Thứ tư 03/07/2024 21:26

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi 12 nữ công nhân mang thai bị ngộ độc thực phẩm

Ngày 15/5, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đoàn công tác đã trực tiếp tới Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt để thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 12 nữ công nhân mang thai bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa ngày 14/5 tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (tỉnh Vĩnh Phúc).
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi công nhân bị thương do cháy khí mê-tan

Hơn 400 công nhân bị nghi ngờ ngộ độc thực phẩm

Công ty TNHH Shiwon thuộc khu công nghiệp Khai Quang (thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) chuyên sản xuất hàng gia công may mặc. Công ty có tổng số 3.300 công nhân lao động.

Sau bữa ăn trưa ngày 14/5 (gồm các món: gà, xúp lơ, dưa chua, canh rau giá) khoảng 2 tiếng, gần 100 công nhân lao động có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.

Tổng số công nhân có biểu hiện bất thường đã được đưa tới các cơ sở y tế là 351 người, cụ thể: Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt 222 người, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc 49 người, Trung tâm y tế thành phố Vĩnh Yên là 80 người; 60 công nhân đang nằm theo dõi tại phòng y tế Công ty.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, đồng chí Trịnh Thị Thoa, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Ngay sau khi nhận được thông báo, LĐLĐ tỉnh chỉ đạo công đoàn các khu công nghiệp tỉnh, Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam phối hợp với phòng y tế, phòng nhân sự công ty và lãnh đạo doanh nghiệp đưa những công nhân có biểu hiện bất thường vào các cơ sở y tế để theo dõi, thăm khám.

Đồng thời, LĐLĐ tỉnh cũng cử cán bộ trực tiếp tới Công ty và các bệnh viện thăm hỏi, động viên công nhân lao động; chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh nắm bắt tình hình và phối hợp làm việc.

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi 12 nữ công nhân mang thai bị ngộ độc thực phẩm
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng chí Trịnh Thị Thoa - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc cùng đoàn công tác đã trực tiếp tới thăm hỏi các nữ công nhân mang thai đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt. Ảnh: V. Lâm

Đến 7h sáng 15/5, theo số lượng tổng hợp của Sở Y tế, tổng số có 413 công nhân lao động nghi ngờ ngộ độc, trong đó có 44 ca vào mới.

294 công nhân lao động đang được theo dõi sức khỏe tại 03 bệnh viện: Hữu nghị Lạc Việt, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc và Trung tâm y tế thành phố Vĩnh Yên. Số đã ra viện ổn định sức khỏe 78 người. Tình trạng bệnh nhân không có diễn biến nặng. Xu hướng chung đang giảm triệu chứng bệnh và dự kiến sẽ tiếp tục được ra viện.

Hỗ trợ 12 nữ công nhân mang thai mỗi người 2 triệu đồng

“LĐLĐ tỉnh chỉ đạo công đoàn các khu công nghiệp, công đoàn cơ sở tiếp tục cử cán bộ trực, theo dõi diễn biến tình hình tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam; chỉ đạo công đoàn cơ sở động viên kịp thời đoàn viên, công nhân lao động còn đang điều trị tại viện và phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc theo tinh thần chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản 3257/UBND-VX1 ngày 14/5/2024; phối hợp với các cơ quan chức năng nắm bắt tình hình, động viên, ổn định tư tưởng công nhân lao động, thân nhân của công nhân lao động nghi bị ngộ độc thực phẩm”, đồng chí Trịnh Thị Thoa thông tin.

Theo đồng chí Trần Thị Thanh Hà - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam, ngay sau khi biết được thông tin có vụ việc hàng trăm công nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, Ban Quan hệ lao động đã lập tức trao đổi với Ban Chính sách - Pháp luật LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc. Ban Quan hệ lao động cũng báo cáo và đề xuất Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục theo dõi nắm bắt tình hình vụ việc, phối hợp với cơ quan chức năng của tỉnh để điều tra, xử lý và báo cáo về Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Ngày 15/5, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đồng chí Trịnh Thị Thoa - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc cùng đoàn công tác đã trực tiếp tới Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt để thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 12 nữ công nhân mang thai đang điều trị tại đây (mỗi người 2 triệu đồng).

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi, động viên các nữ công nhân mang thai

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc thăm hỏi sức khỏe một công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam ngộ độc sau bữa ăn trưa 14/5. Ảnh: BVCC.

Liên quan đến vụ nghi ngộ độc tập thể ở Vĩnh Phúc, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ sở y tế có bệnh nhân đang điều trị, tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để các bệnh nhân có diễn biến nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. Trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với tuyến trên.

