Thứ tư 24/04/2024 18:54

Gánh nặng gia đình với nữ công nhân khu công nghiệp

Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên đã gặp rất nhiều nữ công nhân. Và dù ở hoàn cảnh nào, họ vẫn coi việc chăm lo cho gia đình lên cao nhất, mặc dù phải hy sinh nhu cầu của bản thân...
Gánh nặng gia đình với nữ công nhân khu công nghiệp
Nỗi khắc khoải lớn nhất của nữ công nhân đi làm xa nhà là phải xa con. Ảnh: Minh Hương

Lao động chính của gia đình

Từ Hà Tĩnh xa xôi lên Hà Nội làm công nhân khu công nghiệp gần 4 năm nay, hành trang của chị Nguyễn Thị Thu Hoài (24 tuổi) chỉ có vài bộ quần áo, chiếc xe đạp điện cũ.

Ca làm của nữ công nhân này thường bắt đầu từ 6 giờ sáng hoặc 8 giờ tối. Để tiết kiệm chi phí, chị Hoài dùng bữa ăn ca tại công ty làm bữa chính trong ngày; về phòng trọ, chị Hoài ăn qua loa bằng bánh mì, mì tôm hoặc xôi.

Hơn 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, có thời điểm thu nhập của chị Hoài bị giảm - chỉ còn khoảng 70% - do phải giãn việc, ngưng việc. Với mức thu nhập còm cõi (hơn 4 triệu đồng), chị Hoài đều chắt bóp gửi về cho bố mẹ hơn nửa số tiền lương nhận được.

Đợt này, khi dịch bệnh không còn diễn biến phức tạp như trước, công việc của chị Hoài phần nào “khởi sắc” hơn. Từ thu nhập cao nhất 6 triệu đồng, nay cũng tăng lên 7,5 - 8 triệu đồng/tháng. “Là chị cả trong gia đình, phía sau tôi còn 3 em đang trong độ tuổi ăn học. Bố mẹ làm nông nghiệp, hay ốm đau nên được tiền lương về, tôi phải ưu tiên cho gia đình trước” - chị Hoài nói.

Mặc chiếc áo thun đã cũ, chỉ vào tủ quần áo, chị Hoài nói, trong một năm, số lần mua quần áo mới của chị đếm trên đầu ngón tay. Đi làm đã có đồng phục công ty, khi ở nhà, quần áo của chị đa số được chị em trong xóm trọ nhượng lại. Là lao động chính, cô gái trẻ bằng mọi cách phải lo liệu được cho gia đình, từ việc ăn uống dè sẻn, không sắm sửa cho bản thân, thậm chí không nghĩ đến yêu đương, hò hẹn.

Nữ công nhân lo lắng, nếu có chồng con, liệu còn có thể lo lắng được cho bố mẹ và các em!? “Tôi tự ti về mình lắm. Đồng lương công nhân lương eo hẹp, tôi chỉ học hết lớp 9, nếu yêu rồi tiến tới hôn nhân, tôi không thể gánh vác gia đình hiện tại” - chị Hoài tâm sự.

Khi chúng tôi hỏi chị tính làm công nhân đến bao giờ? Chị Hoài cho biết, dự định làm đến khi 2 người em đầu vào đại học. Phải bươn chải từ sớm, có lẽ ước mơ lớn nhất của người chị cả này là nhìn thấy các em được học hành tử tế. Niềm vui của chị Hoài thật đơn giản khi được các em khoe thành tích học tập.

Làm công nhân 8 năm, 7 năm phải xa con

Đã 8 năm kể từ ngày chị Trần Thị Nhung từ Lương Sơn (Hoà Bình) xuống Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) làm công nhân trong nhà máy. Đằng đẵng thời gian một thân một mình, người phụ nữ ngoài 30 tuổi gặp không ít khó khăn.

Chị Nhung bắt đầu công việc 7h30 sáng, chiều tan ca vào 17h. Hôm nào được tăng ca, chị Nhung sẽ về muộn hơn 1-2 tiếng, tổng thu nhập ở mức 7 triệu đồng/tháng. Nhớ lại tháng đầu tiên được nhận lương công nhân, chị Hà mừng mừng tủi tủi: Mừng vì có tiền lo cho chị và các con, tủi vì không có ai bên cạnh để sẻ chia.

Chị Nhung cho hay, 8 năm làm công nhân thì có 7 năm phải xa con: “Có khổ thế nào tôi cũng không bận tâm, điều tôi buồn hơn hết là con không nhớ mẹ”.

