Thứ ba 08/07/2025 17:22

Tử vong do mắc liên cầu lợn ở Huế, ngành Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh viện Trung ương Huế (thành phố Huế) cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã ghi nhận điều trị cho 30 trường hợp dương tính với liên cầu khuẩn Streptococcus Suis (liên cầu lợn). Trong đó, có trường hợp nhập viện trong tình trạng nặng, đã tử vong, ngành Y tế đưa ra khuyến cáo khẩn.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng Sán dây dài 3 mét “tấn công” đường ruột vì thói quen ăn rau sống

Liên cầu lợn và những con số biêt nói

Ngày 7/7, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị ghi nhận điều trị cho 30 trường hợp dương tính với liên cầu khuẩn Streptococcus Suis (liên cầu lợn). Đặc biệt, số ca bệnh đang có xu hướng tăng đột biến với 17 ca xác định từ giữa tháng 6/2025; trong đó, có trường hợp nhập viện trong tình trạng nặng, đã tử vong.

Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương - Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: "Tình hình bệnh liên cầu lợn diễn biến phức tạp, đáng lo ngại hơn mọi năm khi một số ca không rõ yếu tố dịch tễ, chưa xác định có tiếp xúc với lợn sống hoặc thực phẩm chế biến từ lợn không đảm bảo vệ sinh.

Tử vong do mắc liên cầu lợn ở Huế, ngành Y tế khuyến cáo khẩn
Kiểm tra, theo dõi sức khỏe bệnh nhân mắc liên cầu lợn. Ảnh: ĐVCC.

Kết quả kháng sinh đồ cho thấy, các trường hợp nặng vẫn còn nhạy với các loại kháng sinh như: Penicillin, ceftriaxone và vancomycin. Hiện bệnh viên chúng tôi đang có một bệnh nhân nam 37 tuổi đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng hôn mê chưa rõ nguyên nhân, tai biến mạch máu não, ngộ độc chất gây nghiện và nhiễm trùng huyết.

Ngoài ra, hai bệnh nhân nặng gồm ông T.K. (71 tuổi, phường Thuận An) đã tỉnh táo, hết sốt, song có di chứng giảm thính lực và ông Đ.D. (71 tuổi, phường Mỹ Thượng) có diễn tiến phức tạp hơn, vẫn còn sốt, thở mệt do kèm viêm phổi, tiên lượng nặng".

Được biết, hiện Khoa Bệnh Nhiệt đới của bệnh viện Trung ương Huế đang điều trị hàng chục bệnh nhân dương tính với liên cầu khuẩn Streptococcus Suis trong máu và dịch não tủy, tình trạng đã ổn định, tri giác không có dấu hiệu chuyển nặng. Các bệnh nhân vào viện chủ yếu với triệu chứng sốt, đau đầu, đau đầu dữ dội về khuya đến sáng sớm kèm nôn mửa nhiều và đau tăng khi bệnh nhân ho.

Một số bệnh nhân nhìn mờ, sợ ánh sáng, có xu hướng nhắm mắt lại. Khi có dấu hiệu rối loạn tri giác rất nặng, người bệnh được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực để điều trị, sau khi ổn định về mặt tri giác sẽ được chuyển về theo dõi tại Khoa Bệnh Nhiệt đới.

Nữ bệnh nhân Đ.T.T.L. (36 tuổi, phường Dương Nỗ) nhập viện tối 29/6 với triệu chứng sốt liên tục, sau đó hôn mê và được chuyển đến Khoa Nhiệt đới. Người nhà bệnh nhân cho biết, không rõ nguyên nhân lây nhiễm. Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo và nhận thức rõ.

Một trường hợp khác là bệnh nhân N.T.H.V. (50 tuổi, kinh doanh quán cơm, trú phường An Hòa cũ, nay là phường Hương An) cho biết, bản thân không tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn hay lợn sống nhưng vẫn có kết quả dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn.

Tử vong do mắc liên cầu lợn ở Huế, ngành Y tế khuyến cáo khẩn
Bệnh nhân bị xuất huyết do vi khuẩn liên cầu lợn gây ra. Ảnh: ĐVCC.

Theo bác sĩ Phan Lê Quỳnh Thi - Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Trung ương Huế, những ca viêm màng não do liên cầu lợn khi tiếp nhận, bác sĩ sẽ điều trị sớm kháng sinh theo kinh nghiệm chứ không đợi đến khi có kết quả xét nghiệm máu dương tính. Nhờ đó, sẽ giảm các nguy cơ, biến chứng cho bệnh nhân về sau.

Thời gian điều trị các ca bệnh liên cầu lợn kéo dài từ 14 - 21 ngày. Đối với viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn, người bệnh bắt buộc phải điều trị trong 21 ngày.

Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương khuyến cáo rằng, người dân cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyệt đối không ăn tiết canh, thịt lợn chưa được nấu chín kỹ; đồng thời đến cơ sở y tế ngay khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi kéo dài để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngành Y tế thành phố Huế đã điều tra, xử lý ca bệnh; đồng thời phát tờ rơi, tuyên truyền cho người dân dấu hiệu nhận biết bệnh liên cầu lợn, biện pháp theo dõi, điều trị, phòng tránh bệnh.

Triệu chứng nhận biết bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Liên cầu khuẩn lợn khi mắc phải sẽ gây nhiễm trùng toàn thân, ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ quan, phổ biến nhất là viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Bệnh thường có một số triệu chứng điển hình như: Sốt, đau đầu, điếc tai, nôn mửa, rối loạn tri giác, cứng gáy, xuất huyết dưới da từng mảng, đôi khi gây hoại tử.

Tử vong do mắc liên cầu lợn ở Huế, ngành Y tế khuyến cáo khẩn
Vi khuẩn liên cầu lợn. Ảnh: ĐVCC.

Trường hợp bị nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn xâm nhập vào máu, vi khuẩn sẽ sản sinh nhanh chóng và sinh ra nhiều độc tố. Lúc này, ngoài các triệu chứng nêu trên, người bệnh có thể bị nhiễm độc tố nặng với các biểu hiện tụt huyết áp, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng, trụy tim mạch, suy hô hấp, hôn mê, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Một số trường hợp bị nhiễm độc đường tiêu hóa với các biểu hiện rối loạn đường tiêu hóa như đi ngoài liên tục, phân lỏng, có máu. Ngoài ra, người bị nhiễm liên cầu lợn còn có triệu chứng sợ ánh sáng, co giật, nôn vọt…; nếu không cứu chữa kịp thời có thể gây phù não, hôn mê và tử vong.

Bên cạnh đó, một số biểu hiện ít gặp hơn khi nhiễm liên cầu khuẩn có thể xuất hiện như viêm tâm mạc (cấp tính và bán cấp tính), viêm khớp sinh mủ cấp tính, viêm nội nhãn và viêm màng bồ đào, viêm cột sống dính khớp…

Để xác định chính xác, bác sỹ nuôi cấy bệnh phẩm (máu, dịch não tủy), và cho kết quả dương tính với liên cầu khuẩn lợn hoặc bằng phương pháp sinh học phân tử (PCR).

Biện pháp phòng liên cầu khuẩn lợn lây sang người

Để phòng ngừa liên cầu khuẩn lợn lây sang người, cần chủ động tránh xa nguồn bệnh lây nhiễm, vệ sinh cá nhân, cũng như môi trường sống xung quanh sạch sẽ. Rửa tay kỹ khi tiếp xúc với lợn nuôi hoặc thịt lợn.

Tử vong do mắc liên cầu lợn ở Huế, ngành Y tế khuyến cáo khẩn
Ngành Y tế thành phố Huế phun dung dịch Cloramin B tại khu vực có ca mắc liên cầu lợn. Ảnh: ĐVCC.

Ở những hộ chăn nuôi khi lợn ốm chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn, tiêu hủy. Chuồng trại cần phun thuốc sát khuẩn, khử khuẩn, hoặc báo ngay cho chính quyền địa phương để hướng điều trị xử lý triệt để.

Người tiêu dùng nên chọn thịt lợn có dấu kiểm định của cơ quan thú ý, tránh mua thịt có màu sắc bất thường. Không ăn thịt lợn bị bệnh, thịt tái, đặc biệt là tiết canh, nem chua, nem chao trong thời gian có dịch, cần chế biến kỹ (trên 70 độ C).

Những người bị vết thương hở phải đeo bảo hộ khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Vệ sinh dụng cụ chế biến thịt lợn sạch sẽ, cần sử dụng riêng dụng cụ chế biến thịt chín và thịt sống.

Cần thăm khám khi có triệu chứng sốt sau khi tiếp xúc với lợn và thịt lợn.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh

Không còn chỉ là câu chuyện của ngành y, việc chăm sóc sức khỏe chủ động đang trở thành một chiến lược quốc gia, với ...

Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Mới đây nhất, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân D.T.L (32 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội), nhập viện ...

Sán dây dài 3 mét “tấn công” đường ruột vì thói quen ăn rau sống Sán dây dài 3 mét “tấn công” đường ruột vì thói quen ăn rau sống

Một trường hợp nhiễm sán dây dài tới hơn 3 mét vừa được ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gióng lên ...

Tin cùng chuyên mục

Năm điều cần nghiêm túc thực hiện khi sử dụng thuốc kê đơn 90 ngày

Khỏe – Đẹp

Năm điều cần nghiêm túc thực hiện khi sử dụng thuốc kê đơn 90 ngày

Thông tư 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/6/2025 quy định chi tiết việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với người có thẻ bảo hiểm y tế đã chính thức có hiệu lực, mang đến nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, đặc biệt là quy định cho phép bác sĩ kê đơn thuốc tối đa 90 ngày đối với một số bệnh mạn tính. Thay đổi này được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng đi lại, chi phí cho người bệnh, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị liên tục, ổn định.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Những điều người bệnh cần biết!

Khỏe – Đẹp

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Những điều người bệnh cần biết!

Thông tư 26/2025/TT-BYT vừa ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh. Thông tư cũng đặt ra nguyên tắc kê đơn chặt chẽ, tăng cường kiểm soát thuốc kháng sinh, thuốc gây nghiện – tiến tới thực hiện kê đơn điện tử toàn quốc từ năm 2026.

Đọc thêm

Chân gà không rõ nguồn gốc và nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe

Khỏe – Đẹp

Chân gà không rõ nguồn gốc và nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe

Cơ quan chức năng thành phố Huế vừa phát hiện và tiến hành tiêu hủy 1 tấn chân gà không rõ nguồn gốc tại một hộ kinh doanh. Điều đáng lo ngại, nếu số chân gà này bị tuồn ra thị trường, người tiêu dùng có thể đối mặt với nguy cơ sử dụng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe.

Sán dây dài 3 mét “tấn công” đường ruột vì thói quen ăn rau sống

Sống an toàn

Sán dây dài 3 mét “tấn công” đường ruột vì thói quen ăn rau sống

Một trường hợp nhiễm sán dây dài tới hơn 3 mét vừa được ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những thói quen ăn uống tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe.

Đặt niềm tin sai chỗ, gánh chịu biến chứng nghiêm trọng khi thẩm mỹ tại spa

Khỏe – Đẹp

Đặt niềm tin sai chỗ, gánh chịu biến chứng nghiêm trọng khi thẩm mỹ tại spa

Những mong muốn về một vẻ ngoài hoàn hảo đang đẩy nhiều người tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ như một giải pháp nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau ánh hào quang của những lời quảng cáo hấp dẫn là bóng tối của những hiểm họa khôn lường, khi không ít người đặt niềm tin sai chỗ vào các cơ sở thẩm mỹ không an toàn, kém chất lượng.

Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Sống an toàn

Nặn mụn – Thói quen tưởng vô hại nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng

Mới đây nhất, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận nữ bệnh nhân D.T.L (32 tuổi, ở Mê Linh, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng viêm mô bào nghiêm trọng, thậm chí đối diện với nguy cơ nhiễm trùng huyết. Câu chuyện này là hồi chuông báo động dành cho những người lao động nữ, những người thường xuyên đối mặt với áp lực công việc và ít có thời gian chăm sóc bản thân.

Mùa nắng nóng cực đoan: Cẩm nang toàn diện để tránh ngộ độc thực phẩm

Khỏe – Đẹp

Mùa nắng nóng cực đoan: Cẩm nang toàn diện để tránh ngộ độc thực phẩm

Nắng nóng cực đoan mùa hè là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, biến nhiều loại đồ ăn thành “cái bẫy” đối với sức khỏe. Từ những bữa tiệc ngoài trời đến các quán ăn vỉa hè, nguy cơ ngộ độc thực phẩm luôn tiềm ẩn. Nắm vững các nguyên tắc phòng ngừa là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình trong thời điểm này.

Nắng nóng cực đoan – “Sát thủ thầm lặng” đối với người lao động

Khỏe – Đẹp

Nắng nóng cực đoan – “Sát thủ thầm lặng” đối với người lao động

Mùa Hè với những đợt nắng nóng khắc nghiệt kéo dài không chỉ gây mệt mỏi, giảm năng suất lao động mà còn là “sát thủ thầm lặng” đối với hàng triệu người lao động đang ngày ngày làm việc dưới trời nắng gắt hoặc trong các nhà xưởng nóng bức.

Nấm "bẩn" bủa vây: Chuyên gia chỉ cách nhận biết nấm sạch, nấm hóa chất

Khỏe – Đẹp

Nấm "bẩn" bủa vây: Chuyên gia chỉ cách nhận biết nấm sạch, nấm hóa chất

Nấm, với hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng cao, ngày càng trở thành một phần không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều gia đình. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến này là những nỗi lo về an toàn thực phẩm. Thị trường nấm đang bị "bủa vây" bởi nhiều vấn đề nhức nhối: nấm không rõ nguồn gốc, nấm nhập khẩu từ Trung Quốc đội lốt hàng Việt, nấm chứa chất bảo quản độc hại, thậm chí cả nấm độc chết người.

Phẫu thuật thay khớp háng, xương đùi bằng Megaprosthesis thành công đầu tiên ở miền Trung

Khỏe – Đẹp

Phẫu thuật thay khớp háng, xương đùi bằng Megaprosthesis thành công đầu tiên ở miền Trung

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật thay khớp háng và xương đùi bằng Megaprosthesis. Kỹ thuật này được xem là giải pháp tối ưu cho những trường hợp tổn thương nặng mà trước đây có nguy cơ cao phải cắt cụt chi.

Giữa thời tiết cực đoan, sĩ tử cần làm gì để giữ sức khỏe trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025?

Khỏe – Đẹp

Giữa thời tiết cực đoan, sĩ tử cần làm gì để giữ sức khỏe trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025?

Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông 2025 diễn ra từ ngày 25 đến 28/6, trùng với thời điểm thời tiết trên cả nước biến động mạnh: ban ngày nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa dông bất chợt. Trong bối cảnh này, sức khỏe thể chất và tinh thần của gần một triệu sĩ tử trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của phụ huynh mà cả ngành giáo dục và y tế.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh

Khỏe – Đẹp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh: Thay đổi tư duy vì một Việt Nam khỏe mạnh

Không còn chỉ là câu chuyện của ngành y, việc chăm sóc sức khỏe chủ động đang trở thành một chiến lược quốc gia, với sự vào cuộc của các chuyên gia, nhà quản lý và toàn xã hội. Sự ra đời của Hiệp hội Tư vấn Nâng cao Sức khỏe Việt Nam (VAHCP) chính là bước đi then chốt, hiện thực hóa khát vọng này.

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Sống an toàn

Cồn sát trùng giả - “Bóng ma” giữa đời thường, lỗ hổng quản lý?

Một người đàn ông khỏe mạnh, không nghiện rượu, chỉ ngậm cồn để giảm đau răng, đã phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp nặng và tổn thương não không thể hồi phục. Những chai cồn được mua tại nhà thuốc - nơi lẽ ra đáng tin cậy, lại là sản phẩm chứa methanol độc hại, được nguỵ trang dưới cái tên “Ethanol 70 độ”. Khi lòng tham đánh đổi bằng tính mạng con người, xã hội cần một hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Khỏe – Đẹp

5 câu hỏi giúp phát hiện sớm trầm cảm

Chúng ta đang sống trong thời đại của những ồn ào, nhưng có những nỗi đau âm thầm không lời. Có những ngày, bạn bước đi, làm việc, nói cười nhưng sâu thẳm bên trong, bạn không còn nhận ra chính mình. Cơ thể vẫn ở đây, nhưng tâm hồn như lạc trôi nơi tận cùng của nỗi cô đơn.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Khỏe – Đẹp

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ đêm 13/6 đến ngày 23/6, các khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ có nhiều đợt mưa rào và dông rải rác, kèm theo nguy cơ mưa lớn cục bộ và nắng nóng diện rộng. Bộ Y tế vừa có khuyến cáo quan trọng về công tác phòng chống dịch bệnh trong và sau mưa bão.

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Khỏe – Đẹp

Những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng ô tô trong thời tiết nắng nóng

Mùa hè với những đợt nắng nóng gay gắt đã và đang là thử thách lớn đối với sức khỏe người dân, trong đó có những người thường xuyên sử dụng ô tô. Chiếc xe vốn mang lại sự tiện lợi, an toàn trên đường phố, nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Khỏe – Đẹp

Nỗi sợ mang tên “nghỉ hè”: Khi mùa vui trở thành mùa nguy hiểm

Mùa hè luôn được các em nhỏ mong chờ. Bởi đó là thời gian các em được nghỉ ngơi, vui chơi thỏa thích sau một năm học căng thẳng. Tuy nhiên, phía sau những niềm vui ấy lại tiềm ẩn vô vàn nguy hiểm mà nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự lường trước.

Cách phân biệt kiệt sức, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng để tránh tử vong

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt kiệt sức, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng để tránh tử vong

Dưới tác động của nắng nóng kéo dài và gay gắt, nhiều người lao động dễ bị kiệt sức do nóng, sốc nhiệt và đột quỵ do nắng, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không xử trí kịp thời. Mỗi trạng thái có nguyên nhân, triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau, nên việc nhận biết chính xác và sơ cứu đúng cách là rất quan trọng.

Người lao động ngoài trời cẩn thận với nguy cơ sốc nhiệt, kiệt sức và các biến chứng khác

Khỏe – Đẹp

Người lao động ngoài trời cẩn thận với nguy cơ sốc nhiệt, kiệt sức và các biến chứng khác

Đầu mùa Hè năm nay, chứng kiến những ngày nắng nóng kỷ lục, nhiệt độ ngoài trời tại nhiều khu vực như Hà Nội đã vượt ngưỡng 39-40 độ C, tạo ra điều kiện làm việc ngoài trời gần như "đổ lửa". Trong hoàn cảnh này, hàng triệu người lao động, từ công nhân xây dựng đến lao động tự do, đang phải đối mặt với những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không được bảo vệ đúng mức.

Chuyên gia “giải mã” vụ bé trai hôn mê nguy kịch do ngộ độc khí trong ô tô

Khỏe – Đẹp

Chuyên gia “giải mã” vụ bé trai hôn mê nguy kịch do ngộ độc khí trong ô tô

Một bé trai khỏe mạnh đột ngột hôn mê sâu sau hơn một giờ ngồi trong ô tô kín. Các chuyên gia đã "giải mã" nguyên nhân: ngộ độc khí styrene từ chai hóa chất để quên trong xe. Vụ việc không chỉ là tai nạn đơn lẻ mà còn là lời cảnh báo về mối nguy hiểm hóa chất rình rập ngay trong không gian tưởng chừng an toàn nhất – khoang xe.

Bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên: Nhận diện sớm, can thiệp kịp thời, hòa nhập tốt

Khỏe – Đẹp

Bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên: Nhận diện sớm, can thiệp kịp thời, hòa nhập tốt

Trong bối cảnh sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng trở thành vấn đề toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này với những thách thức không nhỏ. Đặc biệt, bệnh tâm thần phân liệt ở vị thành niên đang gia tăng về số lượng và độ phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư nghiêm túc từ ngành y tế, gia đình và xã hội.

Bệnh sởi bùng phát trở lại: Đã đến lúc bảo vệ con em công nhân bằng tiêm chủng đầy đủ

Khỏe – Đẹp

Bệnh sởi bùng phát trở lại: Đã đến lúc bảo vệ con em công nhân bằng tiêm chủng đầy đủ

Tại nhiều khu công nghiệp, trẻ em là con của công nhân lao động đang đứng trước nguy cơ bị bỏ sót trong các chương trình tiêm chủng định kỳ – khi nhiều người lao động bận rộn, ít quan tâm đến các hoạt động phòng ngừa bệnh dịch; hệ thống y tế cơ sở chưa theo kịp nhu cầu và niềm tin vào vắc-xin có dấu hiệu suy giảm sau đại dịch.