Thứ ba 16/04/2024 20:52

Công nhân ngành khai thác mỏ đối mặt với hàng loạt bệnh nghề nghiệp

Thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, điều kiện làm việc khắc nghiệt khiến cho công nhân ngành khai thác mỏ có nguy cơ mắc hàng loạt bệnh nghề nghiệp.

Khai thác mỏ là ngành đặc thù

Ngành khai thác mỏ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam, đóng góp 10-12% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, đây cũng là công việc rất nặng nhọc, độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe người lao động.

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, ngành khai thác mỏ hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về điều kiện làm việc: dụng cụ lao động thô sơ, công nghệ khai thác lạc hậu, công nhân phải làm việc dưới hầm sâu, tối và chật hẹp, nguy cơ cao gặp tai nạn lao động bất cứ lúc nào do sập hầm, sạt lở đất đá, bục nước, nhiễm độc khí …

Công nhân ngành khai thác mỏ đối mặt với hàng loạt bệnh nghề nghiệp
Thường xuyên tiếp xúc với bụi than, công nhân ngành khai thác than có nguy cơ cao mắc bệnh bụi phổi silic. Ảnh minh họa

Việc thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh trong quá trình làm việc như bụi than, đá, kim loại, phóng xạ; bùn nước ứ đọng, tiếng ồn, rung chuyển, các loại hơi khí độc (CH4, Co, CO2, TNT)… khiến công nhân khai thác mỏ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp.

Những bệnh nghề nghiệp điển hình ở công nhân khai thác mỏ

1. Bệnh về phổi, bệnh hen phế quản

Công nhân khai thác mỏ dễ mắc các bệnh về phổi và hen phế quản nhất, bởi vì trong quy trình khai thác mỏ có nhiều công đoạn phát sinh bụi như đào, xúc, múc, khoan đá, nổ mìn, vận chuyển, nghiền sàng, bốc dỡ đất đá than, quặng. Vì vậy có nhiều vị trí lao động bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng, nồng độ bụi toàn phần cao từ 30 - 100mg/m3, vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 15 – 30 lần, nồng độ bụi hô hấp có nơi vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép từ 9 – 11 lần, hàm lượng silic tự do trung bình từ 15 – 21%.

Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi silic - một bệnh xơ hóa phổi không hồi phục là cao nhất, riêng với ngành khai thác than chiếm từ 3 -14%, khai thác hầm lò chiếm tới 70.

Điều đáng ngại là bệnh bụi phổi silic hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chỉ có các loại thuốc chữa triệu chứng và nâng cao thể trạng, giúp làm giảm, ngừng tiến triển bệnh.

2. Bệnh điếc nghề nghiệp

Qua các số liệu nghiên cứu cho thấy, công nhân khai thác mỏ phải tiếp xúc với tiếng ồn hầu hết vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và cao nhất ở khu vực khoan, nghiền đá có nơi vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10-18 dBA. Tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp của công nhân nghiền sàng than, khoan than, khoan đá từ 8 - 23,6 %, ở mức độ nhẹ thì bị ảnh hưởng đến thính lực về sau.

3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

Đây là bệnh công nhân khai thác mỏ hay mắc, bao gồm bệnh rung cục bộ tần số cao do sử dụng máy khoan cầm tay và bệnh do rung toàn thân do lái các xe chuyên dụng trên 20 tấn.

Bệnh rung chuyển cục bộ ở công nhân khoan có biểu hiện rối loạn vận mạch bàn tay khoảng 4,3%, tổn thương xương khớp cổ tay và khuỷu tay là 15%; tỷ lệ giảm độ giãn cột sống thắt lưng ở lái xe là 42,3%; hội chứng đau thắt lưng có tỷ lệ là 12,7%.

4. Bệnh da nghề nghiệp

Do điều kiện lao động ẩm ướt, tỷ lệ bệnh da nghề nghiệp của công nhân khai thác than là khoảng 40,8%, trong đó bệnh nấm da có tỷ lệ mắc cao nhất là 27,5%.

Công nhân khai thác mỏ phải cùng một lúc tiếp xúc với nhiều yếu tố tác hại nên họ có thể bị mắc từng loại bệnh nghề nghiệp riêng lẻ hoặc kết hợp hai hay thậm chí vài bệnh nghề nghiệp.

Ví dụ, công nhân khoan có thể cùng một lúc bị mắc bệnh điếc nghề nghiệp và bệnh bụi phổi nghề nghiệp, hoặc vừa mắc bệnh điếc nghề nghiệp lại vừa mắc bệnh rung cục bộ tần số cao.

Công nhân khai thác và chế biến mỏ kim loại có thể vừa mắc các bệnh bụi phổi nghề nghiệp lại vừa bị nhiễm độc nghề nghiệp do thành phần kim loại của quặng mỏ hoặc kết hợp thêm cả viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

Trường hợp xấu nhất, họ thậm chí có thể bị thương tích nặng, thương tật vĩnh viễn, mất khả năng lao động đến mất mạng nếu gặp phải tai nạn nghề nghiệp thương tâm hoặc bệnh nghề nghiệp nghiêm trọng.

Công nhân ngành khai thác mỏ đối mặt với hàng loạt bệnh nghề nghiệp
Hơn ai hết, mỗi công nhân luôn phải ý thức trang bị bảo hộ cần thiết khi làm việc. Ảnh minh họa.

Nguyên nhân gia tăng nguy cơ bệnh nghề nghiệp ở công nhân khai thác mỏ

Trước hết là do chủ cơ sở lao động, người sử dụng lao động chưa chú trọng và nghiêm túc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn vệ sinh lao động; chưa tạo môi trường làm việc an toàn và phù hợp cho người lao động.

