Thứ hai 11/11/2024 08:01

Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế

Công đoàn và chính quyền có vai trò quan trọng trong việc phối hợp để đưa ra các biện pháp phòng, tránh bệnh nghề nghiệp cho đoàn viên và nhân viên Y tế.
Phát động Giải chạy bộ “Vì sức khỏe Việt Nam” chặng 2, lần thứ hai

Nhận diện một số bệnh nghề nghiệp ở nhân viên Y tế

Ngày 27/5/2024, tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Khối thi đua số 3, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tổ chức buổi Tọa đàm về sức khỏe nghề nghiệp của nhân viên Y tế tại bệnh viện cùng sự tham gia của đại diện 12 đơn vị trong Khối thi đua. Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng - Thứ trưởng Bộ Y tế, đồng chí Nguyễn Xuân Hùng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam dự và chỉ đạo Tọa đàm; cùng dự có PGS.TS Phạm Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam.

Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế
TS.BS Hà Lan Phương - Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: ĐVCC

Tại Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Xuân Tuyên nhấn mạnh vai trò quan trọng của công đoàn và chính quyền trong việc phối hợp để đưa ra các biện pháp phòng, tránh bệnh nghề nghiệp cho đoàn viên và nhân viên Y tế. Ông cho rằng, sức khỏe nghề nghiệp không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ y tế và hiệu quả công việc của cả hệ thống.

Thạc sĩ Phạm Xuân Thành, Phó Trưởng phòng Sức khỏe Lao động, Cục Quản lý Môi trường (Bộ Y tế) cho rằng, bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động của nghệ nghiệp tác động đối với người lao động. Bệnh nghề nghiệp được công nhận từ ngày 19/5/1976 với 08 bệnh được hưởng bảo hiểm xã hội, đến nay đã có 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Bệnh nghề nghiệp thuộc 6 nhóm gồm: Các loại bệnh phổi và phế quản; các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp; các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý; các bệnh da nghề nghiệp; các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp; bệnh ung thư nghề nghiệp.

Theo số liệu được Bộ Y tế công bố, trong giai đoạn 2020 - 2023, trung bình mỗi năm có khoảng 250.000-350.000 người lao động được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; có 3.000-5.000 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp đươc phát hiện (chiếm trên 1%), giám định chỉ chiếm 10% tổng số mắc. Tích luỹ số trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm đến hết năm 2022 là 30.228 trường hợp.

Theo TS.BS Hà Lan Phương - Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế), nhân viên Y tế có nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp như: Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vi sinh vật (gồm: bệnh lao nghề nghiệp, bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp, bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp, bệnh Covid-19 nghề nghiệp); nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý (bệnh phóng xạ nghề nghiệp, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp); nhóm bệnh phổi (bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp, bệnh hen phế quản nghề nghiệp); nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng, bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp); nhóm bệnh da nghề nghiệp (bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên và hóa chất phụ gia cao su).

“Chúng ta phải nhận diện được nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp để đưa ra biện pháp phòng tránh. Công đoàn phải cùng chính quyền thảo luận đưa ra biện pháp phòng, tránh bệnh nghề nghiệp cho đoàn viên, người lao động tại đơn vị. Bên cạnh đó, công đoàn phải kiến nghị với chính quyền ngay khi phát hiện những vấn đề có nguy cơ gây mắc bệnh nghề nghiệp”, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế chỉ đạo.

Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế
Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý như nguy cơ phóng xạ. Ảnh: ĐVCC.

Theo PGS. TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, để bảo vệ tốt sức khoẻ đoàn viên, người lao động, tránh mắc bệnh nghề nghiệp thì trước hết nhận thức của mỗi đoàn viên, cán bộ y tế là hết sức quan trọng. "Công đoàn cần tham mưu cấp ủy, phối hợp lãnh đạo đơn vị triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất lao động, xây dựng văn hóa an toàn lao động bền vững”, PGS. TS Phạm Thanh Bình nói.

Theo đó, TS.BS Hà Lan Phương đề xuất cần thực hiện đúng và đầy đủ các hoạt động như khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc; khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp; lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động là trách nhiệm của lãnh đạo bệnh viện; còn thực hiện khám bệnh nghề nghiệp thì được thực hiện bởi các đơn vị được Bộ Y tế công bố đủ điều kiện. Danh sách các đơn vị đủ điều kiện này đã được công bố trên Cổng Thông tin của Bộ Y tế.

