Thứ năm 08/05/2025 04:41

An toàn, vệ sinh lao động trong nền kinh tế số: Cơ hội mới – thách thức mới

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng lan tỏa mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội, môi trường làm việc cũng không nằm ngoài guồng quay đó. Nền kinh tế số với đặc trưng là kết nối mạng, dữ liệu lớn, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đang định hình lại cách con người lao động, đồng thời đặt ra những yêu cầu hoàn toàn mới đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Tháng 5 và lời nhắc nhở an toàn lao động
An toàn, vệ sinh lao động trong nền kinh tế số: Cơ hội mới – thách thức mới
Yếu tố quan trọng nhất trong an toàn, vệ sinh lao động vẫn là ý thức của người lao động. Ảnh minh họa: Hương Mai

Thế giới đang đối mặt với những thách thức chưa từng có: suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các đại dịch ngày càng nguy hiểm. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số (Digital Transformation) nổi lên như một xu thế không thể đảo ngược, là chìa khóa để nâng cao hiệu suất, năng suất lao động, đổi mới và thích ứng.

GS.TS Lê Vân Trình – Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động Việt Nam nhấn mạnh, chuyển đổi số không đơn thuần là ứng dụng công nghệ (AI, Big Data, IoT, Cloud, Blockchain...) vào mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội. Nó đòi hỏi sự thay đổi căn bản về tư duy, quy trình, mô hình kinh doanh và văn hóa tổ chức. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cường năng lực cạnh tranh. Từ việc lưu trữ hồ sơ giấy sang hệ thống số, mua hàng trực tuyến thay vì tại cửa hàng, giao tiếp nội bộ qua phần mềm thay vì giấy tờ, thanh toán không tiền mặt, đến việc thay thế lao động chân tay bằng máy móc – đó là những minh chứng rõ nét cho sự chuyển dịch này.

Sự chuyển đổi này đã khai sinh ra các mô hình kinh tế mới: nền kinh tế số (mua sắm online, giao dịch kỹ thuật số), kinh tế nền tảng (Grab, Shopee, Airbnb), kinh tế chia sẻ (Uber, WeWork), kinh tế sáng tạo (YouTube, TikTok) và kinh tế dữ liệu (Google, Meta). Tất cả đều dựa trên nền tảng công nghệ số, dữ liệu và kết nối mạng, thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và tương tác.

An toàn, vệ sinh lao động trong nền kinh tế số: Cơ hội mới – thách thức mới
GS.TS Lê Vân Trình – Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động Việt Nam. Ảnh: Thảo Vân

Chuyển đổi số: Cơ hội nâng cao an toàn lao động

Theo GS.TS Lê Vân Trình “chuyển đổi số là con đường tất yếu để phát triển, nhưng phải đặt mục tiêu con người làm trung tâm, trong đó an toàn lao động là giá trị cốt lõi không thể xem nhẹ.”

Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích rõ rệt cho công tác an toàn, vệ sinh lao động. Nhờ công nghệ mới, người lao động có thể được loại trừ khỏi các khu vực làm việc nguy hiểm nhờ robot và tự động hóa. Những công đoạn nặng nhọc như cắt gỗ, vận chuyển nguyên liệu nặng giờ đây có thể được đảm nhiệm bởi máy móc thông minh. Điều này không chỉ giảm nguy cơ tai nạn mà còn cải thiện điều kiện lao động đáng kể.

GS.TS Lê Vân Trình cho biết: “Cảm biến IoT (Internet of Things) cho phép giám sát nhiệt độ, độ ẩm, độ ồn, mức độ ô nhiễm không khí trong nhà xưởng theo thời gian thực, giúp phát hiện sớm các rủi ro về sức khỏe. Camera tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) còn có thể phát hiện tư thế làm việc sai của người lao động hoặc những vi phạm quy trình an toàn một cách tức thời.”

Ngoài ra, kính thông minh và công nghệ thực tế ảo (VR) đang được ứng dụng hiệu quả trong đào tạo an toàn, vệ sinh lao động, giúp người học trải nghiệm các tình huống nguy hiểm một cách chân thực mà không bị tổn hại. Các thiết bị đeo giám sát nhịp tim, mức độ căng thẳng cũng hỗ trợ doanh nghiệp điều chỉnh cường độ công việc hợp lý, phòng tránh kiệt sức và tai nạn nghề nghiệp.

