Chủ nhật 05/05/2024 14:34

Xây dựng phương pháp và hướng dẫn đánh giá rủi ro an toàn, sức khỏe nghề nghiệp

An toàn, vệ sinh lao động - TS. NGUYỄN ANH TUẤN - TS. NGUYỄN THỊ THU THỦY, Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động

Đánh giá rủi ro (ĐGRR) đối với mối nguy về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp (ATSKNN) thông thường được tiến hành theo các phương pháp định tính, định lượng hoặc bán định lượng khác nhau.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu phương pháp ĐGRR theo cùng một nguyên tắc chung dựa trên khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tổn hại. Phương pháp ĐGRR này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động (NLĐ) khi thực hiện công việc, như sự tiếp xúc của con người, sự kiện lịch sử và khả năng tránh, hạn chế của tổn hại... Mỗi yếu tố ảnh hưởng sẽ được lượng hóa cụ thể, theo cùng một nguyên tắc, dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.

Xây dựng phương pháp và hướng dẫn đánh giá rủi ro an toàn, sức khỏe nghề nghiệp
Kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH MTV Chính Túc (Đồng Nai). Ảnh: Báo Đồng Nai.

Trên thế giới, mặc dù có rất nhiều phương pháp ĐGRR đã và đang được áp dụng, tuy nhiên để áp dụng vào các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) tại Việt Nam, những phương pháp này còn không ít bất cập. Mặt khác, ĐGRR được đề cập trong Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), cụ thể ở những cơ sở SXKD đặc thù có nguy cơ cao phải thực hiện ĐGRR. Tuy nhiên, cần có sự thống nhất phương pháp ĐGRR cho các mối nguy về an toàn và mối nguy về sức khỏe, đưa ra phương pháp đánh giá toàn diện, dễ thực hiện, phù hợp với đặc thù sản xuất của Việt Nam.

Nghiên cứu này đã xem xét những ảnh hưởng trực tiếp đến NLĐ (như sự tiếp xúc, dữ kiện lịch sử và khả năng tránh, hạn chế của tổn hại) thông qua việc lượng hóa chúng bằng những giá trị cụ thể. Mục đích là đưa ra phương pháp và hướng dẫn ĐGRR ATSKNN nói chung theo nguyên tắc dựa trên khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tổn hại, từ đó giúp cho việc đánh giá đưa ra được mức độ rủi ro và là cơ sở đề xuất các biện pháp kiểm soát (BPKS) rủi ro cần thiết tương ứng.

Phương pháp nghiên cứu

Rủi ro về ATSKNN được xác định theo công thức chung:

Rủi ro (RR) = Khả năng xảy ra (C) * Mức độ nghiêm trọng (P)1. Trong đó:

Khả năng xảy ra (C) được xác định chủ yếu thông qua 3 tham số chính: sự tiếp xúc của con người trước tổn hại (thời gian tiếp xúc, số lượng người tiếp xúc, tần xuất tiếp xúc), sự kiện lịch sử của tổn hại (lịch sử tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) và mức độ tổn hại của lịch sử) và khả năng tránh, hạn chế của tổn hại (các biện pháp giảm thiểu đang được áp dụng).

Mức độ nghiêm trọng (P) được xác định bằng sự nghiêm trọng của thương tích hoặc thiệt hại đến sức khỏe, ví dụ: nhẹ, nặng, hoặc tử vong. Bên cạnh đó cũng có thể được xác định thông qua mức độ tổn hại, ví dụ: một người, nhiều người.

Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Rủi ro đối với mối nguy về an toàn cần nhận diện các mối nguy hiểm phát sinh trong quá trình lao động, sản xuất như: ngã cao, trơn trượt, cháy nổ, vấp ngã...

Rủi ro đối với mối nguy về sức khỏe là rủi ro do các mối nguy hại phát sinh trong quá trình lao động sản xuất như vi khí hậu (VKH), bụi, ồn,... được quan trắc và so sánh kết quả đo với chuẩn trong các tiêu chuẩn tương ứng.

Xây dựng phương pháp và hướng dẫn đánh giá rủi ro an toàn, sức khỏe nghề nghiệp
Huấn luyện quản lý đánh giá và kiểm soát rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động do Truyền tải điện Miền Tây 3 (Kiên Giang) tổ chức. Ảnh: Công ty.

