Thứ bảy 05/04/2025 05:46

Tai nạn lao động trong ngành xây dựng: Làm sao để không còn là nỗi ám ảnh?

Thống kê tình hình tai nạn lao động năm 2024 cho thấy, xây dựng nằm trong nhóm 5 lĩnh vực có số vụ tai nạn chết người cao nhất. Đáng lo ngại, nhiều vụ việc thương tâm vẫn xuất phát từ những nguyên nhân cũ: sập giàn giáo, đứt dây vận thăng, thiếu kiểm soát an toàn...
Hồi chuông cảnh báo từ những vụ tai nạn lao động thương tâm

Những tai nạn từ trên cao: hậu quả nhãn tiền của việc lơ là an toàn

Hai vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trong năm 2024 tại Hà Nội đã dấy lên những lo ngại sâu sắc về những lỗ hổng trong công tác an toàn lao động tại các công trình xây dựng. Vụ tai nạn nghiêm trọng ngày 18/6/2024 tại công trình mở rộng Trường mầm non Đông Yên B (huyện Quốc Oai, Hà Nội) là một minh chứng rõ ràng cho sự chủ quan trong kiểm tra, vận hành thiết bị nâng hạ. Vào khoảng 19h10, 10 công nhân sử dụng vận thăng chở hàng để di chuyển từ tầng 3 xuống tầng 1 thì bất ngờ dây cáp bị đứt. Cú rơi từ độ cao gần 10 mét đã khiến ba người tử vong tại chỗ, bảy người khác bị thương nặng.

Tai nạn lao động trong ngành xây dựng: Làm sao để không còn là nỗi ám ảnh?
Vụ tai nạn lao động ngày 15/4/2024 tại khách sạn Le Parfum Hanoi (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) khiến hai công nhân thiệt mạng, hai người khác bị thương. Ảnh: KT

Trước đó không lâu, ngày 15/4/2024, tại khách sạn Le Parfum Hanoi (quận Hoàn Kiếm), giàn giáo thi công ở tầng 9 bất ngờ bị sập khi nhóm thợ đang thi công mái kính giếng trời. Tai nạn khiến hai công nhân thiệt mạng, hai người khác bị thương.

Điểm chung đáng lo ngại trong cả hai vụ việc là sự cố xảy ra trong giai đoạn hoàn thiện – khi nhịp độ công việc thường gấp rút, nhu cầu sử dụng vận thăng và giàn giáo tăng cao, nhưng lại là thời điểm dễ bị xem nhẹ yêu cầu kỹ thuật, bảo dưỡng thiết bị và giám sát an toàn.

Ngành xây dựng: rủi ro lớn trong từng công đoạn

Tiến sĩ Đào Bích Hòa (Trường ĐH Thành Đông) nhận định, xây dựng là một trong những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao nhất do tính chất công việc phức tạp, môi trường làm việc thay đổi liên tục và sự tham gia của nhiều loại máy móc, thiết bị hạng nặng.

Phân tích các vụ tai nạn lao động trong lĩnh vực này cho thấy, ngã từ độ cao là nguyên nhân phổ biến nhất, chiếm tới 45% tổng số vụ việc. Tai nạn thường xảy ra khi người lao động làm việc trên giàn giáo không đảm bảo kỹ thuật, không được trang bị dây an toàn hoặc thi công trên mái nhà dốc mà không có biện pháp chống trượt.

Tai nạn lao động trong ngành xây dựng: Làm sao để không còn là nỗi ám ảnh?
Hiện trường vụ tai nạn nghiêm trọng ngày 18/6/2024 tại công trình mở rộng Trường mầm non Đông Yên B (huyện Quốc Oai, Hà Nội). Ảnh: KT

Đứng thứ hai là tai nạn do vật rơi, chiếm 28%, thường đến từ việc không cố định đúng cách các vật liệu, dụng cụ xây dựng. Ngoài ra, khoảng 27% tai nạn xuất phát từ việc tiếp xúc với máy móc, thiết bị vận hành không đúng cách, bị cuốn, kẹp hoặc bị cắt. Một tỷ lệ lớn tai nạn cũng liên quan đến sự cố điện, như điện giật do dây điện hở, thiết bị không đạt chuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện cao thế.

