Thứ bảy 19/04/2025 11:27

Đổi mới truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động: Người lao động là trung tâm mọi hoạt động tuyên truyền

Để đưa thông điệp an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với công nhân, tổ chức Công đoàn đã không ngừng đổi mới hình thức truyền thông, lấy người lao động làm trung tâm của mọi hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động.
Sức lan tỏa của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trong hệ thống Công đoàn Việt Nam

Từ tuyên truyền một chiều đến tương tác đa chiều

Năm 2024 ghi dấu bước chuyển mạnh mẽ của công tác truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động khi nhiều hình thức mới được triển khai, chú trọng vào tính tương tác, trực quan và phù hợp với thói quen tiếp cận thông tin của người lao động.

Một điểm nhấn tiêu biểu là cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”, diễn ra từ 15/4 đến 15/5/2024 trên nền tảng của Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn. Cuộc thi đã thu hút tới 836.177 người tham gia từ 82 liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và công đoàn ngành Trung ương. Đáng chú ý, có tới 34.772 người trả lời đúng toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm, cho thấy sự tiếp cận sâu sắc và chủ động của người lao động đối với nội dung an toàn, vệ sinh lao động.

Đổi mới truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động: Người lao động là trung tâm mọi hoạt động tuyên truyền
Bà Trần Thị Thanh Hà, Ủy viên Đoàn Chủ tịch,Trưởng Ban Quan hệ Lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, trao giải cho các tác giả Cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”. Ảnh: Thu Chinh.

Bên cạnh nền tảng số, công đoàn các cấp đã tận dụng sức mạnh của mạng xã hội để lan tỏa thông tin: hơn 28.663 bài viết, hình ảnh, video clip được đăng tải trên Facebook, Zalo, website công đoàn, góp phần tạo nên không gian truyền thông gần gũi, dễ tiếp cận với công nhân ở mọi vùng miền, ngành nghề.

Không dừng lại ở trực tuyến, các hoạt động truyền thông truyền hình và sân khấu hóa cũng được phát huy hiệu quả. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp với VTV1 thực hiện phóng sự chuyên đề về an toàn, vệ sinh lao động, đưa hình ảnh người lao động và cán bộ công đoàn cơ sở lên sóng truyền hình quốc gia, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng.

Đặc biệt, các hội thi an toàn, vệ sinh lao động giỏi theo hình thức sân khấu hóa, xử lý tình huống, tiểu phẩm… đã thu hút đông đảo người lao động. Năm 2024, 12 liên đoàn lao động tỉnh, thành phố và công đoàn ngành tổ chức hội thi với gần 23.000 người tham gia, mang lại hiệu ứng truyền thông sâu rộng và sinh động.

Theo Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Phước Nguyễn Văn Sang, năm 2024, LĐLĐ tỉnh tổ chức Hội thi an toàn vệ sinh viên giỏi lần thứ IV. Các đội phải trải qua 3 phần thi, gồm:

Phần thi Năng khiếu được sân khấu hóa bằng nhiều hình thức nhằm giới thiệu về công tác an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị, địa phương mình;

Phần thi trắc nghiệm lý thuyết xoay quanh các kiến thức về pháp luật an toàn, vệ sinh lao động quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp, đơn vị về công tác an toàn, vệ sinh lao động; Hiểu biết về nội dung triển khai công tác an toàn, vệ sinh lao động ở đơn vị, cơ sở, doanh nghiệp và các kỹ năng hoạt động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động như đánh giá rủi ro, nhận diện, phát hiện và giải quyết, xử lý các nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ… giám sát việc thực hiện pháp luật, tư vấn, giải quyết các chế độ chính sách về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động;

Phần thi thực hành sơ cấp yêu cầu các đội thực hiện các thao tác sơ cấp cứu tai nạn lao động, xử lý sự cố và phối hợp ứng cứu tại chỗ như: cấp cứu điện giật, sơ cứu băng bó các vết thương, cháy nổ tại nơi làm việc, cách sử dụng các trang thiết bị bảo vệ an toàn, chữa cháy và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân…

“Hội thi An toàn vệ sinh viên góp phần nâng cao nhận thức, phương pháp, kỹ năng hoạt động về công tác an toàn, vệ sinh lao động cho đội ngũ an toàn, vệ sinh viên, qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới, góp phần vào việc thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền; nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, doanh nghiệp trong việc cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Thông qua Hội thi, các đơn vị còn góp phần để các cấp công đoàn đánh giá, rà soát và quản lý có hiệu quả mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ở cấp mình, từ đó xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp”, ông Nguyễn Văn Sang cho biết.