Không dừng lại ở đó, chuyển đổi số còn mở ra cơ hội làm việc từ xa, linh hoạt hơn cho người lao động – điều này không chỉ giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp mà còn giúp người lao động tránh được nhiều nguy cơ tại nơi làm việc tập trung.

An toàn, vệ sinh lao động trong nền kinh tế số: Cơ hội mới – thách thức mới
Tác động của rủi ro sức khỏe tâm lý của người lao động khi làm việc với công nghệ số. Đồ họa: AI

Những rủi ro mới trong môi trường làm việc số

Tuy nhiên, song hành với cơ hội là những thách thức không thể bỏ qua. Theo Giáo sư Trình, công nghiệp 4.0 và tự động hóa đang làm phát sinh nhiều nguy cơ mới mà các quy định truyền thống chưa đủ để kiểm soát. Các nguy cơ này có thể đến từ lỗi hệ thống, lỗi phần mềm, lập trình sai, hoặc tương tác không an toàn giữa người và máy.

Một ví dụ điển hình là việc vận hành robot. Nếu robot hoạt động sai lệch, hoặc nếu người lao động không được hướng dẫn đúng cách, nguy cơ chấn thương, điện giật, cháy nổ là rất cao. Ngoài ra, không gian làm việc tại nhà – vốn không được thiết kế với tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động – cũng tiềm ẩn nguy cơ té ngã, rò điện, cháy nổ do thiết bị điện tử quá tải.

Đáng chú ý, trong môi trường làm việc số, mối liên kết tập thể lỏng lẻo khiến người lao động dễ rơi vào trạng thái cô lập, căng thẳng tinh thần. Làm việc từ xa kéo dài có thể gây trầm cảm, giảm động lực, thậm chí rối loạn tâm lý. Trong khi đó, một bộ phận người lao động truyền thống không kịp thích ứng với công nghệ sẽ bị đẩy vào các công việc phi chính thức, thiếu bảo vệ, dễ bị tổn thương về an toàn, vệ sinh lao động.

Công nghệ và ý thức là nền tảng an toàn

Anh Lê Thanh Duy – Phó trưởng phòng Kinh tế Kế hoạch Công ty Cơ khí Điện Thủy lợi, hiện là cán bộ an toàn với hơn 2 năm kinh nghiệm – khẳng định: “Yếu tố quan trọng nhất trong an toàn, vệ sinh lao động vẫn là ý thức của người lao động”. Theo anh, dù công nghệ có hiện đại đến đâu, nếu công nhân chủ quan, không hiểu rõ rủi ro và không tuân thủ nội quy thì tai nạn vẫn có thể xảy ra.

Một tình huống thực tế được anh Duy chia sẻ: “Trong lúc kiểm tra tại bãi sản xuất, tôi thấy một công nhân đang hàn gần dây dẫn khí và dây điện bằng nhựa. Nếu không kịp thời nhắc nhở, nguy cơ cháy nổ là rất lớn”. Anh nhấn mạnh vai trò của việc tuyên truyền thường xuyên và trực tiếp, nhất là ngay trước khi người lao động bắt tay vào công việc.

Đáng chú ý, anh Duy đã chủ động ứng dụng công nghệ để hỗ trợ công việc của mình. “Tôi lập một nhóm Zalo để chia sẻ các thông tin, cảnh báo nguy cơ và kinh nghiệm an toàn tới toàn thể anh em công nhân. Ngoài ra, tôi còn dùng ChatGPT để tra cứu và cập nhật các quy trình an toàn mới, rồi tổng hợp gửi lại cho mọi người.”

Cần cách tiếp cận mới trong quản lý rủi ro

Giáo sư Trình cảnh báo: “Công nghệ số nên giúp giảm thiểu rủi ro, chứ không tạo ra rủi ro mới.” Theo ông, cần sớm xây dựng các hướng dẫn, quy trình và tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với điều kiện làm việc mới trong nền kinh tế số – đặc biệt là trong kinh tế nền tảng, kinh tế chia sẻ.

Các biện pháp như giám sát rủi ro ngay từ khâu thiết kế quy trình sản xuất, tích hợp dữ liệu từ cảm biến vào hệ thống cảnh báo sớm, thường xuyên huấn luyện kỹ năng số và an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là những giải pháp căn cơ. Đồng thời, cần tuyên truyền sâu rộng về an toàn, vệ sinh lao động trong các nền tảng mới, từ trường học đến lớp tập huấn và truyền thông đại chúng.