Cục An toàn thực phẩm cũng yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân. Phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đảm bảo vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến.

Tuyên truyền, giáo dục người dân kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen trong lựa chọn, sử dụng thực phẩm để đảm bảo an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Thực hiện nghiêm các nội dung tại Công văn số 2487/BYT-ATTP ngày 11/5 của Bộ Y tế về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm

Ngày 11/5/2024 Bộ Y tế có văn bản số 2487/ BYT-ATTP gửi sở Y tế các địa phương, các sở an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm.

Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị trên phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan, khẩn trương tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh/thành phố, ban hành kế hoạch và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Bộ Y tế yêu cầu thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới; nhấn mạnh nội dung người đứng đầu các cấp phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Đồng thời, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể của trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố...

Bộ Y tế cũng lưu ý, đối với nội dung tuyên truyền về kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm, cần chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến, bảo quản đảm bảo an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm.

Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường; không nên tự đóng gói kín các thực phẩm trong điều kiện không đông đá tạo điều kiện cho vi khuẩn hiếm khí phát triển, ví dụ như Clostridium botulinum.

Bên cạnh đó, huy động sự tham gia của doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, đoàn thể xã hội chung tay, góp sức vì thực phẩm sạch, chất lượng, an toàn. Vận động, tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; đồng thời phê phán hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, gây nguy hại đối với sức khỏe con người.

Bộ Y tế cũng đề nghị các đơn vị tăng cường công tác liên ngành trong thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm; trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình;

Chú ý các biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.

Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp).

Đồng thời, công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Ngoài ra, chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch, phương án, lực lượng, thuốc và trang thiết bị để triển khai hiệu quả các biện pháp điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm; cấp cứu, điều trị kịp thời và bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân.

Tăng cường đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên môn trong việc khám, cấp cứu và điều trị, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Khoa học Công nghệ và Thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội) phân tích nguy cơ và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Thông tin chính thức vụ nhiều người nghi ngộ độc thực phẩm ở Đà Nẵng Thông tin chính thức vụ nhiều người nghi ngộ độc thực phẩm ở Đà Nẵng

Chiều 26/6, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tấn Hải - Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng (BQL ...

Có 91 người ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mỳ ở Hội An Có 91 người ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mỳ ở Hội An

Chiều 13/9, Sở Y tế Quảng Nam xác nhận, số lượng bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mỳ tại cửa ...

Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm

Bánh mì vốn là món ăn quen thuộc hằng ngày được nhiều người ưa chuộng vì rất thơm ngon, giá thành rẻ. Tuy nhiên, hơn ...

Hưng Thịnh

Tin cùng chuyên mục

Người lao động cần lưu ý gì khi bổ sung vitamin?

Sức khỏe lao động

Người lao động cần lưu ý gì khi bổ sung vitamin?

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, người lao động cần cẩn thận khi bổ sung vitamin bởi việc uống vitamin liều lượng bao nhiêu, vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất và tránh các tương tác bất lợi không phải ai cũng biết.

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Sức khỏe lao động

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội nhưng hệ lụy mà nó gây ra cũng không hề nhỏ!

Một số vấn đề về quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động

Sức khỏe lao động

Một số vấn đề về quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động

Công tác quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn gặp nhiều thách thức. Do đó, cần tập trung thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng trong tình hình mới.

Doanh nghiệp và công đoàn chủ động đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe người lao động

Sức khỏe lao động

Doanh nghiệp và công đoàn chủ động đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe người lao động

Theo Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Công đoàn Công ty TNHH MTV Cà phê Việt Đức và Công ty Cơ khí điện thủy lợi đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho người lao động.

Cần nhanh chóng hoàn thành kê đơn thuốc điện tử

Sức khỏe lao động

Cần nhanh chóng hoàn thành kê đơn thuốc điện tử

Ở các quốc gia tiên tiến, kê đơn thuốc điện tử là việc đương nhiên.

Đọc thêm

Vận động hơn nửa triệu cán bộ, đoàn viên ngành Y đăng ký hiến tặng mô, tạng

Sức khỏe lao động

Vận động hơn nửa triệu cán bộ, đoàn viên ngành Y đăng ký hiến tặng mô, tạng

Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam vừa ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động "Đăng ký hiến tặng mô, tạng – cho đi là còn mãi".

Công nhân Thủ đô mong có chỗ ở trọ an toàn

Sức khỏe lao động

Công nhân Thủ đô mong có chỗ ở trọ an toàn

Vấn đề về chỗ ở trọ an toàn, đảm bảo điều kiện sống tối thiểu vẫn là một mối lo ngại lớn đối với rất nhiều công nhân ở Thủ đô Hà Nội.