Môi trường làm việc trong ngành xây dựng cũng tạo ra nhiều yếu tố nguy hiểm. Bụi xi măng, cát, đá; hóa chất độc hại như sơn, dung môi; điều kiện thời tiết khắc nghiệt – tất cả đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết có tới 30% bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng liên quan đến hệ hô hấp. Theo số liệu từ Bộ Y tế Việt Nam, khoảng 25% công nhân xây dựng mắc bệnh phổi mãn tính do tiếp xúc lâu dài với bụi và hóa chất.

Trở lại hai vụ tai nạn điển hình, nguyên nhân được cơ quan chức năng bước đầu xác định chủ yếu nằm ở ba điểm cốt lõi. Trước hết là chất lượng thiết bị và vật tư không đảm bảo. Tại công trình Đông Yên B, dây cáp của vận thăng bị đứt ngay khi đang hoạt động cho thấy thiết bị này không được kiểm tra, bảo trì định kỳ. Tương tự, sàn công tác giàn giáo tại khách sạn Le Parfum đã không chịu được tải trọng, dẫn đến sập đổ bất ngờ.

Thứ hai là quy trình thi công thiếu chặt chẽ. Vận thăng vốn chỉ được phép dùng để chở hàng nhưng lại được sử dụng để chở người, vi phạm nghiêm trọng quy định an toàn.

Thứ ba là sự buông lỏng trong công tác giám sát. Tại cả hai công trình, việc thiếu lực lượng giám sát an toàn thường trực khiến những rủi ro không được phát hiện sớm, dẫn đến hậu quả đau lòng.

Chương trình huấn luyện an toàn định kỳ có thể giúp giảm tới 60% số vụ tai nạn

Để ngăn chặn những tai nạn tương tự, các chuyên gia cho rằng cần triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, quản lý và đào tạo. Trước hết, các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm định thiết bị, đặc biệt là giàn giáo, vận thăng, cẩu tháp. Việc sử dụng thiết bị không đạt tiêu chuẩn hoặc chưa được kiểm định cần bị xử lý nghiêm minh. Cùng với đó, việc tổ chức các khóa đào tạo về an toàn lao động cho công nhân cần được duy trì thường xuyên. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các chương trình huấn luyện an toàn định kỳ có thể giúp giảm tới 60% số vụ tai nạn.

Tai nạn trong xây dựng: Làm sao để không còn là nỗi ám ảnh của người lao động?
Tai nạn trong công trình xây dựng có xu hướng tăng. Nguồn: ITN

Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và đúng quy cách cũng là một yếu tố quan trọng giúp bảo vệ người lao động. Những thiết bị như nón bảo hộ, dây đai an toàn, găng tay, giày chống trượt, kính bảo vệ không chỉ là vật dụng đi kèm mà cần trở thành yêu cầu bắt buộc trong thi công. Số liệu từ Cục An toàn lao động cho thấy, 85% các vụ tai nạn có thể phòng tránh nếu người lao động sử dụng đúng và đủ trang bị bảo hộ.

Bên cạnh đó, công tác bảo dưỡng, bảo trì thiết bị, máy móc cần được đặt lên hàng đầu. Khoảng 30% các vụ tai nạn có nguyên nhân từ việc sử dụng thiết bị hỏng hóc hoặc không phù hợp. Việc kiểm tra hệ thống điện thường xuyên giúp giảm nguy cơ chập cháy, trong khi bảo trì giàn giáo có thể hạn chế đáng kể các vụ ngã cao.

Giám sát an toàn cũng cần được nâng cao bằng cách ứng dụng công nghệ mới. Các công trình hiện đại có thể sử dụng hệ thống cảm biến, camera AI, thiết bị bay không người lái để phát hiện sớm nguy cơ và cảnh báo kịp thời.

Theo khảo sát của Tổ chức Lao động Quốc tế, các doanh nghiệp có hệ thống giám sát hiệu quả có thể giảm tới 40% tai nạn lao động.