Đổi mới truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động: Người lao động là trung tâm mọi hoạt động tuyên truyền
Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Phước tổ chức Hội thi “An toàn vệ sinh viên giỏi” lần thứ IV, năm 2024. Ảnh: CĐCC

Bên cạnh đó, hình thức tư vấn trực tiếp, truyền thông lưu động, phát thanh nội bộ vẫn phát huy hiệu quả nhất định. Trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024, đã có 5.484 cuộc tư vấn chính sách liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động, tiếp cận trực tiếp 233.323 cán bộ công đoàn và người lao động. Các cấp công đoàn còn phát hành 220.404 tờ gấp, 82.433 băng rôn, 342.078 ấn phẩm tuyên truyền đến cơ sở – những con số cho thấy sự đầu tư và đa dạng hóa hình thức truyền thông ở mọi cấp.

Khi người lao động trở thành chủ thể thông điệp

Sự thành công của các hoạt động truyền thông trong năm qua cho thấy một điều cốt lõi: người lao động không chỉ là đối tượng tiếp nhận thông tin, mà đang ngày càng trở thành chủ thể của những thông điệp về an toàn.

Cuộc thi trực tuyến với hàng trăm nghìn người tham gia, các hội thi xử lý tình huống, các video, hình ảnh chia sẻ từ chính công nhân trên mạng xã hội… là minh chứng rõ rệt cho tinh thần này. Thay vì “nói cho người lao động nghe”, công đoàn đang chuyển hướng sang “để người lao động lên tiếng” – chia sẻ câu chuyện của chính họ, đóng góp sáng kiến, kể lại tình huống nghề nghiệp, đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn.

Muốn làm được điều đó, truyền thông an toàn, vệ sinh lao động cần tiếp tục gắn với ngôn ngữ và lợi ích thực tế của người lao động. Đó không chỉ là các khẩu hiệu như “An toàn là trên hết” hay “Nghĩ về an toàn trước khi hành động”, mà là hướng dẫn cụ thể về cách xử lý sự cố điện giật, kỹ năng làm việc trên cao, phân biệt khẩu trang chống bụi và chống độc… Những thông tin gần gũi, cụ thể, thiết thực – đúng với nhu cầu mà người lao động đang cần.

Đổi mới truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động: Người lao động là trung tâm mọi hoạt động tuyên truyền
Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội thi An toàn, vệ sinh viên giỏi lần thứ X năm 2024. Ảnh: CĐCC

Đổi mới truyền thông an toàn, vệ sinh lao động trong thời đại số

Trước sự phát triển của công nghệ và thay đổi thói quen tiếp cận thông tin, công tác truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động cần được tiếp tục đổi mới theo hướng linh hoạt, số hóa và cá nhân hóa.

Thứ nhất, ứng dụng công nghệ số vào tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động là hướng đi tất yếu. Có thể phát triển ứng dụng trên điện thoại di động dành cho đoàn viên công đoàn, trong đó tích hợp các nội dung như quy trình an toàn theo ngành nghề, cảnh báo nguy cơ tại nơi làm việc, cập nhật chính sách mới, phản ánh tình huống mất an toàn. Ngoài ra, việc xây dựng chatbot tư vấn an toàn, vệ sinh lao động tự động có thể giúp người lao động tra cứu nhanh thông tin về quyền lợi, cách xử lý tình huống tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Thứ hai, truyền thông cần cá nhân hóa theo ngành nghề và vị trí lao động cụ thể. Thông điệp gửi tới công nhân xây dựng không thể giống công nhân ngành may hay kỹ sư điện lực. Mỗi nhóm nghề đều có nguy cơ và đặc điểm riêng, vì vậy truyền thông cần được thiết kế sát với thực tế, sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ trực quan và gần gũi.

Thứ ba, cần gắn truyền thông với phong trào thi đua và chính sách khuyến khích. Chẳng hạn, người lao động tham gia cuộc thi tìm hiểu an toàn, vệ sinh lao động trực tuyến có thể được cộng điểm thi đua cuối năm, hoặc được tuyên dương tại doanh nghiệp. Việc tích hợp truyền thông – thi đua – chính sách giúp tạo động lực lâu dài và tăng cường sự lan tỏa.

