Làm việc trong nắng nóng, công nhân, người lao động phải bảo vệ sức khỏe thế nào? |
Kết quả tổng hợp từ 60/63 tỉnh/thành phố về hoạt động y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2023 cho thấy, số người lao động (NLĐ) đạt sức khoẻ tốt (loại I và II) chiếm 70,5%. Tỷ lệ đạt sức khỏe loại III là 20,6%. NLĐ có sức khỏe yếu (loại IV, V) chiếm tỷ lệ 8,9%.
PGS.TS. Lương Mai Anh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế cho biết, có tổng số 921.832 trường hợp NLĐ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế (tăng khoảng 10% so với năm 2022).
Các bệnh thường mắc chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là các bệnh viêm đường hô hấp cấp và mạn tính như viêm xoang, mũi họng, thanh quản (chiếm 26,3%), bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng (14,5%), bệnh về thần kinh trung ương và ngoại biên (7,8%), bệnh mắt (6,3%), bệnh cơ-xương-khớp (5,4%), bệnh về da (3,7%).
| |
PGS.TS. Lương Mai Anh - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế (ngoài cùng, bên phải) cùng đại diện ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam thông tin về Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024. Ảnh: T. Giáp. |
Cũng trong năm 2023, 46/63 tỉnh/thành phố đã tổ chức khám phát hiện 34/35 loại bệnh nghề nghiệp, có 01 bệnh nghề nghiệp mới được khám phát hiện so với năm 2022 là bệnh COVID-19 nghề nghiệp.
Tổng số trường hợp NLĐ tiếp xúc với yếu tố có hại được thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là 509.547 trường hợp (tăng khoảng 10% so với năm 2022), trong đó đã phát hiện được 696 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp (chiếm khoảng 0,1% tổng số khám).
Đáng chú ý, có 07/35 loại bệnh nghề nghiệp được chẩn đoán mới mắc gồm: bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh bụi phổi than nghề nghiệp, bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, bệnh sạm da nghề nghiệp, bệnh lao nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân và bệnh COVID-19 nghề nghiệp.
Trong đó, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn có tỷ lệ mắc cao (56%) so với các bệnh còn lại. Tiếp đó là bệnh bụi phổi than nghề nghiệp (22,4%), bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp (18,5%).
![]() |
Thực hiện đo quan trắc môi trường lao động tại Nhà máy CP mía đường Sơn La. Ảnh: cdcsonla |
Ngoài ra, theo báo cáo của hệ thống giám định y khoa 63 tỉnh/thành phố, năm 2023 đã khám giám định và kết luận cho tổng số 600 lượt NLĐ mắc bệnh nghề nghiệp. Các bệnh được khám giám định nhiều nhất là bệnh bụi phổi than nghề nghiệp (303 trường hợp), bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn (240 trường hợp), bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp (46 trường hợp).
Các bệnh còn lại được giám định là bệnh lao nghề nghiệp và bệnh COVID-19 nghề nghiệp. Kết quả giám định bệnh nghề nghiệp có 171 trường hợp NLĐ có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 5 đến 30% và 377 trường hợp có tỷ lệ tổn thương từ 31% trở lên.
Thực tế cho thấy, sau đại dịch COVID-19, nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang tập trung khôi phục sản xuất, kinh doanh, vì thế công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe NLĐ chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng lao động chưa tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp...
PGS.TS. Lương Mai Anh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế cho biết thêm, hiện nay, kinh phí cho công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại nhiều địa phương còn hạn chế. Các hoạt động tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ tại địa phương chủ yếu được tiến hành thông qua lồng ghép, hiệu quả chưa cao. Đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc ngành Y tế, kinh phí thực hiện các hoạt động an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp chưa có quy định kết cấu kinh phí thực hiện nên các đơn vị chưa chủ động bố trí nguồn đảm bảo. Công tác triển khai đối với lao động không có hợp đồng lao động gặp nhiều khó khăn về thể chế, về nguồn lực và kinh phí.
![]() |
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện kịp thời bệnh nghề nghiệp. Ảnh: moh |
Bộ Y tế nhận định, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của NLĐ có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong các cơ sở lao động vừa, nhỏ và các ngành nghề có nguy cơ cao như khai thác, chế biến vật liệu xây dựng sử dụng hóa chất, khai thác mỏ,…
Trước thực tế đó, ngày 19/3, Bộ Y tế đã có Công văn số 1275/BYT-MT về việc tăng cường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe NLĐ, phòng chống bệnh nghề nghiệp gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cục Quản lý môi trường Y tế cũng tăng cường chỉ đạo hướng dẫn nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường thanh, kiểm tra của các địa phương đảm bảo chất lượng công tác quan trắc môi trường lao động; khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp; nâng cao năng lực ứng phó, đáp ứng phòng chống dịch đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao sức khỏe NLĐ tại nơi làm việc...
Tính đến 31/12/2023, cả nước có: - 115 cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp; 02 đơn vị xin tạm dừng hoạt động và 02 đơn vị xin chấm dứt hoạt động. - 224 tổ chức công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động, trong đó có 35 tổ chức thuộc cấp Trung ương và 189 tổ chức thuộc cấp tỉnh quản lý; 19 đơn vị xin dừng hoạt động và 15 đơn vị bị rút công bố do không đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật. |
Video: Khẩu hiệu hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
![]() Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao ... |
![]() Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất ... |
![]() Hiện nay, các công ty, đơn vị ngày càng quan tâm đến sức khỏe của lao động nữ như cải thiện điều kiện làm việc, ... |
Bệnh nghề nghiệp 10:00 | Thứ tư, 29/01/2025
Trong những ngày đầu năm mới, khi tiếng pháo giao thừa rộn ràng vang vọng, khi mỗi gia đình quây quần bên mâm cơm ấm cúng, có một góc khuất lặng thầm, nơi những người khoác lên mình chiếc áo blouse trắng vẫn miệt mài với công việc. Câu chuyện trực Tết của họ không chỉ là trách nhiệm mà còn là sự hy sinh, lòng trắc ẩn và tình yêu nghề sâu sắc.
Sống an toàn 09:20 | Thứ ba, 07/01/2025
Sau khi tiến hành các kiểm tra chuyên sâu và hội chẩn chuyên gia, các chuyên gia của bệnh viện Vinmec xác định vết thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu.
Bệnh nghề nghiệp 16:26 | Thứ ba, 28/05/2024
Công đoàn và chính quyền có vai trò quan trọng trong việc phối hợp để đưa ra các biện pháp phòng, tránh bệnh nghề nghiệp cho đoàn viên và nhân viên Y tế.
Bệnh nghề nghiệp 07:10 | Chủ nhật, 07/04/2024
Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp (BNN) cho người lao động (NLĐ) phải được thực hiện từ thời điểm họ được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.
Bệnh nghề nghiệp 22:14 | Thứ hai, 25/03/2024
Bộ Y tế nhận định, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người lao động có xu hướng gia tăng.