Thứ tư 03/07/2024 21:08

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội nhưng hệ lụy mà nó gây ra cũng không hề nhỏ!
Trào lưu flex - con dao hai lưỡi Huy động các nguồn lực cho tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội

Những “con nghiện”

Nam thanh niên T.M.P, 21 tuổi, ở Hà Nội, bị người nhà đưa đến Viện Sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai, sau khoảng hai tuần không được “vào” mạng. Cậu này tỏ ra bồn chồn, bứt rứt, bẳn gắt, có lúc nổi điên chửi cả mẹ…

Là sinh viên khoa Công nghệ một trường đại học nhưng cậu lướt mạng đã 5 năm nay do được mẹ nuông chiều (bố mẹ ly hôn), mỗi ngày lướt mạng 8 - 10 tiếng. Chơi suốt ngày, đêm chỉ ngủ vài ba giờ ở cái tuổi cần phải ngủ 7 - 8 giờ một ngày, ăn uống tạm bợ mì tôm, nước ngọt, có khi còn bỏ bữa, nên dần trở lên lờ đờ, mệt mỏi, hay gắt gỏng…

Trước mẹ đã đưa cậu đến BV Tâm thần trung ương ở Thường Tín, Hà Nội chữa trị hai đợt 6 tháng và 3 tháng, nhưng những biểu hiện rối loạn không giảm là bao.

Bác sĩ Viện Sức khỏe tâm thần chẩn đoán cậu mắc chứng nghiện Facebook; rối loại giấc ngủ, cảm xúc, hành vi.

Ở quận Đống Đa, Hà Nội, thanh nữ 17 tuổi, không lúc nào rời điện thoại, cả lúc ăn, ngủ cho đến tắm. Bạn này thường xuyên lướt mạng suốt đêm cho đến khi thiếp đi vì mệt, nhưng hễ nghe chuông báo lại bật dậy lướt.

Khi bị mẹ quy định chỉ được “lướt” 3 tiếng mỗi ngày thì vùng vằng, khó chịu. Tất nhiên với “con nghiện” này thì lệnh mẹ ban ra khác gì bắt cóc bỏ vào đĩa, bởi khi mẹ đi làm thì cô lại “riêng một góc trời” (nữ sinh khai với bác sĩ). Như mọi “con nghiện” khác, cô gầy nhanh, rồi ở lỳ trong phòng, hiếm khi ra ngoài, cho đến khi liên tục “nghe” thấy tiếng người chửi mắng mình, có lúc lại bảo “vào mạng đi”...

Ở Viện Sức khỏe tâm thần, bác sĩ chẩn đoán cô loạn thần trầm cảm, phải nhập viện để chữa bằng thuốc chống trầm cảm kết hợp với tâm lý liệu pháp và “cai” điện thoại.

Thấy con học hành sa sút; ngồi học, làm bài hay lơ đễnh, hay cáu kỉnh và tỏ ra mệt mỏi, không hứng thú hoạt động xã hội, chị M, ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội quyết định ngầm kiểm tra điện thoại của con trai - bé T, 13 tuổi.

Chị chuyển từ sửng sốt thành lo sợ khi phát hiện T. tham gia các nhóm tiêu cực trên mạng, thường xuyên chat với nhau những câu tục tĩu.

Nguy hiểm hơn, bé T. truy cập cách dạy thực hiện những hành vi tự gây thương tích cơ thể và tinh thần (self harm - hội chứng tự ngược đãi bản thân - TG), các thử thách gây hại, nguy hiểm tính mạng… Bị bố mẹ thu điện thoại, T. phản kháng dữ dội, đòi tự tử…

Ở bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), em này khai “dễ chịu, thư giãn khi xem hình ảnh tai nạn, chảy máu vì thế thích xem” và “khẳng định” không thể từ bỏ mạng xã hội. Bác sĩ chẩn đoán cậu nghiện mạng xã hội, trầm cảm nặng, phải điều trị nội trú.

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội
Nghiện mạng xã hội có thể gây nên những hậu quả rất xấu. Ảnh minh họa, nguồn: uclahealth.org/

Vì đâu mạng xã hội gây nghiện?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, nghiện mạng xã hội được biểu hiện bằng việc luôn bận tâm đến và liên tục sử dụng mạng, nhu cầu ngày càng tăng, buồn rầu, ủ rũ, chán nản khi không được dùng mạng, không thể chịu đựng nếu không truy cập mạng, truy cập mạng là “lối thoát” cho các khúc mắc, phiền muộn, bế tắc của bản thân...

