Thứ tư 11/12/2024 08:01

Một số vấn đề về quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động

Công tác quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động đã có nhiều cải thiện nhưng vẫn gặp nhiều thách thức. Do đó, cần tập trung thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng trong tình hình mới.
Doanh nghiệp và công đoàn chủ động đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe người lao động

Môi trường lao động có nhiều cải thiện

Môi trường lao động có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại là một trong những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn và hiệu quả công việc của người lao động. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như: máy móc, thiết bị không đảm bảo yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), nhận thức và việc tuân thủ các quy định về ATVSLĐ của người sử dụng lao động, người lao động hạn chế, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc sử dụng không đúng, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi không đảm bảo…

Trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Luật ATVSLĐ đã được ban hành, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ, đánh giá các yếu tố có hại có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp quan trắc môi trường lao động đã được quy định tương đối đầy đủ. Đặc biệt, ngày 19/3/2024 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới.

Theo quy định của pháp luật, việc thực hiện quan trắc môi trường lao động ít nhất 1 lần/năm tại các vị trí người lao động làm việc và thực hiện các giải pháp cải thiện điều kiện lao động là một trong các biện pháp góp phần phòng, chống bệnh nghề nghiệp. Để có căn cứ thực hiện việc quan trắc môi trường lao động, người sử dụng lao động phải đánh giá rủi ro tại nơi làm việc, lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động của cơ sở. Việc quan trắc môi trường lao động sẽ được thực hiện bởi các tổ chức đã công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động.

Hiện nay, có 230 tổ chức đã công bố đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động. Danh sách công bố được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế và của Cục Quản lý môi trường y tế để các cơ sở lao động dễ dàng tiếp cận thông tin.

Một số vấn đề về quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động
Quy trình khám sức khỏe công nhân và khám bệnh nghề nghiệp. Đồ họa: NIOEH

Theo báo cáo của các tỉnh/thành phố, môi trường lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh giai đoạn 2012-2023 có bước cải thiện đáng kể so với giai đoạn 2006-2011. Cụ thể như số lượng mẫu được quan trắc trung bình trong năm có xu hướng tăng và tăng gấp 2 lần (năm 2012 là 475.547 mẫu và năm 2023 là 1.099.658 mẫu); tỷ lệ mẫu không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép giảm từ 8,35% xuống 4,81%.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được kể trên, công tác quản lý môi trường lao động vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức như:

Số lượng cơ sở thực hiện quan trắc môi trường lao động chỉ chiếm khoảng 20% tổng số cơ sở có yếu tố nguy hiểm, có hại được quản lý. Môi trường lao động tại nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đảm bảo. Vẫn còn nhiều yếu tố có tỷ lệ mẫu quan trắc không đạt quy chuẩn kỹ thuật cao như: phóng xạ, điện từ trường, tiếng ồn, ánh sáng, bụi.

Việc tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động nhiều lúc còn hình thức, chưa phản ánh hết các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động. Công tác kiểm tra giám sát ngoại kiểm môi trường lao động còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn lực.

Một số cơ sở lao động không tuân thủ các quy định của pháp luật về ATVSLĐ như: lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động; quan trắc môi trường lao động, tổ chức khám, quản lý sức khỏe người lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động... dẫn tới có nhiều trường hợp người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp đặc biệt trong các cơ sở lao động vừa, nhỏ và các ngành nghề có nguy cơ cao như khai thác, chế biến vật liệu xây dựng, sử dụng hóa chất, khai thác mỏ,…

Một số vấn đề về quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động

PGS.TS Lương Mai Anh - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (áo xanh - thứ 2 từ trái sang) kiểm tra công tác khám sức khỏe nghề nghiệp cho nhân viên y tế. Ảnh: NVCC.

Nhiều vấn đề sức khoẻ người lao động mới nảy sinh

Trong những năm đầu thế kỷ 21, các vấn đề sức khỏe của người lao động đã có sự thay đổi đáng kể do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, vật liệu, sự chuyển đổi trong cơ cấu kinh tế và môi trường làm việc cũng như cơ cấu bệnh tật, các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu… Ngoài các vấn đề sức khoẻ nghề nghiệp truyền thống do tiếp xúc với bụi, ồn, hoá chất độc… nhiều vấn đề sức khoẻ mới nảy sinh và có xu hướng gia tăng liên quan đến bức xạ, từ trường, hoá chất mới, dịch bệnh truyền nhiễm, căng thẳng thần kinh tâm lý, cơ xương khớp, các bệnh không lây nhiễm…

Công nghệ và tự động hóa giúp giảm công việc nặng nhọc, tăng hiệu suất và an toàn, tuy nhiên cũng yêu cầu người lao động phải liên tục cập nhật kỹ năng, kiến thức và tăng thời gian làm việc với màn hình, thiết bị điện tử dẫn tới các căng thẳng và các vấn đề sức khoẻ liên quan đến tâm sinh lý, ergonomi, thị lực; nhiều vật liệu mới được đưa vào sản xuất cần có những theo dõi đánh giá lâu dài về ảnh hưởng đối với sức khoẻ; tác động của đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy xu hướng làm việc từ xa cũng tạo ra các thách thức mới về sức khoẻ tâm lý và cân bằng công việc - cuộc sống.

