Thứ bảy 10/05/2025 23:19

An toàn, sức khỏe nghề nghiệp trong kỷ nguyên AI và số hóa: Công nghệ không thể thay thế con người

Thế giới việc làm đang bước vào một kỷ nguyên mới – nơi mà công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ thay đổi cách làm việc mà còn định hình lại khái niệm an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Mới đây, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Hà Nội tổ chức một diễn đàn đa chiều, kết nối tiếng nói của các chuyên gia quốc tế, nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn nhằm đánh giá những cơ hội và thách thức mà chuyển đổi số mang lại trong bảo vệ người lao động.
Khai thác tiềm năng của cách mạng số để xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh hơn

Cơ hội từ công nghệ: Giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả

Theo bà Kristina Kuths (quản lý Dự án ILO Vision Zero Fund (VZF), AI đang góp phần làm thay đổi sâu sắc thế giới việc làm. Ước tính của ILO (2023), tự động hóa có thể thay thế ít nhất một phần trong 75 triệu việc làm trên toàn cầu, trong khi AI có thể tác động tới 427 triệu việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nơi có thi ̣ trường lao động đa dạng, mức độ tiếp xúc với tự động hóa là cao nhất (Liên Hợp Quốc/ILO, 2024);
 Ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh: mức độ tiếp xúc thấp hơn, do khu vực nông nghiệp và phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn và ít bi ̣ tác động bởi AI tạo sinh (Gen AI) (Liên Hợp quốc/ILO, 2024).


An toàn, sức khỏe nghề nghiệp trong kỷ nguyên AI và số hóa: Công nghệ không thể thay thế con người
Theo bà Kristina Kuths (quản lý Dự án ILO Vision Zero Fund (VZF), AI đang góp phần làm thay đổi sâu sắc thế giới việc làm. Ảnh: Linh Phạm/ILO

Đặc biệt, tự động hóa và các thiết bị số hóa đang dần thay thế con người trong các công việc nguy hiểm hoặc lặp đi lặp lại – từ nông nghiệp, khai khoáng đến các dây chuyền sản xuất hiện đại.

Các công nghệ như cảm biến thông minh, thiết bị đeo theo dõi sức khỏe, mũ bảo hiểm có tích hợp cảnh báo môi trường độc hại, hay hệ thống giám sát thời gian thực đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp chủ động phòng ngừa tai nạn lao động.

Tại Công ty TNHH Canon Việt Nam, bà Đào Thị Thu Huyền - Phó giám đốc Bộ phận đối ngoại - cho biết, toàn bộ các khu vực nguy hiểm hoặc xử lý hóa chất đã được robot hóa hoàn toàn, đảm bảo không có sự hiện diện của con người trong vùng vận hành. AI không chỉ phát hiện nguy cơ mà còn tự động ngắt máy khi có dấu hiệu mất an toàn. Song song đó, công tác đào tạo an toàn cũng được số hóa thông qua chương trình E-learning, các video tình huống phát liên tục tại khu vực công cộng giúp người lao động hình thành thói quen an toàn.

Tập đoàn Panasonic Việt Nam cũng đang triển khai công nghệ VR (ứng dụng thực tế ảo) trong huấn luyện an toàn, giúp công nhân mô phỏng tình huống nguy hiểm và nâng cao kỹ năng xử lý. Bà Nguyễn Nhị Hà – Trưởng Phòng nhân sự cấp cao – cho biết: “Công nghệ đang giúp chúng tôi kiểm soát các yếu tố môi trường như độ ẩm, ánh sáng, tiếng ồn... nhằm kịp thời điều chỉnh, đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong các ca làm việc kéo dài.”

An toàn, sức khỏe nghề nghiệp trong kỷ nguyên AI và số hóa: Công nghệ không thể thay thế con người
Ảnh minh họa: ILO

Tăng áp lực, thay đổi bản chất công việc

Tuy mang lại nhiều lợi ích, AI và chuyển đổi số cũng đặt ra hàng loạt thách thức mới. Một đại diện Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước và Lao động (Bộ Nội vụ) – thẳng thắn nhìn nhận: “AI đang làm thay đổi cấu trúc công việc, điều kiện lao động và cả hệ thống giám sát, nhưng chưa được phản ánh kịp thời trong các quy định pháp luật hiện hành.”

