Thứ hai 20/05/2024 17:01

Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm

Bánh mì vốn là món ăn quen thuộc hằng ngày được nhiều người ưa chuộng vì rất thơm ngon, giá thành rẻ. Tuy nhiên, hơn 560 người bị ngộ độc (trong đó có một ca rất nặng) sau ăn bánh mì Cô Băng ở Đồng Nai hôm 30/4 vừa qua; hơn 300 người ăn bánh mì Phượng ngộ độc tháng 9 năm 2023 và rất nhiều vụ ngộ độc bánh mì ở các nơi khác đang khiến nhiều người lo lắng.
Có 91 người ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mỳ ở Hội An

Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm là điều công nhân, người lao động rất quan tâm.

Nhận diện nguy cơ gây ngộ độc từ bánh mì

Ngày 30/4, tiệm bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, Đồng Nai) bán hơn 1.100 ổ bánh mì thịt cho khách hàng. Đến sáng 1/5, nhiều người có triệu chứng tiêu chảy, nôn ói nên nhập viện cấp cứu.

Chủ tiệm bánh mì Cô Băng cho biết mua nguyên liệu, thực phẩm ở các cửa hàng nhỏ lẻ rồi về tự chế biến tại nhà. Trong đó, pate tự làm (gan heo, thịt mỡ), dưa muối chua tự làm (cà rốt, củ cải trắng), nước sốt tự làm (gồm nước hầm thịt heo, hạt nêm, bột ngọt, nước tương). Các nguyên liệu khác như chả lụa, thịt nguội, thịt heo... được mua từ nơi khác.

Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm
Hơn 560 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (Đồng Nai) ngày 30/4.

Qua xác minh, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai xác định, tiệm bánh mì không có giấy phép kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Sự việc có dấu hiệu hình sự nên cơ quan chức năng đã chuyển hồ sơ sang Công an TP. Long Khánh thụ lý, điều tra. Theo hồ sơ này, tính đến ngày 7/5, số người ngộ độc sau khi ăn bánh mì tăng lên 568.

Trước đó, ngày 11 và 12/9/2023, 313 trường hợp bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì mua từ tiệm bánh mì Phượng (Hội An). Theo điều tra, thịt heo được tiệm bánh mì Phượng mua của bà Liễu, chợ Hội An rồi về tự chế biến. Tại thời điểm kiểm tra, tiệm Phượng còn lưu giữ hợp đồng cung cấp thực phẩm. Còn rau xà lách, rau răm, hành, dưa leo mua của nhiều người buôn bán ở chợ Hội An, đem về rửa nước sạch, không ngâm muối.

Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện khoa học công nghệ và Thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội). Ảnh: NVCC.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Khoa học công nghệ và Thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, những vụ ngộ độc bánh mì trong thời gian qua là do pate, xúc xích, dưa chuột, tương ớt, rau sống... trong bánh mì bị nhiễm khuẩn.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh phân tích thêm: Các cơ sở sản xuất thường làm pate nguyên khối, nghĩa là xay gan ra, cho thêm mỡ lợn rồi hấp chín – đây là quá trình thanh trùng, nhưng nếu thanh trùng không hết thì vi khuẩn chỉ chết khoảng 90%, sau khi để ra ngoài thì vi khuẩn lại có cơ hội phát triển. Ngoài ra, gan rất dễ thiu vì chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao.

"Trong con lợn thì gan là bẩn nhất và dễ bị nhiễm trùng nhất. Thứ hai, do trong gan chứa nhiều dinh dưỡng nên nếu bị nhiễm khuẩn thì vi sinh vật phát triển rất nhanh. Không có môi trường nào vi khuẩn sinh trưởng nhanh như pate. Trong phòng xét nghiệm, pate được dùng để cấy nuôi vi khuẩn, chính vì thế nếu quá trình chế biến không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, lúc bán để quá lâu, không được che đậy thì vi khuẩn có thể phát triển", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Đối với những thực phẩm khi đã nhiễm độc tố, mặc dù đun sôi ở nhiệt độ cao các vi sinh vật có thể bị tiêu diệt nhưng độc tố chúng sinh ra không mất đi, vẫn có nguy cơ gây ngộ độc. Trong đó, những thực phẩm như thịt, trứng, sữa, pate, giò chả... là môi trường giàu dinh dưỡng, protein, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển độc tố.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định, những loại nhân để làm bánh mì (pate, thịt, ruốc, dưa góp, rau sống, tương ớt không rõ nguồn gốc xuất xứ) để trong thời tiết nắng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