Nguyên nhân khởi đầu đưa thanh, thiếu niên đến với mạng xã hội được các chuyên gia thống kê từ hiếu động thái quá, thiếu thốn tình cảm, tự ti ngoại hình, cha mẹ cho dùng điện thoại quá sớm… cho đến bốc đồng, bất mãn cá nhân hay tính tự trọng thấp và có cả trầm cảm (ví dụ áp lực học hay kỳ vọng trẻ thành tài giỏi của cha mẹ…) trước đó, dù khi đã nghiện lại phát sinh hậu quả trầm cảm.

Trong đó, trẻ nữ thích mạng xã hội nhiều hơn nam.

Nhưng nguyên nhân sâu xa đưa đến nghiện mạng xã hội lại không đơn giản.

Có một bộ phận lớn người thích hoặc rất thích nói về mình, mong muốn thể hiện bản thân, vì thế mạng xã hội là phương tiện không gì tuyệt vời hơn để họ “khoe”.

Ai cũng muốn được “thưởng”, vì thế phần thưởng có sức cuốn hút và tạo ra động lực mạnh mẽ để kích thích, thúc đẩy hành vi. Khi được “thưởng”, não tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Dopamin tỉ lệ thuận với “mức thưởng” cũng như tỉ lệ thuận với cảm xúc hưng phấn, vui sướng, ngất ngây...

Đây chính là “cơ chế giải thưởng” (hay hệ thống giải thưởng; hệ thống tưởng thưởng) - công trình của ba nhà khoa học Wolfram Schultz, đại học Cambridge và Peter Dayan, đại học London, Anh, cùng Ray Dolan, Trung tâm tâm thần và lão hóa, Viện Max Planck (Viện nhân chủng tiến hóa), Berlin, Đức, vinh dự nhận giải thưởng uy tín của Quỹ Lundbeck, Vương quốc Đan Mạch năm 2017.

“Phần thưởng” có hai dạng: Nội sinh, ví dụ, viết được một đoạn phê phán hay về một hành vi phản cảm (của một ai đó) được cộng đồng mạng khen ngợi… và ngoại sinh, ví dụ, kiếm được nhiều tiền; đội bóng đá mà mình là fan vừa chiến thắng…

“Cơ chế giải thưởng” là không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhiên, nó cũng dẫn đến hành vi chệch hướng như nghiện chất (rượu, thuốc lá, ma túy…), nghiện cờ bạc, mua sắm trực tuyến, trò chơi hay dẫn đến bệnh tật như béo phì.

Nếu thể hiện bản thân để được “tưởng thưởng” sẽ dẫn đến sử dụng mạng quá nhiều thời gian và đó chính là một biểu hiện của nghiện mạng xã hội.

Mạng xã hội kích thích người dùng thường xuyên đăng tải những nội dung mới, có sức lan tỏa mạnh. Nếu không, vô số những bài viết khác sẽ liên tục cập nhật, làm cho bài viết của một ai đó nhanh chóng bị quên lãng.

Với tuổi vị thành niên, khi ảnh hưởng của cha mẹ giảm dần, ảnh hưởng của bạn bè tăng dần, vì thế nhu cầu được bạn bè chấp nhận và xu hướng tâm lý “thuộc về” đang tăng lên.

Thanh, thiếu niên rất nhạy cảm với chấp nhận và từ chối, lại có khuynh hướng khẳng định mình, muốn vượt ra ngoài trật tự cũ..., trong khi còn thiếu thốn kiến thức và đặc biệt là kinh nghiệm sống. Thế nên họ thường bồng bột và nhiều khi bốc đồng, nhất là trong chuyện khẳng định bản thân…

Sợ bị bỏ lỡ những chuyện “hay”, những trải nghiệm “thú vị” luôn diễn ra trong khi rất nhiều người khác đang tham dự. Xu hướng tâm lý này gọi là hội chứng Fomo (Fear of missing out hay “hội chứng sợ bỏ lỡ”; hiệu ứng Fomo).

