Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Những điều người bệnh cần biết! |
Nhiều người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi hoặc sống tại các khu vực vùng sâu vùng xa, bày tỏ sự ủng hộ với chính sách này. “Trước đây, mỗi tháng phải bắt xe xuống thành phố tái khám, tốn kém và mệt mỏi. Nay có thể nhận thuốc đủ cho 3 tháng, tôi thấy đỡ vất vả hơn.” Bà Trần Thị Hạnh, 72 tuổi (Thái Nguyên) chia sẻ.
Tuy nhiên, không ít ý kiến lo ngại về việc kê đơn dài hạn có thể dẫn tới tình trạng dùng thuốc không đúng, không kiểm soát được các tác dụng phụ hoặc diễn tiến bệnh. “Nếu tôi uống thuốc suốt 3 tháng mà không tái khám thì làm thế nào để biết tình trạng bệnh có thay đổi không? Rồi lỡ có phản ứng phụ thì sao?” – ông Nguyễn Văn Tình, 65 tuổi ở quận Bình Thạnh, TP.HCM bày tỏ.
Bên cạnh đó, một số bác sĩ cho rằng, quy định mới đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân, cùng với việc cập nhật hồ sơ bệnh án một cách minh bạch và đầy đủ. Nếu không, việc kê đơn 90 ngày có thể tiềm ẩn nguy cơ về mặt y tế và khó khăn trong công tác theo dõi, quản lý bệnh nhân.
Qua những ý kiến trên, có thể thấy Thông tư 26/2025/TT-BYT của Bộ Y tế mang đến nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra thách thức mới trong công tác khám chữa bệnh mạn tính. Trong cuộc trao đổi với phóng viên, ThS.BSCKII Trần Thái Sơn – Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai – đã chia sẻ cụ thể hơn về những vấn đề này.
![]() |
ThS.BSCKII Trần Thái Sơn – Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: BVCC) |
Kê đơn cần cá thể hóa – mỗi người bệnh một phác đồ, không máy móc.
Phóng viên: Thưa ThS.BSCKII Trần Thái Sơn, ông đánh giá thế nào về một trong những điểm nổi bật của Thông tư – quy định cho phép kê đơn thuốc dài ngày hơn?
ThS.BSCKII Trần Thái Sơn: Đây là điểm thay đổi rất tích cực. Bác sĩ được phép kê đơn thuốc tối đa 90 ngày đối với các bệnh mạn tính nằm trong danh mục 252 bệnh. Với người bệnh, điều này giúp họ tiết kiệm chi phí, giảm số lần đi lại, đỡ tốn thời gian và công sức – đặc biệt là những bệnh nhân ở xa hoặc có sức khỏe yếu.
Tôi nghĩ, người hưởng lợi trực tiếp nhất chính là người bệnh. Còn với bác sĩ, chúng tôi vẫn làm việc hằng ngày, vẫn điều trị bệnh nhân theo nguyên tắc chuyên môn, nên khi chính sách tạo thuận lợi cho người bệnh thì đội ngũ y bác sĩ đón nhận rất tích cực.
Phóng viên: Tuy nhiên, kê đơn dài ngày hẳn cũng đặt ra những yêu cầu khắt khe hơn trong chỉ định?
ThS.BSCKII Trần Thái Sơn: Đúng vậy. Quyền kê đơn 90 ngày không có nghĩa là bệnh nhân nào cũng nên được kê như vậy. Bác sĩ buộc phải đánh giá thật kỹ tình trạng cụ thể của từng người bệnh. Có những trường hợp ổn định thì có thể kê 90 ngày, nhưng cũng có những trường hợp chỉ nên kê 5–10 ngày, vì bệnh đang trong giai đoạn cấp tính, cần theo dõi sát.
Nếu kê quá dài mà bệnh chuyển biến, bệnh nhân không quay lại kịp thì có thể gây nguy cơ hoặc lãng phí thuốc. Vì thế, quan điểm của chúng tôi là: kê đơn cần cá thể hóa – mỗi người bệnh một phác đồ, không máy móc. Làm được như vậy thì vừa tiết kiệm cho quỹ BHYT, vừa giúp người bệnh tuân thủ điều trị tốt hơn.
![]() |
Kê đơn thuốc dài ngày, bác sĩ buộc phải đánh giá thật kỹ tình trạng cụ thể của từng người bệnh. (Ảnh: BVCC) |
Phóng viên: Một điểm đáng chú ý nữa là đơn thuốc BHYT chỉ có hiệu lực lĩnh thuốc trong thời gian tối đa 5 ngày, đối với đơn thuốc người bệnh tự mua không có khuyến cáo về thời gian mua. Bệnh viện hướng dẫn bác sĩ và người bệnh ra sao để tránh bị lỡ thời gian dùng thuốc?
ThS.BSCKII Trần Thái Sơn: Hiệu lực lĩnh thuốc trong thời gian tối đa 5 ngày là kế thừa quy định trước đây, việc này các bác sĩ đã rất quen thuộc trong việc tư vấn cho người bệnh, để tránh việc đơn thuốc bị hết hiệu lực lĩnh, tránh để quá thời gian rồi phải quay lại khám lại, rất phiền phức.
Đối với đơn thuốc người bệnh tự mua không có khuyến cáo về thời gian mua, đây cũng là một thay đổi rất quan trọng, bác sĩ phải đặc biệt lưu ý trong quá trình tư vấn. Khi kê đơn, cần giải thích rõ và hướng dẫn cho người bệnh về thời hạn tốt nhất của việc mua thuốc trong đơn.
Chúng tôi đã phổ biến kỹ lưỡng nội dung này đến toàn bộ bác sĩ, nhất là các bác sĩ khám ngoại trú – nơi tiếp xúc nhiều với người dân. Việc giao tiếp và hướng dẫn bệnh nhân rõ ràng, đầy đủ từ khâu kê đơn sẽ giúp hạn chế sai sót trong quá trình sử dụng thuốc.
Phóng viên: Về mặt hệ thống, Bệnh viện Bạch Mai đã chuẩn bị gì để sẵn sàng cho việc áp dụng các quy định mới?
ThS.BSCKII Trần Thái Sơn: Có thể nói là chúng tôi đã chuẩn bị khá đồng bộ. Bệnh viện hiện đã triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, nên việc tích hợp, cập nhật Thông tư mới vào phần mềm quản lý được thực hiện ngay. Các chỉ đạo chuyên môn cũng được truyền tải kịp thời tới các khoa phòng.
Chúng tôi tổ chức cả tập huấn trực tiếp tại hội trường lẫn học online có điểm danh. Không chỉ những bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh mà cả các cán bộ gián tiếp cũng cần nắm rõ chủ trương chính sách. Từ đó bảo đảm tính thống nhất trong toàn bệnh viện.
Giám sát đơn thuốc chặt chẽ, tăng vai trò bác sĩ khám chính
Phóng viên: Với quy mô khám chữa bệnh lớn như Bệnh viện Bạch Mai, việc giám sát chất lượng kê đơn thuốc được thực hiện ra sao?
ThS.BSCKII Trần Thái Sơn: Việc này chúng tôi đã làm nhiều năm nay rồi. Trước tiên là cập nhật đầy đủ cho bác sĩ các quy định của Bộ Y tế – từ danh mục thuốc, chỉ định, kỹ thuật, xét nghiệm đến cận lâm sàng. Rồi tổ chức các đợt đào tạo định kỳ, cập nhật quy định mới. Trong mua sắm, bệnh viện rà soát kỹ để loại bỏ các hoạt chất không nằm trong danh mục quy định, tránh trường hợp mua nhầm, gây lãng phí. Ngoài ra, hệ thống phần mềm quản lý của bệnh viện có chức năng cảnh báo – ví dụ như cảnh báo tương tác thuốc, cảnh báo thuốc dễ nhầm lẫn… giúp bác sĩ chủ động kiểm soát, giảm sai sót trong kê đơn.
Một điểm nữa là chúng tôi thực hiện bình đơn thuốc hàng tuần. Tức là sau khi bác sĩ kê đơn, bộ phận chuyên môn sẽ rà lại, đánh giá tính hợp lý, phát hiện các bất cập nếu có – như kê trùng thuốc, kê chưa đúng chỉ định, kê thêm thuốc bổ không thực sự cần thiết… Những trường hợp này sẽ được nhắc lại để bác sĩ điều chỉnh, rút kinh nghiệm. Làm tốt khâu này không chỉ giúp đảm bảo an toàn điều trị mà còn hạn chế được rủi ro không đáng có.
Phóng viên: Theo Thông tư 26, khi người bệnh khám nhiều chuyên khoa trong cùng một lần, việc kê đơn sẽ được thực hiện như thế nào? Vậy ai là người chịu trách nhiệm tổng hợp đơn thuốc trong trường hợp này?
ThS.BSCKII Trần Thái Sơn: Trước đây theo Thông tư 52, việc tổng hợp đơn thuốc được Bệnh viện giao cho lãnh đạo khoa khám bệnh. Nhưng từ Thông tư 26, bác sĩ khám chính sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp đơn cuối cùng, trường hợp cần thiết bác sĩ khám chính có thể đề nghị Hội đồng Hội chẩn toàn viện xem xét, quyết định.
Việc này rất hiệu quả. Bởi vì người khám chính thường nắm rõ tình trạng toàn diện của bệnh nhân. Việc tổng hợp đơn từ đầu mối này sẽ tránh tình trạng kê đơn trùng lặp, bỏ sót thuốc cần thiết, đồng thời phát huy được vai trò phối hợp liên chuyên khoa. Người bệnh sẽ được điều trị toàn diện hơn, đúng hướng hơn.
Xin cảm ơn ông!
Mời xem video được nhiều quan tâm:
![]() Bệnh viện Phụ sản Trung ương vừa bị bệnh nhân phản ánh rằng các nhân viên y tế Bệnh viện này "ép" mua sữa khi ... |
![]() Ở các quốc gia tiên tiến, kê đơn thuốc điện tử là việc đương nhiên. |
![]() Thông tư 26/2025/TT-BYT vừa ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định ... |
Khỏe – Đẹp 07:43 | Thứ ba, 08/07/2025
Bệnh viện Trung ương Huế (thành phố Huế) cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã ghi nhận điều trị cho 30 trường hợp dương tính với liên cầu khuẩn Streptococcus Suis (liên cầu lợn). Trong đó, có trường hợp nhập viện trong tình trạng nặng, đã tử vong, ngành Y tế đưa ra khuyến cáo khẩn.
Khỏe – Đẹp 14:35 | Thứ sáu, 04/07/2025
Cơ quan chức năng thành phố Huế vừa phát hiện và tiến hành tiêu hủy 1 tấn chân gà không rõ nguồn gốc tại một hộ kinh doanh. Điều đáng lo ngại, nếu số chân gà này bị tuồn ra thị trường, người tiêu dùng có thể đối mặt với nguy cơ sử dụng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.
Sống an toàn 15:17 | Thứ tư, 02/07/2025
Một trường hợp nhiễm sán dây dài tới hơn 3 mét vừa được ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những thói quen ăn uống tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe.
Khỏe – Đẹp 20:23 | Thứ hai, 30/06/2025
Những mong muốn về một vẻ ngoài hoàn hảo đang đẩy nhiều người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ như một giải pháp nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang của những lời quảng cáo hấp dẫn là bóng tối của những hiểm họa khôn lường, khi không ít người đặt niềm tin sai chỗ vào các cơ sở thẩm mỹ không an toàn, kém chất lượng.
Sống an toàn 19:50 | Thứ sáu, 27/06/2025
Mới đây nhất, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân D.T.L (32 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng viêm mô bào nghiêm trọng, thậm chí đối diện với nguy cơ nhiễm trùng huyết. Câu chuyện này là hồi chuông báo động dành cho những người lao động nữ, những người thường xuyên đối mặt với áp lực công việc và ít có thời gian chăm sóc bản thân.
Khỏe – Đẹp 17:08 | Thứ năm, 26/06/2025
Nắng nóng cực đoan mùa hè là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, biến nhiều loại đồ ăn thành “cái bẫy” đối với sức khỏe. Từ những bữa tiệc ngoài trời đến các quán ăn vỉa hè, nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn. Nắm vững các nguyên tắc phòng ngừa là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong thời điểm này.
Khỏe – Đẹp 15:27 | Thứ năm, 26/06/2025
Mùa Hè với những đợt nắng nóng khắc nghiệt kéo dài không chỉ gây mệt mỏi, giảm năng suất lao động mà còn là “sát thủ thầm lặng” đối với hàng triệu người lao động đang ngày ngày làm việc dưới trời nắng gắt hoặc trong các nhà xưởng nóng bức.
Khỏe – Đẹp 20:01 | Thứ tư, 25/06/2025
Nấm, với hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng cao, ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến này là những nỗi lo về an toàn thực phẩm. Thị trường nấm đang bị "bủa vây" bởi nhiều vấn đề nhức nhối: nấm không rõ nguồn gốc, nấm nhập khẩu từ Trung Quốc đội lốt hàng Việt, nấm chứa chất bảo quản độc hại, thậm chí cả nấm độc chết người.
Khỏe – Đẹp 20:01 | Thứ tư, 25/06/2025
Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp háng và xương đùi bằng Megaprosthesis. Kỹ thuật này được xem là giải pháp tối ưu cho những trường hợp tổn thương nặng mà trước đây có nguy cơ cao phải cắt cụt chi.
Khỏe – Đẹp 14:54 | Thứ ba, 24/06/2025
Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025 diễn ra từ ngày 25 đến 28/6, trùng với thời điểm thời tiết trên cả nước biến động mạnh: ban ngày nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa dông bất chợt. Trong bối cảnh này, sức khỏe thể chất và tinh thần của gần một triệu sĩ tử trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của phụ huynh mà cả ngành giáo dục và y tế.
Khỏe – Đẹp 16:18 | Thứ hai, 23/06/2025
Không còn chỉ là câu chuyện của ngành y, việc chăm sóc sức khỏe chủ động đang trở thành một chiến lược quốc gia, với sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà quản lý và toàn xã hội. Sự ra đời của Hiệp hội Tư vấn Nâng cao Sức khỏe Việt Nam (VAHCP) chính là bước đi then chốt, hiện thực hóa khát vọng này.
Sống an toàn 16:34 | Thứ sáu, 20/06/2025
Một người đàn ông khỏe mạnh, không nghiện rượu, chỉ ngậm cồn để giảm đau răng, đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp nặng và tổn thương não không thể hồi phục. Những chai cồn được mua tại nhà thuốc - nơi lẽ ra đáng tin cậy, lại là sản phẩm chứa methanol độc hại, được nguỵ trang dưới cái tên “Ethanol 70 độ”. Khi lòng tham đánh đổi bằng tính mạng con người, xã hội cần một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Khỏe – Đẹp 14:45 | Thứ sáu, 20/06/2025
Chúng ta đang sống trong thời đại của những ồn ào, nhưng có những nỗi đau âm thầm không lời. Có những ngày, bạn bước đi, làm việc, nói cười nhưng sâu thẳm bên trong, bạn không còn nhận ra chính mình. Cơ thể vẫn ở đây, nhưng tâm hồn như lạc trôi nơi tận cùng của nỗi cô đơn.
Khỏe – Đẹp 20:13 | Thứ sáu, 13/06/2025
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm 13/6 đến ngày 23/6, các khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có nhiều đợt mưa rào và dông rải rác, kèm theo nguy cơ mưa lớn cục bộ và nắng nóng diện rộng. Bộ Y tế vừa có khuyến cáo quan trọng về công tác phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa bão.
Khỏe – Đẹp 16:54 | Thứ sáu, 13/06/2025
Mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt đã và đang là thử thách lớn đối với sức khỏe người dân, trong đó có những người thường xuyên sử dụng ô tô. Chiếc xe vốn mang lại sự tiện lợi, an toàn trên đường phố, nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Khỏe – Đẹp 16:11 | Thứ năm, 12/06/2025
Mùa hè luôn được các em nhỏ mong chờ. Bởi đó là thời gian các em được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, phía sau những niềm vui ấy lại tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm mà nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự lường trước.
Khỏe – Đẹp 07:00 | Thứ bảy, 07/06/2025
Dưới tác động của nắng nóng kéo dài và gay gắt, nhiều người lao động dễ bị kiệt sức do nóng, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời. Mỗi trạng thái có nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau, nên việc nhận biết chính xác và sơ cứu đúng cách là rất quan trọng.
Khỏe – Đẹp 14:41 | Thứ sáu, 06/06/2025
Đầu mùa Hè năm nay, chứng kiến những ngày nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ ngoài trời tại nhiều khu vực như Hà Nội đã vượt ngưỡng 39-40 độ C, tạo ra điều kiện làm việc ngoài trời gần như "đổ lửa". Trong hoàn cảnh này, hàng triệu người lao động, từ công nhân xây dựng đến lao động tự do, đang phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được bảo vệ đúng mức.
Khỏe – Đẹp 09:03 | Thứ sáu, 06/06/2025
Một bé trai khỏe mạnh đột ngột hôn mê sâu sau hơn một giờ ngồi trong ô tô kín. Các chuyên gia đã "giải mã" nguyên nhân: ngộ độc khí styrene từ chai hóa chất để quên trong xe. Vụ việc không chỉ là tai nạn đơn lẻ mà còn là lời cảnh báo về mối nguy hiểm hóa chất rình rập ngay trong không gian tưởng chừng an toàn nhất – khoang xe.
Khỏe – Đẹp 18:40 | Thứ hai, 02/06/2025
Trong bối cảnh sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này với những thách thức không nhỏ. Đặc biệt, bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên đang gia tăng về số lượng và độ phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc từ ngành y tế, gia đình và xã hội.