"Thời tiết nắng nóng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi rất nhanh, nhất là với điều kiện bảo quản thực phẩm kém hơn khi bán hàng ở xe kéo, vỉa hè, đường phố... Nhiều khi không phải do nguyên liệu chế biến không đảm bảo mà là do khâu bảo quản chưa đúng cách, dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm", chuyên gia khẳng định.

Rất khó để nhận diện bánh mì pate “bẩn”. Bản thân vỏ bánh mì rất ngon, nhìn “có vẻ” sạch sẽ, tâm lý người mua thường dựa vào cảm quan nên rất dễ chủ quan. Hơn nữa, những cửa hàng bán đồ ăn lâu năm đều có những kỹ thuật chế biến, bảo quản độc đáo của riêng họ. Không phải ngẫu nhiên mà suốt 34 năm qua bánh mì Phượng (Hội An) vẫn ở đó phục vụ cả triệu suất ăn cho dân địa phương và du khách, bánh mì Cô Băng (Đồng Nai) bán hàng ngàn suất mỗi ngày.

Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm
Những bệnh nhân bị ngộ đọc bánh mì Băng ở Đồng Nai. Ảnh: CTV

Những triệu chứng khi bị ngộ độc, cách xử trí và phòng ngừa

Cơ quan chức năng xác định, nguyên nhân thường gặp nhất trong các vụ ngộ độc bánh mì phần lớn là do nhiễm khuẩn Ecoli và Salmonella. Trong đó, nhiễm khuẩn Salmonella gây độc tố rất lớn và thường xuyên nhất.

Vào cơ thể người qua thức ăn uống, vi khuẩn Salmonella sinh độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, gây ra đau bụng, nôn ói, tiêu chảy. Nếu không bù nước kịp thời, người bệnh mất nước, giảm huyết áp, tụt huyết áp, suy đa cơ quan, thậm chí tử vong. Lượng vi khuẩn lớn có thể xâm nhập máu gây nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng.

Salmonella phát triển rất nhanh ở môi trường nóng ẩm (35-37 độ C). Khi mổ thịt gia súc, gia cầm, nếu không làm sạch sẽ, vi khuẩn Salmonella sẽ phát tán ra môi trường và bám vào thực phẩm như thịt, trứng gia cầm. Ăn trứng sống, luộc trứng không kỹ, người dân cũng có thể nhiễm vi khuẩn Salmonella. Rau và sữa cũng dễ nhiễm Salmonella phát tán từ phân động vật ra.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, ngộ độc Salmonella có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Mất nước nặng, suy đa cơ quan, thậm chí tử vong. Đặc biệt, trẻ em và người già là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi ngộ độc Salmonella do hệ miễn dịch của họ còn yếu.

Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm

Khuẩn Salmonella gây độc tố rất lớn. Ảnh minh họa.

Còn Ecoli là vi khuẩn thường xuất hiện trong sản phẩm tươi sống, thịt bò, sữa tươi, nước trái cây, phô mai, trái cây và rau sống...

So với Ecoli, ngộ độc do Salmonella triệu chứng nặng, nguy hiểm hơn. Ngộ độc thực phẩm do Salmonella có thể xuất hiện một ngày sau ăn, nhưng cũng có trường hợp sau 4-5 ngày.

Nhìn chung khi bị ngộ độc, người bệnh có những triệu chứng như: nhâm nhẩm đau bụng, đi ngoài phân lỏng thậm chí bị tiêu chảy. Điều này rất dễ cảm nhận, nếu ăn xong mà đau bụng ngay thì hãy nghĩ ngay đến việc bị đau bụng do ngộ độc… và cần nghĩ ngay đến việc tiêu độc.