Một trong những rủi ro dễ thấy là người lao động có thể bị áp lực tâm lý khi bị giám sát liên tục hoặc phải xử lý khối lượng dữ liệu lớn trong môi trường làm việc số hóa. Bên cạnh đó, công việc vận hành máy móc trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về cơ – xương – khớp do thiếu vận động. Việc làm từ xa hay làm việc nền tảng (gig economy) cũng khiến người lao động có nguy cơ bị cô lập xã hội hoặc thiếu tiếp cận với hệ thống bảo hộ chính thức.

Ông Trần Nguyên Các – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tổ chức và Kinh tế số – đặt vấn đề: “Nếu không được đào tạo lại, người lao động dễ bị công nghệ đào thải.” Theo ông, tốc độ phát triển của AI là theo cấp số nhân, trong khi chương trình đào tạo và khung chính sách lại chưa theo kịp, dẫn đến sự chênh lệch lớn giữa yêu cầu công việc mới và năng lực hiện có của người lao động.

An toàn, sức khỏe nghề nghiệp trong kỷ nguyên AI và số hóa: Công nghệ không thể thay thế con người
Các đại biểu chia sẻ về biện pháp đảm bảo an toàn – sức khỏe nghề nghiệp trong bối cảnh số hóa. Ảnh: Linh Phạm/ILO

Vai trò chính sách và công đoàn

Tại sự kiện, nhiều ý kiến cho rằng đảm bảo an toàn – sức khỏe nghề nghiệp trong bối cảnh số hóa không thể chỉ trông chờ vào công nghệ, mà cần đến sự điều chỉnh kịp thời của hệ thống chính sách. Các chuyên gia từ ILO khuyến nghị xây dựng một công ước quốc tế mới về an toàn – sức khỏe nghề nghiệp phù hợp với bối cảnh AI, đồng thời khuyến khích các quốc gia tích hợp yếu tố rủi ro công nghệ vào luật pháp lao động.

Theo ông Đặng Văn Khánh - Ban Chính sách, pháp luật và Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), tổ chức Công đoàn có vai trò then chốt trong việc hỗ trợ người lao động thích ứng với môi trường làm việc mới. Công đoàn đang đổi mới hoạt động truyền thông qua mạng xã hội, ứng dụng di động và đào tạo trực tuyến. Đồng thời, các kênh tiếp nhận phản ánh nguy cơ tại nơi làm việc cũng được thiết lập linh hoạt để người lao động có thể lên tiếng dễ dàng hơn.

“An toàn không chỉ là tuân thủ, mà là quyền cơ bản và động lực phát triển trong kỷ nguyên số,” đại diện Tổng Liên đoàn khẳng định. Ông Khánh cũng đề cao việc xây dựng văn hóa an toàn từ sự tham gia chủ động của người lao động, nơi mỗi cá nhân không chỉ là đối tượng được bảo vệ mà còn là người phát hiện nguy cơ và góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn hơn.

Công nghệ không thay thế con người – mà cần phục vụ con người

Một điểm nhấn đáng chú ý tại hội thảo là bài phát biểu đầy cảm hứng của bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO tại Việt Nam: “Chính thế hệ trẻ hôm nay, với sự hiểu biết công nghệ và tinh thần đổi mới, sẽ dẫn dắt quá trình chuyển đổi an toàn tại nơi làm việc. ILO cam kết đồng hành cùng các sáng kiến để bảo đảm rằng tiến bộ công nghệ không được đánh đổi bằng sức khỏe hay tính mạng của người lao động.”

An toàn, sức khỏe nghề nghiệp trong kỷ nguyên AI và số hóa: Công nghệ không thể thay thế con người
Bà Ingrid Christensen, giám đốc ILO tại Việt Nam. Ảnh: Linh Phạm/ILO

Bà Ingrid Christensen nhấn mạnh: “Công nghệ chỉ là công cụ. Nó chỉ thực sự hữu ích khi được con người sử dụng một cách thông minh, nhân văn và có trách nhiệm.” Để làm được điều đó, người lao động cần được tham gia vào toàn bộ quá trình xây dựng, đánh giá và giám sát các giải pháp an toàn – sức khỏe nghề nghiệp. Đồng thời, chính sách cần đồng hành với thực tiễn và mở rộng không gian đối thoại giữa Nhà nước – doanh nghiệp – công đoàn – người lao động.

