Chủ nhật 28/04/2024 11:50

Thúc đẩy sự chủ động chăm sóc sức khoẻ ở lao động nữ

Hiện nay, các công ty, đơn vị ngày càng quan tâm đến sức khỏe của lao động nữ như cải thiện điều kiện làm việc, có các mô hình chăm sóc sức khoẻ dành riêng cho họ. Tuy nhiên, chính bản thân nữ công nhân lao động lại chưa chủ động chăm sóc sức khỏe cho mình.
Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Những vấn đề về sức khỏe thường gặp ở lao động nữ di cư

Chị Lương Thị Duyên rời quê nhà Nam Định lên làm công nhân vệ sinh tại Trường THPT Hoàng Long (phố Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội). Công việc này có các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ như bụi, tiếp xúc với các chất tẩy rửa...

Ý thức được việc bảo vệ sức khỏe, chị Duyên thường xuyên sử dụng đầy đủ khẩu trang y tế, ủng, găng tay trong quá trình làm việc. Chị cũng tham gia khám sức khoẻ định kỳ do nhà trường tổ chức.

“Có một sức khoẻ tốt mới có tinh thần làm việc vui vẻ và hăng say lao động", chị Duyên chia sẻ.

Thúc đẩy sự chủ động chăm sóc sức khoẻ ở lao động nữ
Nữ công nhân lao động cần chủ động đi khám sức khỏe định kỳ. Ảnh: Q. Đạt.

Chị Duyên là một trong số 200.000 nữ lao động di cư đến làm việc tại TP Hà Nội. Ngoài việc phải tự lập, tự xoay sở để trang trải sinh hoạt, nhu cầu thiết yếu về nơi ở, thức ăn… những nữ lao động di cư như chị Duyên có thể còn gặp khó khăn về tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Báo cáo khảo sát về “Về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của nữ lao động di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” do Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với LĐLĐ một số địa phương thực hiện từ tháng 6 đến tháng 8/2023 cho thấy: 4,5% lao động nữ di cư gặp khó khăn do thời gian làm việc căng thẳng, áp lực nên thể hiện về sức khỏe và tính bền bỉ còn hạn chế. Tỷ lệ nữ lao động di cư là nhân viên văn phòng và quản lý ở cấp tổ trở lên gặp khó khăn này cao hơn so với công nhân trực tiếp sản xuất (16,4% so với 3,8%). Điều này thể hiện áp lực công việc của vị trí quản lý và văn phòng (những người làm việc trí óc nhiều hơn).

Ngoài ra, theo kết quả khảo sát về đời sống của nữ công nhân dệt may (từ năm 2021 đến năm 2022) do LĐLĐ TP Hồ Chí Minh và Công đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh (khảo sát trên 1.772 người) công bố, các loại bệnh mà lao động nữ có nguy cơ mắc phải khi làm việc tại doanh nghiệp gồm bệnh xương khớp (21,4%); bệnh về hô hấp (20,6%); bệnh bụi phổi (10,1%) và các bệnh khác như bệnh da liễu, điếc nghề nghiệp…

Thúc đẩy sự chủ động chăm sóc sức khoẻ ở lao động nữ di cư

LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa phối hợp với tổ chức Marie Stopes Việt Nam, Xí nghiệp May Khatoco tổ chức tư vấn, khám sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân lao động (tháng 6/2020). Ảnh: Phương Linh.

Bác sĩ Khổng Văn Lãnh - chuyên gia Đề án "Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020" (gọi tắt là Đề án 818) của Bộ Y tế cho biết, hiện nay nữ công nhân lao động đang gặp một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe như áp lực gia đình, áp lực công việc rất lớn. Áp lực công việc kéo dài có thể tác động tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe, làm trì trệ công việc và cuộc sống cá nhân, thậm chí có thể gây trầm cảm và các bệnh về sức khỏe tâm thần.

Thứ hai là vấn đề dinh dưỡng: nhiều công ty đã nâng cao chất lượng, cải thiện bữa ăn đặc biệt là cải thiện bữa ăn ca cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn có những nơi làm chưa tốt. Đặc biệt, chị em cũng chưa thực sự quan tâm đến chất lượng bữa ăn; vẫn còn hiện tượng chị em bỏ ăn, ăn ít hoặc ăn không đủ dinh dưỡng vì sợ béo hoặc giảm cân.