Xác định khả năng xảy ra tổn hại (C)

Khả năng xảy ra của tổn hại phụ thuộc vào 3 điều kiện: Sự tiếp xúc của con người; sự kiện lịch sử xảy ra của tổn hại; khả năng tránh hoặc hạn chế tổn hại:

C = Ctxuc + Cskls + Ksg

Sự tiếp xúc của con người:

Ctxuc = n * ftx*Cmt;Trong đó: Số lượng người tiếp xúc: n; tần suất tiếp xúc: ftx

- Khi ĐGRR các mối nguy về sức khỏe cần xác định thông số môi trường ảnh hưởng lên NLĐ: Cmt. Khi ĐGRR các mối nguy về ATLĐ, Cmt được quy ước bằng 1 có nghĩa là:

Sự tiếp xúc của NLĐ đối với mối nguy hiểm: Ctxuc = n * ftx

Sự tiếp xúc của NLĐ đối với mối nguy hại: Ctxuc = n * ftx*Cmt

Bảng 1. Lượng hóa sự tiếp xúc của con người trước mối nguy hiểm (Ctxuc = n * ftx)

Số lượng người tiếp xúc (n)

Tần xuất tiếp xúc (ftx)

Hàng tháng

Hàng tuần

3 lần/ngày

4 h/ngày

8h/ngày

1

2

3

4

5

1

1

2

3

4

5

2

2

4

6

8

10

3

3

6

9

12

15

4

4

8

12

16

20

>5

5

10

15

20

25

Bảng 2. Lượng hóa sự tiếp xúc của con người trước mối nguy hại (Ctxuc = n * ftx*Cmt)

Thông số môi trường (Cmt )

(n * ftx )

1 (1-2)

2 (3-4)

3 (5-9)

4 (10-12)

5 (15-25)

1

1

2

3

4

5

2

2

4

6

8

10

3

3

6

9

12

15

4

4

8

12

16

20

5

5

10

15

20

25

Sự kiện lịch sử của tổn hại: Cskls = L* Pls

Trong đó: Lịch sử TNLĐ/BNN: L; mức độ sự kiện: Pls

Bảng 3. Sự kiện xảy ra lịch sử của TNLĐ/BNN (L)

Mức độ

Lịch sử của TNLĐ/BNN

1

  • Tai nạn/bệnh nghề, bệnh liên quan đến nghề (BNN) hầu như không có khả năng xảy ra (theo nhận định nhóm đánh giá). Tai nạn chưa từng xảy ra trong cùng ngành, công nghệ sản xuất

2

  • Tai nạn/BNN có thể đã từng xảy ra ở các ngành khác trong nước hay ngoài nước liên quan đến một số yêu tố tương tự.
  • Tần suất tai nạn/BNN ít nhất 10-20 năm/trường hợp (trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp).

3

  • Tai nạn/BNNcó thể xảy ra (theo nhận định nhóm đánh giá) nếu không có BPKS phù hợp.
  • Tai nạn/BNN đã từng xảy ra trong cùng ngành, cùng công nghệ sản xuất trong vòng 5-10 năm.
  • Tần suất tai nạn/BNN ít nhất 5-10 năm/trường hợp (trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp).

4

  • TNLĐ/BNN dễ xảy ra (theo nhận định nhóm đánh giá) nếu không có BPKS phù hợp.
  • TNLĐ/BNN đã từng xảy ra trong cùng ngành, cùng công nghệ sản xuất trong vòng 5 năm.
  • Tần suất tai nạn/BNN ít nhất 2-5 năm/trường hợp (trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp).

5

  • TNLĐ/BNN chắc chắn xảy ra (theo nhận định nhóm đánh giá) nếu không có BPKS phù hợp.
  • Tần suất tai nạn/BNN ít nhất 2 trường hợp/năm (trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp).

Khả năng tránh, hạn chế tổn hại:

Giảm khả năng xảy ra sẽ có thể được xem xét bằng các biện pháp và quy đổi hệ số

Bảng 4. Hệ số suy giảm tổn hại (Ksg)

Khả năng tránh hoặc hạn chế tổn hại

Hệ số suy giảm (Ksg)

- Huấn luyện, đào tạo, tuyên truyền

- Biện pháp kỹ thuật

- Biện pháp hành chính (giám sát, kiểm tra …)

- Biện pháp Phương tiện bảo vệ cá nhân

1

- Biện pháp kỹ thuật

- Biện pháp hành chính (giám sát, kiểm tra …)

- Biện pháp Phương tiện bảo vệ cá nhân

2

- Biện pháp hành chính (giám sát, kiểm tra …)

- Biện pháp Phương tiện bảo vệ cá nhân

3

- Biện pháp Phương tiện bảo vệ cá nhân

4

- Không sử dụng biện pháp kiểm soát

5

Do vậy khả năng xảy ra tổn hại được xác định: C = Ctxuc + Cskls+ Ksg

Bảng 5. Quy ước các mức của C

Mức

Ctxuc + Cskls + Ksg

Khả năng xảy ra tổn hại (C)

1

3-4

Không có khả năng xảy ra

2

5-7

Ít có khả năng xảy ra

3

8-10

Có khả năng xảy ra

4

11-13

Nhiều khả năng xảy ra

5

14-15

Chắc chắn xảy ra

Xác định mức độ nghiêm trọng của tổn hại (P)

Mức độ nghiêm trọng được đo bằng thang đo 5 mức (1: rất nhẹ; 2: nhẹ; 3: trung bình; 4: nghiêm trọng; 5: rất nghiêm trọng), được căn cứ vào các mức quy định trong văn bản pháp lý.