Việc quan tâm và tuân thủ các quy định về ATVSLĐ của người sử dụng lao động và người lao động cũng có nhiểu chuyển biến. Giai đoạn 2012 – 2023, tỉ lệ khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động tăng gấp gần 2 lần so với giai đoạn 2006 – 2011. Trung bình mỗi năm có trên 2 triệu lượt người lao động được khám sức khỏe định kỳ (chiếm 40%).

Một số bệnh thường gặp ở người lao động tại các cơ sở sản xuất có xu hướng gia tăng trong vòng 5 năm trở lại đây bao gồm: bệnh đường hô hấp (29,3%), các bệnh về đường tiêu hoá (15%), bệnh cơ-xương-khớp (8,35%) và các bệnh về da (4,75%). Số ngày nghỉ ốm trung bình 2,75 ngày/người lao động/năm (tăng hơn 3 lần so với trung bình ngày nghỉ ốm giai đoạn 2012-2016); nghỉ do tai nạn lao động 18,2 ngày, bệnh nghề nghiệp 3,27 ngày.

Liên quan đến công tác quản lý bệnh nghề nghiệp, nhìn chung, trong những năm đầu thế kỷ 21, mô hình bệnh nghề nghiệp đã có sự thay đổi. Trước đây nhóm các bệnh bụi phổi là các bệnh phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong số phát hiện và chẩn đoán hằng năm.

Đến nay, bệnh điếc nghề nghiệp, các bệnh do yếu tố vi sinh và các bệnh nhiễm độc dần dần đã phát hiện và chẩn đoán có xu hướng tăng dần. Số người lao động tiếp xúc trực tiếp với yếu tố có hại được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp hằng năm tăng gấp 4 lần trong 10 năm qua.

Trung bình mỗi năm có khoảng 7.000 người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp và có 500 trường hợp được giám định bệnh nghề nghiệp, trong đó có 8,2% người lao động được hưởng trợ cấp 1 lần, và 34,8% người lao động được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Tình trạng dinh dưỡng và bữa ăn ca của công nhân trong những năm gần đây có được cải thiện, song vẫn tồn tại nhiều vấn đề về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm của công nhân.

Những vấn đề dinh dưỡng nổi cộm của công nhân bao gồm: tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thiếu máu, mắc hội chứng chuyển hóa và các bệnh mạn tính như đái tháo đường, cao huyết áp… Tình hình ngộ độc thực phẩm tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp vẫn gia tăng.

Một số vấn đề về quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động

Đoàn giám sát của Bộ LĐ-TB&XH kiểm tra thực tế công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Ảnh: ĐVCC.

Những khó khăn trong công tác quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định nhưng công tác quản lý vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng, chống bệnh nghề nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.

Việc tăng nhanh số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực mới và công nghệ hiện đại kéo theo gia tăng nhiều yếu tố có hại trong môi trường lao động.

Biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng nói chung và người lao động nói riêng nhất là những người lao động phải làm việc trong môi trường ngoài trời.

Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tác động hết sức nghiêm trọng đến sinh mạng, sức khỏe, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng sâu sắc mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Đặc biệt, đại dịch đã làm đình trệ hoạt động sản xuất, tác động tiêu cực đến việc làm, sinh kế, tâm lý của nhân dân, nhất là người lao động.

Mỗi năm, Việt Nam có khoảng gần 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Tuy lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn, song chủ yếu là lao động nông nghiệp, phần đông chưa qua đào tạo nghề, thiếu hiểu biết về y tế lao động, về các yếu tố có hại tại nơi làm việc có thể gây bệnh nghề nghiệp.

Gần 90% doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Người sử dụng lao động bị chi phối nhiều bởi sức ép tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận nên chưa thực thi đầy đủ trách nhiệm theo quy định, hoăc chỉ thực hiện về hình thức, chưa đảm bảo chất lượng.

Bên cạnh đó, kinh phí dành cho chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị, địa phương còn hạn chế. Một số địa phương còn chưa quan tâm đúng mức đến lĩnh vực y tế lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế, mới tập trung nhiều vào các vấn đề liên quan đến ATLĐ.