Do các luồng thông tin cập nhật thường không ghi ngày giờ bài viết được đăng, mà các mạng xã hội hay hiển thị thời gian theo kiểu nóng như: 10 phút trước, 2 giờ trước… Tâm lý lo lắng này thôi thúc người dùng mạng xã hội liên tục cập nhật để theo sát mọi xu hướng, trào lưu xã hội và xem bạn bè đang làm gì.

Khi hòa mình vào mạng xã hội, người dùng như rơi và “vòng xoắn” không thoát ra được! Đó là, dùng mạng để trốn tránh cô đơn, lo lắng, buồn chán, trầm cảm... Nhưng càng dùng, hiệu ứng Fomo càng tăng, xuất hiện tâm lý không thoải mái, không hài lòng và có khi cảm thấy như bị cô lập, làm trầm trọng thêm lo lắng, buồn chán, trầm cảm…

Người dùng phải tăng thời gian sử dụng mạng để chế ngự những rối loạn tâm lý và cảm xúc này, nhưng tình trạng không cải thiện được mà ngày càng nặng hơn. Khi đã trầm trọng, dù có nhiều lượt like, bình luận tích cực hay chia sẻ đồng tình, họ cũng thấy không đủ hoặc mình vẫn chưa được chấp nhận!

Đúng thôi, bởi người dùng tìm đến mạng xã hội để trốn tránh thực tại, nhưng thế giới ảo trên mạng không tồn tại hiện thực, chỉ hứa hẹn mang lại nhiều niềm vui, thú vị ảo cho người dùng…

Hậu quả rất xấu

Sử dụng mạng xã hội chiếm nhiều thời gian mỗi ngày và kéo dài sẽ dẫn đến nghiện với các rối loạn cảm xúc như lo âu, cáu kỉnh hay buồn rầu; tự cô lập, xa rời các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội dẫn đến cách ly bản thân với đời thực, nặng hơn sẽ mất kiểm soát cảm xúc, rối loạn hành vi, tác phong… và một số không nhỏ sẽ mắc chứng trầm cảm khó chữa.

Nghiện càng nhiều năm, tình trạng này càng nghiêm trọng hơn và tỷ lệ thuận với mức độ lệ thuộc mạng…!

Nghiên cứu của trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago, Mỹ, cho thấy các phương tiện truyền thông xã hội gây nghiện nhanh và mạnh hơn thuốc lá hay rượu vì truy cập, sử dụng rất đơn giản, hoàn toàn miễn phí.

Đại học Cambridge, Anh, nghiên cứu trên 84.000 người Anh từ 10 - 80 tuổi, tình nguyện cung cấp thông tin về tần suất sử dụng các mạng xã hội Facebook, Twitter, Instagram, WhatsApp… và tình trạng sức khỏe tâm thần. Kết quả phân tích thông tin thấy, trẻ nữ từ 11 - 13 tuổi sử dụng mạng xã hội phát sinh tâm lý ít hài lòng hơn với cuộc sống sau một năm. Đến độ tuổi 19, tình trạng này xuất hiện cả ở nam, trong khi trẻ nữ vẫn duy trì.

Theo Young Minds - Tổ chức từ thiện trẻ em hàng đầu ở Anh, từ năm 2017 - 2021, số trẻ 5 - 16 tuổi ở nước này có các rối loạn tâm lý đã tăng lên 50%, cứ 6 thanh, thiếu niên có một em gặp các vấn đề về tâm lý.

Trường Y, Đại học Pittsburgh, Mỹ nghiên cứu trên 1.765 người Mỹ tình nguyện từ 19 - 32 tuổi, sử dụng ít nhiều trong số 11 mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, Twitter, Googe Plus, Instagram, Snapchat, Reddit, Tumblr, Pinterest, Vine và Linkedln. Kết quả cho thấy nhóm người dành nhiều thời gian nhất cho mạng xã hội trong ngày có nguy cơ cao rối loạn ăn uống hoặc chán ăn tâm thần hoặc ăn vô độ tâm thần, do bị ám ảnh hình ảnh cơ thể gấp 2,2 lần những người dành ít thời gian cho việc này. Những người thường xuyên dùng mạng xã hội suốt tuần nguy cơ rối loạn ăn uống gấp 2,6 lần người dùng ít nhất.