Kinh tế tư nhân: Động lực tăng trưởng và những vấn đề còn tồn tại về an toàn, vệ sinh lao động Kinh tế tư nhân: Động lực tăng trưởng và những vấn đề còn tồn tại về an toàn, vệ sinh lao động

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân được xem là một trong những động lực then chốt cho sự phát ...

Khai thác tiềm năng của cách mạng số để xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh hơn Khai thác tiềm năng của cách mạng số để xây dựng nơi làm việc an toàn, lành mạnh hơn

Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc, bà Kaori Nakamura-Osaka, Trợ lý Tổng Giám đốc, kiêm Giám đốc ...

Coi người lao động là Coi người lao động là "tài sản quý giá": Tăng cường nhận diện rủi ro an toàn lao động

Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động 2025, các cấp, các ngành đồng loạt triển khai các giải pháp nhằm ...

Đọc thêm

Hải Dương quyết liệt đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Sáng kiến an toàn

Hải Dương quyết liệt đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Tại tỉnh Hải Dương – một địa phương công nghiệp phát triển nhanh, công tác an toàn, vệ sinh lao động đang được các cấp chính quyền, công đoàn và doanh nghiệp xác định là nhiệm vụ ưu tiên. Đặc biệt trong bối cảnh môi trường làm việc vẫn tiềm ẩn rủi ro, nhận thức về an toàn từ cả phía doanh nghiệp và người lao động… còn hạn chế, đòi hỏi phải có những chuyển động thực chất hơn – từ chính sách đến hành động cụ thể.

Những "cây sáng kiến" miệt mài học tập, cống hiến vì lợi ích chung

Sáng kiến an toàn

Những "cây sáng kiến" miệt mài học tập, cống hiến vì lợi ích chung

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, học tập là sự nghiệp suốt đời, nhằm mục tiêu cao nhất là cống hiến cho xã hội. Gặp gỡ những “cây sáng kiến” ở tuổi xế chiều để thấy rõ tinh thần ấy – khi sự học không dừng lại, và cống hiến chưa từng ngơi nghỉ.

Đổi mới truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động: Người lao động là trung tâm mọi hoạt động tuyên truyền

Sáng kiến an toàn

Đổi mới truyền thông về an toàn, vệ sinh lao động: Người lao động là trung tâm mọi hoạt động tuyên truyền

Để đưa thông điệp an toàn, vệ sinh lao động đến gần hơn với công nhân, tổ chức Công đoàn đã không ngừng đổi mới hình thức truyền thông, lấy người lao động làm trung tâm của mọi hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động.

Chú ý những điều nhỏ nhất để ý thức an toàn trở thành thói quen

Sáng kiến an toàn

Chú ý những điều nhỏ nhất để ý thức an toàn trở thành thói quen

Trong môi trường làm việc đặc thù ngành điện lực tiềm ẩn nhiều rủi ro, vai trò của An toàn vệ sinh viên (ATVSV) đặc biệt quan trọng. Gần một thập kỷ cống hiến ở vị trí này, anh Nguyễn Tiến Thăng - Công nhân quản lý vận hành lưới điện thuộc Đội Quản lý vận hành số 1 - Điện lực Quỳnh Phụ, Công ty Điện lực Thái Bình - không chỉ là một người lao động mẫn cán mà còn là hình mẫu về sự tâm huyết, trách nhiệm với an toàn của đồng nghiệp, một “người gác cổng” đáng tin cậy.

Từ thực tiễn đến sáng kiến: Sức mạnh học tập suốt đời của người lao động

Sáng kiến an toàn

Từ thực tiễn đến sáng kiến: Sức mạnh học tập suốt đời của người lao động

Khi người lao động biết tự học và sáng tạo từ công việc hàng ngày, họ không chỉ bảo vệ chính mình mà còn làm lợi cho doanh nghiệp, góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả và bền vững.

Nữ công nhân tiên phong số hóa công tác vệ sinh môi trường

Sáng kiến an toàn

Nữ công nhân tiên phong số hóa công tác vệ sinh môi trường

Làm việc từ 1 giờ sáng mỗi ngày, chị Nguyễn Thị Phương Tuyến không chỉ là một công nhân vệ sinh môi trường đầy tâm huyết mà còn là người tiên phong ứng dụng công nghệ vào quản lý, điều hành đội ngũ. Sáng kiến của chị đã giúp công ty tiết kiệm hàng tỷ đồng, đồng thời nâng cao hiệu quả và an toàn trong công việc.