Công tác phối hợp liên ngành giữa các cấp, các đơn vị từ trung ương đến địa phương cũng như phối hợp giữa các Sở ban ngành tại tuyến tỉnh trong tổ chức triển khai hoạt động, thanh tra, kiểm tra, thông tin tuyên truyền, có lúc có nơi còn chưa chặt chẽ, kịp thời.

Môi trường lao động còn nhiều yếu tố có hại vượt tiêu chuẩn cho phép. Các yếu tố tâm sinh lý ecgonomy, tác nhân sinh học, dung môi, các chất gây ung thư (đặc biệt đối với amiăng trắng), tác nhân sinh học chưa được quan tâm quan trắc. Môi trường lao động làng nghề còn ô nhiễm nghiêm trọng.

Một số vấn đề về quản lý vệ sinh lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động
Tình trạng dinh dưỡng và bữa ăn ca của công nhân trong những năm gần đây có được cải thiện. Ảnh: T. Phúc.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động

So với giai đoạn trước, công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp tại Việt Nam có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn một số khó khăn và hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe người lao động hiện nay.

Trong thời gian tới, việc nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cần tăng cường và quan tâm hơn nữa để đảm bảo sự thích ứng linh hoạt, an toàn. Trong đó, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Đảm bảo chất lượng công tác tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động để thực hiện đúng các quy định liên quan đến công tác ATVSLĐ, bao gồm: thực hiện đánh giá rủi ro tại nơi làm việc, lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động…

Quy định chặt chẽ hơn đối với việc tổ chức quan trắc môi trường lao động theo các ngành nghề và nhóm nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp.

Tăng cường năng lực công tác giám sát của cơ quan y tế ở địa phương đối với việc thực hiện quan trắc môi trường lao động tại các cơ sở trên địa bàn

Nghiên cứu các mô hình trên thế giới về các quy định liên quan đến yêu cầu cơ sở lao động tự trang bị các máy giám sát môi trường lao động tự động và khả năng áp dụng ở Việt Nam.

Cần quy định về cơ chế và nguồn lực cho phép ngoại kiểm của các cơ quan y tế đối với môi trường lao động ở các cơ sở có nguy cơ cao.

Đẩy mạnh đầu tư nguồn lực và ngân sách cho công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp trong tình hình mới. Tập trung cho các nội dung chuyên môn nghiệp vụ như: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp;

Rà soát tổ chức y tế tại các khu cụm công nghiệp. Tăng cường đào tạo bác sỹ chuyên ngành bệnh nghề nghiệp, người làm công tác y tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh;

Xây dựng cơ chế và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc khu vực không có hợp đồng lao động;

Nâng cao sức khỏe, phòng chống các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư), phòng chống tác hại của thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng hợp vệ sinh cho người lao động;

Phòng chống bệnh nghề nghiệp tại một số ngành nghề có nguy cơ cao (cơ khí luyện kim, chế tạo máy, khai thác mỏ, ngành sản xuất da giầy, hóa chất và linh kiện điện tử, ngành y tế và nông nghiệp) và bệnh liên quan đến amiăng;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ATVSLĐ; đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đột xuất. Hoàn thiện các hướng dẫn kiểm tra, xử phạt;

Xây dựng cơ chế chính sách nguồn lực đảm bảo chất lượng dịch vụ ATVSLĐ;

Tiếp tục hội nhập, tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực, các nước phát triển.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác an toàn, vệ sinh lao động

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là người để ...

Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục Phải coi an toàn, vệ sinh lao động là hoạt động thường xuyên, liên tục

Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 có chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc ...

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động chấp hành quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và ...

PGS.TS Lương Mai Anh - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế

Tin cùng chuyên mục

Vụ công nhân ở Nghệ An bị ngộ độc thực phẩm: Gây ngộ độc thực phẩm có thể bị xử lý hình sự

Sức khỏe lao động

Vụ công nhân ở Nghệ An bị ngộ độc thực phẩm: Gây ngộ độc thực phẩm có thể bị xử lý hình sự

Sau khi dùng cơm trưa tại Công ty Premium Fashion (Nghệ An), hơn 60 công nhân xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội), gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm.

Cảnh báo tăng huyết áp ở người trẻ: Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ

Sức khỏe lao động

Cảnh báo tăng huyết áp ở người trẻ: Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ

Tình trạng trẻ hóa đột quỵ đang ngày càng gia tăng, trong đó tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này. Theo các chuyên gia, tai biến này thường để lại nhiều di chứng nặng nề, không chỉ cướp đi cuộc sống bình thường của người bệnh, thậm chí cả sinh mạng.