Chưa kể mạng xã hội tràn ngập nội dung cực đoan, độc hại, làm tổn thương thể chất, tinh thần, nguy hiểm tính mạng ẩn nấp dưới dạng trò chơi “bình thường” và đã có hàng trăm trẻ ngây thơ toàn cầu chết vì những “trò chơi” độc ác này!

Tháng 5/2024, hai trang WorldMetrics và Lotus Behavioral Health thống kê thấy: 61,4% dân số thế giới dùng mạng xã hội; năm 2021, tỷ lệ nghiện mạng xã hội toàn cầu là 12%; đến tháng 4/ 2024, số người dùng mạng xã hội là 5,07 tỷ; tính đến năm 2021 ở Mỹ, gần 28% thanh niên 18 - 34 tuổi kiểm tra tài khoản mạng xã hội ngay khi thức dậy; khảo sát quý 2/2023, trung bình toàn cầu thời gian dành cho mạng xã hội là 2 giờ 24 phút mỗi ngày; thanh, thiếu niên sử dụng mạng xã hội từ 3 giờ trở lên/ngày có nguy cơ cao bị các rối loạn sức khỏe tâm thần.

Đông Á là khu vực dùng mạng xã hội nhiều nhất Thế giới với 1,2 tỷ người, do được Internet phủ sóng rộng khắp và có Trung Quốc đông dân thứ 2 thế giới. Nam Á đứng thứ 2 với 847,17 triệu người; Đông Nam Á với 506,3 triệu; Bắc Mỹ: 434,93 triệu; Nam Mỹ: 306,76 triệu; Trung Phi thấp nhất với 21,13 triệu và thấp hàng 2 là Caribe: 24,71 triệu người.

Nigeria là nước nghiện mạng xã hội nặng nhất với trung bình 3 giờ 58 phút/người/ ngày cho mạng; Ghana: 3 giờ 55 phút; Brazil: 3 giờ 44 phút; Philippine: 3 giờ 36 phút; Kenya: 3 giờ 35 phút.

Người Nhật “lười” nhất với 50 phút mỗi ngày; Hàn Quốc: 1 giờ 16 phút; Thụy Sĩ: 1 giờ 31 phút; Đức: 1 giờ 36 phút; Hà Lan: 1 giờ 37 phút.

Việt Nam đứng thứ 22 trong số các nước được khảo sát với 2 giờ 19 phút - “cường quốc” so với các nước phát triển!

Chẩn đoán và ngăn chặn nghiện mạng xã hội

Khi trẻ dùng mạng quá 4 giờ/ngày (trừ dành cho học) là nghiện internet và thường có các biểu hiện: Cảm thấy bất an khi không thể truy cập hay mạng gián đoạn, chậm hơn bình thường. Kiểm tra mạng là việc đầu tiên của buổi sáng và việc cuối cùng của buổi tối. Cảm thấy căng thẳng khi không có điện thoại trên tay. Sử dụng mạng khi đi bộ, tập thể thao và cả khi lái xe. Có tâm trạng tồi tệ khi không nhận được lượt xem hoặc lượt thích. Thích giao tiếp với bạn bè, gia đình qua mạng hơn là gặp mặt. Cảm thấy phải chia sẻ mọi thứ vào mọi lúc, hàng ngày. Cho rằng cuộc sống của người khác tốt hơn cuộc sống của mình dựa vào những gì thấy trên mạng. “Check-in” ở bất cứ nơi nào khi vừa đến.

Có một số cách đơn giản nhưng hiệu quả cho ngăn chặn sử dụng mạng quá mức dẫn đến lệ thuộc là: Đặt thời gian tối đa 15 phút cho một lần vào mạng. Không vào mạng khi ăn sáng, trưa và tối, để điện thoại ở chế độ im lặng. Tắt thông báo tự động. Đặt thời gian tối thiểu hàng ngày cho tập luyện thể thao, đọc sách hoặc nghe nhạc. Giảm bớt số lượng bạn bè trên mạng. Xóa các ứng dụng và nhóm chat không cần thiết.