ĐGRR các mối nguy về ATSKNN

Rủi ro (RR) = Khả năng xảy ra (C) * Mức độ nghiêm trọng (P)

Bảng 6. Phân loại mức độ rủi ro và biện pháp kiểm soát tương ứng

Mức độ

rủi ro

Bậc rủi ro

Các yêu cầu kiểm soát (BPKS)

1÷2 điểm Chấp nhận được(CNĐ)

I

Các bộ phận tự kiểm soát, không cần có biện pháp kiểm soát chung

3 - 4 điểm

Thấp (T)

II

Được phép thực hiện, cần có BPKS nhưng có thể trì hoãn thời gian thực hiện. Các bộ phận tự xử lý, lập báo cáo cho bộ phận an toàn.

5 ÷ 9 điểm

Trung bình (TB)

III

Báo cho bộ phận an toàn, tìm BPKS giảm xuống mức rủi ro thấp nhất có thể, sau khi hoàn thành phải báo cáo cho ban lãnh đạo. Hoạt động chỉ được phép tiến hành với sự quản lý, kiểm soát thích hợp.

10 ÷ 14 điểm

Cao (C)

IV

Hoạt động không được phép tiến hành. Báo cáo cho lãnh đạo ngay lập tức, thiết lập các BPKS chặt chẽ hơn để giảm thiểu rủi ro. Chỉ cho hoạt động lại khi các mối nguy đã được giảm.

15 ÷ 25 điểm

Rất cao (RC)

V

Hoạt động không được phép tiến hành. Cần phải có BPKS, khắc phục đến khi mức rủi ro xuống thấp mới được hoạt động.

Kết luận

Phương pháp và hướng dẫn ĐGRR này sử dụng dạng ma trận 5x5 thông dụng, sử dụng đánh giá cho cả mối nguy về an toàn và mối nguy về sức khỏe, tuân thủ theo nguyên tắc truyền thống là dựa trên khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tổn hại. Thành phần “khả năng xảy ra” được chi tiết bằng các yếu tố ảnh hưởng như sự tiếp xúc của con người, trong đó số lượng người tiếp xúc, tần xuất tiếp xúc và sự kiện xảy ra trong lịch sử có liên hệ tới biện pháp áp dụng trong hiện tại để hạn chế những tổn hại.

Bên cạnh đó “mức độ nghiêm trọng” được thể hiện đã căn cứ vào những quy định trong văn bản pháp lý hiện hành. Các yếu tố này được lượng hóa cụ thể, bằng phép toán đơn giản, quy tắc ước lượng logic, hợp lý, đưa ra được ma trận ĐGRR tin cậy, thực hiện dễ dàng, có khả năng công cụ hóa bằng phần mềm. Phương pháp có thể áp dụng cho nhiều đối tượng ngành nghề sản xuất khác nhau tại Việt Nam.

Theo tổ chức Lao động Quốc tế ILO, hàng năm có 2,3 triệu NLĐ chết vì tai nạn liên quan đến công việc, 160 triệu NLĐ bị bệnh nghề nghiệp và 313 triệu NLĐ được điều trị vì liên quan đến chất béo.

Giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm Giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh giờ làm thêm

Ngày 3/6, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Chương trình BetterWork Việt Nam tổ chức Hội thảo "Các giải pháp đảm bảo sức khỏe và an ...

Xu hướng an toàn và sức khỏe nơi làm việc tại Mỹ Xu hướng an toàn và sức khỏe nơi làm việc tại Mỹ

Vì đại dịch, các sự kiện trong hai năm qua đã thay đổi các tổ chức ở khắp mọi nơi, thúc đẩy sự đổi mới ...

Đánh giá nguy cơ rủi ro ATVSLĐ: Có bắt buộc đưa vào nội quy, quy trình làm việc? Đánh giá nguy cơ rủi ro ATVSLĐ: Có bắt buộc đưa vào nội quy, quy trình làm việc?