Một đề xuất quan trọng từ các chuyên gia là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tai nạn lao động trong môi trường chuyển đổi số, nhằm phục vụ công tác giám sát, cảnh báo và hoàn thiện chính sách.

Như lời Tim Cook, CEO Apple từng nói: “Trong nền kinh tế số, đảm bảo an toàn cho người lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm đạo đức.” Công nghệ dù hiện đại đến đâu, nếu không đặt con người làm trung tâm, thì sẽ chỉ là những cỗ máy lạnh lẽo.

Trong kỷ nguyên số, an toàn, vệ sinh lao động không thể chỉ là những khẩu hiệu hay quy định trên giấy, mà phải là một hệ sinh thái quản trị thông minh, kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và ý thức chủ động của mỗi người lao động. Đó là cách duy nhất để đảm bảo rằng sự phát triển không đánh đổi bằng sự an toàn và hạnh phúc của con người.

Voice: Chia sẻ của anh Lê Thanh Duy – Phó trưởng phòng Kinh tế Kế hoạch Công ty Cơ khí Điện Thủy lợi.

Ngành y tế chuyển mình trong kỷ nguyên số Ngành y tế chuyển mình trong kỷ nguyên số

Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số quốc gia ...

Hải Dương quyết liệt đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động Hải Dương quyết liệt đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Tại tỉnh Hải Dương – một địa phương công nghiệp phát triển nhanh, công tác an toàn, vệ sinh lao động đang được các cấp ...

Coi người lao động là Coi người lao động là "tài sản quý giá": Tăng cường nhận diện rủi ro an toàn lao động

Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động 2025, các cấp, các ngành đồng loạt triển khai các giải pháp nhằm ...

Đọc thêm

Hải Dương quyết liệt đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Sáng kiến an toàn

Hải Dương quyết liệt đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Tại tỉnh Hải Dương – một địa phương công nghiệp phát triển nhanh, công tác an toàn, vệ sinh lao động đang được các cấp chính quyền, công đoàn và doanh nghiệp xác định là nhiệm vụ ưu tiên. Đặc biệt trong bối cảnh môi trường làm việc vẫn tiềm ẩn rủi ro, nhận thức về an toàn từ cả phía doanh nghiệp và người lao động… còn hạn chế, đòi hỏi phải có những chuyển động thực chất hơn – từ chính sách đến hành động cụ thể.

Những "cây sáng kiến" miệt mài học tập, cống hiến vì lợi ích chung

Sáng kiến an toàn

Những "cây sáng kiến" miệt mài học tập, cống hiến vì lợi ích chung

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, học tập là sự nghiệp suốt đời, nhằm mục tiêu cao nhất là cống hiến cho xã hội. Gặp gỡ những “cây sáng kiến” ở tuổi xế chiều để thấy rõ tinh thần ấy – khi sự học không dừng lại, và cống hiến chưa từng ngơi nghỉ.

Đổi mới truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động: Người lao động là trung tâm mọi hoạt động tuyên truyền

Sáng kiến an toàn

Đổi mới truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động: Người lao động là trung tâm mọi hoạt động tuyên truyền

Để đưa thông điệp an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với công nhân, tổ chức Công đoàn đã không ngừng đổi mới hình thức truyền thông, lấy người lao động làm trung tâm của mọi hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động.

Chú ý những điều nhỏ nhất để ý thức an toàn trở thành thói quen

Sáng kiến an toàn

Chú ý những điều nhỏ nhất để ý thức an toàn trở thành thói quen

Trong môi trường làm việc đặc thù ngành điện lực tiềm ẩn nhiều rủi ro, vai trò của An toàn vệ sinh viên (ATVSV) đặc biệt quan trọng. Gần một thập kỷ cống hiến ở vị trí này, anh Nguyễn Tiến Thăng - Công nhân quản lý vận hành lưới điện thuộc Đội Quản lý vận hành số 1 - Điện lực Quỳnh Phụ, Công ty Điện lực Thái Bình - không chỉ là một người lao động mẫn cán mà còn là hình mẫu về sự tâm huyết, trách nhiệm với an toàn của đồng nghiệp, một “người gác cổng” đáng tin cậy.

Từ thực tiễn đến sáng kiến: Sức mạnh học tập suốt đời của người lao động

Sáng kiến an toàn

Từ thực tiễn đến sáng kiến: Sức mạnh học tập suốt đời của người lao động

Khi người lao động biết tự học và sáng tạo từ công việc hàng ngày, họ không chỉ bảo vệ chính mình mà còn làm lợi cho doanh nghiệp, góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả và bền vững.

