Thứ năm 21/11/2024 16:53

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.
Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Những mất mát không thể bù đắp bằng tiền

Sau vụ tai nạn lao động ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, anh Nông Văn Tuân, Phạm Ngọc Long, Phạm Minh Dương vẫn chưa nguôi ngoai khoảnh khắc đối mặt với tử thần. Đau xót cho đồng nghiệp, hoảng sợ vì tai nạn, dù đã xuất viện về nhà, các anh cũng chưa trở lại được cuộc sống bình thường vì ám ảm tâm lý.

Bà Chiên - mẹ ruột anh Phạm Ngọc Long chia sẻ: “Long ra viện chiều hôm kia với tổn thương vỡ gót chân, gãy xương gần cổ chân, gãy xương tay, chỉ có thể tự dùng nạng đi vệ sinh. Trở về nhà, Long trầm hẳn, thường xuyên ngủ vì kiệt sức. Tôi rất lo cho con. Vết thương như thế không biết bao giờ mới bình phục và có cuộc sống vui vẻ như trước kia”.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đừng để người lao động từ “tàn” đến “phế”
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm công nhân Phạm Ngọc Long tại bệnh viện sau vụ tai nạn lao động. Ảnh: ThC

Vợ anh Long không có việc làm ổn định, ở nhà làm ruộng nên hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Con lớn của anh năm nay 14 tuổi, bị câm điếc. Con nhỏ năm nay học lớp 1, không được khoẻ mạnh như những đứa trẻ khác.

Năm ngoái, nhờ ông ngoại hỗ trợ một phần, cộng thêm vay ngân hàng, vợ chồng anh Long xây được một căn nhà nhỏ để ở. Hai vợ chồng phải sống tằn tiện và chịu khó làm việc để có tiền trang trải cuộc sống hằng ngày. Tiền công, tiền lương hằng tháng của anh Long là nguồn sống của gia đình.

Trước khi vào làm việc tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, anh Long từng đi làm thợ sửa chữa máy móc nhiều năm. Sau đó anh được người quen xin cho vào làm công nhân cơ khí của Công ty, thu nhập hằng tháng khoảng 10 triệu đồng.

Không may sự cố xảy ra, còn sống đã là một điều may mắn với anh Long nhưng sau này chắc chắn sức khoẻ suy giảm, như bác sĩ nói sẽ để lại di tật suốt đời.

“Chỉ sợ sau này với vết thương như vậy, Long sẽ không đi làm được việc nặng nhọc được nữa. Chúng tôi mong muốn cơ quan có thẩm quyền xem xét điều kiện sức khoẻ của Long để giải quyết chế độ, tạo điều kiện để Long có công việc, thu nhập để nuôi sống gia đình”, bà Chiên bày tỏ.

Gia đình anh Lê Mạnh Cường - một trong 7 công nhân tử vong chưa thể trở lại cuộc sống bình thường. Anh Toán - anh em đồng hao với anh Cường chia sẻ: “Hoàn cảnh gia đình anh Cường rất khó khăn. Bố năm nay 90 tuổi, mẹ cũng gần 80 tuổi. Nhà còn một chị gái không có đủ năng lực hành vi dân sự. Hai con đang tuổi ăn học. Vợ anh nay trở thành lao động chính của gia đình 6 người. Bình thường, hai vợ chồng đi làm công, ăn lương dù sao cũng trang trải được cuộc sống hằng ngày. Giờ anh mất đi, vẫn còn món nợ khi vay mượn để xây, sửa nhà và lo toan công việc khác chưa trả được.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đừng để người lao động từ “tàn” đến “phế”
Anh Toán chia sẻ khó khăn của gia đình anh Lê Mạnh Cường với Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: ThC

Anh Cường mất đi, gia đình mất đi trụ cột. Gia đình mong muốn cơ quan có thẩm quyền xem xét, vận dụng chính sách để quan tâm hỗ trợ cho các cháu ăn học đến tuổi trưởng thành. Có như vậy gánh nặng của vợ anh Cường mới được san sẻ phần nào" - anh Toán cho biết.