Phụ huynh phải làm gương sử dụng mạng, cởi mở, trò chuyện, thảo luận với con về mức độ nguy hiểm của chứng nghiện mạng xã hội. Tập cho con thói quen sử dụng mạng lành mạnh từ sớm. Phát hiện và tìm hiểu những uẩn khúc tinh thần của trẻ để tìm cách tháo gỡ.

Ngày 2/9/2023, Trung Quốc quy định trẻ dưới 8 tuổi chỉ được truy cập internet 40 phút/ngày; trẻ 8 - 15 tuổi: 1 giờ; trẻ 16 - 17 tuổi: 2 giờ; cấm trẻ dưới 18 tuổi truy cập internet từ 10 giờ đêm đến 6 giờ sáng; đồng thời quy định những nội dung mà trẻ các độ tuổi được phép truy cập.

Nhưng nước này cũng cho phép trẻ dưới 18 tuổi truy cập ngoài thời gian quy định các nội dung giáo dục đã phê duyệt; các nội dung phát triển thể chất, tinh thần; các dịch vụ khẩn cấp đảm bảo an toàn cá nhân và các ứng dụng đã phân loại mà phụ huynh cho phép trẻ sử dụng.

Bác sĩ Văn Bình

Tin cùng chuyên mục

Người lao động cần lưu ý gì khi bổ sung vitamin?

Sức khỏe lao động

Người lao động cần lưu ý gì khi bổ sung vitamin?

Theo TS.BS Trương Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, người lao động cần cẩn thận khi bổ sung vitamin bởi việc uống vitamin liều lượng bao nhiêu, vào thời điểm nào để đạt hiệu quả cao nhất và tránh các tương tác bất lợi không phải ai cũng biết.

Đọc thêm

Một số vấn đề về quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động

Sức khỏe lao động

Một số vấn đề về quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động

Công tác quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn gặp nhiều thách thức. Do đó, cần tập trung thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng trong tình hình mới.

Doanh nghiệp và công đoàn chủ động đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe người lao động

Sức khỏe lao động

Doanh nghiệp và công đoàn chủ động đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe người lao động

Theo Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Công đoàn Công ty TNHH MTV Cà phê Việt Đức và Công ty Cơ khí điện thủy lợi đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh cho người lao động.

Cần nhanh chóng hoàn thành kê đơn thuốc điện tử

Sức khỏe lao động

Cần nhanh chóng hoàn thành kê đơn thuốc điện tử

Ở các quốc gia tiên tiến, kê đơn thuốc điện tử là việc đương nhiên.

Vận động hơn nửa triệu cán bộ, đoàn viên ngành Y đăng ký hiến tặng mô, tạng

Sức khỏe lao động

Vận động hơn nửa triệu cán bộ, đoàn viên ngành Y đăng ký hiến tặng mô, tạng

Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam vừa ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền, vận động "Đăng ký hiến tặng mô, tạng – cho đi là còn mãi".

Công nhân Thủ đô mong có chỗ ở trọ an toàn

Sức khỏe lao động

Công nhân Thủ đô mong có chỗ ở trọ an toàn

Vấn đề về chỗ ở trọ an toàn, đảm bảo điều kiện sống tối thiểu vẫn là một mối lo ngại lớn đối với rất nhiều công nhân ở Thủ đô Hà Nội.

Hai Công đoàn ngành ký kết hợp tác với MED-GROUP

Sức khỏe lao động

Hai Công đoàn ngành ký kết hợp tác với MED-GROUP

Nhằm cung cấp giải pháp toàn diện chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động, Công đoàn Y tế Việt Nam, Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chương trình phúc lợi với Công ty Cổ phần Đầu tư MED-GROUP.

Cháu bé 5 tuổi tử vong - đau lòng chuyện ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe lao động

Cháu bé 5 tuổi tử vong - đau lòng chuyện ngộ độc thực phẩm

Sau nhiều tuần chữa trị tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM, bệnh nhi 5 tuổi trong vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai đã tử vong, điều này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng an toàn thực phẩm ở nước ta.