“Cách tốt nhất là tìm cách tự mình nôn ra bằng cách rửa tay sạch, cúi xuống khua vào cuống họng là nôn được. Khi nôn sẽ nhẹ bụng và độc tố bị tống ra ngoài nên lượng độc tố giảm đi rất nhiều", PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.

Nôn và tiêu chảy là phản xạ của cơ thể để đào thải chất độc, do đó tuyệt đối không nên uống thuốc cầm nôn hay cầm tiêu chảy. Khi cơ thể đào thải hết độc tố thì sức khỏe cải thiện dần.

Người bệnh cần nhanh chóng bù nước bằng điện giải, uống oresol. Trẻ em nhiễm khuẩn salmonella cần được theo dõi sát, bù nước theo đường uống, kể cả trường hợp bị nôn cũng phải bổ sung nước.

"Nếu không thể bù nước bằng đường uống, bệnh nhân phải đi viện để truyền dịch hoặc can thiệp thuốc". Nếu triệu chứng không giảm thì nên đến bệnh viện luôn để bác sĩ sử dụng các biện pháp tháo dạ/ rửa ruột”, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo.

Để phòng ngừa ngộ độc Salmonella và Ecoli, người dân cần lưu ý ăn chín, uống chín, đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm, trứng và hải sản; rửa sạch tay trước khi chế biến và ăn uống; rửa sạch rau củ quả trước khi ăn; bảo quản thực phẩm đúng cách.

Để tránh những vụ ngộ độc đáng tiếc xảy ra, theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, điều quan trọng nhất là các cơ sở sản xuất phải nhận thức được, sản phẩm của mình rất dễ bị nhiễm độc nên cần bán nhanh - làm đến đâu bán đến đó để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Pate cũng cần nấu thật chín và bảo quản trong điều kiện lạnh sâu.

Dựa vào tính chất, mức độ vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì sẽ có hình thức xử lý khác nhau. Nội dung này được quy định tại Điều 6 Luật An toàn thực phẩm 2010. Đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, phải bồi thường và khắc phục hậu quả nếu gây ra thiệt hại.

Ngoài ra, theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP) thì đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Mức phạt tiền tối đa về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1 và 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; các khoản 1 và 9 Điều 22; khoản 6 Điều 26 Nghị định 115/2018/NĐ-CP.

Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm cũng có thể bị xử lý hình sự, tại khoản 2 Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội "Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm" như sau:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Làm chết người;

c) Gây ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của từ 21 người đến 100 người;

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Thực phẩm có sử dụng nguyên liệu là động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

h) Thực phẩm có sử dụng chất, hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm chưa được phép sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

i) Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, người nào có hành vi bán đồ ăn gây ngộ độc cho người làm chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, phạt tiền từ 200 - 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 - 07 năm.

Voice: PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Khoa học công nghệ và Thực phẩm – ĐH Bách Khoa Hà Nội) phân tích nguy cơ và cách phòng ngừa ngộ độc bánh mì.

Doanh nghiệp cung cấp bữa ăn tự ý hủy mẫu lưu sau khi 10 công nhân nghi ngộ độc Doanh nghiệp cung cấp bữa ăn tự ý hủy mẫu lưu sau khi 10 công nhân nghi ngộ độc

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Thái Bình không lấy được mẫu suất ăn của Công ty TNHH Dịch vụ và ăn ...

Thông tin chính thức vụ nhiều người nghi ngộ độc thực phẩm ở Đà Nẵng Thông tin chính thức vụ nhiều người nghi ngộ độc thực phẩm ở Đà Nẵng

Chiều 26/6, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tấn Hải - Trưởng ban Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. Đà Nẵng (BQL ...

Cứu thành công 2 trường hợp trẻ bị ngộ độc do ăn sữa chua tự làm ở nhà Cứu thành công 2 trường hợp trẻ bị ngộ độc do ăn sữa chua tự làm ở nhà

Ngày 13/7, thông tin từ Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam cho biết, các bác sĩ Khoa Cấp cứu Hồi sức tích cực ...

Hưng Thịnh

Đọc thêm

Vắc xin AstraZeneca gây có thể gây đông máu: Chuyên gia huyết học nói gì?

Bạn cần biết

Vắc xin AstraZeneca gây có thể gây đông máu: Chuyên gia huyết học nói gì?

Nguy cơ đông máu sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ xảy ra trong vòng 28 ngày sau tiêm và thường gặp ở mũi vắc xin đầu tiên.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của người lao động thế nào?

Khỏe mỗi ngày

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới sức khỏe và an toàn của người lao động thế nào?

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu. Ước tính mỗi năm có hàng trăm nghìn người thiệt mạng do tác động của biến đổi khí hậu.

Làm việc trong nắng nóng, công nhân, người lao động phải bảo vệ sức khỏe thế nào?

Bạn cần biết

Làm việc trong nắng nóng, công nhân, người lao động phải bảo vệ sức khỏe thế nào?

Theo Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), vào mùa nắng nóng, công nhân lao động thường gặp một số vấn đề liên quan tới sức khỏe như say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng.

5 tiêu chí về thực đơn bữa ăn ca cho công nhân

Khỏe & Đẹp

5 tiêu chí về thực đơn bữa ăn ca cho công nhân

Những năm qua, tổ chức Công đoàn luôn nỗ lực quan tâm đến đời sống của người lao động (NLĐ), cải thiện bữa ăn ca cả về số lượng và chất lượng để đảm bảo sức khỏe cho NLĐ.

Vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần của giáo viên ngày càng trở nên cấp bách

Khỏe mỗi ngày

Vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần của giáo viên ngày càng trở nên cấp bách

Đối với nghề giáo viên, kỹ năng tự chăm sóc sức khoẻ tâm thần (SKTT) là hết sức quan trọng và cần thiết.

Thúc đẩy sự chủ động chăm sóc sức khoẻ ở lao động nữ

Khỏe mỗi ngày

Thúc đẩy sự chủ động chăm sóc sức khoẻ ở lao động nữ

Hiện nay, các công ty, đơn vị ngày càng quan tâm đến sức khỏe của lao động nữ như cải thiện điều kiện làm việc, có các mô hình chăm sóc sức khoẻ dành riêng cho họ. Tuy nhiên, chính bản thân nữ công nhân lao động lại chưa chủ động chăm sóc sức khỏe cho mình.

Vì mục tiêu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Khỏe & Đẹp

Vì mục tiêu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Đời sống sức khỏe của mọi người, mọi nhà trong toàn tỉnh Quảng Trị tiếp tục được ngành Y tế bảo vệ và chăm sóc bởi năng lực chuyên môn cao hơn, chất lượng tốt hơn, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững trong năm 2024.

Lạp sườn gác bếp

Khỏe & Đẹp

Lạp sườn gác bếp

Gần Tết, qua điện thoại, mẹ bảo: “Thích ăn lạp sườn để mẹ làm, cuối tuần mẹ gửi nhé”. Nước miếng, nước mắt tự nhiên cùng chảy. Nhớ về quê nhà đâu phải bởi miếng ăn, mà là những ân tình chất chứa trong đó. Nơi ấy, có dáng mẹ ngồi cặm cụi sớm mai, có mùi khói bếp hoang hoải, có lòng mẹ thương con gái lấy chồng xa…

Công ty Nhôm Đắk Nông: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người lao động

Khỏe & Đẹp

Công ty Nhôm Đắk Nông: Nhiều hoạt động chăm lo Tết cho người lao động

Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, chuyên môn và Công đoàn Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa, chăm lo Tết cho người lao động.

Đảm bảo an toàn người bệnh

Khỏe & Đẹp

Đảm bảo an toàn người bệnh

Là một trong hai trụ cột chuyên môn quan trọng nhất của ngành Y tế, lĩnh vực khám chữa bệnh đã, đang và tiếp tục khẳng định vị trí trọng yếu trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Công nhân lao động cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi làm việc trong mưa, lạnh?

Khỏe & Đẹp

Công nhân lao động cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi làm việc trong mưa, lạnh?

Miền Bắc đang trải qua đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ giảm sâu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của những công nhân thường xuyên phải làm việc ngoài trời, mưa lạnh gió rét... Do đó, công nhân cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

Kinh hãi mức nhiễm khuẩn vượt 60 lần từ 3 tấn thịt bẩn bị bắt ở Huế

Khỏe & Đẹp

Kinh hãi mức nhiễm khuẩn vượt 60 lần từ 3 tấn thịt bẩn bị bắt ở Huế

Lực lượng cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế vừa bắt hơn 3 tấn thịt động vật, chủ yếu là thịt lợn có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Kinh hãi hơn là kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy phần lớn chúng đều nhiễm khuẩn, có mẫu mức nhiễm khuẩn gấp 60 lần giới hạn.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tiếp đoàn chuyên gia NCGM (Nhật Bản) đến tham quan và làm việc

Khỏe & Đẹp

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tiếp đoàn chuyên gia NCGM (Nhật Bản) đến tham quan và làm việc

Ngày 21/12/2023, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tiếp đón các chuyên gia Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Y tế toàn cầu Nhật Bản (NCGM) đến tham quan và làm việc.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Xử lý thành công ca bệnh rau cài răng lược thể Percreta

Khỏe & Đẹp

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Xử lý thành công ca bệnh rau cài răng lược thể Percreta

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa xử lý thành công ca bệnh nguy hiểm: sản phụ bị rau tiền đạo trung tâm bám vết mổ cũ, rau cài răng lược thể Percreta xâm lấn thành bàng quang.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị thành công một sản phụ bị thiểu ối

Khỏe & Đẹp

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị thành công một sản phụ bị thiểu ối

Vừa qua, Đơn vị Can thiệp bào thai của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã điều trị và mổ lấy thai thành công cho một trường hợp thiểu ối là bệnh nhân Nguyễn Thị C. L. thường trú tại Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.

Hành trình sinh tử về vòng tay mẹ của những bệnh nhân "0 tuổi"

Khỏe & Đẹp

Hành trình sinh tử về vòng tay mẹ của những bệnh nhân "0 tuổi"

Trẻ sinh non được ví như những chiến binh dũng cảm. Khi vừa chào đời, các bé đã phải xa vòng tay mẹ, bước vào cuộc chiến đầy khó khăn với bệnh tật.

Đà Nẵng: Phạt một cơ sở thẩm mỹ có nhiều vi phạm

Khỏe mỗi ngày

Đà Nẵng: Phạt một cơ sở thẩm mỹ có nhiều vi phạm

Ngày 2/10, Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Kangzin với số tiền 320 triệu đồng.

Quảng Nam chỉ đạo phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ

Khỏe mỗi ngày

Quảng Nam chỉ đạo phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn; hướng dẫn triển khai các biện pháp chống lây nhiễm tại nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và cộng đồng.

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - kỳ tích nuôi dưỡng thành công bé sinh non 400gr

Khỏe & Đẹp

Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội - kỳ tích nuôi dưỡng thành công bé sinh non 400gr

Bé gái chào đời khi mới 26 tuần thai, nặng 400gr và sau 4 tháng điều trị tận tình, con cán mốc cân nặng 2.100gr. Đây là em bé sinh non nhẹ cân nhất được Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chăm sóc và điều trị thành công.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Mổ lấy thai cứu sản phụ tiền sản giật nặng, phù toàn thân

Khỏe & Đẹp

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Mổ lấy thai cứu sản phụ tiền sản giật nặng, phù toàn thân

Nỗi lo lớn nhất của hầu hết phụ nữ trong và sau khi mang thai là đối mặt với các tai biến sản khoa. Một trong số đó là hội chứng tiền sản giật khi mang thai – được xem là nguyên nhân dẫn đến sinh non, trường hợp nặng có thể gây tử vong cho cả sản phụ và thai nhi.