Thực tiễn thời gian qua cho thấy, truyền thông về an toàn vệ sinh lao động chỉ thật sự hiệu quả khi người lao động được đặt ở vị trí trung tâm – là người nghe, người nói, người lan tỏa và người thực hiện. Những đổi mới sáng tạo trong công tác truyền thông đã tạo ra hiệu ứng tích cực rõ nét: tăng cường nhận thức, nâng cao kỹ năng và hành vi an toàn, góp phần giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Trong thời đại số, khi thông tin trở thành tài nguyên và mỗi cá nhân đều là một “trạm phát sóng nhỏ”, truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động cần tiếp tục được hiện đại hóa, cá nhân hóa và gắn chặt hơn nữa với quyền lợi và tâm lý của người lao động. Đó không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là cam kết nhân văn của tổ chức Công đoàn với sự an toàn và hạnh phúc của người lao động trên khắp mọi miền đất nước.

Video: Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024.

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn

Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm ...

Tháng Công nhân – Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động 2025: Đồng hành để bảo vệ người lao động Tháng Công nhân – Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động 2025: Đồng hành để bảo vệ người lao động

Năm 2025, với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước và cũng là năm đầu tiên thực hiện Luật Công đoàn mới, ...

Sức lan tỏa của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trong hệ thống Công đoàn Việt Nam Sức lan tỏa của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trong hệ thống Công đoàn Việt Nam

Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động từ lâu đã trở thành dịp cao điểm để toàn xã hội, đặc biệt là ...

Tin cùng chuyên mục

Những "cây sáng kiến" miệt mài học tập, cống hiến vì lợi ích chung

Sáng kiến an toàn

Những "cây sáng kiến" miệt mài học tập, cống hiến vì lợi ích chung

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, học tập là sự nghiệp suốt đời, nhằm mục tiêu cao nhất là cống hiến cho xã hội. Gặp gỡ những “cây sáng kiến” ở tuổi xế chiều để thấy rõ tinh thần ấy – khi sự học không dừng lại, và cống hiến chưa từng ngơi nghỉ.

Đọc thêm

Chú ý những điều nhỏ nhất để ý thức an toàn trở thành thói quen

Sáng kiến an toàn

Chú ý những điều nhỏ nhất để ý thức an toàn trở thành thói quen

Trong môi trường làm việc đặc thù ngành điện lực tiềm ẩn nhiều rủi ro, vai trò của An toàn vệ sinh viên (ATVSV) đặc biệt quan trọng. Gần một thập kỷ cống hiến ở vị trí này, anh Nguyễn Tiến Thăng - Công nhân quản lý vận hành lưới điện thuộc Đội Quản lý vận hành số 1 - Điện lực Quỳnh Phụ, Công ty Điện lực Thái Bình - không chỉ là một người lao động mẫn cán mà còn là hình mẫu về sự tâm huyết, trách nhiệm với an toàn của đồng nghiệp, một “người gác cổng” đáng tin cậy.

Từ thực tiễn đến sáng kiến: Sức mạnh học tập suốt đời của người lao động

Sáng kiến an toàn

Từ thực tiễn đến sáng kiến: Sức mạnh học tập suốt đời của người lao động

Khi người lao động biết tự học và sáng tạo từ công việc hàng ngày, họ không chỉ bảo vệ chính mình mà còn làm lợi cho doanh nghiệp, góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả và bền vững.

Nữ công nhân tiên phong số hóa công tác vệ sinh môi trường

Sáng kiến an toàn

Nữ công nhân tiên phong số hóa công tác vệ sinh môi trường

Làm việc từ 1 giờ sáng mỗi ngày, chị Nguyễn Thị Phương Tuyến không chỉ là một công nhân vệ sinh môi trường đầy tâm huyết mà còn là người tiên phong ứng dụng công nghệ vào quản lý, điều hành đội ngũ. Sáng kiến của chị đã giúp công ty tiết kiệm hàng tỷ đồng, đồng thời nâng cao hiệu quả và an toàn trong công việc.