Thúc đẩy sự chủ động chăm sóc sức khoẻ ở lao động nữ di cư

Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Ban thư ký Nhóm kỹ thuật sức khỏe người di cư phối hợp với LĐLĐ tỉnh Hưng Yên, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Hưng Yên tổ chức tọa đàm "Tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nữ lao động di cư làm việc ở các khu công nghiệp". Ảnh: CĐ

Thứ ba là các bệnh nghề nghiệp gặp phải trong quá trình lao động. Tiếp nữa, nhiều công nhân nữ chưa chú ý đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của cá nhân nói riêng, trong đó thường gặp nhất là bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư vú. Ngoài ra, nữ công nhân lao động còn gặp phải các vấn đề liên quan tới tiền mãn kinh.

Thúc đẩy sự chủ động chăm sóc sức khoẻ ở lao động nữ di cư
Nữ lao động di cư đặt câu hỏi với các chuyên gia. Ảnh: CĐ

“Chị em ngoài 45 tuổi có thể phải đối mặt với những vấn đề này. Chị em cần thấy được những nguy cơ đó để chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân”, bác sĩ Khổng Văn Lãnh thông tin.

Theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất một lần trong năm. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe chuyên khoa phụ sản. Việc khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của lao động nữ.

Bác sĩ Khổng Văn Lãnh nhấn mạnh, chăm sóc sức khỏe chủ động rất quan trọng vì nếu bị bệnh mà phát hiện sớm thì cơ hội chữa rất cao và chi phí điều trị không quá tốn kém. Ví dụ như ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thì điều trị khá đơn giản và hiệu quả, tuy nhiên giai đoạn 2 đến 3 trở lên sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí có thể tử vong. Do đó, nữ công nhân lao động, nhất là nữ lao động di cư cần chủ động quan tâm sức khỏe của bản thân mình; thăm khám sức khỏe thường xuyên, định kỳ sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung và sử dụng các sản phẩm, thuốc cần thiết để bảo vệ chính mình ngay từ khi chưa có bệnh.

Thúc đẩy sự chủ động chăm sóc sức khoẻ ở lao động nữ
Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội phối hợp với Công ty CP Nasaco khám sức khỏe miễn phí cho gần 400 nữ cán bộ, đoàn viên dịp 8/3/2024. Ảnh: Q. Đạt.

Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe chủ động

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện tốt việc khám sức khỏe cho lao động nữ vì họ coi kết quả khám sức khỏe định kỳ là một trong những căn cứ để bố trí công việc phù hợp, thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe và giải quyết các chế độ, chính sách cho lao động nữ.

Kết quả khảo sát “Về thực trạng đời sống và thực hiện quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con nhỏ của nữ lao động di cư tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” của Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng chỉ ra, có 98% lao động nữ di cư được khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp.

Trong đó, tỷ lệ được khám định kỳ 2 lần/năm đã tăng (chiếm 53,5%), còn lại 46,5% lao động được khám 1 lần/năm. Về khám chuyên khoa phụ sản cho lao động nữ, có gần 93% người lao động cho biết doanh nghiệp đã tổ chức thực hiện. Đây là tín hiệu đáng mừng, cho thấy các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến sức khỏe và quyền lợi của lao động nữ, đặc biệt là lao động nữ di cư.

Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn là mặc dù các cơ quan đã có sự quan tâm đến sức khỏe của lao động nữ như tạo điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn, có các chính sách chăm lo sức khỏe nhưng chính nữ công nhân lao động lại chưa chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân, thậm chí để bệnh tật tiến triển nặng mới đến cơ sở y tế.

Sức khỏe tốt là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu suất làm việc của mỗi người. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe chủ động đối với lao động nữ là điều cần thiết và không thể bỏ qua.

Lời khuyên của bác sĩ Khổng Văn Lãnh là nữ công nhân lao động nên chủ động đi khám phụ khoa 6 tháng/lần, tầm soát ung thư ít nhất 2 năm/lần tại các cơ sở y tế uy tín, có ý thức tự tầm soát, tự khám để phát hiện ra các vấn đề bất thường của bản thân. Ngoài ra, cần duy trì lối sống lành mạnh như: tập thể dục, ăn uống đủ chất, khoa học, rèn luyện tinh thần thoải mái trong công việc và đời sống hằng ngày.

"Với nữ công nhân lao động thường gặp các vấn đề về sức khỏe như đau lưng hoặc mang tính chất nghề nghiệp thì cần có sự vào cuộc của các cơ quan, công ty, xí nghiệp. Đặc biệt, tổ chức Công đoàn quan tâm, chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đoàn viên của mình nhằm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của lao động nữ", bác sĩ Khổng Văn Lãnh nhấn mạnh.

Video: Bác sĩ Khổng Văn Lãnh tư vấn nữ công nhân chăm sóc sức khỏe chủ động.

Quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ

Nghị định 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 1/2/2021) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, trong đó quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ.

1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ đang mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32 của Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:

a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;

b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;

c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

5. Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.

6. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.

Công nhân lao động cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi làm việc trong mưa, lạnh? Công nhân lao động cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi làm việc trong mưa, lạnh?

Miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ giảm sâu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của những công nhân thường ...

Vì mục tiêu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân Vì mục tiêu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Đời sống sức khỏe của mọi người, mọi nhà trong toàn tỉnh Quảng Trị tiếp tục được ngành Y tế bảo vệ và chăm sóc ...

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất ...

Gia Hưng

Tin cùng chuyên mục

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của người lao động thế nào?

Khỏe mỗi ngày

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của người lao động thế nào?

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu. Ước tính mỗi năm có hàng trăm nghìn người thiệt mạng do tác động của biến đổi khí hậu.

Vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần của giáo viên ngày càng trở nên cấp bách

Khỏe mỗi ngày

Vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần của giáo viên ngày càng trở nên cấp bách

Đối với nghề giáo viên, kỹ năng tự chăm sóc sức khoẻ tâm thần (SKTT) là hết sức quan trọng và cần thiết.

Đọc thêm

Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân lao động

Khỏe mỗi ngày

Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ công nhân lao động

Nhiều lao động nữ còn e ngại, thiếu kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân để phòng tránh các bệnh thường gặp liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Đà Nẵng: Phạt một cơ sở thẩm mỹ có nhiều vi phạm

Khỏe mỗi ngày

Đà Nẵng: Phạt một cơ sở thẩm mỹ có nhiều vi phạm

Ngày 2/10, Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Kangzin với số tiền 320 triệu đồng.

Quảng Nam chỉ đạo phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ

Khỏe mỗi ngày

Quảng Nam chỉ đạo phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn; hướng dẫn triển khai các biện pháp chống lây nhiễm tại nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và cộng đồng.

Bộ Y tế lập 2 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống bệnh bạch hầu

Khỏe mỗi ngày

Bộ Y tế lập 2 đoàn kiểm tra, giám sát phòng chống bệnh bạch hầu

Trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu và đã có hai trường hợp tử vong do mắc bệnh tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Bộ Y tế đã khẩn trương thành lập 2 đoàn kiểm tra hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch.

Quản lý chặt khí N2O theo đúng quy định của pháp luật

Khỏe mỗi ngày

Quản lý chặt khí N2O theo đúng quy định của pháp luật

Bộ Y tế vừa khuyến cáo quản lý chặt việc sử dụng khí gây cười N2O, đặc biệt nguy hiểm khi dùng chung với một số ma túy khác, có nguy cơ dẫn đến mất kiểm soát năng lực hành vi. Ngoài ra, việc sử dụng N2O không đúng quy định trong lĩnh vực phụ gia thực phẩm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bắc Giang: Cơ sở khám sức khoẻ cho công nhân phải chứng minh đáp ứng đủ các yêu cầu

Khỏe mỗi ngày

Bắc Giang: Cơ sở khám sức khoẻ cho công nhân phải chứng minh đáp ứng đủ các yêu cầu

UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu các cơ sở khám sức khoẻ cho công nhân làm việc trong các doanh nghiệp phải chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật.

Tấm lòng cao cả của gia đình Giáo sư Đào Văn Long với bệnh nhân vùng khó khăn

Khỏe mỗi ngày

Tấm lòng cao cả của gia đình Giáo sư Đào Văn Long với bệnh nhân vùng khó khăn

Gia đình Giáo sư Đào Văn Long - nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã trao tặng 10 hệ thống máy siêu âm tích hợp trí tuệ nhân tạo cho 10 bệnh viện tuyến huyện còn khó khăn để chăm sóc sức khỏe cho người dân tốt nhất. Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong 10 đơn vị nhận được sự trao tặng quý giá đó mới đây.

“Mang âm nhạc đến bệnh viện” xoa dịu nỗi đau cho bệnh nhân ung thư

Khỏe mỗi ngày

“Mang âm nhạc đến bệnh viện” xoa dịu nỗi đau cho bệnh nhân ung thư

Chương trình "Mang âm nhạc đến bệnh viện" được sáng lập bởi ca sĩ Thái Thùy Linh với thông điệp: “Chúng tôi không biểu diễn, chúng tôi mang âm nhạc đến bệnh viện để đổi lấy những nụ cười hiếm hoi ở nơi này”. Chương trình được triển khai từ cuối năm 2011, diễn ra ở các bệnh viện trên toàn quốc, đến nay đã được 194 số.