Tặng quà cho đoàn viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo

Bên cạnh những ý kiến đóng góp, chia sẻ, thảo luận của các đại biểu về thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) ngành Y tế, trong khuôn khổ sự kiện, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam đã tặng quà và trao hỗ trợ cho đoàn viên bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo thuộc Khối thi đua số 3 Công đoàn Y tế Việt Nam nhân dịp Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ năm 2024.

Theo đồng chí Phạm Thanh Bình, chăm lo, hỗ trợ đoàn viên bị bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo là hoạt động thường niên và nằm trong chuỗi các hoạt động nhân Tháng Công nhân, Tháng hành động ATVSLĐ và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.

“Đây cũng là dịp vô cùng ý nghĩa để các cấp công đoàn tri ân, động viên, chia sẻ những khó khăn với những chiến sĩ áo trắng đã vì sức khỏe của người dân, cộng đồng chịu thiệt thòi cho bản thân”, đồng chí Phạm Thanh Bình nhấn mạnh và khẳng định: Trong thời gian tới, Công đoàn Y tế Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm chăm lo và huy động nhiều hơn nữa sự chung tay của các đơn vị, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ các đoàn viên, người lao động ngành Y tế có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế
Đồng chí Nguyễn Xuân Hùng, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá cao vai trò của
Công đoàn Y tế Việt Nam. Ảnh: ĐVCC.
Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết" là dịp quan trọng để Bộ Y tế và Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai chương trình phối hợp số 1198/KH-TLĐLĐVN-BYT với mục tiêu, cùng nhau chung tay triển khai các hoạt động chăm lo, hỗ trợ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn; chỉ đạo các CĐCS phối hợp cùng chuyên môn thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở, từng bước nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động ngành Y tế; động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn…

Tại sự kiện, đồng chí Nguyễn Xuân Hùng, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá cao vai trò của Công đoàn Y tế Việt Nam đã luôn chủ động, linh hoạt đề xuất kịp thời với Tổng LĐLĐ Việt Nam và Bộ Y tế nhiều giải pháp, các chế độ chính sách ý nghĩa, thiết thực nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở y tế; đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động ngày một tốt hơn.

“Những phần quà trao tặng tuy giá trị tuy không lớn nhưng khẳng định vai trò của tổ chức Công đoàn luôn đồng hành, kề vai sát cánh, chia sẻ những khó khăn với đoàn viên, người lao động ngành Y tế”, đồng chí Nguyễn Xuân Hùng khẳng định.

Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng và Thứ trưởng
Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trao 50 suất hỗ trợ cho đại diện các công đoàn
cơ sở có đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn Khối thi đua số 3. Ảnh: ĐVCC.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tin tưởng rằng, hoạt động trên sẽ tạo hiệu ứng và sức lan tỏa mạnh mẽ, thúc đẩy sự quan tâm, vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, lãnh đạo đơn vị, doanh nghiệp và toàn xã hội trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên y tế trên toàn quốc. Qua đó, tạo động lực giúp đoàn viên, người lao động ngành Y tế vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục phấn đấu và cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân mà Đảng và Nhà nước đã giao phó cho ngành Y tế.

Video: Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình và Giám đốc Bệnh viện Nội tiết TƯ Phan Hoàng Hiệp trao hỗ trợ cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc Bệnh viện Nội tiết TW và Bệnh viện Châm cứu TƯ. Ảnh: ĐVCC

Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ Yêu cầu doanh nghiệp phối hợp với công đoàn huấn luyện ATVSLĐ

Sau vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Bí thư ...

Đẩy mạnh phối hợp giữa Công đoàn Y tế Việt Nam với Tạp chí Lao động và Công đoàn Đẩy mạnh phối hợp giữa Công đoàn Y tế Việt Nam với Tạp chí Lao động và Công đoàn

Ngày 16/5 tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết kế hoạch phối hợp năm 2024 giữa Công đoàn Y tế Việt Nam với ...

Gần 2,5 triệu người lao động được khám sức khỏe định kỳ trong năm 2023 Gần 2,5 triệu người lao động được khám sức khỏe định kỳ trong năm 2023

Gần 2,5 triệu NLĐ được khám sức khỏe định kỳ trong năm 2023, tương đương với cùng kỳ năm 2022, theo báo cáo mới đây ...