Hai Công đoàn ngành ký kết hợp tác với MED-GROUP

Sức khỏe lao động

Hai Công đoàn ngành ký kết hợp tác với MED-GROUP

Nhằm cung cấp giải pháp toàn diện chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động, Công đoàn Y tế Việt Nam, Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình phúc lợi với Công ty Cổ phần Đầu tư MED-GROUP.

Những điều quan trọng cần biết về vi chất dinh dưỡng

Sức khỏe lao động

Những điều quan trọng cần biết về vi chất dinh dưỡng

Ngày mùng 1 - 2 tháng 6 là Ngày Vi chất dinh dưỡng - đây là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Các cấp công đoàn nỗ lực xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại nơi làm việc

Sức khỏe lao động

Các cấp công đoàn nỗ lực xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại nơi làm việc

Nhân dịp hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2024 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 - 31/5/2024), đồng chí Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo - Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn về công tác tuyên truyền thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và triển khai xây dựng môi trường không khói thuốc tại nơi làm việc trong các cấp công đoàn.

Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế

Sức khỏe lao động

Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế

Công đoàn và chính quyền có vai trò quan trọng trong việc phối hợp để đưa ra các biện pháp phòng, tránh bệnh nghề nghiệp cho đoàn viên và nhân viên Y tế.

Phát động Giải chạy bộ “Vì sức khỏe Việt Nam” chặng 2, lần thứ hai

Sức khỏe lao động

Phát động Giải chạy bộ “Vì sức khỏe Việt Nam” chặng 2, lần thứ hai

Lễ phát động Giải chạy bộ “Vì sức khỏe Việt Nam” lần thứ hai, chặng 2 vừa được Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 24/5/2024.

Một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn từ đầu năm 2024

Sức khỏe lao động

Một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn từ đầu năm 2024

Trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm. Số vụ ngộ độc giảm so với cùng kỳ năm 2023 (5 tháng đầu năm 2023 xảy ra 40 vụ ngộ độc), tuy nhiên số mắc tăng hơn 1.000 người. Điều này cho thấy có những vụ ngộ độc số mắc quy mô lớn, hàng trăm người mắc và nhập viện.

4 bước phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe lao động

4 bước phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu do ăn phải thức ăn ôi thiu, dùng thức ăn và đồ uống đã quá hạn sử dụng, thức ăn chế biến không hợp vệ sinh, bảo quản không tốt, nhiễm vi sinh và độc tố vi khuẩn gây bệnh. Biết cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm là một kỹ năng quan trọng mà mọi người nên nắm vững.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động

Sức khỏe lao động

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập thể cho người lao động

Sức khỏe lao động

Chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập thể cho người lao động

An toàn thực phẩm là yếu tố then chốt đối với sức khỏe và hiệu suất làm việc của công nhân tại các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng này, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong các bếp ăn tập thể, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho công nhân.

Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm

Sức khỏe lao động

Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm

Bánh mì vốn là món ăn quen thuộc hằng ngày được nhiều người ưa chuộng vì rất thơm ngon, giá thành rẻ. Tuy nhiên, hơn 560 người bị ngộ độc (trong đó có một ca rất nặng) sau ăn bánh mì Cô Băng ở Đồng Nai hôm 30/4 vừa qua; hơn 300 người ăn bánh mì Phượng ngộ độc tháng 9 năm 2023 và rất nhiều vụ ngộ độc bánh mì ở các nơi khác đang khiến nhiều người lo lắng.

Vắc xin AstraZeneca gây có thể gây đông máu: Chuyên gia huyết học nói gì?

Sức khỏe lao động

Vắc xin AstraZeneca gây có thể gây đông máu: Chuyên gia huyết học nói gì?

Nguy cơ đông máu sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ xảy ra trong vòng 28 ngày sau tiêm và thường gặp ở mũi vắc xin đầu tiên.

Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ

Sức khỏe lao động

Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, phần lớn người dân đã tiêm vắc xin AstraZeneca Covid-19 vài năm, không nên quá lo lắng về tác dụng phụ.

Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Bạn cần biết

Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Các nhà trọ công nhân thường có diện tích nhỏ, chứa nhiều đồ, không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy nên tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.

Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động

Sức khỏe lao động

Công đoàn Đồng Nai phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động

Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Cửu phối hợp đoàn điều tra liên ngành nắm tình hình, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động tại Cong ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Pháp luật ATVSLĐ

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Sức khỏe lao động

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Bước đầu cơ quan chức năng xác định có 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy tại một công ty sản xuất gỗ ở Đồng Nai.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Sức khỏe lao động

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?