Tìm ra nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Bà Rịa – Vũng Tàu khiến hơn 300 người nhập viện

Sức khỏe lao động

Tìm ra nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Bà Rịa – Vũng Tàu khiến hơn 300 người nhập viện

Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, TP Vũng Tàu; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm tại tiệm bánh mì này...

Đã có hơn 300 người nhập viện trong vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Sức khỏe lao động

Đã có hơn 300 người nhập viện trong vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Bà Rịa - Vũng Tàu

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có báo cáo nhanh, cập nhật thông tin về vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, TP Vũng Tàu.

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

Sức khỏe lao động

Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân

1.000 ngày đầu đời - từ khi thụ thai đến 2 tuổi - là giai đoạn quyết định trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng đúng cách trong thời kỳ này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe và khả năng học hỏi suốt đời.

Đọc thêm

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Sức khỏe lao động

Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bảo Bảo (Long An) chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ, có nhiều sáng kiến kiểm soát an toàn lao động tại nhà xưởng

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Sức khỏe lao động

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Sức khỏe lao động

Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng - theo báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cũng trong năm 2022 và 2023, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử… Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là gì?

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Sức khỏe lao động

Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư

Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sức khỏe lao động

Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật

Sau loạt bài phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, đường link “https://mydb.mynature.site/...” chứa nội dung bịa đặt nhằm quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo đã bị gỡ bỏ.

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Sức khỏe lao động

Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu

Thuốc lá nhập lậu, thuốc lá thế hệ mới đang trở thành mối nguy hại với sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, NLĐ có thu nhập thấp và NLĐ trẻ cũng là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sản phẩm này, cũng như dễ dàng trở thành nạn nhân của đối tượng có hành vi buôn lậu.

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Sức khỏe lao động

Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm

Loạt bài viết: Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì khẳng định sẽ tiến hành rà soát, xem xét và xử lý vi phạm nếu có, đồng thời công khai kết quả theo quy định.

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Bạn cần biết

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Sức khỏe lao động

5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt

Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết… theo Bộ Y tế.

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Sức khỏe lao động

VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn

Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ diễn biến phức tạp.

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sức khỏe lao động

Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?

Sau bão lũ, người dân các tỉnh phía Bắc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, nguy cơ gia tăng các bệnh về da là rất đáng lo ngại.

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Sức khỏe lao động

Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam

Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì cùng lúc tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, Trung tâm khám chữa bệnh đa khoa Tâm Anh Quận 7 TP.HCM. Đây là trung tâm điều trị béo phì thuộc bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam với chuẩn quốc tế.

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Sức khỏe lao động

Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore

Bệnh Whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như: công nhân xây dựng, người nạo vét cống rãnh, người làm vườn, nông dân…

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

Sức khỏe lao động

Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc

“Lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm tại mắt, trong đó bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là phổ biến, có thể bùng phát thành dịch sau lũ”, BSCKII. Phùng Thị Thúy Hằng - Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo.

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Sức khỏe lao động

Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào?

Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển đến vùng bão, lũ là một thách thức do điều kiện di chuyển khó khăn và thời tiết bất lợi.

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sức khỏe lao động

Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão

Sau khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, các cơ sở y tế đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp bị rắn độc, rết và các loài côn trùng có nọc cắn. Các bác sĩ cảnh báo người dân cần đề cao cảnh giác với các loài động vật, côn trùng có độc khi dọn dẹp nhà, xưởng, cơ sở sản xuất sau bão.

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Sức khỏe lao động

Bệnh viện Việt Đức: Nâng cao chất lượng bữa ăn ca đảm bảo sức khỏe và hiệu suất lao động

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên phải đối mặt với áp lực công việc lớn, căng thẳng, mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu suất làm việc. Nhằm chăm lo cho sức khỏe của cán bộ, nhân viên, ban lãnh đạo bệnh viện đã chú trọng cung cấp các bữa ăn dinh dưỡng đầy đủ cho đội ngũ nhân viên y tế.

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sức khỏe lao động

Bộ Y tế hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh cá nhân, thực phẩm trong và sau bão lũ

Sau cơn bão số 3 gây ngập lụt và sạt lở đất tại nhiều tỉnh phía Bắc, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng lũ lụt.

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Sức khỏe lao động

Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Trong và sau mưa bão, lũ lụt, vô số các vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nguy cơ nhiều dịch bệnh, như: sốt xuất huyết, sốt rét, các bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, đau mắt đỏ…

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Sức khỏe lao động

Sau khi bão Yagi đổ bộ, người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn trước nguy cơ mưa lũ, sạt lở đất?

Bão số 3 (Yagi) với cường độ rất mạnh, đã đổ bộ và gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực Tây Bắc Bộ. Để đảm bảo an toàn, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người lao động những lưu ý sau.