Thứ bảy 19/04/2025 13:21

Ngành y tế chuyển mình trong kỷ nguyên số

Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số quốc gia diễn ra ngày 17/4, bà Lương Mai Anh, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) khẳng định khoa học, công nghệ và chuyển đổi số không còn là "điều kiện hỗ trợ", mà trở thành "nền tảng sống còn" cho y tế hiện đại, nhân văn và vì người dân.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chia sẻ tại Hội nghị, bà Lương Mai Anh đã phác thảo toàn bộ chiến lược chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo của Bộ Y tế trong giai đoạn tới, trên nền tảng thực thi Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 03 của Chính phủ.

Bà Lương Mai Anh, Phó cục trưởng cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế. Ảnh: Hồng An
Bà Lương Mai Anh, Phó cục trưởng cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hồng An

Đây là lần đầu tiên ngành Y tế có một kế hoạch hành động mang tính tổng thể, đồng bộ, bài bản và quyết liệt với tầm nhìn, mục tiêu và giải pháp cụ thể, sát thực tế và đầy cảm hứng.

Một nền y tế mới đang hình thành

Theo bà Mai Anh, kế hoạch hành động của ngành y bám sát 7 nhóm nhiệm vụ mà Chính phủ đặt ra. Trong đó, có thể xem ba trụ cột công nghệ vật lý, sinh học và công nghệ số là động cơ chính cho sự đột phá.

Ở lĩnh vực công nghệ vật lý, các kỹ thuật như in 3D sinh học, công nghệ nano và vật liệu mới đang mở ra triển vọng tái tạo mô người, thay thế các cơ quan bị tổn thương.

Một minh chứng sinh động là ứng dụng công nghệ in 3D để tái tạo ngực cho bệnh nhân ung thư bằng titanium, điều từng chỉ có trong các phòng thí nghiệm tiên tiến của thế giới.

Với công nghệ sinh học, ngành y đang bước vào giai đoạn đẩy mạnh ứng dụng tế bào gốc, công nghệ gen, liệu pháp miễn dịch để điều trị các bệnh nan y như ung thư, tự miễn, bại não… và cả sản xuất vaccine thế hệ mới bằng công nghệ mRNA – một bước tiến vượt bậc sau đại dịch COVID-19.

Bà Lương Mai Anh cho biết, Theo kế hoạch 787 của Bộ Y tế, giai đoạn 2025–2026 sẽ tập trung vào ba trục chính: nâng cao nhận thức, hoàn thiện hành lang pháp lý và đào tạo nguồn nhân lực.
Bà Lương Mai Anh cho biết, theo kế hoạch 787 của Bộ Y tế, giai đoạn 2025–2026 sẽ tập trung vào ba trục chính: nâng cao nhận thức, hoàn thiện hành lang pháp lý và đào tạo nguồn nhân lực. Ảnh: Hồng An

Trong công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), hồ sơ sức khỏe điện tử, bệnh án số… đang được ứng dụng rộng rãi. Những công nghệ này không chỉ rút ngắn thời gian chẩn đoán mà còn giúp chuẩn hóa điều trị, giảm áp lực lên bác sĩ và tăng độ chính xác.

“Công nghệ không thay thế bác sĩ. Nhưng công nghệ giúp bác sĩ chữa lành nhanh hơn, chính xác hơn và sâu sắc hơn,” bà Lương Mai Anh nhấn mạnh.

Theo kế hoạch 787 của Bộ Y tế, giai đoạn 2025–2026 sẽ tập trung vào ba trục chính. Đó là, nâng cao nhận thức, hoàn thiện hành lang pháp lý và đào tạo nguồn nhân lực.

Đây là giai đoạn khởi động chiến lược, với các nhiệm vụ cụ thể như đảm bảo 95% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử. 100% bệnh viện thực hiện bệnh án số và kê đơn thuốc điện tử.