Nữ công nhân tiên phong số hóa công tác vệ sinh môi trường

Sáng kiến an toàn

Nữ công nhân tiên phong số hóa công tác vệ sinh môi trường

Làm việc từ 1 giờ sáng mỗi ngày, chị Nguyễn Thị Phương Tuyến không chỉ là một công nhân vệ sinh môi trường đầy tâm huyết mà còn là người tiên phong ứng dụng công nghệ vào quản lý, điều hành đội ngũ. Sáng kiến của chị đã giúp công ty tiết kiệm hàng tỷ đồng, đồng thời nâng cao hiệu quả và an toàn trong công việc.

Sáng tạo "quả mút tự chế" vì hiệu quả và an toàn lao động ngành nước

Sáng kiến an toàn

Sáng tạo "quả mút tự chế" vì hiệu quả và an toàn lao động ngành nước

Việc xúc xả, vệ sinh đường ống cấp nước luôn tiềm ẩn chi phí cao và những rủi ro về an toàn. Tại Cao Bằng, đảng viên Phan Văn Lĩnh (Đội trưởng Đội Quản lý Mạng lưới thuộc Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Cao Bằng) đã tìm ra lời giải với "quả mút tự chế" - một sáng kiến không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt mà còn cải thiện đáng kể điều kiện làm việc an toàn cho công nhân ngành nước.

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội để thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động

Sáng kiến an toàn

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội để thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động

Trong bài viết "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG", đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Phải coi nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta hiện nay.” Với gần một triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh và đóng góp hơn 51% GDP, khu vực kinh tế tư nhân đang trở thành trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp tư nhân – nơi sử dụng trên 40 triệu lao động, tương đương hơn 82% tổng số lao động toàn quốc – cần được nhìn nhận như một yêu cầu pháp lý, và là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Bảo đảm an toàn lao động trong vận hành máy móc: Sáng kiến từ một tổ trưởng cơ khí

Sáng kiến an toàn

Bảo đảm an toàn lao động trong vận hành máy móc: Sáng kiến từ một tổ trưởng cơ khí

Anh Nguyễn Việt Thái, Tổ trưởng cơ khí Công ty CP Đầu tư phát triển Chè Tam Đường (Lai Châu), không chỉ là thợ giỏi mà còn tiên phong cải tiến kỹ thuật, bảo vệ an toàn lao động. Những sáng kiến của anh giúp giảm tai nạn, tăng năng suất, được công ty và công đoàn ghi nhận.

Người Đảng viên tiên phong “thổi hồn” sáng kiến, bảo đảm an toàn lò nung

Sáng kiến an toàn

Người Đảng viên tiên phong “thổi hồn” sáng kiến, bảo đảm an toàn lò nung

Trong nhịp điệu hối hả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật của người lao động đóng vai trò then chốt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn lao động. Tại Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV, đảng viên Đặng Việt Tuyền, công nhân Phòng Quản lý chất lượng, đã chứng minh điều đó bằng sáng kiến cải tiến lắp đặt bổ sung thiết bị đo nhiệt độ cho lò nung chính (P04) thuộc khu vực A18 áp dụng tại phân xưởng Nung Hydrat, một giải pháp tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả thiết thực, đảm bảo an toàn và ổn định cho quá trình sản xuất.

Từ đôi bàn tay đau nhức đến một sáng kiến làm thay đổi cả công ty

Sáng kiến an toàn

Từ đôi bàn tay đau nhức đến một sáng kiến làm thay đổi cả công ty

Chị Phan Thị Hường, một người phụ nữ mạnh mẽ và quyết tâm, đã dành hơn nửa đời người gắn bó với Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước. Trong suốt chặng đường công tác, chị Hường đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để đồng nghiệp làm việc an toàn, cải thiện năng suất và thu nhập.

Sáng kiến an toàn từ sự sẻ chia với những vất vả của đồng nghiệp

Sáng kiến an toàn

Sáng kiến an toàn từ sự sẻ chia với những vất vả của đồng nghiệp

Tại Công ty CP Sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam, tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo trong công tác an toàn lao động được lan tỏa mạnh mẽ từ những người lao động trực tiếp. Anh Bùi Văn Thịnh, Tổ trưởng Xưởng Hàn, là một điển hình tiêu biểu. Không chỉ là một công nhân kỹ thuật lành nghề, anh còn là một người đảng viên gương mẫu, luôn trăn trở tìm cách cải thiện điều kiện làm việc cho đồng nghiệp, góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.