Không để người lao động từ “tàn” thành “phế”

Lo lắng về tương lai của gia đình 10 công nhân thương vong trong vụ tai nạn lao động ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, TS. Nguyễn Anh Thơ – Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho biết, NLĐ mất đi hoặc bị thương tật, gánh nặng sẽ dồn lên vai người thân, người vợ.

Vì thế, theo ông Thơ, ngoài việc doanh nghiệp phải đền bù, bồi thường theo quy định của pháp luật thì cần quan tâm đến chế độ cho thân nhân NLĐ.

Theo quy định của Luật ATVSLĐ, các công nhân tử vong, hoặc bị thương nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (trừ trường hợp tai nạn lao động mà nguyên nhân hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của Biên bản điều tra tai nạn lao động), theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được doanh nghiệp bồi thường.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đừng để người lao động từ “tàn” đến “phế”
Người thân của anh Nguyễn Danh Mạnh đau đớn trước sự ra đi của anh. Ảnh: ThC

Mức bồi thường ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương.

Trường hợp NLĐ khi bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết khi tai nạn lao động mà nguyên nhân hoàn toàn do lỗi của chính NLĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động thì mức trợ cấp ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động; ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%.

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ, ngoài quy định của pháp luật và khoản tiền bồi thường của doanh nghiệp thì cần nghiên cứu, thiết kế chính sách bổ sung để quan tâm, hỗ trợ cuộc sống lâu dài của gia đình NLĐ khi phía sau họ còn bố mẹ già, con nhỏ hoặc bản thân không còn sức khoẻ để làm việc như trước.

Chính sách của Đảng, Nhà nước đã hướng về NLĐ nhưng chưa thể bao phủ toàn diện.

Theo ông Thơ, trường hợp NLĐ tử vong như trong vụ tai nạn nói trên, làm sao có chế độ chăm sóc tốt hơn với thân nhân của họ như bố mẹ già, vợ, con nhỏ theo từng hoàn cảnh cụ thể bằng cách tạo sinh kế lâu dài cho người thân của họ. Vì số tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động chỉ tương đương với vài trăm triệu đồng. Trong bối cảnh giá cả tăng cao, mất đi nguồn thu nhập hằng tháng lại phải chăm sóc cha mẹ già yếu, nuôi con nhỏ ăn học, ốm đau thì rất nhanh chóng cạn kiệt và không thể đảm bảo cơ hội học tập của các cháu trong tương lai. Rất có thể, những gia đình này sẽ rơi xuống hộ cận nghèo, hộ nghèo. Do vậy, cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, tổ chức Công đoàn cần quan tâm đến tạo việc ngay việc làm mới cho người thân của họ.

Với người bị tại lao động nặng thì ngoài chế độ bồi thường, trợ cấp, cần quan tâm đến phục hồi chức năng lao động cho họ một cách tốt nhất bằng các phương tiện trợ giúp tốt, thông minh để họ quay lại thị trường lao động.

Danh mục phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo quy định hiện nay mới dừng ở xe lăn, tay, chân giả, nạng… để đỡ mất mỹ quan và chỉ giúp đỡ được một phần nhỏ cho nhu cầu của NLĐ.

Về chính sách phục hồi chức năng cho NLĐ bị tai nạn lao động, Điều 25 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định:

Thứ nhất, hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động tối đa bằng 50% chi phí phục hồi chức năng lao động tính theo biểu giá phục hồi chức năng lao động tại thời điểm NLĐ phục hồi chức năng lao động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không vượt quá 3 triệu đồng/người/lượt.

