Thứ sáu 29/03/2024 16:21

Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản?

Với 70% dân số sống bằng nghề nông và nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng nước ta chưa có những giải pháp tối ưu về thị trường quốc nội và xuất khẩu. Phải làm gì để lợi tức đi liền với sản lượng? Và phải làm gì để có một thị trường ổn định?
Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản?
Nông sản bán tràn vỉa hè gỡ vốn. Ảnh minh họa: dantri.com.vn.

“Điệp khúc giải cứu”

Một nền nông nghiệp phát triển bền vững không thể dựa vào "giải cứu" và lòng trắc ẩn của người tiêu dùng. Thế nhưng, những cánh đồng dưa hấu bạt ngàn ở Long An, những trang trại thanh long đỏ rực ở Bình Thuận mỗi khi được mùa đều phải dùng đến “đầu ra giải cứu”. Rồi cam, mít, bưởi, chôm chôm, cà phê,…cũng vậy. Và hằng năm, đến cả thịt heo, cá tra,… cũng lâm vào tình trạng này.

Những tưởng thanh long ruột đỏ, mít Thái là giải pháp xuất khẩu nhưng cũng “hát” chung “điệp khúc giải cứu”.

Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết, trong mùa trái vụ năm nay, toàn tỉnh có khoảng 300.000 tấn thanh long chờ tiêu thụ. Cửa khẩu bị tắc, giá bán thanh long tươi nội địa khoảng 10.000 đồng/kg mới có thể lấy lại vốn đầu tư, trong lúc giá bán trung bình trong 6 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt khoảng 5.000 đồng/kg. Thông thường, những nước có đầu ra nông sản ổn định là bởi họ có nhiều thị trường; ngay ở thị trường nội địa, ngoài sản phẩm tươi còn có đầu ra chế biến; hệ thống bảo quản dài ngày đáp ứng tốt.

Trong lúc đó, ở nước ta, nguyên liệu cho chế biến của các sản phẩm như thanh long, mít, bưởi, chôm chôm,…chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ của tổng số sản lượng nông sản. Một tỉnh có nguồn thanh long lớn như Bình Thuận nhưng toàn tỉnh chỉ có 13 cơ sở chế biến thanh long sấy, nước ép, kẹo,…với năng lực chế biến khoảng 37.800 tấn/năm, chiếm khoảng 5% tổng sản lượng. Hệ thống cơ sở vật chất phải đủ để đảm bảo trữ lạnh bảo quản sản phẩm.

Nhưng ở Bình Thuận, tổng sức chứa kho lạnh của các cơ sở thu mua, đóng gói xuất khẩu chỉ được khoảng 16.000 tấn. Đây cũng là tình trạng chung của nhiều loại trái cây ở nước ta. Khảo sát nhanh trên đây giải thích nguyên nhân rõ ràng cho “điệp khúc giải cứu” của nông sản. Nghịch lý hơn nữa là, trong khi nông sản trong nước phải “giải cứu” thì sản phẩm tương tự từ Trung Quốc, Thái Lan vẫn tràn ngập thị trường Việt Nam và được tiêu thụ khá tốt.

Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản?
Vườn thanh long ruột trắng tại xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đang bị phá bỏ đề trồng cây thanh long ruột đỏ. Ảnh minh họa: vov.vn.

Tư duy “trồng - chặt”

Những thiệt hại và hậu quả nặng nề có thể không đếm được bằng con số với nhiều hệ lụy kéo theo. Tình trạng năm trước giá cao, năm sau nông dân đua nhau trồng; năm nay giá thấp, nông dân đua nhau chặt trở nên phổ biến; như một vòng luẩn quẩn từ sản phẩm này đến sản phẩm khác. Còn nhớ, mấy năm trước, nông dân vùng Tây Nguyên bỏ cà phê chuyển sang trồng tiêu, không bao lâu, tiêu rớt giá, họ chuyển sang trồng chanh leo, khi chanh leo ế ẩm, họ lại trở về với cà phê,…

Giá cao thì nhất thời, giá thấp thì kéo dài. Chưa kịp thu hoạch sản phẩm để bán với giá cao thì đã rơi vào tình trạng ế ẩm. Chi phí đầu tư mà nông dân bỏ ra chưa kịp thu lại thì đã phải để hoang, phá bỏ. Nguồn lao động hết trở về miền quê rồi lại đến dịch chuyển ra thành thị. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo ra tình trạng việc làm đứt quãng, không ổn định dai dẳng ở khu vực lao động phi chính thức.