Nói về con, nữ công nhân ngoài 30 tuổi có nhiều kỷ niệm không thể nào quên. Hồi con còn nhỏ, chị đi làm cứ 1-2 tháng sẽ về thăm con 1 lần. Thời gian đó, con không theo mẹ, thậm chí “đuổi” chị ra xa vì nghĩ mẹ là người lạ. Chị phải đợi lúc con đi ngủ mới dám ôm con vào lòng.

“Giờ đây con lớn, đã biết thương mẹ hơn rồi. Nhưng nó vẫn trách tôi tại sao đi lâu về” - chị Nhung rầu rĩ.

Làm công nhân với đồng lương eo hẹp, mỗi tháng, chị Nhung gửi về cho ông bà ngoại 3-4 triệu đồng để nuôi con. Còn chị chỉ giữ 3 triệu đồng, trong số tiền này, chị Nhung phải lo liệu phí thuê trọ, ăn uống... Trong mâm cơm của người mẹ đơn thân, chỉ có 2 món: Trứng và rau. Chị nói: “Xa nhà, tôi không biết đến món ăn ngon. Tôi chỉ ăn để lấp đầy bụng để có sức mà làm việc thôi...”.

Thúc đẩy hoạt động Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước Thúc đẩy hoạt động Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

Chiều ngày 27/5, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của ...

Truyền thông công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình cho công nhân Truyền thông công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình cho công nhân

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thái Bình và Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh vừa tổ chức truyền thông về công tác dân ...

LĐLĐ Hà Tĩnh: Tập huấn nghiệp vụ ban nữ công quần chúng khu vực ngoài nhà nước LĐLĐ Hà Tĩnh: Tập huấn nghiệp vụ ban nữ công quần chúng khu vực ngoài nhà nước

Ngày 21/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị triển khai Kết luận số 05/KL-BCH của Ban Chấp hành (BCH) ...

Giảm áp lực đầu năm học cho phụ huynh là công nhân lao động Giảm áp lực đầu năm học cho phụ huynh là công nhân lao động

Dịp đầu năm học, phụ huynh là công nhân lao động nhập cư tại Bình Dương chịu áp lực trước các khoản đóng góp và ...

MINH HƯƠNG (Theo Báo Lao động)
https://laodong.vn/cong-doan/ganh-nang-gia-dinh-voi-nu-cong-nhan-khu-cong-nghiep-1104984.ldo

Tin cùng chuyên mục

Vay qua app, công nhân chịu lãi suất lên tới 730%/năm

Tin tức

Vay qua app, công nhân chịu lãi suất lên tới 730%/năm

Đại diện cơ quan Công an cho biết, khi đã trót vay qua app tín dụng đen, công nhân bị “móc túi” với lãi suất lên đến 365% - 730%/năm.

Bộ Công an xây dựng chuyên đề phòng ngừa tín dụng đen trong công nhân

An toàn tài chính

Bộ Công an xây dựng chuyên đề phòng ngừa tín dụng đen trong công nhân

Ngày 19/5, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tín dụng đen trong công nhân lao động. Hội nghị do đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì.

Gần 320.000 công nhân lao động được vay từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng

An toàn tài chính

Gần 320.000 công nhân lao động được vay từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng

Theo Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), hiện đã có gần 320.000 đoàn viên, người lao động được vay 5.345 tỉ đồng từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng.

Công nhân lo lắng vì giá điện tăng khi trời nắng nóng

An toàn tài chính

Công nhân lo lắng vì giá điện tăng khi trời nắng nóng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa thông báo từ 4/5 chính thức tăng giá điện bán lẻ bình quân thêm 3% so với giá hiện hành (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trước thông tin này, nhiều công nhân đang ở trọ lo lắng vì sợ bội thêm chi phí do giá điện tăng.

Thu nhập giảm, công nhân chuyển phòng trọ giá rẻ, chắt bóp chi tiêu

An toàn tài chính

Thu nhập giảm, công nhân chuyển phòng trọ giá rẻ, chắt bóp chi tiêu

Để thích ứng trong bối cảnh việc làm ít, thu nhập giảm, công nhân phải tìm mọi cách để xoay xở cuộc sống.

Đọc thêm

Lao động cảnh giác với lời mời chào nộp tiền đi xuất khẩu Hàn Quốc

An toàn tài chính

Lao động cảnh giác với lời mời chào nộp tiền đi xuất khẩu Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được phản ánh về việc một số cá nhân, tổ chức mời chào người lao động nộp tiền tham gia các khóa học nghề và thi tuyển để đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E7.