Thứ hai, số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi NLĐ là 02 lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

NLĐ được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 56 Luật ATVSLĐ khi được chỉ định phục hồi chức năng lao động; suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; NLĐ phải đang tham gia bảo hiểm lao động, bệnh nghề nghiệp tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ, sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay đã giúp Việt Nam làm chủ, chế tạo được các phương tiện trợ giúp sinh hoạt thông minh, tiện lợi giải quyết được nhu cầu của người bị tai nạn lao động.

"Như vậy, tuỳ từng dạng tổn thương cụ thể, NLĐ sẽ có thể tìm thấy các phương tiện trợ giúp phù hợp và tiện lợi với chi phí trong khả năng. Nếu sau khi bị tai nạn lao động, chúng ta giúp cho họ có phương tiện hỗ trợ và tinh thần làm việc, tinh thần sống tốt thì họ không bị “tàn” và “phế”.

Nhất là với các công nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động nói trên, sang chấn tâm lý của họ rất lớn. Do vậy, song song phục hồi chức năng, hỗ trợ để họ tiếp tục làm việc phù hợp sức khoẻ thì cần quan tâm đến vấn đề tinh thần để họ có niềm tin vào cuộc sống và là trụ cột tích cực để gia đình vui vẻ, hạnh phúc.

Từ vụ tai nạn lao động nghiêm trọng này cũng cho thấy, Nhà nước sắp tới cần đầu tư nhiều hơn cho các cơ sở phục hồi chức năng lao động cho NLĐ để họ có cơ hội quay trở lại làm việc. Cộng đồng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp cần phải xem xét, nghiên cứu giải pháp đó để không lãng phí nguồn lực lao động khi NLĐ không may bị rủi ro, tai nạn" - TS. Nguyễn Anh Thơ cho biết.

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện ...

Vụ tai nạn lao động 7 công nhân tử vong: Khởi tố nhân viên cân băng liệu Vụ tai nạn lao động 7 công nhân tử vong: Khởi tố nhân viên cân băng liệu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để ...

Vụ 7 công nhân tử vong: Cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện Vụ 7 công nhân tử vong: Cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện

Theo chuyên gia, từ vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong cho thấy, quá trình bảo dưỡng, sửa chữa ...

Hà Vy

Tin cùng chuyên mục

Tìm kiếm hai người mất tích trong vụ xe rác rơi xuống sông ở Huế

Tai nạn lao động

Tìm kiếm hai người mất tích trong vụ xe rác rơi xuống sông ở Huế

Lực lượng cứu nạn cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm hai nhân viên thu gom rác mất tích sau vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực cầu treo Bình Thành, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Công nhân tử vong tại Công ty CP Phân lân Ninh Bình: Bài học về bảo đảm an toàn lao động

Pháp luật ATVSLĐ

Công nhân tử vong tại Công ty CP Phân lân Ninh Bình: Bài học về bảo đảm an toàn lao động

Tại Công ty CP Phân lân Ninh Bình (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến nam công nhân tử vong tại chỗ.

Tai nạn lao động tại cầu chui đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, một công nhân tử vong

Pháp luật ATVSLĐ

Tai nạn lao động tại cầu chui đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, một công nhân tử vong

Một vụ tai nạn lao động vừa xảy ra tại khu vực thi công cầu chui đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang khiến 1 nam công nhân tử vong.

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

Pháp luật ATVSLĐ

"Đau chết lặng vì tai nạn lao động, bố tôi vẫn nhận lỗi do mình chủ quan"

Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.

Điều ít biết về chứng nhận dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ ở một số quốc gia trên thế giới

Pháp luật ATVSLĐ

Điều ít biết về chứng nhận dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ ở một số quốc gia trên thế giới

Các quốc gia trên thế giới có những cách tiếp cận khác nhau về chứng nhận dịch vụ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Sự khác biệt này phản ánh những kinh nghiệm và quan điểm đa dạng trong việc bảo đảm ATLĐ ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực.

Đọc thêm

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật ATVSLĐ

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.

20 công nhân ở Đồng Tháp nhập viện sau khi ăn bánh mì sức khỏe bây giờ ra sao?

