Thứ sáu 18/04/2025 00:58

Thúc đẩy xây dựng Văn hóa An toàn tại nơi làm việc là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn

Văn hoá an toàn tại nơi làm việc là văn hoá trong đó quyền có một môi trường làm việc an toàn và vệ sinh của người lao động (NLĐ) được tất cả các cấp tôn trọng. Chính phủ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ đều tham gia tích cực vào việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và vệ sinh thông qua hệ thống các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ được xác định. Trong đó, nguyên tắc phòng ngừa được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu.
Công đoàn góp phần xây dựng văn hóa an toàn

Tai nạn lao động thực tế có thể còn cao hơn nhiều so với thống kê

Theo Thông báo tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) năm 2023, trên toàn quốc đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn làm 7.553 người bị nạn, trong đó 1.720 người bị thương nặng, 662 vụ TNLĐ làm 699 người chết; gây thiệt hại tài sản gần 16.357 tỷ đồng và gần 150 ngàn ngày công.

Riêng trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn quốc xảy ra 3.201 vụ TNLĐ làm 3.065 người bị nạn, bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực làm việc không theo hợp đồng lao động. Trong đó, số vụ TNLĐ chết người là 320 vụ, số người chết vì TNLĐ là 346 người và số người bị thương nặng là 810 người.

Có một số vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong năm 2024 (làm chết người và bị thương nhiều người) tại các địa phương như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Yên Bái, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, trong các lĩnh vực xây dựng, xi măng, khai thác khoáng sản…

Thúc đẩy xây dựng Văn hóa An toàn tại nơi làm việc là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn
Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (thứ 3 từ trái sang) thăm hỏi, động viên đoàn viên bị thương nặng trong vụ tai nạn lao động tại Công ty Than Hòn Gai, tháng 7/2024. Ảnh: CĐVN.

Con số ước tính TNLĐ thực tế có thể còn cao hơn nhiều so với thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bệnh nghề nghiệp (BNN) cũng có xu hướng gia tăng cả về số người mắc và loại bệnh. Năm 2023 đã phát hiện thêm 696 người mắc BNN, trong đó số đã qua giám định là 600 người, chủ yếu là số ca bệnh bụi phổi silic, bụi phổi than, điếc nghề nghiệp. Qua khám sức khỏe định kỳ năm 2023 cho thấy, tỷ lệ NLĐ có sức khỏe yếu (loại 4) và rất yếu (loại 5) đứng ở mức cao, chiếm 8,9% số người được khám (2.479.320).

Tầm quan trọng của văn hóa an toàn lao động

Nguyên nhân chính của điều kiện lao động (ĐKLĐ) xấu, gây mất an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) hiện nay do trình độ công nghệ sản xuất ở Việt Nam còn lạc hậu, NSDLĐ chưa quan tâm nhiều đến việc cải thiện ĐKLĐ, tạo ra nơi làm việc an toàn, thoải mái cho NLĐ mà mới chỉ chú trọng đến kinh tế.

Nhiều NSDLĐ chưa nhận thấy hết lợi ích của công tác ATVSLĐ đối với năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cũng như đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Trong khi đó, có không ít vụ TNLĐ xảy ra do NLĐ còn lơ là, chủ quan, thiếu quan tâm đến việc thực hiện các nội quy, quy trình và việc duy trì, kiểm soát tại nơi làm việc.

Những con số về TNLĐ, BNN và ý thức của NSDLĐ và NLĐ nêu trên cho thấy thực trạng yếu kém về văn hoá an toàn lao động (ATLĐ) trong các doanh nghiệp hiện nay. Yêu cầu bức thiết đối với các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có nguy cơ cao về mất ATLĐ là phải xây dựng được văn hoá ATLĐ, phải xem ATLĐ là chuẩn hàng đầu để xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp phát triển bền vững.