Công nhân mong con có môi trường học tốt

An toàn tài chính

Công nhân mong con có môi trường học tốt

Đồng lương phải “chia 5 xẻ 7”, công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) vẫn đặt việc học của con lên hàng đầu. Họ hy vọng, con cái có môi trường học tập tốt để sau này có công việc ổn định, thu nhập đảm bảo được cho cuộc sống.

Ham “việc nhẹ lương cao” nhiều bạn trẻ nhận cái kết đắng

An toàn tài chính

Ham “việc nhẹ lương cao” nhiều bạn trẻ nhận cái kết đắng

“Rảnh làm, mệt nghỉ, không cần vốn, không cần cọc… nhưng vẫn có thể kiếm từ 500.000 đồng đến 1 triệu mỗi ngày” là những lời quảng cáo làm việc online hấp dẫn xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội. Nhiều bạn trẻ ham “việc nhẹ lương cao” đã sập bẫy và nhận cái kết đắng…

Tiền điện có tháng tới 1,2 triệu đồng: Công nhân mong được tính giá điện theo quy định

An toàn tài chính

Tiền điện có tháng tới 1,2 triệu đồng: Công nhân mong được tính giá điện theo quy định

Ngoài chi phí phòng trọ, tiền điện cũng chiếm một phần cố định quan trọng trong chi tiêu của công nhân xa quê. Mặc dù có những quy định để người lao động được hưởng giá bán lẻ, song vẫn không ít công nhân thuê nhà đang phải gánh giá điện cao.

Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen”

An toàn tài chính

Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen”

Công nhân trong các khu công nghiệp không còn xa lạ với “tín dụng đen” - một hình thức cho vay nặng lãi. Hoạt động tinh vi, các tổ chức “tín dụng đen” cứ thế len lỏi vào trong từng xí nghiệp, nhà trọ công nhân bằng nhiều hình thức, gây hậu quả nặng nề.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

An toàn tài chính

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

Nhiều công nhân vay nợ tín dụng đen nhiều năm không có khả năng thanh toán. Trước tình trạng này, Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành (Tây Ninh) đã lập Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen.

Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

An toàn tài chính

Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

Mặc dù bản thân không vay mượn, không đứng ra bảo lãnh nhưng nhiều người bỗng dưng bị các đối tượng "khủng bố" đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn. Thậm chí, họ còn bị bêu xấu trên các trang mạng xã hội.

Báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để hăm dọa, lừa đảo chiếm đoạt tiền

An toàn tài chính

Báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để hăm dọa, lừa đảo chiếm đoạt tiền

Bộ Công an báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án,... gọi điện để hăm dọa, lừa đảo, chiếm đoạt tiền bằng nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi trong suốt thời gian qua.

Làm gì để ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động?

An toàn tài chính

Làm gì để ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động?

Trước tình hình hoạt động “tín dụng đen” hoành hành, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Nhân dân, trong đó có công nhân lao động (CNLĐ), Tổng Liên đoàn Lao dộng (LĐLĐ) Việt Nam vừa có công văn về việc tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn.

Khởi động gói tín dụng an toàn hỗ trợ cho công nhân vay tiêu dùng

An toàn tài chính

Khởi động gói tín dụng an toàn hỗ trợ cho công nhân vay tiêu dùng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kịp thời chỉ định gói tín dụng 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho công nhân, người lao động (CNNLĐ) ở các khu công nghiệp. Đây được xem là một trong những công cụ tài chính hiệu quả, không chỉ góp phần ngăn chặn vấn nạn “tín dụng đen” mà còn giúp CNNLĐ tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi phục vụ cuộc sống.

Có nên đầu tư bất động sản khi lạm phát và lãi suất tăng cao?

An toàn tài chính

Có nên đầu tư bất động sản khi lạm phát và lãi suất tăng cao?

Trong một cuộc khảo sát gần đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đối với các hội viên môi giới bất động sản (BĐS), có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu BĐS như một công cụ đối phó với lạm phát.

"Nhà ở chưa phù hợp với khả năng chi trả của người dân"

An toàn tài chính

"Nhà ở chưa phù hợp với khả năng chi trả của người dân"

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, nhà ở của TP.HCM vẫn chưa bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về nhà ở xã hội, phù hợp với khả năng chi trả của người dân.