảm thiểu tình trạng này. Các yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc thường thấy là: |
Công nhân vệ sinh môi trường dễ gặp căng thẳng do công việc có tính chất đặc thù. Ảnh: Báo Tiền phong |
Bản chất công việc: Yếu tố tác động đầu tiên gây căng thẳng cho NLĐ là trạng thái công việc. Lượng công việc quá nhiều, thời gian làm việc kéo dài, công việc bận rộn, thiếu sự linh hoạt, thiếu các khoảng nghỉ ngơi, không tìm thấy ý nghĩa trong việc mình làm… Tất cả những lý do này có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng, kiệt sức. Phong cách quản lý: NLĐ cũng có thể cảm thấy căng thẳng tại nơi làm việc nếu như họ thiếu đi sự quan tâm, hỗ trợ từ người quản lý. Một số tác nhân cụ thể như: Không để nhân viên được tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định liên quan đến công việc của họ, giao tiếp hai chiều không hiệu quả, những chính sách không phù hợp, NLĐ không được trao quyền trong công việc mình làm… Các mối quan hệ: Khi các thành viên trong Công ty không hoà hợp, căng thẳng dễ xảy ra, đặc biệt là khi các thành viên trong cùng đội nhóm khiến NLĐ cảm thấy không an toàn, không thoải mái. Việc mỗi ngày phải cùng trò chuyện, trao đổi, đối diện với một người mình không ưa sẽ rất dẫn đến xung đột, căng thẳng kéo dài. Vai trò và trách nhiệm: Khi NLĐ đảm đương quá nhiều vai trò, trọng trách cùng lúc, NLĐ sẽ có thể thiếu thời gian dành cho cả bản thân và dẫn đến kiệt sức. NLĐ luôn cảm thấy không đủ thời gian và mình còn quá nhiều việc phải làm. Vì thế, NLĐ hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân, thiết lập ranh giới lành mạnh giữa công việc và cuộc sống cũng là một cách thức giảm thiểu nguy cơ đối diện với căng thẳng tại nơi làm việc. Mối quan tâm về tương lai: Khi NLĐ không chắc chắn về sự vững vàng trong công việc, về sự thăng tiến nghề nghiệp, NLĐ cũng sẽ rất dễ căng thẳng. NLĐ cần có mục tiêu ngắn hạn, dài hạn trong sự nghiệp, chia sẻ về các cơ hội học hỏi và thăng tiến. Khi có một lộ trình rõ ràng phía trước, NLĐ sẽ tự tin hơn về công việc mình làm và có thêm động lực để vượt qua những khó khăn tại thời điểm hiện tại. Điều kiện làm việc: Môi trường làm việc không phù hợp (có nhiều thứ khiến phân tâm, xao nhãng…) sẽ dẫn đến căng thẳng. NLĐ làm trong môi trường thường xuyên ồn ào, thiếu không gian riêng sẽ khiến NLĐ mệt mỏi và căng thẳng. Di chuyển đến nơi làm việc: Căng thẳng không chỉ xuất hiện tại nơi làm việc mà còn có thể xuất hiện trên đường đi làm. Nếu NLĐ ở quá xa nơi làm việc, giờ làm việc lại quá khắt khe, nghiêm ngặt, tốn nhiều thời gian để đến văn phòng, tình trạng tắc đường… |
Ngành Điện là một trong những nhóm nghề, công việc có nguy cơ mất an toàn lao động và căng thẳng cao. Ảnh: TTXVN |
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
“Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căng thẳng của NLĐ tại nơi làm việc do áp lực công việc quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động… Việc áp lực công việc quá nhiều là do xây dựng định mức lao động chưa sát với thực tế không đúng với quy định pháp luật; xây dựng vị trí việc làm với việc mô tả về công việc chưa đảm bảo. NLĐ được giao thực hiện nhiệm vụ với định mức cao, số lượng công việc của chức danh thì tăng lên. Nếu công đoàn tham gia với chuyên môn xây dựng định mức lao động, mô tả vị trí chức danh theo quy định đảm bảo khả năng thực hiện của NLĐ, khi đó sẽ NLĐ không còn áp lực thực hiện quá nhiều công việc, sẽ không còn căng thẳng tại nơi làm việc” - đồng chí Uông Quang Huy nêu giải pháp. Cũng theo đồng chí Uông Quang Huy, chỉ có thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc thì NLĐ mới có mối quan hệ tốt với lãnh đạo. NLĐ sẽ đón nhận được những hỗ trợ từ lãnh đạo, được tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định liên quan đến công việc. Thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở là để người sử dụng cung cấp thông tin liên quan NLĐ, NLĐ nắm được thông tin về chế độ chính sách, hoạt động công đoàn, nhìn thấy được cơ hội học hỏi và thăng tiến. Do vậy, công đoàn cần phối hợp với chuyên môn thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, qua đó các quyền được biết, được tham gia quản lý, được quyết định, được kiểm tra giám sát của NLĐ được đảm bảo. NLĐ yên tâm làm việc, có động lực để vượt qua khó khăn. Công đoàn phối hợp với phong trào thi đua sẽ đảm bảo NLĐ được khen thưởng, động viên kịp thời, đúng thành tích. Văn hoá doanh nghiệp là bộ tài liệu về quy tắc ứng xử quan trọng của doanh nghiệp. Khi có quy ước về ứng xử thì mối quan hệ đồng nghiệp sẽ tốt đẹp, giảm thiểu sự bất đồng, sự căng thẳng. Các phong trào văn hoá, thể thao là hoạt động kết nối NLĐ, nâng cao sức khoẻ, tinh thần cho NLĐ. Do vậy, công đoàn tham gia xây dựng văn hoá doanh nghiệp và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao sẽ xây dựng mối quan hệ giữa các đồng nghiệp trở nên tốt đẹp, giảm thiểu tình trạng căng thẳng. Phần lớn NLĐ cảm thấy môi trường làm việc phù hợp thì áp lực căng thẳng trong công việc sẽ giảm và toàn tâm làm việc. Ngược lại môi trường làm việc không phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả công việc do quá trình làm việc luôn trong tình trạng căng thẳng. Môi trường làm việc thường bao gồm các nhân tố ảnh hưởng như hoá chất độc hại, phóng xạ, tia nguy hiểm, nhiệt độ, ánh sáng. Do đó, cần duy trì và đẩy mạnh sự an toàn làm việc cho NLĐ trước các yếu tố môi trường độc hại. Công đoàn cần thường xuyên nắm bắt và kiến nghị khi có môi trường có nguy cơ gây khó khăn cho NLĐ. Theo đồng chí Uông Quang Huy, tình trạng căng thẳng của NLĐ tại nơi làm việc đang ngày càng gia tăng do xu hướng cạnh tranh về việc làm cũng như sản xuất kinh doanh. Công đoàn với việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ sẽ làm cho công việc thực hiện của NLĐ hài hoà, không áp lực; mối quan hệ trong đồng nghiệp cũng hài hoà, vui vẻ, kết nối giảm thiểu sự căng thẳng; môi trường làm việc không ngừng được cải thiện. Qua đó quan hệ lao động trong doanh nghiệp hài 5hoà - ổn định, giảm thiểu số NLĐ bị căng thẳng trong công việc và doanh nghiệp ổn định. Video: laodongcongdoan.vn |
Bài: HÀ VY |