Sáng tạo "quả mút tự chế" vì hiệu quả và an toàn lao động ngành nước

Sáng kiến an toàn

Sáng tạo "quả mút tự chế" vì hiệu quả và an toàn lao động ngành nước

Việc xúc xả, vệ sinh đường ống cấp nước luôn tiềm ẩn chi phí cao và những rủi ro về an toàn. Tại Cao Bằng, đảng viên Phan Văn Lĩnh (Đội trưởng Đội Quản lý Mạng lưới thuộc Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Cao Bằng) đã tìm ra lời giải với "quả mút tự chế" - một sáng kiến không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt mà còn cải thiện đáng kể điều kiện làm việc an toàn cho công nhân ngành nước.

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội để thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động

Sáng kiến an toàn

Phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội để thúc đẩy an toàn, vệ sinh lao động

Trong bài viết "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG", đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: “Phải coi nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta hiện nay.” Với gần một triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh và đóng góp hơn 51% GDP, khu vực kinh tế tư nhân đang trở thành trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp tư nhân – nơi sử dụng trên 40 triệu lao động, tương đương hơn 82% tổng số lao động toàn quốc – cần được nhìn nhận như một yêu cầu pháp lý, và là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Bảo đảm an toàn lao động trong vận hành máy móc: Sáng kiến từ một tổ trưởng cơ khí

Sáng kiến an toàn

Bảo đảm an toàn lao động trong vận hành máy móc: Sáng kiến từ một tổ trưởng cơ khí

Anh Nguyễn Việt Thái, Tổ trưởng cơ khí Công ty CP Đầu tư phát triển Chè Tam Đường (Lai Châu), không chỉ là thợ giỏi mà còn tiên phong cải tiến kỹ thuật, bảo vệ an toàn lao động. Những sáng kiến của anh giúp giảm tai nạn, tăng năng suất, được công ty và công đoàn ghi nhận.

Người Đảng viên tiên phong “thổi hồn” sáng kiến, bảo đảm an toàn lò nung

Sáng kiến an toàn

Người Đảng viên tiên phong “thổi hồn” sáng kiến, bảo đảm an toàn lò nung

Trong nhịp điệu hối hả của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật của người lao động đóng vai trò then chốt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn lao động. Tại Công ty Nhôm Đắk Nông – TKV, đảng viên Đặng Việt Tuyền, công nhân Phòng Quản lý chất lượng, đã chứng minh điều đó bằng sáng kiến cải tiến lắp đặt bổ sung thiết bị đo nhiệt độ cho lò nung chính (P04) thuộc khu vực A18 áp dụng tại phân xưởng Nung Hydrat, một giải pháp tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả thiết thực, đảm bảo an toàn và ổn định cho quá trình sản xuất.

Từ đôi bàn tay đau nhức đến một sáng kiến làm thay đổi cả công ty

Sáng kiến an toàn

Từ đôi bàn tay đau nhức đến một sáng kiến làm thay đổi cả công ty

Chị Phan Thị Hường, một người phụ nữ mạnh mẽ và quyết tâm, đã dành hơn nửa đời người gắn bó với Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước. Trong suốt chặng đường công tác, chị Hường đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để đồng nghiệp làm việc an toàn, cải thiện năng suất và thu nhập.

Sáng kiến an toàn từ sự sẻ chia với những vất vả của đồng nghiệp

Sáng kiến an toàn

Sáng kiến an toàn từ sự sẻ chia với những vất vả của đồng nghiệp

Tại Công ty CP Sản xuất ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam, tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo trong công tác an toàn lao động được lan tỏa mạnh mẽ từ những người lao động trực tiếp. Anh Bùi Văn Thịnh, Tổ trưởng Xưởng Hàn, là một điển hình tiêu biểu. Không chỉ là một công nhân kỹ thuật lành nghề, anh còn là một người đảng viên gương mẫu, luôn trăn trở tìm cách cải thiện điều kiện làm việc cho đồng nghiệp, góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn và hiệu quả.