Không thiếu kinh phí, chỉ thiếu cơ chế mua vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng

Khỏe mỗi ngày

Không thiếu kinh phí, chỉ thiếu cơ chế mua vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng

Bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khẳng định, địa phương không thiếu kinh phí, không sợ trách nhiệm nhưng đang thiếu cơ chế mua sắm vắc xin cho chương trình tiêm chủng mở rộng.

Đại diện WHO cho rằng chưa thể coi Covid-19 như cúm mùa

Khỏe mỗi ngày

Đại diện WHO cho rằng chưa thể coi Covid-19 như cúm mùa

Bà Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, có những điểm tương đồng giữa cúm mùa và Covid-19. Tuy nhiên, vẫn không thể coi Covid-19 như cúm mùa.

Tích cực phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe cộng đồng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Khỏe mỗi ngày

Tích cực phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe cộng đồng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới.

Để không ai bị bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng vaccine phòng bệnh

Khỏe mỗi ngày

Để không ai bị bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng vaccine phòng bệnh

Năm 2023, ngành Y tế tỉnh Quảng Trị nói chung và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (KSBT) tỉnh nói riêng đặt mục tiêu chủ động phòng, chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh và giảm đến mức thấp nhất các bệnh truyền nhiễm gây dịch, tăng tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh ở các đối tượng.

5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo không nên tắm trong mùa lạnh

Khỏe mỗi ngày

5 dấu hiệu cơ thể cảnh báo không nên tắm trong mùa lạnh

Thời tiết lạnh giá, khi tắm chúng ta nên hạn chế việc thay đổi thân nhiệt đột ngột, bằng cách tiếp xúc dần từng bộ phận của cơ thể với nước, thường là chân đầu tiên, đến tay, đầu, thân người (lưng và ngực bụng) là sau cùng. Ngoài ra, một số trạng thái của cơ thể báo hiệu bạn không nên tắm để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Linh hoạt các giải pháp kiểm tra, giám sát chi trả bảo hiểm y tế

Khỏe & Đẹp

Linh hoạt các giải pháp kiểm tra, giám sát chi trả bảo hiểm y tế

Thời gian qua, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khánh Hòa đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chi trả khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) đạt hiệu quả cao.

Khám sức khỏe miễn phí cho lao động thuộc nhóm yếu thế

Khỏe mỗi ngày

Khám sức khỏe miễn phí cho lao động thuộc nhóm yếu thế

Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế người khuyết tật (3/12), Công đoàn Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho lao động thuộc các nhóm yếu thế được Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ.

Nâng cao phòng, chống dịch sốt xuất huyết trong đoàn viên, người lao động

Khỏe mỗi ngày

Nâng cao phòng, chống dịch sốt xuất huyết trong đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội đề nghị các cấp Công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và tinh thần chủ động cho đoàn viên, công nhân, viên chức lao động trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết qua nhiều hình thức, kênh truyền thông khác nhau…

Công nhân ở nhà trọ: Nguy cơ bệnh tật vì môi trường ô nhiễm

Khỏe mỗi ngày

Công nhân ở nhà trọ: Nguy cơ bệnh tật vì môi trường ô nhiễm

Thu nhập thấp khiến nhiều công nhân làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải thuê trọ trong những căn nhà trọ chật chội với môi trường sống ô nhiễm. Không chỉ vậy, lối sống tạm bợ của nhiều công nhân khiến họ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh.

Công nhân ngành khai thác mỏ đối mặt với hàng loạt bệnh nghề nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Công nhân ngành khai thác mỏ đối mặt với hàng loạt bệnh nghề nghiệp

Thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, điều kiện làm việc khắc nghiệt khiến cho công nhân ngành khai thác mỏ có nguy cơ mắc hàng loạt bệnh nghề nghiệp.

Rửa tay bằng xà phòng đúng cách để phòng bệnh, dịch

Khỏe mỗi ngày

Rửa tay bằng xà phòng đúng cách để phòng bệnh, dịch

Ngày Rửa tay Thế giới được tổ chức vào ngày 15/10 hằng năm. Đây là sự kiện nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng.

Hướng dẫn xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá

Khỏe mỗi ngày

Hướng dẫn xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá

Thực hiện kế hoạch triển khai các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ năm 2022, LĐLĐ tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức 4 lớp tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá và tập huấn hướng dẫn xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc cho hơn 200 cán bộ công đoàn cơ sở trên địa bàn huyện Phù Cừ.