Pháp luật ATVSLĐ

20 công nhân ở Đồng Tháp nhập viện sau khi ăn bánh mì sức khỏe bây giờ ra sao?

Ngành y tế tỉnh Đồng Tháp đang khẩn trương làm rõ vụ ngộ độc thực phẩm tập thể sau khi nhiều công nhân Công ty TNHH may túi xách Thái Dương (TP. Đồng Tháp) ăn bánh mì tại một cơ sở bán bánh mì mà họ thường ăn. Hiện nhiều công nhân được xuất viện sau khi cấp cứu, số khác đang điều trị và có dấu hiệu phục hồi tốt.

Vụ 5 công nhân Than Hòn Gai tử vong: Phải an toàn trước rồi hãy tính đào được bao nhiêu than!

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ 5 công nhân Than Hòn Gai tử vong: Phải an toàn trước rồi hãy tính đào được bao nhiêu than!

TS Nguyễn Anh Thơ – Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động nhấn mạnh điều này khi trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn về vụ tai nạn lao động tại Công ty Than Hòn Gai – TKV khiến 5 công nhân tử vong.

Khẩn trương thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động tại Công ty Than Hòn Gai

Tai nạn lao động

Khẩn trương thăm hỏi, hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ tai nạn lao động tại Công ty Than Hòn Gai

Đó là một trong những nội dung tại Công điện số 74/CĐ-TTg ngày 30/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục hậu quả vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Than Hòn Gai.

Tai nạn lao động tại Công ty Than Hòn Gai, 5 công nhân tử vong

Tai nạn lao động

Tai nạn lao động tại Công ty Than Hòn Gai, 5 công nhân tử vong

5 công nhân đang làm việc tại khu vực lò chợ thuộc Dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Suối Lại, Công ty Than Hòn Gai – TKV, TP Hạ Long thì bất ngờ gặp sự cố dẫn đến tử vong.

Các cấp công đoàn chủ động triển khai Chỉ thị 31 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác ATVSLĐ

Pháp luật ATVSLĐ

Các cấp công đoàn chủ động triển khai Chỉ thị 31 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác ATVSLĐ

Ngày 19 tháng 3 năm 2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới (sau đây viết tắt là Chỉ thị số 31). Để triển khai có hiệu quả Chỉ thị này, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Công văn số 1690/TLĐ-QHLĐ ngày 17/7/2024 yêu cầu các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tập trung triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm sau đây:

Clip vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: cẩn trọng dừng xe ở làn đường khẩn cấp

Pháp luật ATVSLĐ

Clip vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: cẩn trọng dừng xe ở làn đường khẩn cấp

Clip từ camera giao thông trên cao tốc ghi lại được vụ va chạm gây ùn tắc trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng ngày 14/7, hé lộ nguyên nhân thực sự.

Vụ nổ ở Bình Dương: Hỗ trợ điều trị tốt nhất cho công nhân bị thương

Tai nạn lao động

Vụ nổ ở Bình Dương: Hỗ trợ điều trị tốt nhất cho công nhân bị thương

Ngày 07/07, LĐLĐ tỉnh Bình Dương đang tích cực phối hợp với Thanh tra Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ huyện Bắc Tân Uyên, Công an và các ngành chức năng để làm rõ nguyên nhân vụ nổ xảy ra tại khu vực bồn chứa bụi thuộc Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông.

Lửa thiêu rụi 1.000m2 nhà xưởng tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

Pháp luật ATVSLĐ

Lửa thiêu rụi 1.000m2 nhà xưởng tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

Đêm 3/7/2024 xảy ra vụ cháy nhà xưởng tại lô D, đường D2, Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, thành phố Tân Uyên, Bình Dương.

Vụ đứt cáp máy vận thăng làm 3 người tử vong: Sử dụng vượt quá cân nặng tải trọng

Tai nạn lao động

Vụ đứt cáp máy vận thăng làm 3 người tử vong: Sử dụng vượt quá cân nặng tải trọng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Oai (Hà Nội) đã ra quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm các quy định về an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng” làm 3 người tử vong xảy ra địa bàn xã Đông Yên (huyện Quốc Oai).