Những cải tiến nhỏ giúp phòng ngừa tai nạn lớn trong ngành cà phê Việt Nam

Sáng kiến an toàn

Những cải tiến nhỏ giúp phòng ngừa tai nạn lớn trong ngành cà phê Việt Nam

Tại trung tâm của vùng cao nguyên trồng cà phê Buôn Ma Thuột, những người nông dân không chỉ nỗ lực sản xuất mà còn tiên phong trong việc cải thiện an toàn lao động.

Những sáng kiến an toàn lao động thiết thực từ hầm mỏ

Sáng kiến an toàn

Những sáng kiến an toàn lao động thiết thực từ hầm mỏ

Anh Nguyễn Quốc Dần, Tổ trưởng sản xuất, Phân xưởng Khai thác than 5, Công ty Than Dương Huy - TKV không chỉ là một đảng viên gương mẫu mà còn là một "chiến sĩ an toàn" thực thụ. Với phương châm "An toàn để sản xuất", "Bảo vệ mình và bảo vệ đồng đội", anh đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, nâng cao năng suất và cải thiện điều kiện làm việc cho mình và đồng nghiệp.

Bí quyết giữ vững an toàn lao động suốt nhiều năm tại Agrimeco

Sáng kiến an toàn

Bí quyết giữ vững an toàn lao động suốt nhiều năm tại Agrimeco

"Với đặc thù hoạt động trong nhiều lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như cơ khí và thủy điện, công tác an toàn lao động luôn là ưu tiên hàng đầu của Tổng công ty Cơ điện Xây dựng - CTCP (Agrimeco)", ông Đỗ Minh Tiến, Phó Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty, khẳng định.

Điểm sáng trên bản đồ du lịch

Sáng kiến an toàn

Điểm sáng trên bản đồ du lịch

Trong bối cảnh ngành du lịch toàn cầu đang chuyển mình hướng tới phát triển bền vững, du lịch xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, du lịch Ninh Bình cũng không nằm ngoài sự chuyển mình đó. Thời khắc Xuân mới, bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, du lịch Ninh Bình được xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho lượng lớn NLĐ trên toàn tỉnh và các khu vực lân cận.

Công ty CP Than Vàng Danh: An toàn là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững

Sáng kiến an toàn

Công ty CP Than Vàng Danh: An toàn là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động sản xuất của Công ty CP Than Vàng Danh. Năm 2024, trong bối cảnh ngành than đối mặt với nhiều khó khăn, công ty đã nỗ lực đáng kể để đảm bảo an toàn cho người lao động (NLĐ).

Bảo đảm an toàn cháy, nổ trong dịp Tết

Sáng kiến an toàn

Bảo đảm an toàn cháy, nổ trong dịp Tết

Các vụ cháy vào dịp Tết thường xuất phát từ việc sử dụng nguồn điện quá tải, sơ suất trong quản lý nguồn nhiệt, các chất nguy hiểm và ý thức chủ quan của con người. Tại các KCN, nhà xưởng hoặc nhà ở công nhân, nơi tập trung lượng lớn máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, tài sản dễ cháy, rủi ro càng lớn hơn. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cháy nổ trong dịp Tết? Bài viết dưới đây cung cấp một số kiến thức cơ bản và biện pháp phòng chống cháy, nổ (PCCN) để bạn đọc tham khảo.

Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng: Vững vàng sản xuất, an toàn lao động trên đất đỏ Tây Nguyên

Sáng kiến an toàn

Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng: Vững vàng sản xuất, an toàn lao động trên đất đỏ Tây Nguyên

Từ năm 2013, Dự án Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng chính thức vận hành thương mại. Vượt qua nhiều khó khăn, doanh nghiệp nỗ lực xây dựng môi trường làm việc an toàn. Sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, khẳng định vị thế và thương hiệu trên vùng đất đỏ Tây Nguyên.

Xi măng Đồng Lâm: Cải tiến công nghệ, đảm bảo an toàn cho người lao động

Sáng kiến an toàn

Xi măng Đồng Lâm: Cải tiến công nghệ, đảm bảo an toàn cho người lao động

Với đặc thù môi trường làm việc có các công đoạn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn... gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng an toàn cho người lao động và đầu tư cải tiến hệ thống sản xuất, nhằm xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.