Công Hằng - Hưng Thịnh

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Sức khỏe lao động

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bảo Bảo (Long An) chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ, có nhiều sáng kiến kiểm soát an toàn lao động tại nhà xưởng

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Sức khỏe lao động

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Sức khỏe lao động

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng - theo báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cũng trong năm 2022 và 2023, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử… Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là gì?

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Sức khỏe lao động

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sức khỏe lao động

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sau loạt bài phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, đường link “https://mydb.mynature.site/...” chứa nội dung bịa đặt nhằm quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo đã bị gỡ bỏ.

Đọc thêm

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Sức khỏe lao động

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Thuốc lá nhập lậu, thuốc lá thế hệ mới đang trở thành mối nguy hại với sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, NLĐ có thu nhập thấp và NLĐ trẻ cũng là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sản phẩm này, cũng như dễ dàng trở thành nạn nhân của đối tượng có hành vi buôn lậu.

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Sức khỏe lao động

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Loạt bài viết: Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì khẳng định sẽ tiến hành rà soát, xem xét và xử lý vi phạm nếu có, đồng thời công khai kết quả theo quy định.

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Bạn cần biết

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Sức khỏe lao động

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết… theo Bộ Y tế.

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Sức khỏe lao động

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ diễn biến phức tạp.

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sức khỏe lao động

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sau bão lũ, người dân các tỉnh phía Bắc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, nguy cơ gia tăng các bệnh về da là rất đáng lo ngại.

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Sức khỏe lao động

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì cùng lúc tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, Trung tâm khám chữa bệnh đa khoa Tâm Anh Quận 7 TP.HCM. Đây là trung tâm điều trị béo phì thuộc bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam với chuẩn quốc tế.

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Sức khỏe lao động

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như: công nhân xây dựng, người nạo vét cống rãnh, người làm vườn, nông dân…

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

Sức khỏe lao động

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

“Lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm tại mắt, trong đó bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là phổ biến, có thể bùng phát thành dịch sau lũ”, BSCKII. Phùng Thị Thúy Hằng - Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo.

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Sức khỏe lao động

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển đến vùng bão, lũ là một thách thức do điều kiện di chuyển khó khăn và thời tiết bất lợi.

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sức khỏe lao động

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sau khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, các cơ sở y tế đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bị rắn độc, rết và các loài côn trùng có nọc cắn. Các bác sĩ cảnh báo người dân cần đề cao cảnh giác với các loài động vật, côn trùng có độc khi dọn dẹp nhà, xưởng, cơ sở sản xuất sau bão.

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Sức khỏe lao động

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc lớn, căng thẳng, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu suất làm việc. Nhằm chăm lo cho sức khỏe của cán bộ, nhân viên, ban lãnh đạo bệnh viện đã chú trọng cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ cho đội ngũ nhân viên y tế.

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sức khỏe lao động

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sau cơn bão số 3 gây ngập lụt và sạt lở đất tại nhiều tỉnh phía Bắc, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng lũ lụt.

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Sức khỏe lao động

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Sức khỏe lao động

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Bão số 3 (Yagi) với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ. Để đảm bảo an toàn, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người lao động những lưu ý sau.

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Sức khỏe lao động

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền.

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Sức khỏe lao động

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Bão số 3 (Yagi) không chỉ mang đến mối đe dọa từ thiên nhiên mà còn đặt ra những thử thách lớn về sức khỏe và môi trường. Việc đảm bảo nguồn nước sạch, quản lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe người dân trước, trong và sau thiên tai.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Sức khỏe lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Sức khỏe lao động

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.

Chạy bộ và những cảnh báo biến cố sức khỏe vận động viên

Emagazine

Chạy bộ và những cảnh báo biến cố sức khỏe vận động viên

Phong trào chạy bộ, Marathon vài năm trở lại đây diễn ra rầm rộ trong cả nước, từ phố thị đến làng quê, từ giải chuyên nghiệp lẫn giải phong trào. Trong các cuộc thi và giải chạy này, đã có nhiều vụ tai biến, sự cố sức khỏe với vận động viên (VĐV) và có người không qua khỏi.