Câu chuyện “nước đến chân mới nhảy” khi xuất khẩu thanh long bằng đường bộ “quay đầu” còn đường biển thì “hên xui” đầu năm 2022 là một bài học đắt giá cho tư duy sản xuất không quan tâm nhu cầu và kinh doanh, chỉ chăm chăm vào một thị trường. Vậy là, thay vì hát “điệp khúc giải cứu” nông sản, để thay đổi, ngành nông nghiệp hãy hát những “lời chính giải cứu” tư duy. Điệp khúc “giải cứu” sẽ không có hồi kết nếu chúng ta không truy tìm nguồn gốc của vấn đề.

Nhu cầu đến trước, sản xuất theo sau

Trồng gì, nuôi gì là câu hỏi thường trực trong đầu người nông dân. Câu hỏi đó không được giải đáp bằng những sáo ngữ mà chúng ta vẫn lặp lại từ mấy chục năm nay; chẳng hạn như: người nông dân phải biết hợp tác, biết áp dụng khoa học kỹ thuật được chuyển giao, biết tiếp cận thị trường, không sản xuất tự phát, nhỏ lẻ,…Và gần đây là: người nông dân phải biết ứng dụng chuyển đổi số, đẩy mạnh khoa học công nghệ trong sản xuất, nuôi trồng, phải hướng đến một nền nông nghiệp minh bạch,…

Để “giải cứu” tư duy, buộc chúng ta phải đi từ gốc của vấn đề: cần bỏ hẳn ám ảnh của nền sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp (trồng gì, nuôi gì) và thay vào đó là chiều kích kinh tế nông nghiệp (nhu cầu gì). Người nông dân phải bỏ tư duy đám đông: nghe ngóng “ông hàng xóm” trồng gì thì ta trồng theo. Phải nghĩ tới chuyện cầu rồi mới nghĩ tới cung: không bỏ tư duy kinh tế “ngẫu nhiên”, tập trung sản xuất rồi mới tìm kiếm đầu ra thì chuyện giá “rơi thẳng đứng”, đổ bỏ, “giải cứu”,…là hiển nhiên.

Chỉ quan tâm đến sản xuất mà không quan tâm đến nhu cầu tức là chúng ta quan tâm đến sản lượng chứ không quan tâm đến lợi tức, không giải quyết được nghịch lý sản lượng ngày càng tăng thì lợi tức của nông dân ngày càng giảm. Trong lúc, lợi tức mới là đích đến của nền kinh tế.

Trong giai đoạn “bước đệm” chuyển đổi tư duy, nghĩa là khi cái mới chưa “vin được ngọn ngành”, cái cũ chưa “đứt hẳn cội rễ” thì cần chia nhỏ cung bằng cách phân luồng sản phẩm thành ba nhánh: bảo quản dài ngày, chế biến và bán tươi. Đây cũng là phương cách bảo đảm an toàn cho đầu ra xuất khẩu trong mọi giai đoạn, ứng phó với mọi tình huống.

Thay đổi tư duy đi liền với xóa bỏ định kiến. Không phủ nhận hiện tượng thương lái “ép giá đến cùng” khi nông sản đã rớt giá nhưng cần nhìn nhận đây là bài toán công bằng của thị trường. Thương lái thực sự là đội quân chủ lực của trao đổi hàng hóa. Vấn đề là làm sao để văn hóa hợp tác, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp được thuận lợi, hài hòa. Để có được điều đó, chúng ta lại cần phải giải quyết bài toán cung - cầu. Khi cung - cầu hợp lý thì quan hệ kinh tế sẽ hài hòa.

Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản?
Người dân Hà Nội giải cứu vải Bắc Giang. Ảnh: laodong.vn

Như vậy, để lật ngược xu hướng, trước hết, chúng ta cần thay đổi tư duy, quan niệm rồi mới đến ứng dụng khoa học, công nghệ. Chưa thay đổi được tư duy, quan niệm thì ứng dụng khoa học, công nghệ có thành công cũng sẽ rơi vào khủng hoảng. Hãy đi từ thị trường trong nước với những bài học gần gũi nhất như lời của Kế Nhiên nước Việt thời Xuân thu: “Phàm giá gạo mua hai bán mười thì có hại cho nhà nông, mua chín bán mười thì có hại cho người buôn. Người buôn bị hại thì của cải không có, nông dân bị hại thì cỏ dại không trừ. Lên không quá mua tám bán mười, xuống không dưới mua ba bán mười thì nghề nông nghề buôn đều được lợi” (Sử ký, Việt vương Câu Tiễn thế gia). Bài học điều tiết thị trường, giá cả, lợi tức thực chất là vấn đề của cung - cầu.

Để đảm bảo cho đầu ra của nông sản, tái cơ cấu ngành nông nghiệp không đi từ sản phẩm, cơ cấu sản phẩm mà là từ thị trường. Đừng để câu chuyện áp dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất lấn át mối quan tâm về thị trường. Bởi vì, công nghệ nào cũng phải đi từ nhu cầu, tiêu chuẩn của đầu ra sản phẩm. Hợp tác để tạo ra chuỗi giá trị, thương hiệu giữa những người sản xuất, liên kết sản xuất với doanh nghiệp đầu vào và đầu ra đều phải dựa trên nhu cầu của thị trường.

QUỐC THẮNG

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện giáo trình an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Chiến lược an toàn

Hoàn thiện giáo trình an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện nội dung giáo trình an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào chương trình giảng dạy chính thức tại 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Nếu không có quyết sách thì công nhân còn chờ đợi mãi nhà ở

Chiến lược an toàn

Nếu không có quyết sách thì công nhân còn chờ đợi mãi nhà ở

Trước ý kiến cho rằng không nên giao Tổng LĐLĐ Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở, nhà lưu trú công nhân, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu không quyết chính sách thì công nhân còn phải chờ đợi rất lâu mới có nhà ở.

Bộ Xây dựng: Tháo gỡ vướng mắc về 3 điều kiện để công nhân mua được nhà ở xã hội

Chiến lược an toàn

Bộ Xây dựng: Tháo gỡ vướng mắc về 3 điều kiện để công nhân mua được nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở năm 2014 quy định, các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội (bao gồm cả hình thức mua, thuê, thuê mua) phải đồng thời đảm bảo 3 điều kiện về nhà ở, về cư trú và về thu nhập.

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu  Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại

Chiến lược an toàn

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại

Sạt lở chỉ là một trong số các loại hình thiên tai, không chỉ “nuốt” đất đai nhà cửa, mà còn đẩy người dân vào cảnh khốn cùng, mất đi công ăn việc làm. Trước thực trạng trên, việc “thích ứng” sẽ là chìa khóa để tồn tại đối với vùng đất mà phần lớn sinh kế người dân phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên…

Nếu được kéo dài niên hạn đầu máy, toa xe lửa, VNR phải cam kết đảm bảo an toàn

Chiến lược an toàn

Nếu được kéo dài niên hạn đầu máy, toa xe lửa, VNR phải cam kết đảm bảo an toàn

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) nghiên cứu, bổ sung về tính hiệu quả kinh tế, tính khả thi của dự án đầu tư 114 đầu máy tính đến năm 2026. Trong trường hợp được kéo dài niên hạn, VNR phải cam kết đảm bảo an toàn...

Đọc thêm

Diễn tập chữa cháy, cứu người tại Công ty CP Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng

Chiến lược an toàn

Diễn tập chữa cháy, cứu người tại Công ty CP Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng

Sáng 24/6, Công ty CP Đường sắt Quảng Nam-Đà Nẵng phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) quận Thanh Khê tổ chức diễn tập phương án phối hợp chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023 cho cán bộ, công nhân viên ngành Đường sắt tại trụ sở Công ty.