Tiếp đến là do nhận thức, ý thức của công nhân, người lao động về an toàn vệ sinh lao động cho bản thân và tập thể chưa cao; nhiều cá nhân còn tùy tiện, mạo hiểm, rút bớt hay cắt xén quy trình kỹ thuật, không tuân thủ các biện pháp an toàn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, công tác huấn luyện, đào tạo, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động ở nhiều đơn vị chưa được quan tâm, còn tồn tại nhiều bất cập.

Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp

Để giảm thiểu tác hại của các yếu tố nguy cơ và bảo vệ sức khỏe cho công nhân khai thác mỏ, yêu cầu người sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động theo các quy định hiện hành. Cụ thể như sau:

- Giám sát định kỳ môi trường lao động, kịp thời phát hiện và xử lý nếu có bất cập.

- Tăng cường công tác truyền thông, tập huấn về cải thiện điều kiện lao động trong ngành khai thác mỏ, nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh lao động.

- Tiến hành khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân – người lao động để phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp (nếu có) và đưa ra phương hướng điều trị hay giám định đền bù kịp thời và thích hợp.

- Tuân thủ các quy định, quy trình về khảo sát, thăm dò, thiết kế khai thác … đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy định và phải được cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt

- Cơ sở lao động, người sử dụng lao động cần đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho công việc, đồ bảo hộ lao động; chuẩn bị sẵn các phương tiện sơ cấp cứu cần thiết để sử dụng khi cần.

- Với người lao động, luôn phải ý thức trang bị bảo hộ cần thiết khi làm việc như: mang khẩu trang hoặc mặt nạ đúng quy cách.

Gánh nặng gia đình với nữ công nhân khu công nghiệp Gánh nặng gia đình với nữ công nhân khu công nghiệp

Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên đã gặp rất nhiều nữ công nhân. Và dù ở hoàn cảnh nào, họ vẫn coi việc chăm ...

Nỗi lo bệnh nghề nghiệp của công nhân ngành Dệt may Nỗi lo bệnh nghề nghiệp của công nhân ngành Dệt may

Ngành Dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra việc làm cho nhiều lao động. Nhưng nếu công nhân phải ...

4 công nhân bị chôn vùi trong vụ sập mỏ titan ở Bình Thuận 4 công nhân bị chôn vùi trong vụ sập mỏ titan ở Bình Thuận

4 công nhân trong ca trực tại mỏ khai thác titan thuộc huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) bị cát vùi lấp, 1 người tử ...

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

An toàn lao động

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

Từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đến nay công tác này đã có bước tiến lớn...

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Nghiên cứu - Trao đổi

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Bài viết dưới đây của bà Kristina Kurths - Quản lý dự án Quỹ Vision Zero (VZF) của ILO Việt Nam nhằm chia sẻ cách tiếp cận đáp ứng giới trong ATVSLĐ để thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo vệ trước các rủi ro ATVSLĐ; tiếp cận thông tin và tập huấn về ATVSLĐ, cũng như tham gia đối thoại về ATVSLĐ.

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Nghiên cứu - Trao đổi

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Người lao động cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

An toàn lao động

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

Việc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cân đối và đảm bảo dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể lực cho cả lao động trực tiếp và lao động trí óc, từ đó tăng năng suất lao động.

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

An toàn lao động

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, chủ đềTháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 rất mới, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đọc thêm

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Trong môi trường lao động ngày nay, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong lao động. Theo đó, người lao động (NLĐ) làm công việc có yếu tố có hại được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

An toàn lao động

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày (theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động). Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Bài viết này trình bày một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam xây dựng mô hình đánh giá rủi ro (ĐGRR) nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi làm việc...

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Nghiên cứu - Trao đổi

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa.

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi  “những cái chết khủng khiếp”

Nghiên cứu - Trao đổi

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi “những cái chết khủng khiếp”

Cơ quan quản lý nơi làm việc bang California (Mỹ) đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các quy định mới nhằm bảo vệ công nhân ngành chế tác mặt bàn đá hít phải bụi silic độc hại, được các bác sĩ cho là đang khiến ngày càng nhiều nam thanh niên mất khả năng thở không thể phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai cho thấy: có đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

“Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và cả con người.

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Nghiên cứu - Trao đổi

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Từ vụ việc người lao động (NLĐ) Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) mắc bệnh bụi phổi, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

An toàn lao động

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Nghiên cứu - Trao đổi

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015, trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN,... là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát lại công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ viên chức dân số. Qua đó bảo đảm công bằng trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Nghiên cứu - Trao đổi

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, ở cấp Trung ương có khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được huấn luyện.

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có tình trạng một đơn vị có 2 kiểm định viên còn rất trẻ cũng làm kiểm định tất cả các thiết bị như đơn vị có 100 kiểm định viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thị trường lao động đang cần tuyển một lượng rất lớn nhân lực ngành Bảo hộ lao động nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Nghiên cứu - Trao đổi

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phân tích quy định pháp luật về hành lang pháp lý cho người lao động (NLĐ) thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, quy định đã có trong 4 đạo luật nhưng còn chưa đồng nhất và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Đóng góp vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động (NLĐ).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi gặp gỡ, đối thoại với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023.

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

Nghiên cứu - Trao đổi

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

bảo hiểm xã hội nợ ngày càng tinh vi đòi hỏi cần có cơ chế để xử lý