Những điều quan trọng cần biết về vi chất dinh dưỡng

Sức khỏe lao động

Những điều quan trọng cần biết về vi chất dinh dưỡng

Ngày mùng 1 - 2 tháng 6 là Ngày Vi chất dinh dưỡng - đây là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thiếu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Các cấp công đoàn nỗ lực xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại nơi làm việc

Sức khỏe lao động

Các cấp công đoàn nỗ lực xây dựng môi trường không khói thuốc lá tại nơi làm việc

Nhân dịp hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2024 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25 - 31/5/2024), đồng chí Vũ Mạnh Tiêm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo - Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn về công tác tuyên truyền thực hiện Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá và triển khai xây dựng môi trường không khói thuốc tại nơi làm việc trong các cấp công đoàn.

Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế

Sức khỏe lao động

Tìm giải pháp phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho nhân viên Y tế

Công đoàn và chính quyền có vai trò quan trọng trong việc phối hợp để đưa ra các biện pháp phòng, tránh bệnh nghề nghiệp cho đoàn viên và nhân viên Y tế.

Phát động Giải chạy bộ “Vì sức khỏe Việt Nam” chặng 2, lần thứ hai

Sức khỏe lao động

Phát động Giải chạy bộ “Vì sức khỏe Việt Nam” chặng 2, lần thứ hai

Lễ phát động Giải chạy bộ “Vì sức khỏe Việt Nam” lần thứ hai, chặng 2 vừa được Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 24/5/2024.

Một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn từ đầu năm 2024

Sức khỏe lao động

Một số vụ ngộ độc thực phẩm quy mô lớn từ đầu năm 2024

Trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm. Số vụ ngộ độc giảm so với cùng kỳ năm 2023 (5 tháng đầu năm 2023 xảy ra 40 vụ ngộ độc), tuy nhiên số mắc tăng hơn 1.000 người. Điều này cho thấy có những vụ ngộ độc số mắc quy mô lớn, hàng trăm người mắc và nhập viện.

4 bước phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe lao động

4 bước phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ yếu do ăn phải thức ăn ôi thiu, dùng thức ăn và đồ uống đã quá hạn sử dụng, thức ăn chế biến không hợp vệ sinh, bảo quản không tốt, nhiễm vi sinh và độc tố vi khuẩn gây bệnh. Biết cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm là một kỹ năng quan trọng mà mọi người nên nắm vững.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động

Sức khỏe lao động

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động.

Chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập thể cho người lao động

Sức khỏe lao động

Chủ động phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bữa ăn tập thể cho người lao động

An toàn thực phẩm là yếu tố then chốt đối với sức khỏe và hiệu suất làm việc của công nhân tại các doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng này, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong các bếp ăn tập thể, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho công nhân.

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi 12 nữ công nhân mang thai bị ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe lao động

Đoàn công tác Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm hỏi 12 nữ công nhân mang thai bị ngộ độc thực phẩm

Ngày 15/5, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng đoàn công tác đã trực tiếp tới Bệnh viện hữu nghị Lạc Việt để thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 12 nữ công nhân mang thai bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa ngày 14/5 tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (tỉnh Vĩnh Phúc).

Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm

Sức khỏe lao động

Phòng tránh ngộ độc bánh mì – lời khuyên từ chuyên gia công nghệ thực phẩm

Bánh mì vốn là món ăn quen thuộc hằng ngày được nhiều người ưa chuộng vì rất thơm ngon, giá thành rẻ. Tuy nhiên, hơn 560 người bị ngộ độc (trong đó có một ca rất nặng) sau ăn bánh mì Cô Băng ở Đồng Nai hôm 30/4 vừa qua; hơn 300 người ăn bánh mì Phượng ngộ độc tháng 9 năm 2023 và rất nhiều vụ ngộ độc bánh mì ở các nơi khác đang khiến nhiều người lo lắng.

Vắc xin AstraZeneca gây có thể gây đông máu: Chuyên gia huyết học nói gì?

Sức khỏe lao động

Vắc xin AstraZeneca gây có thể gây đông máu: Chuyên gia huyết học nói gì?

Nguy cơ đông máu sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ xảy ra trong vòng 28 ngày sau tiêm và thường gặp ở mũi vắc xin đầu tiên.

Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ

Sức khỏe lao động

Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, phần lớn người dân đã tiêm vắc xin AstraZeneca Covid-19 vài năm, không nên quá lo lắng về tác dụng phụ.

Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Bạn cần biết

Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Các nhà trọ công nhân thường có diện tích nhỏ, chứa nhiều đồ, không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy nên tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.