Giai đoạn 2025–2026: "Gieo mầm" cho một cuộc cách mạng y tế

Hoàn thành cơ sở dữ liệu quốc gia ngành y tế. Thí điểm ứng dụng liệu pháp tế bào gốc cho một số bệnh khó điều trị. Ứng dụng in 3D cá thể hóa trong thay khớp gối, phẫu thuật chỉnh hình...

“Công nghệ không thay thế bác sĩ. Nhưng công nghệ giúp bác sĩ chữa lành nhanh hơn, chính xác hơn và sâu sắc hơn,” bà Lương Mai Anh nhấn mạnh.
“Công nghệ không thay thế bác sĩ. Nhưng công nghệ giúp bác sĩ chữa lành nhanh hơn, chính xác hơn và sâu sắc hơn,” bà Lương Mai Anh nhấn mạnh.

Không chỉ vạch ra lộ trình triển khai, bà Lương Mai Anh còn đề cập thẳng thắn đến các "nút thắt" đang kìm hãm nghiên cứu khoa học và đổi mới trong ngành. Bà dẫn Nghị quyết 193 của Quốc hội như một "liều thuốc giải", mở đường cho thành lập doanh nghiệp từ kết quả nghiên cứu.

Ghi nhận rủi ro trong khoa học, không ép hoàn trả kinh phí khi thất bại. Khoán chi, đấu thầu linh hoạt cho vật tư nghiên cứu chuyên ngành. Ưu đãi thuế và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức, cá nhân làm khoa học...

“Chúng ta cần một tư duy mới, nơi khoa học không chỉ là số liệu mà còn là dấn thân, sáng tạo và chấp nhận rủi ro,” bà Lương Mai Anh bày tỏ.

Một điểm nhấn đặc biệt trong kế hoạch của Bộ là vai trò của Công đoàn Y tế Việt Nam. Không chỉ là lực lượng hậu cần, công đoàn sẽ trở thành “bạn đồng hành” trong việc tổ chức đào tạo kiến thức chuyển đổi số cho cán bộ y tế.

Ngành y tế chuyển mình trong kỷ nguyên số
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Hồng An

Khởi xướng phong trào học tập số, tăng năng suất lao động. Tuyên truyền sâu rộng về Nghị quyết 57, qua các hình thức gần gũi, dễ tiếp cận.

Đây là bước đi mang tính nhân văn sâu sắc, đảm bảo quá trình chuyển đổi không chỉ là cuộc “cách mạng máy móc”, mà là hành trình “chuyển mình của cả con người”.

Nghị quyết 57 dưới góc nhìn của Bộ Y tế không chỉ là chính sách, mà là lời hứa: “Sự sống của người bệnh sẽ được bảo vệ bằng tri thức, công nghệ và trái tim người thầy thuốc”.

Ngành Y đang trên hành trình chuyển đổi số, một hành trình không dễ dàng nhưng cần thiết và đầy ý nghĩa. Khi từng bệnh viện trở nên thông minh hơn, từng bác sĩ được hỗ trợ tốt hơn, từng người dân tiếp cận y tế nhanh hơn... thì đó là lúc chúng ta biết đổi mới đã “chạm” vào sự sống.

Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam: Trụ cột trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong hành trình dựng xây và phát triển đất nước, mỗi giai đoạn lịch sử đều xác lập vai trò trung tâm của một lực ...

Tinh thần học tập suốt đời: Chìa khóa thành công cho lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số Tinh thần học tập suốt đời: Chìa khóa thành công cho lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh thế giới không ngừng biến động, học tập suốt đời không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu tất ...

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm ...