Trong nỗ lực đảm bảo an toàn cho người lao động ngành xây dựng, theo Tiến sĩ Đào Bích Hòa, vai trò của tổ chức Công đoàn là không thể thiếu. Công đoàn các cấp đã và đang thực hiện nhiều biện pháp thiết thực để bảo vệ quyền lợi người lao động. Từ việc giám sát điều kiện lao động tại công trường, phổ biến kiến thức về an toàn lao động, đến đại diện đàm phán chế độ bảo hiểm cho người lao động bị nạn – tất cả đều cho thấy sự hiện diện tích cực và chủ động của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, công đoàn còn phối hợp với doanh nghiệp để tham mưu cải tiến thiết bị bảo hộ, đổi mới nội dung huấn luyện an toàn và tập trung đào tạo cho nhóm lao động mới, những người làm việc ở vị trí nặng nhọc, nguy hiểm.

Những vụ tai nạn xảy ra trong năm 2024 không chỉ là lời cảnh báo về sự thiếu an toàn trong thi công, mà còn là tiếng chuông thức tỉnh cho toàn ngành xây dựng. Việc chủ động nhận diện nguy cơ, triển khai các giải pháp phòng ngừa hiệu quả và phát huy vai trò của công đoàn sẽ là con đường duy nhất để giảm thiểu tai nạn, bảo vệ tính mạng và sức khỏe người lao động.

Thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc? Thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, công nhân có được từ chối làm việc?

Theo quy định của pháp luật, người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được ...

Thúc đẩy xây dựng Văn hóa An toàn tại nơi làm việc là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn Thúc đẩy xây dựng Văn hóa An toàn tại nơi làm việc là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn

Văn hoá an toàn tại nơi làm việc là văn hoá trong đó quyền có một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh ...

Luật Công đoàn năm 2024: Luật Công đoàn năm 2024: "Lá chắn" cho người lao động trước hiểm họa tai nạn

Luật Công đoàn năm 2024 – có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 – được kỳ vọng sẽ là bước ngoặt, trao thêm quyền và trách ...

Đọc thêm

Mạng lưới An toàn vệ sinh viên EVN: "Trái tim" của văn hóa an toàn và giải pháp giảm thiểu rủi ro tai nạn

Công đoàn với ATVSLĐ

Mạng lưới An toàn vệ sinh viên EVN: "Trái tim" của văn hóa an toàn và giải pháp giảm thiểu rủi ro tai nạn

Mạng lưới An toàn vệ sinh viên (ATVSV) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động, giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc.

Tăng cường nhận thức và phát triển môi trường an toàn tại trường học

Công đoàn với ATVSLĐ

Tăng cường nhận thức và phát triển môi trường an toàn tại trường học

Hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 theo chỉ đạo của Liên đoàn Lao động huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên), Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hạ Lễ đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và xây dựng môi trường giáo dục xanh – sạch – đẹp – an toàn.

Nghiệp đoàn đồng hành cùng lao động tự do ở Hòa Bình

Công đoàn với ATVSLĐ

Nghiệp đoàn đồng hành cùng lao động tự do ở Hòa Bình

Lao động tự do đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về thu nhập, việc làm bấp bênh và thiếu sự bảo vệ về quyền lợi. Trong bối cảnh đó, sự ra đời và hoạt động của các nghiệp đoàn có vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ và bảo vệ nhóm lao động này. Tại Hòa Bình, Nghiệp đoàn cơ sở Công ty TNHH HDC GROUP VN (TP. Hòa Bình), chuyên về dọn dẹp nhà cửa và vệ sinh công nghiệp, đang nỗ lực để thực hiện vai trò đó.

Tháng Công nhân – Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động 2025: Đồng hành để bảo vệ người lao động

Công đoàn với ATVSLĐ

Tháng Công nhân – Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động 2025: Đồng hành để bảo vệ người lao động

Năm 2025, với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước và cũng là năm đầu tiên thực hiện Luật Công đoàn mới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 192/KH-TLĐ tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025. Điểm nhấn nổi bật là sự gắn kết giữa Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động – một thông điệp rõ ràng về trách nhiệm, đồng hành cùng người lao động trong bảo vệ sức khỏe, tính mạng và điều kiện làm việc.

Nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động: Vai trò then chốt của Công đoàn

Công đoàn với ATVSLĐ

Nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động: Vai trò then chốt của Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động không chỉ là quyền lợi cơ bản của người lao động mà còn là yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, Công đoàn đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc.