Bạn Dương Đình Khang (Bình Thuận) hỏi: Tôi hiện là trưởng ban an toàn của công ty chế biến thủy sản, theo quy định công ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Người lao động -

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Trong ngày 1/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã có báo báo gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ tai nạn lao động. Đồng chí Võ Tấn Đức – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp có mặt tại hiện trường từ rất sớm để chỉ đạo xử lý vụ việc…

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Người lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

An toàn, vệ sinh lao động -

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Bước đầu cơ quan chức năng xác định có 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy tại một công ty sản xuất gỗ ở Đồng Nai.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Người lao động -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Người lao động -

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Công ty nợ BHXH, người lao động có được huỷ quá trình đóng để rút chế độ 1 lần? Video

Công ty nợ BHXH, người lao động có được huỷ quá trình đóng để rút chế độ 1 lần?

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương? Tôi công nhân

Thời gian nghỉ thai sản người lao động có được tính nâng lương?

Nếu doanh nghiệp và người lao động đã thống nhất tính thời gian thai sản vào thời gian làm việc xét nâng lương thì người lao động đang nghỉ thai sản sẽ được xem xét nâng lương theo đúng thỏa thuận ban đầu.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Infographic

6 hoạt động phối hợp giữa Tổng Liên đoàn và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Căn cứ chương trình hoạt động năm 2024 của 02 tổ chức, Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ Việt Nam thống nhất phối hợp hoạt động thực hiện năm 2024 như sau:
Bản tin công nhân: Con đến tuổi đi học, công nhân đắn đo chuyện đón con lên thành phố ở cùn Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Con đến tuổi đi học, công nhân đắn đo chuyện đón con lên thành phố ở cùn

Bản tin công nhân ngày 4/5 gồm những nội dung chính: Con đến tuổi đi học, công nhân đắn đo chuyện đón con lên thành phố ở cùng; Tháo gỡ, giải quyết chế độ cho 66 công nhân Nghệ An bị bệnh bụi phổi silic; 10 nghề ở TP HCM không tuyển nhân sự trong tháng 4/2024...

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần rồi có đóng lại được không? Video

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần rồi có đóng lại được không?

Đọc thêm

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động cho biết mấu chốt nằm ở việc có đeo dây an toàn hay không.

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Người lao động -

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Liên quan đến vụ nổ khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương xảy ra tại Cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành vào cuộc và báo cáo.

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

Rạng sáng nay (3/4), một vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Than Thống Nhất, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh khiến 4 công nhân tử vong, 7 người khác bị thương.

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Lỗ hổng trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động

Người lao động -

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Lỗ hổng trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động

Từ vụ việc hơn 60 công nhân mắc bụi phổi ở Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn vệ sinh lao động còn thiếu sâu sát, chưa phát hiện các vi phạm hoặc xử lý chưa nghiêm.

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

An toàn, vệ sinh lao động -

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

Trong khi đang làm việc, 57 công nhân Công ty TNHH Vega Balls thuộc Khu công nghiệp Đông Mai có biểu hiện buồn nôn, đau đầu, khó thở nghi do ngộ độc khí đã phải nhập viện điều trị.

Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế

Người lao động -

Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế

“An dân” theo từ điển Hán Việt là an định đời sống nhân dân, vỗ về nhân dân. Trong “an dân”, từ an là làm cho yên ổn, từ dân chỉ dân chúng. “Dân là gốc” trở thành bài học quan trọng bậc nhất đối với sự còn mất của chính quyền. Trong những ngày đầu sau khi nước Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn chú ý đến quan niệm “dân là gốc” (dân vi bản) truyền thống. Trong tình hình mới, Đảng ta cũng có quan điểm dựa vào dân, “dân là gốc”, là trung tâm, là chủ thể. Điều đó có lẽ cũng đúng với tổ chức Công đoàn trong quan hệ với công nhân lao động (CNLĐ).

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Người lao động -

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Chuyên gia khẳng định vụ bụi phổi xảy ra tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) xuất phát từ hệ thống công nghệ, thiết bị chưa đảm bảo an toàn, doanh nghiệp chưa nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Người lao động -

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Vụ việc 3 người tử vong do bị ngạt khí trong khoang tàu vừa xảy ra ở Quảng Ninh tiếp tục là lời cảnh báo về những hiểm họa chết người trong không gian kín.

Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê

An toàn, vệ sinh lao động -

Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê

Thời gian qua, nhờ những khóa đào tạo, tập huấn của Liên minh Cà phê Phụ nữ Quốc tế sử dụng chương trình WIND, những nữ nông dân trồng cà phê ở Sơn La đã biết làm việc an toàn hơn, tổ chức cuộc sống tốt hơn, môi trường phong quang, sạch đẹp hơn.