Sáng tạo "quả mút tự chế" vì hiệu quả và an toàn lao động ngành nước

Sáng kiến an toàn

Sáng tạo "quả mút tự chế" vì hiệu quả và an toàn lao động ngành nước

Việc xúc xả, vệ sinh đường ống cấp nước luôn tiềm ẩn chi phí cao và những rủi ro về an toàn. Tại Cao Bằng, đảng viên Phan Văn Lĩnh (Đội trưởng Đội Quản lý Mạng lưới thuộc Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Cao Bằng) đã tìm ra lời giải với "quả mút tự chế" - một sáng kiến không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt mà còn cải thiện đáng kể điều kiện làm việc an toàn cho công nhân ngành nước.

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội để thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động

Sáng kiến an toàn

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội để thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động

Trong bài viết "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG", đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Phải coi nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta hiện nay.” Với gần một triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh và đóng góp hơn 51% GDP, khu vực kinh tế tư nhân đang trở thành trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp tư nhân – nơi sử dụng trên 40 triệu lao động, tương đương hơn 82% tổng số lao động toàn quốc – cần được nhìn nhận như một yêu cầu pháp lý, và là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Bảo đảm an toàn lao động trong vận hành máy móc: Sáng kiến từ một tổ trưởng cơ khí

Sáng kiến an toàn

Bảo đảm an toàn lao động trong vận hành máy móc: Sáng kiến từ một tổ trưởng cơ khí

Anh Nguyễn Việt Thái, Tổ trưởng cơ khí Công ty CP Đầu tư phát triển Chè Tam Đường (Lai Châu), không chỉ là thợ giỏi mà còn tiên phong cải tiến kỹ thuật, bảo vệ an toàn lao động. Những sáng kiến của anh giúp giảm tai nạn, tăng năng suất, được công ty và công đoàn ghi nhận.

Người Đảng viên tiên phong “thổi hồn” sáng kiến, bảo đảm an toàn lò nung

Sáng kiến an toàn

Người Đảng viên tiên phong “thổi hồn” sáng kiến, bảo đảm an toàn lò nung

Trong nhịp điệu hối hả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật của người lao động đóng vai trò then chốt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn lao động. Tại Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV, đảng viên Đặng Việt Tuyền, công nhân Phòng Quản lý chất lượng, đã chứng minh điều đó bằng sáng kiến cải tiến lắp đặt bổ sung thiết bị đo nhiệt độ cho lò nung chính (P04) thuộc khu vực A18 áp dụng tại phân xưởng Nung Hydrat, một giải pháp tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả thiết thực, đảm bảo an toàn và ổn định cho quá trình sản xuất.

Từ đôi bàn tay đau nhức đến một sáng kiến làm thay đổi cả công ty

Sáng kiến an toàn

Từ đôi bàn tay đau nhức đến một sáng kiến làm thay đổi cả công ty

Chị Phan Thị Hường, một người phụ nữ mạnh mẽ và quyết tâm, đã dành hơn nửa đời người gắn bó với Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước. Trong suốt chặng đường công tác, chị Hường đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để đồng nghiệp làm việc an toàn, cải thiện năng suất và thu nhập.

Sáng kiến an toàn từ sự sẻ chia với những vất vả của đồng nghiệp

Sáng kiến an toàn

Sáng kiến an toàn từ sự sẻ chia với những vất vả của đồng nghiệp

Tại Công ty CP Sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam, tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo trong công tác an toàn lao động được lan tỏa mạnh mẽ từ những người lao động trực tiếp. Anh Bùi Văn Thịnh, Tổ trưởng Xưởng Hàn, là một điển hình tiêu biểu. Không chỉ là một công nhân kỹ thuật lành nghề, anh còn là một người đảng viên gương mẫu, luôn trăn trở tìm cách cải thiện điều kiện làm việc cho đồng nghiệp, góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.

Những cải tiến nhỏ giúp phòng ngừa tai nạn lớn trong ngành cà phê Việt Nam

Sáng kiến an toàn

Những cải tiến nhỏ giúp phòng ngừa tai nạn lớn trong ngành cà phê Việt Nam

Tại trung tâm của vùng cao nguyên trồng cà phê Buôn Ma Thuột, những người nông dân không chỉ nỗ lực sản xuất mà còn tiên phong trong việc cải thiện an toàn lao động.