Những cải tiến nhỏ giúp phòng ngừa tai nạn lớn trong ngành cà phê Việt Nam

Sáng kiến an toàn

Những cải tiến nhỏ giúp phòng ngừa tai nạn lớn trong ngành cà phê Việt Nam

Tại trung tâm của vùng cao nguyên trồng cà phê Buôn Ma Thuột, những người nông dân không chỉ nỗ lực sản xuất mà còn tiên phong trong việc cải thiện an toàn lao động.

Những sáng kiến an toàn lao động thiết thực từ hầm mỏ

Sáng kiến an toàn

Những sáng kiến an toàn lao động thiết thực từ hầm mỏ

Anh Nguyễn Quốc Dần, Tổ trưởng sản xuất, Phân xưởng Khai thác than 5, Công ty Than Dương Huy - TKV không chỉ là một đảng viên gương mẫu mà còn là một "chiến sĩ an toàn" thực thụ. Với phương châm "An toàn để sản xuất", "Bảo vệ mình và bảo vệ đồng đội", anh đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, góp phần giảm thiểu tai nạn lao động, nâng cao năng suất và cải thiện điều kiện làm việc cho mình và đồng nghiệp.

Bí quyết giữ vững an toàn lao động suốt nhiều năm tại Agrimeco

Sáng kiến an toàn

Bí quyết giữ vững an toàn lao động suốt nhiều năm tại Agrimeco

"Với đặc thù hoạt động trong nhiều lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như cơ khí và thủy điện, công tác an toàn lao động luôn là ưu tiên hàng đầu của Tổng công ty Cơ điện Xây dựng - CTCP (Agrimeco)", ông Đỗ Minh Tiến, Phó Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty, khẳng định.

Điểm sáng trên bản đồ du lịch

Sáng kiến an toàn

Điểm sáng trên bản đồ du lịch

Trong bối cảnh ngành du lịch toàn cầu đang chuyển mình hướng tới phát triển bền vững, du lịch xanh đang trở thành xu hướng chủ đạo, du lịch Ninh Bình cũng không nằm ngoài sự chuyển mình đó. Thời khắc Xuân mới, bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc, du lịch Ninh Bình được xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho lượng lớn NLĐ trên toàn tỉnh và các khu vực lân cận.

Công ty CP Than Vàng Danh: An toàn là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững

Sáng kiến an toàn

Công ty CP Than Vàng Danh: An toàn là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững

Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động sản xuất của Công ty CP Than Vàng Danh. Năm 2024, trong bối cảnh ngành than đối mặt với nhiều khó khăn, công ty đã nỗ lực đáng kể để đảm bảo an toàn cho người lao động (NLĐ).

Bảo đảm an toàn cháy, nổ trong dịp Tết

Sáng kiến an toàn

Bảo đảm an toàn cháy, nổ trong dịp Tết

Các vụ cháy vào dịp Tết thường xuất phát từ việc sử dụng nguồn điện quá tải, sơ suất trong quản lý nguồn nhiệt, các chất nguy hiểm và ý thức chủ quan của con người. Tại các KCN, nhà xưởng hoặc nhà ở công nhân, nơi tập trung lượng lớn máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, tài sản dễ cháy, rủi ro càng lớn hơn. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn cháy nổ trong dịp Tết? Bài viết dưới đây cung cấp một số kiến thức cơ bản và biện pháp phòng chống cháy, nổ (PCCN) để bạn đọc tham khảo.

Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng: Vững vàng sản xuất, an toàn lao động trên đất đỏ Tây Nguyên

Sáng kiến an toàn

Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng: Vững vàng sản xuất, an toàn lao động trên đất đỏ Tây Nguyên

Từ năm 2013, Dự án Tổ hợp Bô xít - Nhôm Lâm Đồng chính thức vận hành thương mại. Vượt qua nhiều khó khăn, doanh nghiệp nỗ lực xây dựng môi trường làm việc an toàn. Sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, khẳng định vị thế và thương hiệu trên vùng đất đỏ Tây Nguyên.

Xi măng Đồng Lâm: Cải tiến công nghệ, đảm bảo an toàn cho người lao động

Sáng kiến an toàn

Xi măng Đồng Lâm: Cải tiến công nghệ, đảm bảo an toàn cho người lao động

Với đặc thù môi trường làm việc có các công đoạn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn... gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã chú trọng trang bị kiến thức, kỹ năng an toàn cho người lao động và đầu tư cải tiến hệ thống sản xuất, nhằm xây dựng môi trường làm việc an toàn, hiệu quả.