Tin cùng chuyên mục

Nỗi lo an toàn của những “con thoi” trên đường phố

Công đoàn với ATVSLĐ

Nỗi lo an toàn của những “con thoi” trên đường phố

Giữa guồng quay hối hả của cuộc sống đô thị, đội ngũ lái xe vận tải công nghệ, những "con thoi" miệt mài len lỏi trên khắp các nẻo đường Hà Nội, đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên, đằng sau những chuyến xe an toàn, tiện lợi là những trăn trở về an sinh, về an toàn lao động và về sự quan tâm chưa đủ của các cấp quản lý đối với lực lượng lao động đặc thù này.

Đọc thêm

Công đoàn cơ sở và công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động: Từ quy định đến thực tiễn

Công đoàn với ATVSLĐ

Công đoàn cơ sở và công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động: Từ quy định đến thực tiễn

An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung cốt lõi trong chính sách bảo vệ người lao động. Luật ATVSLĐ năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động trước khi bố trí công việc, định kỳ hàng năm và khi có thay đổi về công nghệ, thiết bị, môi trường làm việc. Tuy nhiên, thực tế công tác này chưa được quan tâm đúng mức, và đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến số vụ tai nạn lao động vẫn ở mức cao.

An toàn cho và vì người lao động

Công đoàn với ATVSLĐ

An toàn cho và vì người lao động

Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn có vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi, công đoàn là tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, trong đó có việc bảo đảm an toàn, sức khỏe, tính mạng của người lao động. Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vai trò của công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Biến Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động thành văn hóa an toàn thực chất

Công đoàn với ATVSLĐ

Biến Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động thành văn hóa an toàn thực chất

Tháng hành động về về an toàn, vệ sinh lao động 2025 là dịp để khẳng định cam kết bảo vệ người lao động. Tại Công ty TNHH New Apparel Far Eastern (Việt Nam), sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở qua các hoạt động thi đua, tuyên truyền, huấn luyện đang tạo ra những chuyển biến tích cực, định hình một văn hóa an toàn lao động bền vững.

Gắn an toàn, vệ sinh lao động vào các phong trào thi đua sâu rộng, thực chất

Công đoàn với ATVSLĐ

Gắn an toàn, vệ sinh lao động vào các phong trào thi đua sâu rộng, thực chất

Với phương châm hành động gắn với quyền lợi, nhiều năm qua, các cấp Công đoàn đã phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua tại cơ sở, tạo nên một nền tảng bền vững giúp an toàn, vệ sinh lao động không còn là khẩu hiệu hình thức mà trở thành hành động cụ thể, sinh động và lan tỏa.

Sức lan tỏa của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trong hệ thống Công đoàn Việt Nam

Công đoàn với ATVSLĐ

Sức lan tỏa của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trong hệ thống Công đoàn Việt Nam

Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động từ lâu đã trở thành dịp cao điểm để toàn xã hội, đặc biệt là các cấp Công đoàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hành động nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Theo đánh giá của Tổng LĐLĐ Việt Nam, năm 2024, với sự vào cuộc đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ do tổ chức Công đoàn phát động không chỉ dừng lại ở tuyên truyền mà đã lan tỏa thành những hành động thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức và cải thiện môi trường làm việc cho hàng triệu người lao động.

Tăng cường đánh giá, nhận diện rủi ro để bảo vệ người lao động

Công đoàn với ATVSLĐ

Tăng cường đánh giá, nhận diện rủi ro để bảo vệ người lao động

Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, diễn ra từ ngày 1/5 đến 31/5, với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”. Trong bối cảnh tai nạn lao động đang có xu hướng gia tăng và thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, chủ đề này không chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền mà còn là lời cảnh tỉnh sâu sắc với toàn xã hội.

Học tập suốt đời – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động thời 4.0

Công đoàn với ATVSLĐ

Học tập suốt đời – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động thời 4.0

Trong kỷ nguyên 4.0, khi công nghệ thay đổi chóng mặt, việc học tập suốt đời trở thành "chìa khóa vàng" để người lao động nâng cao năng lực, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Tư tưởng "học để làm việc, làm người, làm cán bộ" được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, càng khẳng định tầm quan trọng của việc cập nhật kiến thức, kỹ năng, giúp phòng ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và xây dựng môi trường làm việc an toàn, bền vững.