Những sáng kiến an toàn lao động thiết thực từ hầm mỏ

Sáng kiến an toàn

Những sáng kiến an toàn lao động thiết thực từ hầm mỏ

Anh Nguyễn Quốc Dần, Tổ trưởng sản xuất, Phân xưởng Khai thác than 5, Công ty Than Dương Huy - TKV không chỉ là một đảng viên gương mẫu mà còn là một "chiến sĩ an toàn" thực thụ. Với phương châm "An toàn để sản xuất", "Bảo vệ mình và bảo vệ đồng đội", anh đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, nâng cao năng suất và cải thiện điều kiện làm việc cho mình và đồng nghiệp.

Bí quyết giữ vững an toàn lao động suốt nhiều năm tại Agrimeco

Sáng kiến an toàn

Bí quyết giữ vững an toàn lao động suốt nhiều năm tại Agrimeco

"Với đặc thù hoạt động trong nhiều lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như cơ khí và thủy điện, công tác an toàn lao động luôn là ưu tiên hàng đầu của Tổng công ty Cơ điện Xây dựng - CTCP (Agrimeco)", ông Đỗ Minh Tiến, Phó Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty, khẳng định.

Điểm sáng trên bản đồ du lịch

Sáng kiến an toàn

Điểm sáng trên bản đồ du lịch

Trong bối cảnh ngành du lịch toàn cầu đang chuyển mình hướng tới phát triển bền vững, du lịch xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, du lịch Ninh Bình cũng không nằm ngoài sự chuyển mình đó. Thời khắc Xuân mới, bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, du lịch Ninh Bình được xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho lượng lớn NLĐ trên toàn tỉnh và các khu vực lân cận.

Công ty CP Than Vàng Danh: An toàn là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững

Sáng kiến an toàn

Công ty CP Than Vàng Danh: An toàn là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động sản xuất của Công ty CP Than Vàng Danh. Năm 2024, trong bối cảnh ngành than đối mặt với nhiều khó khăn, công ty đã nỗ lực đáng kể để đảm bảo an toàn cho người lao động (NLĐ).

Bảo đảm an toàn cháy, nổ trong dịp Tết

Sáng kiến an toàn

Bảo đảm an toàn cháy, nổ trong dịp Tết

Các vụ cháy vào dịp Tết thường xuất phát từ việc sử dụng nguồn điện quá tải, sơ suất trong quản lý nguồn nhiệt, các chất nguy hiểm và ý thức chủ quan của con người. Tại các KCN, nhà xưởng hoặc nhà ở công nhân, nơi tập trung lượng lớn máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, tài sản dễ cháy, rủi ro càng lớn hơn. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cháy nổ trong dịp Tết? Bài viết dưới đây cung cấp một số kiến thức cơ bản và biện pháp phòng chống cháy, nổ (PCCN) để bạn đọc tham khảo.

Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng: Vững vàng sản xuất, an toàn lao động trên đất đỏ Tây Nguyên

Sáng kiến an toàn

Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng: Vững vàng sản xuất, an toàn lao động trên đất đỏ Tây Nguyên

Từ năm 2013, Dự án Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng chính thức vận hành thương mại. Vượt qua nhiều khó khăn, doanh nghiệp nỗ lực xây dựng môi trường làm việc an toàn. Sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, khẳng định vị thế và thương hiệu trên vùng đất đỏ Tây Nguyên.

Xi măng Đồng Lâm: Cải tiến công nghệ, đảm bảo an toàn cho người lao động

Sáng kiến an toàn

Xi măng Đồng Lâm: Cải tiến công nghệ, đảm bảo an toàn cho người lao động

Với đặc thù môi trường làm việc có các công đoạn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn... gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng an toàn cho người lao động và đầu tư cải tiến hệ thống sản xuất, nhằm xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.

Những khuyến cáo quan trọng phòng ngừa nguy cơ cháy nổ dịp Tết

Sáng kiến an toàn

Những khuyến cáo quan trọng phòng ngừa nguy cơ cháy nổ dịp Tết

Dịp Tết là thời điểm cần đặc biệt lưu ý đến công tác phòng cháy chữa cháy để bảo vệ an toàn cho gia đình và cộng đồng vì nguy cơ hỏa hoạn tăng cao.

Công nghệ 4.0 viết nên câu chuyện an toàn lao động

Sáng kiến an toàn

Công nghệ 4.0 viết nên câu chuyện an toàn lao động

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc với kim loại nóng chảy, đòi hỏi nhiều sức lực, công nhân ngành thép từng đối mặt với những nguy hiểm rình rập… Tuy nhiên, tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên, bức tranh ấy đã dần thay đổi.

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Sáng kiến an toàn

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.