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Công đoàn với ATVSLĐ

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Anh Hà Văn Cường không chỉ là một quản đốc tận tâm mà còn là một đảng viên tiên phong, luôn hết mình vì công việc và đồng nghiệp. Không chỉ cống hiến trong chuyên môn, anh còn truyền cảm hứng, dìu dắt nhiều công nhân trẻ phấn đấu vào Đảng, khẳng định vai trò của người đảng viên trong môi trường lao động sản xuất.

"Áo dài trao yêu thương": Hành trình lan tỏa niềm vui và tôn vinh vẻ đẹp nữ công nhân Thái Bình

Công đoàn với ATVSLĐ

"Áo dài trao yêu thương": Hành trình lan tỏa niềm vui và tôn vinh vẻ đẹp nữ công nhân Thái Bình

Những ngày này, trên khắp các nhà máy, xí nghiệp của tỉnh Thái Bình, không khó để bắt gặp hình ảnh những nữ công nhân duyên dáng trong tà áo dài truyền thống. Đằng sau những nụ cười rạng rỡ ấy là cả một hành trình sẻ chia, yêu thương đầy ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp công đoàn, hội phụ nữ và toàn xã hội đối với những "bóng hồng" nơi công xưởng.

Nam nấu ăn, nữ cắm hoa: Hội thi lan tỏa thông điệp sẻ chia việc nhà dành cho người lao động ở Hải Dương

Công đoàn với ATVSLĐ

Nam nấu ăn, nữ cắm hoa: Hội thi lan tỏa thông điệp sẻ chia việc nhà dành cho người lao động ở Hải Dương

Hội thi "Mâm cơm dinh dưỡng và cắm hoa nghệ thuật" dành cho đoàn viên, người lao động do LĐLĐ tỉnh Hải Dương tổ chức vừa khép lại thành công, không chỉ tôn vinh sự khéo léo, sáng tạo của người lao động mà còn lan tỏa thông điệp ý nghĩa về sự sẻ chia công việc gia đình, hướng tới xây dựng cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc.

Giải pháp nào để giảm căng thẳng, giữ sức khỏe tinh thần cho nữ nhân viên y tế?

Công đoàn với ATVSLĐ

Giải pháp nào để giảm căng thẳng, giữ sức khỏe tinh thần cho nữ nhân viên y tế?

Dù là bác sĩ, y tá, điều dưỡng hay nhân viên hành chính, tài chính, lao động nữ trong ngành y đều đang đối mặt với áp lực kép từ công việc và gia đình. Trong guồng quay đầy căng thẳng ấy, làm thế nào để họ duy trì sự cân bằng, bảo vệ sức khỏe tinh thần và tiếp tục gắn bó với nghề?

"Ngôi trường hạnh phúc" – nền tảng từ an toàn lao động

Công đoàn với ATVSLĐ

"Ngôi trường hạnh phúc" – nền tảng từ an toàn lao động

"Ngôi trường hạnh phúc" không chỉ là nơi làm việc đoàn kết, cởi mở với cơ sở vật chất đầy đủ, chế độ đãi ngộ tốt cho người lao động mà còn là nơi học sinh, sinh viên được học tập trong môi trường lành mạnh, an toàn và được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng.

Bảo hộ lao động đúng đặc thù – Chìa khóa bảo vệ sức khỏe công nhân

Công đoàn với ATVSLĐ

Bảo hộ lao động đúng đặc thù – Chìa khóa bảo vệ sức khỏe công nhân

Nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho hơn 4.500 lao động, Công ty CP Dệt may Huế (thị xã Hương Thủy, thành phố Huế) đã đầu tư mạnh vào trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với từng vị trí công việc. Từ đề xuất của công đoàn, công nhân được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, tham gia huấn luyện an toàn lao động định kỳ, giúp họ an tâm gắn bó với công việc.

"Giai điệu tự hào" tri ân những "chiến sĩ áo trắng"

Công đoàn với ATVSLĐ

"Giai điệu tự hào" tri ân những "chiến sĩ áo trắng"

70 năm qua, ngành y tế Việt Nam đã trở thành lá chắn vững chắc trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Dù là thời chiến tranh bom đạn hay giữa cơn bão đại dịch, những "chiến sĩ áo trắng" vẫn đối mặt với tử thần, giành giật sự sống cho bệnh nhân. Chương trình "Giai điệu tự hào - nơi ánh sáng chưa bao giờ tắt" - tôn vinh những hy sinh thầm lặng và cống hiến cao quý của ngành y Việt Nam đã được phát sóng trên VTV3 tối 23/2.