Tai nạn lao động trong ngành xây dựng: Làm sao để không còn là nỗi ám ảnh?

Công đoàn với ATVSLĐ

Tai nạn lao động trong ngành xây dựng: Làm sao để không còn là nỗi ám ảnh?

Thống kê tình hình tai nạn lao động năm 2024 cho thấy, xây dựng nằm trong nhóm 5 lĩnh vực có số vụ tai nạn chết người cao nhất. Đáng lo ngại, nhiều vụ việc thương tâm vẫn xuất phát từ những nguyên nhân cũ: sập giàn giáo, đứt dây vận thăng, thiếu kiểm soát an toàn...

Mạng lưới An toàn vệ sinh viên EVN: "Trái tim" của văn hóa an toàn và giải pháp giảm thiểu rủi ro tai nạn

Công đoàn với ATVSLĐ

Mạng lưới An toàn vệ sinh viên EVN: "Trái tim" của văn hóa an toàn và giải pháp giảm thiểu rủi ro tai nạn

Mạng lưới An toàn vệ sinh viên (ATVSV) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động, giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc.

Tăng cường nhận thức và phát triển môi trường an toàn tại trường học

Công đoàn với ATVSLĐ

Tăng cường nhận thức và phát triển môi trường an toàn tại trường học

Hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 theo chỉ đạo của Liên đoàn Lao động huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên), Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hạ Lễ đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và xây dựng môi trường giáo dục xanh – sạch – đẹp – an toàn.

Nghiệp đoàn đồng hành cùng lao động tự do ở Hòa Bình

Công đoàn với ATVSLĐ

Nghiệp đoàn đồng hành cùng lao động tự do ở Hòa Bình

Lao động tự do đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về thu nhập, việc làm bấp bênh và thiếu sự bảo vệ về quyền lợi. Trong bối cảnh đó, sự ra đời và hoạt động của các nghiệp đoàn có vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ và bảo vệ nhóm lao động này. Tại Hòa Bình, Nghiệp đoàn cơ sở Công ty TNHH HDC GROUP VN (TP. Hòa Bình), chuyên về dọn dẹp nhà cửa và vệ sinh công nghiệp, đang nỗ lực để thực hiện vai trò đó.

Tháng Công nhân – Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động 2025: Đồng hành để bảo vệ người lao động

Công đoàn với ATVSLĐ

Tháng Công nhân – Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động 2025: Đồng hành để bảo vệ người lao động

Năm 2025, với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước và cũng là năm đầu tiên thực hiện Luật Công đoàn mới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 192/KH-TLĐ tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025. Điểm nhấn nổi bật là sự gắn kết giữa Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động – một thông điệp rõ ràng về trách nhiệm, đồng hành cùng người lao động trong bảo vệ sức khỏe, tính mạng và điều kiện làm việc.

Nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động: Vai trò then chốt của Công đoàn

Công đoàn với ATVSLĐ

Nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động: Vai trò then chốt của Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động không chỉ là quyền lợi cơ bản của người lao động mà còn là yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, Công đoàn đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc.

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Công đoàn với ATVSLĐ

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Anh Hà Văn Cường không chỉ là một quản đốc tận tâm mà còn là một đảng viên tiên phong, luôn hết mình vì công việc và đồng nghiệp. Không chỉ cống hiến trong chuyên môn, anh còn truyền cảm hứng, dìu dắt nhiều công nhân trẻ phấn đấu vào Đảng, khẳng định vai trò của người đảng viên trong môi trường lao động sản xuất.