Thanh  Hoá: Sẽ kiểm tra 67 cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng

Chiến lược an toàn

Thanh Hoá: Sẽ kiểm tra 67 cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 19/6/2023 về ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ

Chiến lược an toàn

Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ

Nắm bắt xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và định hướng, chiến lược chuyển đổi số Quốc gia, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hải Phòng đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện công tác chuyển đổi số, đặc biệt là trong việc triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần kiến tạo và xây dựng thành công ngành BHXH số, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp toàn diện hơn trong lĩnh vực BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nhiều hoạt động thiết thực cải thiện môi trường làm việc cho công nhân

Doanh nghiệp

Nhiều hoạt động thiết thực cải thiện môi trường làm việc cho công nhân

Bám sát chủ đề "Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức", trong Tháng Công nhân năm 2023, Công ty Than Dương Huy đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm cải thiện môi trường làm việc, chăm lo đoàn viên, người lao động.

Đào tạo kỹ năng cho lao động ngành CN chế biến chế tạo tại doanh nghiệp FDI

Chiến lược an toàn

Đào tạo kỹ năng cho lao động ngành CN chế biến chế tạo tại doanh nghiệp FDI

Mới đây Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã phối hợp với ManpowerGroup Việt Nam khảo sát thực trạng và nhu cầu kỹ năng của lao động trong các ngành công nghiệp (CN) chế biến chế tạo tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023.

Thái Bình: Đổi mới theo mô hình 5S, chú trọng cải thiện điều kiện làm việc

Chiến lược an toàn

Thái Bình: Đổi mới theo mô hình 5S, chú trọng cải thiện điều kiện làm việc

“Cứ về Thái Bình đi, Thái Bình 5S rồi, đổi mới lắm rồi, nhiều điều hay lắm đấy!”, đồng chí Phạm Thị Thắng - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Bình đưa ra lời mời với chúng tôi một cách hết sức tự tin. Thế là chúng tôi lên đường, thẳng tiến về "quê hương năm tấn", theo chân đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.

Thận trọng trong hiện đại hóa đội tàu biển để giảm thiểu rủi ro

Chiến lược an toàn

Thận trọng trong hiện đại hóa đội tàu biển để giảm thiểu rủi ro

Chiều ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã có buổi làm việc với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC). Bộ trưởng đề nghị VIMC tập trung phát triển, hiện đại hóa đội tàu biển nhưng phải thận trọng để giảm rủi ro trong đầu tư.

Nghịch lý công nhân mất việc, doanh nghiệp khát lao động

Chiến lược an toàn

Nghịch lý công nhân mất việc, doanh nghiệp khát lao động

Bên cạnh những doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, công nhân, lao động bị cắt toàn bộ giờ làm thêm, vẫn còn nhiều đơn vị đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng nhân sự, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm.

Doanh nghiệp tăng chế độ đãi ngộ để thu hút người lao động

Chiến lược an toàn

Doanh nghiệp tăng chế độ đãi ngộ để thu hút người lao động

Dịp cuối năm, thị trường lao động tại Hà Nội diễn ra khá sôi động. Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh nhu cầu tuyển dụng nhân sự, phụ vụ việc sản xuất, kinh doanh dịp lễ, Tết. Không ít đơn vị đưa ra mức lương, thưởng hấp dẫn để tuyển dụng đủ số lượng người lao động.

Lãnh đạo TP. HCM đưa giải pháp hỗ trợ công nhân mất việc và doanh nghiệp đang gặp khó

Chiến lược an toàn

Lãnh đạo TP. HCM đưa giải pháp hỗ trợ công nhân mất việc và doanh nghiệp đang gặp khó

Trước tình trạng một số doanh nghiệp ở TP. HCM đã buộc phải sa thải lao động do thiếu đơn hàng, lãnh đạo Thành phố cho biết sẽ có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ công nhân mất việc và doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Gần 5.300 công nhân sắp mất việc ở An Giang: Những nỗi lo không chỉ với người lao động

Chiến lược an toàn

Gần 5.300 công nhân sắp mất việc ở An Giang: Những nỗi lo không chỉ với người lao động

Dù tổ chức Công đoàn luôn sát cánh, nhưng đằng sau câu chuyện hơn 5.000 công nhân tại Cty TNHH An Giang Samho (Khu Công nghiệp Bình Hoà - tỉnh An Giang) sắp mất việc vẫn luôn canh cánh nỗi lo…