Chiến lược tăng trưởng xanh trong các cấp công đoàn chưa tận dụng hết các cơ hội có sẵn

Pháp luật ATVSLĐ

Chiến lược tăng trưởng xanh trong các cấp công đoàn chưa tận dụng hết các cơ hội có sẵn

Qua 6 tháng triển khai Kế hoạch số 365/KH-TLĐ ngày 9/10/2023 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược quốc gia), hiện mới có 20 LĐLĐ tỉnh, thành phố và 3 công đoàn ngành trung ương xây dựng Kế hoạch thực hiện. Điều này, theo đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam là chưa phát huy tiềm lực, tận dụng cơ hội để thực hiện.

An toàn vệ sinh lao động - chương trình phúc lợi quan trọng của tổ chức Công đoàn

Pháp luật ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động - chương trình phúc lợi quan trọng của tổ chức Công đoàn

Chương trình phúc lợi đoàn viên của tổ chức Công đoàn không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các ưu đãi mua hàng giảm giá mà còn bao gồm nhiều khía cạnh khác, trong đó có an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên y tế

Pháp luật ATVSLĐ

Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên y tế

Ước tính có gần 90% số nhân viên y tế thuộc đối tượng nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Bên cạnh những tác hại lây nhiễm, nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều tác hại không lây nhiễm, bao gồm các hóa chất, nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, siêu âm...

Tụt lở lò than tại Quảng Ninh - sự cố không lường trước được

Pháp luật ATVSLĐ

Tụt lở lò than tại Quảng Ninh - sự cố không lường trước được

Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại Công ty than Quang Hanh - TKV chiều 13/5 (ở Cẩm Phả, Quảng Ninh), khiến 3 công nhân tử vong và 1 người bị thương một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hiểm họa không lường trước được trong khai thác hầm lò.

Nhiều doanh nghiệp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không đúng quy cách

Pháp luật ATVSLĐ

Nhiều doanh nghiệp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân không đúng quy cách

Cục An toàn lao động cho biết, có 2,3% vụ tai nạn lao động do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động.

Nổ lò hơi ở Đồng Nai: Giám đốc công ty gỗ bị khởi tố

Pháp luật ATVSLĐ

Nổ lò hơi ở Đồng Nai: Giám đốc công ty gỗ bị khởi tố

Theo luật sư Vũ Ngọc Hà, giám đốc doanh nghiệp là người nước ngoài để xảy ra vụ nổ lò hơi làm 6 người chết phải chịu trách nhiệm pháp lý như người Việt Nam.

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ tử vong do xe nâng ở Bình Dương: Những khuyến cáo để đảm bảo an toàn

Qua vụ công nhân ở một nhà máy tại Bình Dương tử vong do đồng nghiệp tự ý vận hành xe nâng đâm vào cho thấy, người lái xe đã không tuân thủ các yêu cầu cơ bản về an toàn vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Toàn quân tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Pháp luật ATVSLĐ

Toàn quân tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng

Công tác ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ trong quân đội mang đặc trưng riêng và thường xuyên được lãnh đạo, chỉ huy các cấp từ Bộ Quốc phòng đến cơ sở đặc biệt quan tâm.

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Pháp luật ATVSLĐ

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Hầu hết các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng do trượt ngã từ trên cao xuống (gọi tắt là ngã cao).

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

Pháp luật ATVSLĐ

Từ vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Trách nhiệm của doanh nghiệp và cấp quản lý?

Từ các vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng như vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai, TS. Nguyễn Anh Thơ cho rằng, dù hệ thống pháp luật đã được ban hành tương đối đầy đủ, song ở đâu đó công tác an toàn vẫn chưa có chuyển biến tích cực