Theo Hướng dẫn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), để xây dựng văn hóa ATLĐ cần quan tâm đến việc xây dựng ý thức, tác phong và thói quen làm việc an toàn. Cá nhân NLĐ cần tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực ứng xử liên quan đến ATLĐ. Văn hóa ATLĐ không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là một phần không thể thiếu của văn hóa doanh nghiệp.

Điều 20 Luật ATVSLĐ quy định: “NSDLĐ phải thường xuyên phối hợp với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở để tổ chức cho NLĐ tham gia hoạt động cải thiện ĐKLĐ, xây dựng văn hóa ATLĐ tại nơi làm việc”.

Công đoàn cùng doanh nghiệp nỗ lực triển khai công tác ATVSLĐ

Để triển khai Luật ATVSLĐ, trong nhiều năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tích cực ban hành và hoàn thiện các quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực ngành nghề có nguy cơ cao như Than - Khoáng sản, Điện lực, Dầu khí, Cao su, Công thương… đã chủ động xây dựng các tiêu chuẩn và coi xây dựng văn hóa ATLĐ là một phần không thể thiếu của văn hóa doanh nghiệp.

“Để văn hóa an toàn được triển khai sâu rộng đến doanh nghiệp, đông đảo NSDLĐ và trở thành ý thức tự giác của NLĐ, Tổng LĐLĐ đang xây dựng Đề án “Công đoàn tham gia xây dựng, thúc đẩy văn hóa an toàn tại nơi làm việc”

Từ năm 2013, Tổng Liên đoàn cũng đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và xây dựng mô hình cơ sở văn hóa an toàn trong sản xuất ở Việt Nam”. Đề tài đã thúc đẩy và áp dụng thử mô hình xây dựng văn hóa an toàn vào 8 doanh nghiệp ở 3 miền thuộc các ngành sản xuất khác nhau, như sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, dược liệu, chế biến thủy sản.

Năm 2022, Công đoàn Dệt may Việt Nam phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn áp dụng Bộ Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp ATLĐ của Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động để tổ chức chấm điểm và bình chọn giải thưởng “Doanh nghiệp an toàn tiêu biểu ngành Dệt may” nhằm thúc đẩy xây dựng văn hóa an toàn trong ngành Dệt may.

Thúc đẩy xây dựng Văn hóa An toàn tại nơi làm việc là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn
Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát biểu tại Lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động tại Hưng Yên năm 2024. Ảnh: CĐVN.

Năm 2024, trên cơ sở phối hợp với Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã nghiên cứu và ban hành “Tài liệu hướng dẫn xây dựng văn hóa an toàn EVN” được triển khai áp dụng ở tất cả các đơn vị thuộc Tập đoàn.

Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc liên doanh, hoặc có đối tác với doanh nghiệp nước ngoài đã triển khai xây dựng văn hóa ATLĐ đạt hiệu quả như: Tổng Công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu, Công ty TNHH Denso Việt Nam (Hà Nội), Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 (Đà Nẵng), Công ty TNHH NS BlueScope Việt Nam, Công ty TNHH Vard (Bà Rịa - Vũng Tàu), Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam (Tiền Giang)… và rất nhiều doanh nghiệp khác trong cả nước.

Thúc đẩy xây dựng Văn hóa An toàn tại nơi làm việc là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn
Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã triển khai xây dựng văn hóa an toàn lao động đạt hiệu quả. Trong ảnh: Người lao động Công ty Cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu (Hà Nội) tìm hiểu nội quy an toàn.

Ở những doanh nghiệp chú trọng xây dựng văn hóa ATLĐ thì điều kiện làm việc, môi trường lao động được cải thiện, vai trò và sự tham gia của công đoàn cơ sở, NLĐ vào công tác ATVSLĐ được khuyến khích và đem lại hiệu quả tích cực trong việc phát hiện các nguy cơ, sự cố gây mất ATLĐ, từ đó giúp giảm thiểu TNLĐ, BNN, góp phần hình thành nên ý thức, tác phong và thói quen làm việc an toàn của NLĐ.

Xây dựng văn hóa an toàn: Cần một “cú hích” lớn

Mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu, song trên thực tế việc xây dựng văn hóa ATLĐ tại nơi làm việc còn khá mờ nhạt, chưa được quan tâm. Nguyên nhân chính của tình trạng này là khái niệm, nội hàm của văn hóa ATLĐ khá rộng và trừu tượng. Các bước triển khai, cách làm để xây dựng văn hóa ATLĐ chưa được hướng dẫn cụ thể, khiến nhiều doanh nghiệp còn lúng túng, chưa triển khai xây dựng.

Nội dung xây dựng văn hóa ATLĐ rất phong phú, bao gồm tổng thể các giải pháp xây dựng các tiêu chuẩn, giá trị, hành vi ứng xử văn hóa trong lao động; tuyên truyền và nâng cao nhận thức của NLĐ từ việc chấp hành nghiêm quy trình ATLĐ, vệ sinh lao động đến thành ý thức tự giác; xây dựng tinh thần hợp tác tập thể với tình đồng nghiệp thân ái, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, bảo vệ lẫn nhau phòng chống TNLĐ; tạo một môi trường lao động thuận lợi, an toàn, hướng đến phát triển các giá trị cao đẹp của NLĐ và hạnh phúc trong công tác, cuộc sống.

Xây dựng văn hóa ATLĐ muốn đạt hiệu quả đòi hỏi phải có quyết tâm cao của không chỉ từ cấp lãnh đạo mà còn phải từ tập thể NLĐ trong doanh nghiệp. Chương trình triển khai phải được thực hiện có kế hoạch, đồng bộ ở tất cả các cấp, nhất là cấp cơ sở và người công nhân trực tiếp. Đây là một công tác lâu dài, không thể một ngày, hai ngày có thể xây dựng được, nên tập thể NLĐ phải kiên trì thực hiện, không “đánh trống bỏ dùi” theo kiểu “phát động phong trào”.

Vì vậy, xây dựng “Văn hóa ATLĐ” là một ý tưởng không mới nhưng cần một “cú hích” lớn để nó trở thành văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp và thể hiện được vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc thực thi bảo đảm ATLĐ cao nhất, hiệu quả nhất cho đoàn viên, NLĐ.

Để văn hóa an toàn được triển khai sâu rộng đến doanh nghiệp, đông đảo NSDLĐ và trở thành ý thức tự giác của NLĐ, Tổng LĐLĐ đang xây dựng Đề án “Công đoàn tham gia xây dựng, thúc đẩy văn hóa an toàn tại nơi làm việc”, trong đó mục tiêu tổng quát là xây dựng ý thức, tác phong và thói quen làm việc bảo đảm ATVSLĐ; cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa TNLĐ, BNN cho NLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc, thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động.

Thúc đẩy xây dựng Văn hóa An toàn tại nơi làm việc là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp công đoàn
Tổng Liên đoàn Lao động đang xây dựng Đề án “Công đoàn tham gia xây dựng, thúc đẩy văn hóa an toàn tại nơi làm việc”. Ảnh: CĐVN.

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới

Trong thời gian tới, các cấp công đoàn sẽ tập trung vào 5 nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, tuyên truyền nâng cao nhận thức của NSDLĐ, cán bộ công đoàn, đoàn viên, NLĐ về xây dựng văn hóa ATLĐ tại nơi làm việc.

Thứ hai, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ công đoàn làm công tác ATVSLĐ tại các địa phương, ngành, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở.

Thứ ba, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc TLĐ triển khai tham gia xây dựng, thúc đẩy văn hóa ATLĐ tại nơi làm việc, nhất là khu vực doanh nghiệp có nguy cơ cao về mất ATVSLĐ.

Thứ tư, tham gia xây dựng và hoàn thiện cơ sở, chính sách pháp luật để thúc đẩy, hỗ trợ và khen thưởng công tác xây dựng văn hóa ATLĐ tại nơi làm việc.

Thứ năm, bố trí nguồn lực, tăng cường huy động sự ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm thực hiện hiệu quả công tác tham gia xây dựng văn hóa ATLĐ tại nơi làm việc.

Công đoàn góp phần xây dựng văn hóa an toàn Công đoàn góp phần xây dựng văn hóa an toàn

Công đoàn Công ty TNHH TOTO Việt Nam phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động tổ chức tốt các hoạt động nâng ...

Vai trò công đoàn trong xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc Vai trò công đoàn trong xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc

Nhiều ý kiến đóng góp tại toạ đàm “Quản trị rủi do bằng văn hóa an toàn - tầm nhìn và mô hình hiệu quả ...

Văn hóa ngành Than - Khoáng sản: Nền tảng vững chắc xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam Văn hóa ngành Than - Khoáng sản: Nền tảng vững chắc xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam

Từ “Kỷ luật và Đồng tâm” đến những giá trị cốt lõi, văn hóa thợ mỏ đóng góp vào sự phát triển của giai cấp ...

Tin cùng chuyên mục

Ngành y tế chuyển mình trong kỷ nguyên số

Công đoàn với ATVSLĐ

Ngành y tế chuyển mình trong kỷ nguyên số

Tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số quốc gia diễn ra ngày 17/4, bà Lương Mai Anh, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) khẳng định khoa học, công nghệ và chuyển đổi số không còn là "điều kiện hỗ trợ", mà trở thành "nền tảng sống còn" cho y tế hiện đại, nhân văn và vì người dân.

Công đoàn cơ sở và công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động: Từ quy định đến thực tiễn

Công đoàn với ATVSLĐ

Công đoàn cơ sở và công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động: Từ quy định đến thực tiễn

An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung cốt lõi trong chính sách bảo vệ người lao động. Luật ATVSLĐ năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động trước khi bố trí công việc, định kỳ hàng năm và khi có thay đổi về công nghệ, thiết bị, môi trường làm việc. Tuy nhiên, thực tế công tác này chưa được quan tâm đúng mức, và đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến số vụ tai nạn lao động vẫn ở mức cao.

Biến Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động thành văn hóa an toàn thực chất

Công đoàn với ATVSLĐ

Biến Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động thành văn hóa an toàn thực chất

Tháng hành động về về an toàn, vệ sinh lao động 2025 là dịp để khẳng định cam kết bảo vệ người lao động. Tại Công ty TNHH New Apparel Far Eastern (Việt Nam), sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và Công đoàn cơ sở qua các hoạt động thi đua, tuyên truyền, huấn luyện đang tạo ra những chuyển biến tích cực, định hình một văn hóa an toàn lao động bền vững.

Gắn an toàn, vệ sinh lao động vào các phong trào thi đua sâu rộng, thực chất

Công đoàn với ATVSLĐ

Gắn an toàn, vệ sinh lao động vào các phong trào thi đua sâu rộng, thực chất

Với phương châm hành động gắn với quyền lợi, nhiều năm qua, các cấp Công đoàn đã phát động mạnh mẽ các phong trào thi đua tại cơ sở, tạo nên một nền tảng bền vững giúp an toàn, vệ sinh lao động không còn là khẩu hiệu hình thức mà trở thành hành động cụ thể, sinh động và lan tỏa.

Sức lan tỏa của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trong hệ thống Công đoàn Việt Nam

Công đoàn với ATVSLĐ

Sức lan tỏa của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động trong hệ thống Công đoàn Việt Nam

Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động từ lâu đã trở thành dịp cao điểm để toàn xã hội, đặc biệt là các cấp Công đoàn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hành động nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Theo đánh giá của Tổng LĐLĐ Việt Nam, năm 2024, với sự vào cuộc đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở, các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ do tổ chức Công đoàn phát động không chỉ dừng lại ở tuyên truyền mà đã lan tỏa thành những hành động thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức và cải thiện môi trường làm việc cho hàng triệu người lao động.

Đọc thêm

Tăng cường đánh giá, nhận diện rủi ro để bảo vệ người lao động

Công đoàn với ATVSLĐ

Tăng cường đánh giá, nhận diện rủi ro để bảo vệ người lao động

Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025, diễn ra từ ngày 1/5 đến 31/5, với chủ đề: “Tăng cường đánh giá, nhận diện nguy cơ, rủi ro và chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc”. Trong bối cảnh tai nạn lao động đang có xu hướng gia tăng và thiệt hại ngày càng nghiêm trọng, chủ đề này không chỉ là khẩu hiệu tuyên truyền mà còn là lời cảnh tỉnh sâu sắc với toàn xã hội.

Học tập suốt đời – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động thời 4.0

Công đoàn với ATVSLĐ

Học tập suốt đời – Chìa khóa đảm bảo an toàn lao động thời 4.0

Trong kỷ nguyên 4.0, khi công nghệ thay đổi chóng mặt, việc học tập suốt đời trở thành "chìa khóa vàng" để người lao động nâng cao năng lực, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Tư tưởng "học để làm việc, làm người, làm cán bộ" được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, càng khẳng định tầm quan trọng của việc cập nhật kiến thức, kỹ năng, giúp phòng ngừa tai nạn, bảo vệ sức khỏe và xây dựng môi trường làm việc an toàn, bền vững.

Tai nạn lao động trong ngành xây dựng: Làm sao để không còn là nỗi ám ảnh?

Công đoàn với ATVSLĐ

Tai nạn lao động trong ngành xây dựng: Làm sao để không còn là nỗi ám ảnh?

Thống kê tình hình tai nạn lao động năm 2024 cho thấy, xây dựng nằm trong nhóm 5 lĩnh vực có số vụ tai nạn chết người cao nhất. Đáng lo ngại, nhiều vụ việc thương tâm vẫn xuất phát từ những nguyên nhân cũ: sập giàn giáo, đứt dây vận thăng, thiếu kiểm soát an toàn...

Mạng lưới An toàn vệ sinh viên EVN: "Trái tim" của văn hóa an toàn và giải pháp giảm thiểu rủi ro tai nạn

Công đoàn với ATVSLĐ

Mạng lưới An toàn vệ sinh viên EVN: "Trái tim" của văn hóa an toàn và giải pháp giảm thiểu rủi ro tai nạn

Mạng lưới An toàn vệ sinh viên (ATVSV) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động, giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp và cải thiện điều kiện làm việc.

Tăng cường nhận thức và phát triển môi trường an toàn tại trường học

Công đoàn với ATVSLĐ

Tăng cường nhận thức và phát triển môi trường an toàn tại trường học

Hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025 theo chỉ đạo của Liên đoàn Lao động huyện Ân Thi (tỉnh Hưng Yên), Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Hạ Lễ đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và xây dựng môi trường giáo dục xanh – sạch – đẹp – an toàn.

Nghiệp đoàn đồng hành cùng lao động tự do ở Hòa Bình

Công đoàn với ATVSLĐ

Nghiệp đoàn đồng hành cùng lao động tự do ở Hòa Bình

Lao động tự do đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức về thu nhập, việc làm bấp bênh và thiếu sự bảo vệ về quyền lợi. Trong bối cảnh đó, sự ra đời và hoạt động của các nghiệp đoàn có vai trò thiết yếu trong việc hỗ trợ và bảo vệ nhóm lao động này. Tại Hòa Bình, Nghiệp đoàn cơ sở Công ty TNHH HDC GROUP VN (TP. Hòa Bình), chuyên về dọn dẹp nhà cửa và vệ sinh công nghiệp, đang nỗ lực để thực hiện vai trò đó.

Tháng Công nhân – Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động 2025: Đồng hành để bảo vệ người lao động

Công đoàn với ATVSLĐ

Tháng Công nhân – Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động 2025: Đồng hành để bảo vệ người lao động

Năm 2025, với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của đất nước và cũng là năm đầu tiên thực hiện Luật Công đoàn mới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 192/KH-TLĐ tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025. Điểm nhấn nổi bật là sự gắn kết giữa Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động – một thông điệp rõ ràng về trách nhiệm, đồng hành cùng người lao động trong bảo vệ sức khỏe, tính mạng và điều kiện làm việc.

Nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động: Vai trò then chốt của Công đoàn

Công đoàn với ATVSLĐ

Nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động: Vai trò then chốt của Công đoàn

An toàn, vệ sinh lao động không chỉ là quyền lợi cơ bản của người lao động mà còn là yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, Công đoàn đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động và xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc.

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Công đoàn với ATVSLĐ

Người đảng viên gần hai thập kỷ gắn bó với ngành in

Anh Hà Văn Cường không chỉ là một quản đốc tận tâm mà còn là một đảng viên tiên phong, luôn hết mình vì công việc và đồng nghiệp. Không chỉ cống hiến trong chuyên môn, anh còn truyền cảm hứng, dìu dắt nhiều công nhân trẻ phấn đấu vào Đảng, khẳng định vai trò của người đảng viên trong môi trường lao động sản xuất.

"Áo dài trao yêu thương": Hành trình lan tỏa niềm vui và tôn vinh vẻ đẹp nữ công nhân Thái Bình

Công đoàn với ATVSLĐ

"Áo dài trao yêu thương": Hành trình lan tỏa niềm vui và tôn vinh vẻ đẹp nữ công nhân Thái Bình

Những ngày này, trên khắp các nhà máy, xí nghiệp của tỉnh Thái Bình, không khó để bắt gặp hình ảnh những nữ công nhân duyên dáng trong tà áo dài truyền thống. Đằng sau những nụ cười rạng rỡ ấy là cả một hành trình sẻ chia, yêu thương đầy ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp công đoàn, hội phụ nữ và toàn xã hội đối với những "bóng hồng" nơi công xưởng.

Nam nấu ăn, nữ cắm hoa: Hội thi lan tỏa thông điệp sẻ chia việc nhà dành cho người lao động ở Hải Dương

Công đoàn với ATVSLĐ

Nam nấu ăn, nữ cắm hoa: Hội thi lan tỏa thông điệp sẻ chia việc nhà dành cho người lao động ở Hải Dương

Hội thi "Mâm cơm dinh dưỡng và cắm hoa nghệ thuật" dành cho đoàn viên, người lao động do LĐLĐ tỉnh Hải Dương tổ chức vừa khép lại thành công, không chỉ tôn vinh sự khéo léo, sáng tạo của người lao động mà còn lan tỏa thông điệp ý nghĩa về sự sẻ chia công việc gia đình, hướng tới xây dựng cuộc sống bình đẳng, hạnh phúc.

Giải pháp nào để giảm căng thẳng, giữ sức khỏe tinh thần cho nữ nhân viên y tế?

Công đoàn với ATVSLĐ

Giải pháp nào để giảm căng thẳng, giữ sức khỏe tinh thần cho nữ nhân viên y tế?

Dù là bác sĩ, y tá, điều dưỡng hay nhân viên hành chính, tài chính, lao động nữ trong ngành y đều đang đối mặt với áp lực kép từ công việc và gia đình. Trong guồng quay đầy căng thẳng ấy, làm thế nào để họ duy trì sự cân bằng, bảo vệ sức khỏe tinh thần và tiếp tục gắn bó với nghề?

"Ngôi trường hạnh phúc" – nền tảng từ an toàn lao động

Công đoàn với ATVSLĐ

"Ngôi trường hạnh phúc" – nền tảng từ an toàn lao động

"Ngôi trường hạnh phúc" không chỉ là nơi làm việc đoàn kết, cởi mở với cơ sở vật chất đầy đủ, chế độ đãi ngộ tốt cho người lao động mà còn là nơi học sinh, sinh viên được học tập trong môi trường lành mạnh, an toàn và được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng.

Bảo hộ lao động đúng đặc thù – Chìa khóa bảo vệ sức khỏe công nhân

Công đoàn với ATVSLĐ

Bảo hộ lao động đúng đặc thù – Chìa khóa bảo vệ sức khỏe công nhân

Nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho hơn 4.500 lao động, Công ty CP Dệt may Huế (thị xã Hương Thủy, thành phố Huế) đã đầu tư mạnh vào trang thiết bị bảo hộ lao động phù hợp với từng vị trí công việc. Từ đề xuất của công đoàn, công nhân được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, tham gia huấn luyện an toàn lao động định kỳ, giúp họ an tâm gắn bó với công việc.

"Giai điệu tự hào" tri ân những "chiến sĩ áo trắng"

Công đoàn với ATVSLĐ

"Giai điệu tự hào" tri ân những "chiến sĩ áo trắng"

70 năm qua, ngành y tế Việt Nam đã trở thành lá chắn vững chắc trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Dù là thời chiến tranh bom đạn hay giữa cơn bão đại dịch, những "chiến sĩ áo trắng" vẫn đối mặt với tử thần, giành giật sự sống cho bệnh nhân. Chương trình "Giai điệu tự hào - nơi ánh sáng chưa bao giờ tắt" - tôn vinh những hy sinh thầm lặng và cống hiến cao quý của ngành y Việt Nam đã được phát sóng trên VTV3 tối 23/2.

Công đoàn Quảng Ngãi: sáng tạo tuyên truyền, đảm bảo an toàn giao thông cho đoàn viên, NLĐ

Công đoàn với ATVSLĐ

Công đoàn Quảng Ngãi: sáng tạo tuyên truyền, đảm bảo an toàn giao thông cho đoàn viên, NLĐ

Trước thực trạng tai nạn giao thông là nỗi ám ảnh thường trực, đặc biệt tại các khu công nghiệp đông đúc ở Quảng Ngãi, Liên đoàn Lao động tỉnh đã có cách làm sáng tạo. Chuỗi hội thi kết hợp tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông không chỉ giúp nâng cao ý thức cho đoàn viên, người lao động mà còn tạo sân chơi bổ ích, góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn.

Nỗ lực hành động vì an toàn sức khỏe, tính mạng người lao động

Công đoàn với ATVSLĐ

Nỗ lực hành động vì an toàn sức khỏe, tính mạng người lao động

Năm 2024 chứng kiến sự nỗ lực không ngừng nghỉ của tổ chức Công đoàn Việt Nam trong công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), một nhiệm vụ quan trọng không chỉ đảm bảo sức khỏe, tính mạng cho NLĐ mà còn góp phần xây dựng môi trường làm việc an toàn, bền vững, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và kinh tế đất nước. Với chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”, các cấp công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành triển khai đồng bộ nhiều hoạt động thiết thực, tạo nên những kết quả đáng ghi nhận.

Kiến tạo môi trường làm việc an toàn, hạnh phúc

Công đoàn với ATVSLĐ

Kiến tạo môi trường làm việc an toàn, hạnh phúc

Không chỉ đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, thủy sản cho 12 tỉnh thành Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi Miền Nam còn tiên phong trong việc xây dựng môi trường làm việc an toàn, xanh - sạch - đẹp, lấy người lao động làm trung tâm.

Bắc Giang: Tết Công đoàn thực sự ấm áp, nghĩa tình

Công đoàn với ATVSLĐ

Bắc Giang: Tết Công đoàn thực sự ấm áp, nghĩa tình

Mỗi hoạt động chăm lo đoàn viên, NLĐ phải thực sự thiết thực, ý nghĩa, tiết kiệm, để tất cả NLĐ đều có Tết - tinh thần đó đã được Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Bắc Giang quán triệt đến các cấp công đoàn trong tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bình yên cho những chuyến tàu

Công đoàn với ATVSLĐ

Bình yên cho những chuyến tàu

Mùa xuân mới đang đến, gần 16.000 người lao động ngành Đường sắt tiếp tục làm việc xuyên Tết để đảm bảo hành trình an toàn cho hàng triệu hành khách. Trong giai đoạn cao điểm này, công tác an toàn vệ sinh lao động trở thành ưu tiên đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động cũng như sự an toàn của mỗi chuyến tàu.