Hà Nội hỏa tốc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng bán xăng dầu bằng chai, lọ tự phát

Tin tức

Hà Nội hỏa tốc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng bán xăng dầu bằng chai, lọ tự phát

Ban chỉ đạo 389 Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Củng cố niềm tin của người lao động vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Chiến lược an toàn

Củng cố niềm tin của người lao động vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Việt Nam đã thực hiện công tác chi trả gói hỗ trợ người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhanh chóng, kịp thời, đúng người, đúng quy định của Nghị quyết số 24, được người lao động, người sử dụng lao động ghi nhận, đánh giá cao.

Kịch bản nào cho sự ổn định và phát triển giá xăng dầu trong nước và thế giới

Chiến lược an toàn

Kịch bản nào cho sự ổn định và phát triển giá xăng dầu trong nước và thế giới

Trong bối cảnh các nền kinh tế đang tăng tốc mạnh mẽ, cộng thêm những bất ổn địa chính trị, giá xăng dầu đã từng tăng lên mức cao vượt xa mọi dự đoán trước đó, và mặc dù hiện tại giá nhiên liệu có phần giảm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá nhiên liệu sớm được bình ổn, viễn cảnh tăng giá vẫn đang ở trước mắt.

Việt Nam giai đoạn dân số "vàng", nhưng chất lượng lao động chưa "vàng"

Chiến lược an toàn

Việt Nam giai đoạn dân số "vàng", nhưng chất lượng lao động chưa "vàng"

Tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ tại Việt Nam chỉ đạt 26,1%, cơ cấu lao động phần lớn có kỹ năng hạn chế, thu nhập thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường.

Để bác sĩ không còn trăn trở về trang thiết bị y tế giá rẻ

Chiến lược an toàn

Để bác sĩ không còn trăn trở về trang thiết bị y tế giá rẻ

Không chỉ y bác sĩ mà chính người dân càng mong muốn được sử dụng trang thiết bị y tế như dao mổ, dây truyền dịch hay ống sonde có chất lượng, tuy nhiên những rào cản pháp lý khiến cho việc mua sắm, đấu thầu gặp rất nhiều khó khăn...

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa đến môi trường sống

Chiến lược an toàn

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa đến môi trường sống

Ô nhiễm do rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề gây nhức nhối toàn cầu. Bên cạnh việc gây ảnh hưởng đến môi trường sống, rác thải nhựa đã và đang đe dọa rất lớn đến hệ sinh thái bao gồm người và động thực vật

Lợi ích và trở ngại của chính sách tăng lương tối thiểu?

Chiến lược an toàn

Lợi ích và trở ngại của chính sách tăng lương tối thiểu?

Tăng lương tối thiểu được thực hiện dựa trên một loạt các yếu tố về quy luật phát triển kinh tế và nhiều khía cạnh xã hội khác nhau. Nhiều lý thuyết kinh tế đã tập trung nghiên cứu về vấn đề này dựa trên các giả định và thực trạng kinh tế xã hội của vùng, quốc gia.

Làm gì để xóa bỏ “văn hóa đổ lỗi” trong xử lý tai nạn lao động

Chiến lược an toàn

Làm gì để xóa bỏ “văn hóa đổ lỗi” trong xử lý tai nạn lao động

Những năm qua, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) giảm ở tất cả các chỉ số. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người lao động bị tai nạn trong quá trình làm việc nhưng họ chưa được giải quyết chế độ, chính sách theo quy định. Đặc biệt, có trường hợp doanh nghiệp không có trách nhiệm đối với TNLĐ dẫn đến những thiệt hại cho người lao động.

Khi lương chưa trở thành động lực để chúng ta gắn bó với công việc

Chiến lược an toàn

Khi lương chưa trở thành động lực để chúng ta gắn bó với công việc

Lương bác sĩ chuyên khoa 1 ở Bình Dương hay cán bộ địa chính ở quận vùng ven TP.HCM chỉ vỏn vẹn trên dưới 7 triệu đồng! Con số chỉ mình họ sống đã rất chật vật nếu không có nguồn nào thêm và thua xa lao động phổ thông ở địa phương giàu nhất nước này.