"Áo dài trao yêu thương": Hành trình lan tỏa niềm vui và tôn vinh vẻ đẹp nữ công nhân Thái Bình

Công đoàn với ATVSLĐ

"Áo dài trao yêu thương": Hành trình lan tỏa niềm vui và tôn vinh vẻ đẹp nữ công nhân Thái Bình

Những ngày này, trên khắp các nhà máy, xí nghiệp của tỉnh Thái Bình, không khó để bắt gặp hình ảnh những nữ công nhân duyên dáng trong tà áo dài truyền thống. Đằng sau những nụ cười rạng rỡ ấy là cả một hành trình sẻ chia, yêu thương đầy ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp công đoàn, hội phụ nữ và toàn xã hội đối với những "bóng hồng" nơi công xưởng.

Nam nấu ăn, nữ cắm hoa: Hội thi lan tỏa thông điệp sẻ chia việc nhà dành cho người lao động ở Hải Dương

Công đoàn với ATVSLĐ

Nam nấu ăn, nữ cắm hoa: Hội thi lan tỏa thông điệp sẻ chia việc nhà dành cho người lao động ở Hải Dương

Hội thi "Mâm cơm dinh dưỡng và cắm hoa nghệ thuật" dành cho đoàn viên, người lao động do LĐLĐ tỉnh Hải Dương tổ chức vừa khép lại thành công, không chỉ tôn vinh sự khéo léo, sáng tạo của người lao động mà còn lan tỏa thông điệp ý nghĩa về sự sẻ chia công việc gia đình, hướng tới xây dựng cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc.

Giải pháp nào để giảm căng thẳng, giữ sức khỏe tinh thần cho nữ nhân viên y tế?

Công đoàn với ATVSLĐ

Giải pháp nào để giảm căng thẳng, giữ sức khỏe tinh thần cho nữ nhân viên y tế?

Dù là bác sĩ, y tá, điều dưỡng hay nhân viên hành chính, tài chính, lao động nữ trong ngành y đều đang đối mặt với áp lực kép từ công việc và gia đình. Trong guồng quay đầy căng thẳng ấy, làm thế nào để họ duy trì sự cân bằng, bảo vệ sức khỏe tinh thần và tiếp tục gắn bó với nghề?

"Ngôi trường hạnh phúc" – nền tảng từ an toàn lao động

Công đoàn với ATVSLĐ

"Ngôi trường hạnh phúc" – nền tảng từ an toàn lao động

"Ngôi trường hạnh phúc" không chỉ là nơi làm việc đoàn kết, cởi mở với cơ sở vật chất đầy đủ, chế độ đãi ngộ tốt cho người lao động mà còn là nơi học sinh, sinh viên được học tập trong môi trường lành mạnh, an toàn và được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng.

Bảo hộ lao động đúng đặc thù – Chìa khóa bảo vệ sức khỏe công nhân

Công đoàn với ATVSLĐ

Bảo hộ lao động đúng đặc thù – Chìa khóa bảo vệ sức khỏe công nhân

Nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho hơn 4.500 lao động, Công ty CP Dệt may Huế (thị xã Hương Thủy, thành phố Huế) đã đầu tư mạnh vào trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với từng vị trí công việc. Từ đề xuất của công đoàn, công nhân được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, tham gia huấn luyện an toàn lao động định kỳ, giúp họ an tâm gắn bó với công việc.

Công đoàn Quảng Ngãi: sáng tạo tuyên truyền, đảm bảo an toàn giao thông cho đoàn viên, NLĐ

Công đoàn với ATVSLĐ

Công đoàn Quảng Ngãi: sáng tạo tuyên truyền, đảm bảo an toàn giao thông cho đoàn viên, NLĐ

Trước thực trạng tai nạn giao thông là nỗi ám ảnh thường trực, đặc biệt tại các khu công nghiệp đông đúc ở Quảng Ngãi, Liên đoàn Lao động tỉnh đã có cách làm sáng tạo. Chuỗi hội thi kết hợp tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông không chỉ giúp nâng cao ý thức cho đoàn viên, người lao động mà còn tạo sân chơi bổ ích, góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn.