Chỉ thị 31-CT/TW của Ban Bí thư nhấn mạnh vai trò Công đoàn trong công tác ATVSLĐ |
1. Quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 31
Tổ chức chỉ đạo, quán triệt đầy đủ các nội dung của Chỉ thị số 31-CT/TW gắn với triển khai thực hiện khâu đột phá của Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam về đẩy mạnh đối thoại, thương lượng tập thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động đến các cấp công đoàn, cán bộ công đoàn; vì mục tiêu bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ; góp phần chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe cho người lao động và phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn tính mạng cho người lao động và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và đất nước.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành công đoàn các cấp đối với công tác ATVSLĐ; xác định công tác ATVSLĐ là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và đưa thành chỉ tiêu phấn đấu hàng năm để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực; cụ thể hóa Chỉ thị số 31-CT/TW thành các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trong các chương trình, kế hoạch công tác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, điều kiện, tình hình thực tế của địa phương, ngành; có trọng tâm, trọng điểm và đi vào thực chất, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế, tránh hình thức; có sự phân công, phân cấp cụ thể và gắn với công tác kiểm tra, giám sát, rà soát, đánh giá việc thực hiện.
Đồng chí Hồ Thị Kim Ngân - Phó trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: Huyền Vi. |
2. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về ATVSLĐ
Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động, người lao động, cán bộ, đoàn viên công đoàn về vai trò, tầm quan trọng của công tác ATVSLĐ từ đó nâng cao trách nhiệm, chủ động, tích cực trong việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về ATVSLĐ; cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; qua đó góp phần phát triển sản xuất kinh doanh bền vững của doanh nghiệp và xã hội.
Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, quan tâm ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có nguy cơ cơ cao; chú trọng tuyên truyền trực quan, giới thiệu, nhân rộng các mô hình làm tốt công tác ATVSLĐ; phổ biến phương pháp và kỹ năng phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến cán bộ công đoàn, người lao động. Tạo điều kiện, giúp đoàn đoàn viên, người lao động được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thông tin về những vấn đề liên quan đến ATVSLĐ.
Đổi mới việc phát động và các hoạt động phong trào thi đua “Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” phù hợp với thực tiễn ở địa phương, ngành, cơ sở, thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tham gia hưởng ứng; bảo đảm ATVSLĐ gắn với bảo vệ môi trường, thúc đẩy thực hiện tăng trưởng xanh thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nâng cao hiệu quả, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ hằng năm.
Phát huy vai trò của công đoàn cơ sở trong vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc trong đoàn viên, người lao động. Đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ATVSLĐ, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc.
Đảm bảo công tác ATVSLĐ trên công trình cầu Mỹ Thuận 2. Ảnh: Hoàng Liên Phương |
3. Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát về ATVSLĐ
Các cấp công đoàn chủ động hơn nữa, tăng cường phối hợp với các cơ quan, chức năng, người sử dụng lao động trong công tác ATVSLĐ; đẩy mạnh công tác giám sát của tổ chức Công đoàn và phối hợp kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, đặc biệt là các hoạt động: quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp; huấn luyện ATVSLĐ; kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiệm ngặt về ATVSLĐ.
Chú trọng, quan tâm, khuyến khích phát hiện vấn đề, tổng hợp các vướng mắc, bất cập, kiến nghị lên công đoàn cấp trên cơ sở và Tổng Liên đoàn.
Phối hợp với các ngành chức năng, người sử dụng lao động kịp thời phát hiện, nhân rộng, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân, mô hình hay, cách làm hiệu quả và xử lý nghiêm các vi phạm, nhất la các vi phạm để xảy ra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng về ATVSLĐ.
4. Kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ của hệ thống công đoàn và mạng lưới an toàn, vệ sinh viên
Tăng cường nguồn lực, nhất là tài chính cho công tác tuyên truyền và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn về ATVSLĐ.
Lựa chọn, bố trí cán bộ làm công tác ATVSLĐ ở các cấp công đoàn được đào tạo chuyên ngành về ATVSLĐ hoặc chuyên ngành kỹ thuật, có kinh nghiệm, nhất là ở các lĩnh vực, doanh nghiệp có nguy cơ cao xảy ra tai nạn lao động, các địa phương có nhiều doanh nghiệp và khu công nghiệp, đông công nhân lao động.
Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động thành lập, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về ATVSLĐ và tạo cơ chế thuận lợi cũng như phụ cấp cho mạng lưới an toàn vệ sinh viên hoạt động hiệu quả.
Đồng chí Hồ Thị Kim Ngân (đứng) tại một Hội thảo bàn về giải pháp thúc đẩy ATLĐ. Ảnh: ILO Việt Nam. |
5. Đầy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ về ATVSLĐ
Làm tốt công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, phát hiện, chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời chế độ, chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc trên quan điểm lợi ích và an toàn, sức khỏe, tình mạng của người lao động.
Tập trung nghiên cứu vào điều kiện làm việc, các nguy cơ rủi ro ở các ngành nghề, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; phát hiện bệnh nghề nghiệp, đánh giá, dự báo tác hại nghề nghiệp đến sức khỏe người lao động, các giải pháp phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe người lao động, các giải pháp bảo đảm ATVSLĐ và bảo vệ môi trường.
Chủ động nghiên cứu đề xuất bổ sung danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội.
Thực hiện tốt Chỉ thị số 31-CT/TW là nhiệm vụ chung của các cấp Công đoàn và là tiêu chí quan trọng để đánh giá thi đua hằng năm./.
Mời xem thêm video:
Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí ... |
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao ... |
8 nhiệm vụ thực hiện sau chỉ đạo của Thủ tướng về Công nhân - Công đoàn năm 2023 Tại Thông báo kết luận số 37 ngày 20/02/2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao 11 nhiệm vụ cho các Bộ, cơ quan. Hiện nay ... |
Công đoàn với ATVSLĐ 16:36 | Thứ hai, 06/01/2025
Tính đến cuối năm 2024, với hơn 190.000 người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp có tổ chức công đoàn, Thái Bình đang ghi nhận những bước tiến đáng kể trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, cùng với đó là những thách thức lớn, đòi hỏi các cấp công đoàn không ngừng nỗ lực.
Công đoàn với ATVSLĐ 16:35 | Thứ sáu, 03/01/2025
Vụ việc nhân viên gác chắn đường ngang bị hành hung tại TP Thủ Đức mới đây đã gây xôn xao dư luận. Công đoàn Đường sắt Việt Nam đã ngay lập tức vào cuộc, không chỉ để bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn nỗ lực cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao nhận thức về an toàn giao thông đường sắt.
Công đoàn với ATVSLĐ 09:00 | Thứ hai, 16/09/2024
"An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn" là phương châm được các cấp công đoàn ngành Công Thương luôn coi trọng và nỗ lực thực hiện. Trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng phức tạp và cạnh tranh, công tác an toàn vệ sinh lao động trở thành nhiệm vụ cấp thiết, không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người lao động mà còn góp phần tăng cường hiệu quả sản xuất.
Công đoàn với ATVSLĐ 17:53 | Chủ nhật, 01/09/2024
Mỗi lần nhớ về người bố đã khuất, chị Nguyễn Thị Thanh Hoàn - Công đoàn cơ sở Văn phòng I Tập đoàn Dệt May Việt Nam luôn nhớ về hình ảnh bố mình bặm môi, ngực loang lổ vết máu ở phòng cấp cứu, vẫn nhận lỗi tai nạn do mình chủ quan.
Công đoàn với ATVSLĐ 07:27 | Thứ tư, 31/07/2024
“Anh ơi, anh ơi… Anh bảo tranh thủ đi làm vài tháng nữa, rồi về nhà cùng em đón đứa con sắp chào đời… Anh nói sẽ nghỉ hưu sớm để chăm con để em đi làm. Sao anh vội bỏ em và các con đi như thế...", tiếng khóc như xé lòng của chị Hà Thị Thu – vợ anh Vũ Văn Hiệp, một trong năm công nhân của Công ty Than Hòn Gai tử nạn, khiến những người chứng kiến lòng thêm quặn thắt.
Công đoàn với ATVSLĐ 20:24 | Thứ tư, 12/06/2024
Qua 6 tháng triển khai Kế hoạch số 365/KH-TLĐ ngày 9/10/2023 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược quốc gia), hiện mới có 20 LĐLĐ tỉnh, thành phố và 3 công đoàn ngành trung ương xây dựng Kế hoạch thực hiện. Điều này, theo đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam là chưa phát huy tiềm lực, tận dụng cơ hội để thực hiện.
Công đoàn với ATVSLĐ 17:00 | Thứ tư, 29/05/2024
Chương trình phúc lợi đoàn viên của tổ chức Công đoàn không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các ưu đãi mua hàng giảm giá mà còn bao gồm nhiều khía cạnh khác, trong đó có an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Công đoàn với ATVSLĐ 16:06 | Thứ năm, 16/05/2024
Ước tính có gần 90% số nhân viên y tế thuộc đối tượng nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Bên cạnh những tác hại lây nhiễm, nhân viên y tế phải tiếp xúc với rất nhiều tác hại không lây nhiễm, bao gồm các hóa chất, nóng, tiếng ồn, bức xạ ion hóa, siêu âm...
Công đoàn với ATVSLĐ 18:30 | Thứ hai, 06/05/2024
Qua vụ công nhân ở một nhà máy tại Bình Dương tử vong do đồng nghiệp tự ý vận hành xe nâng đâm vào cho thấy, người lái xe đã không tuân thủ các yêu cầu cơ bản về an toàn vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Công đoàn với ATVSLĐ 14:46 | Thứ tư, 01/05/2024
Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.
Công đoàn với ATVSLĐ 17:46 | Thứ hai, 29/04/2024
Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.
Công đoàn với ATVSLĐ 08:34 | Thứ bảy, 27/04/2024
Nhiều ý kiến đóng góp tại toạ đàm “Quản trị rủi do bằng văn hóa an toàn - tầm nhìn và mô hình hiệu quả ở Việt Nam ở Việt Nam lần thứ nhất năm 2024” đã nhấn mạnh vai trò của tổ chức Công đoàn.
Công đoàn với ATVSLĐ 08:13 | Thứ năm, 18/04/2024
100% LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức triển khai Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và các văn bản liên quan đến các công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc.
Công đoàn với ATVSLĐ 16:53 | Thứ bảy, 13/04/2024
Đây là một mục tiêu đặt ra trong Chương trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp trong các cấp công đoàn mà Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam mới ban hành hướng dẫn.
Công đoàn với ATVSLĐ 14:26 | Thứ sáu, 15/12/2023
Công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong ngành Nông nghiệp là một trong những vấn đề trọng tâm được ngành, Công đoàn ngành quan tâm thúc đẩy trong nhiều năm qua.
Công đoàn với ATVSLĐ 17:20 | Thứ hai, 11/12/2023
Sau xây dựng và hầm mỏ, lao động trong ngành nông nghiệp là nhóm phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe nhất; trong đó, lao động chuỗi cung ứng cà phê tại Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Công đoàn với ATVSLĐ 17:31 | Thứ năm, 28/07/2022
Sáng 28/7/2022, tại Hà Nội, Tạp chí Lao động và Công đoàn chính thức ra mắt Chuyên trang Cuộc sống An toàn. Với giao diện đẹp, hiện đại, Chuyên trang hứa hẹn sẽ đem đến những thông tin nhanh chóng, mới mẻ, bám sát và phản ánh chân thực những vấn đề chuyên sâu liên quan đến an toàn và sức khỏe cho người lao động.