Công đoàn Quảng Ngãi: sáng tạo tuyên truyền, đảm bảo an toàn giao thông cho đoàn viên, NLĐ

Công đoàn với ATVSLĐ

Công đoàn Quảng Ngãi: sáng tạo tuyên truyền, đảm bảo an toàn giao thông cho đoàn viên, NLĐ

Trước thực trạng tai nạn giao thông là nỗi ám ảnh thường trực, đặc biệt tại các khu công nghiệp đông đúc ở Quảng Ngãi, Liên đoàn Lao động tỉnh đã có cách làm sáng tạo. Chuỗi hội thi kết hợp tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông không chỉ giúp nâng cao ý thức cho đoàn viên, người lao động mà còn tạo sân chơi bổ ích, góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn.

Nỗ lực hành động vì an toàn sức khỏe, tính mạng người lao động

Công đoàn với ATVSLĐ

Nỗ lực hành động vì an toàn sức khỏe, tính mạng người lao động

Năm 2024 chứng kiến sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), một nhiệm vụ quan trọng không chỉ đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho NLĐ mà còn góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn, bền vững, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và kinh tế đất nước. Với chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, các cấp công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành triển khai đồng bộ nhiều hoạt động thiết thực, tạo nên những kết quả đáng ghi nhận.

Kiến tạo môi trường làm việc an toàn, hạnh phúc

Công đoàn với ATVSLĐ

Kiến tạo môi trường làm việc an toàn, hạnh phúc

Không chỉ đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, thủy sản cho 12 tỉnh thành Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Miền Nam còn tiên phong trong việc xây dựng môi trường làm việc an toàn, xanh - sạch - đẹp, lấy người lao động làm trung tâm.

Bắc Giang: Tết Công đoàn thực sự ấm áp, nghĩa tình

Công đoàn với ATVSLĐ

Bắc Giang: Tết Công đoàn thực sự ấm áp, nghĩa tình

Mỗi hoạt động chăm lo đoàn viên, NLĐ phải thực sự thiết thực, ý nghĩa, tiết kiệm, để tất cả NLĐ đều có Tết - tinh thần đó đã được Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Bắc Giang quán triệt đến các cấp công đoàn trong tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bình yên cho những chuyến tàu

Công đoàn với ATVSLĐ

Bình yên cho những chuyến tàu

Mùa xuân mới đang đến, gần 16.000 người lao động ngành Đường sắt tiếp tục làm việc xuyên Tết để đảm bảo hành trình an toàn cho hàng triệu hành khách. Trong giai đoạn cao điểm này, công tác an toàn vệ sinh lao động trở thành ưu tiên đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động cũng như sự an toàn của mỗi chuyến tàu.

Công nhân ăn Tết xa quê

Công đoàn với ATVSLĐ

Công nhân ăn Tết xa quê

Tết đến, những NLĐ xa quê có những lựa chọn khác nhau, người về quê, người đi làm thêm, người ở lại… Dù thế nào họ cũng tìm được niềm vui và vẫn được chăm lo ấm áp.

Mùa xuân của lính biên phòng

Công đoàn với ATVSLĐ

Mùa xuân của lính biên phòng

Khi sắc xuân ngập tràn khắp mọi miền, nơi vùng biên cương xa xôi, những người lính biên phòng vẫn ngày đêm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đồn Biên phòng Mường Mìn (Thanh Hóa), nằm lặng lẽ bên con suối Yên chảy róc rách, là minh chứng sống động cho tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh và tình yêu thương của những người lính nơi tuyến đầu biên giới.

Đảm bảo an toàn trong sản xuất dịp Tết

Công đoàn với ATVSLĐ

Đảm bảo an toàn trong sản xuất dịp Tết

Đảm bảo ATVSLĐ trong dịp Tết Nguyên đán là nội dung được các cấp công đoàn đặc biệt quan tâm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động (TNLĐ) những ngày cận Tết mà chủ đầu tư, nhà thầu, người sử dụng lao động, bộ phận ATVSLĐ trong doanh nghiệp phải hết sức coi trọng để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra mất an toàn lao động (ATLĐ).