Thứ sáu 26/04/2024 01:53

Doanh nghiệp tư nhân vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn

Theo Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, nhìn chung quy mô doanh nghiệp tư nhân giờ chỉ nhỏ bé, tương tự hộ gia đình. Thêm vào đó, nhóm này sử dụng vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn, ...

"Doanh nghiệp tư nhân sử dụng vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn"

Các diễn giả tại diễn đàn: Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững

Áp dụng tư duy luôn tạo ra giá trị

Theo PGS. Trần Phương Trà, Giám đốc chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Kinh doanh IPAG (Paris, Pháp), Giám đốc mạng lưới chính sách kinh tế EPNet, AVSE Global, trong bối cảnh vĩ mô hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi rất nhanh.

Thêm vào đó, tăng trưởng xanh đang là xu hướng, ngày một trở nên phổ biến, cần thiết và được coi trọng hơn trên toàn cầu.

Đánh giá về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp trên thế giới, PGS Trần Phương Trà cho biết, hiện nay đã có Bộ chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành kỹ thuật số độc lập đầu tiên trên thế giới dành cho các nhà sản xuất (SIRI), bao gồm 3 trụ cột: quy trình - công nghệ - tổ chức với các cấu phần nhỏ; giúp người quản lý có thể bao quát các mặt mà doanh nghiệp cần quan tâm trong quá trình đổi mới sáng tạo.

Nhìn vào dữ liệu thống kê của Bộ chỉ số SIRI vào năm 2022, những nhóm ngành có mức độ trưởng thành lớn nhất gồm công nghiệp bán dẫn, thiết bị điện tử, năng lượng và hóa chất, dược phẩm. Trong năm 2022, ngành logistics cũng có sức tăng trưởng ấn tượng nhờ sự phát triển của các sàn thương mại điện tử và nhu cầu mua sắm online trong thời đại dịch.

Theo bà Trà, dù là tập đoàn đa quốc gia hay các doanh nghiệp nhỏ, thì sự ưu tiên lớn nhất là năng suất, sau đó là chất lượng sản phẩm. Nhưng với nhóm doanh nghiệp xuất sắc nhất gồm các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp top đầu thì lại hướng sự tập trung vào tốc độ và sự linh hoạt.

Doanh nghiệp tư nhân vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn

PGS. Trần Phương Trà có phần thuyết trình trực tuyến tại diễn đàn.
Cùng thu về hơn 30.000 tỷ, những mảng nào mang về doanh thu lớn nhất cho Vingroup và Masan trong nửa đầu năm? Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP còn khiêm tốn Nhà đầu tư cá nhân vẫn mua mạnh trái phiếu doanh nghiệp

Tại Việt Nam, các cơ quan chức năng đã xác định, cũng như đưa ra chiến lược xem tăng trưởng xanh và chuyển đổi số là công cụ để phát triển. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có khả năng đổi mới sáng tạo mạnh mẽ để đảm bảo khả năng thích ứng với sự biến đổi hiện tại.

“Những chủ đề ưu tiên trong quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp cũng cần tập trung vào việc tạo ra những giá trị khác biệt cho doanh nghiệp”, bà Trà nói.

Dẫn chứng từ kinh nghiệm của tập đoàn hàng đầu của Pháp là Thales, bà Trà cho biết, tập đoàn này đã tập trung vào từng cá nhân trong doanh nghiệp. Họ mời các nhân viên của mình tham gia vào các cuộc thi, đóng góp ý tưởng… để cải thiện bộ máy vận hành, xây dựng tương tác; đồng thời tạo tương tác giữa người và máy. Trong đó,Thales đã sử dụng nền tảng bán lẻ trực tuyến như một lợi thế cạnh tranh để hỗ trợ các mục tiêu ngắn hạn, đồng thời đối phó với các thách thức trong tương lai.

Từ những kinh nghiệm quốc tế, theo vị chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng tư duy luôn luôn tạo ra giá trị. Với khía cạnh tổ chức, đổi mới sáng tạo cần gắn liền với tổ chức, gắn với chiến lược để vận hành có tính hệ thống. Trong đó, bà Trà nhấn mạnh, văn hóa sáng tạo, khởi nghiệp là môi trường tạo tiền đề cho những đổi mới sáng tạo về quy trình, sản phẩm và công nghệ.

Tận dụng triệt để ưu thế từ các FTA

Đề cập đến vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong mở rộng và khai thác thị trường quốc tế, ông Trịnh Minh Anh, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế nhận định cơ hội và thách thức từ các FTA là song hành và khá rõ ràng.

Đồng nghĩa, các FTA chỉ có thể mang lại lợi ích thực sự cho nền kinh tế khi cộng đồng doanh nghiệp có thể phát huy tối đa vai trò và năng lực của mình trong quá trình thực thi các hiệp định này.

Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng - Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế.

Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng - Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế.

Theo ông Trịnh Minh Anh, để tiếp tục mở rộng và chiếm lĩnh thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cần các giải pháp đồng bộ.

Thứ nhất, đón đầu và tận dụng cơ hội về dòng vốn dịch chuyển đầu tư; đặc biệt là dòng vốn đầu tư của các nước ra khỏi Trung Quốc, Hongkong...

Thứ hai, cần chú trọng khai thác thị trường Trung Quốc. Trung Quốc đã, đang và sẽ là thị trường quan trọng của Việt Nam đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu, đối với cả chính ngạch và biên mậu, hàng hóa đúng chuẩn hay phi chuẩn...

Thứ ba, khai thác cơ hội ở các thị trường Việt Nam đã có FTA; đặc biệt là EU và Hoa kỳ một cách đa dạng. Trong đó, quan tâm tới xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp; ăn theo xu hướng đầu tư, sản xuất của các tập đoàn, doanh nghiệp quốc gia khác.

Thứ tư, hết sức chú ý đến vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của sản phẩm (CO) hải quan của các nước có FTA và các cơ quan liên quan của Việt Nam rất chú ý vấn đề này; tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt vấn đề xuất xứ hàng hóa.

Thứ năm, để tận dụng tối đa ưu đãi của 15 FTA, doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các ngành, cơ quan chức năng (Bộ Công Thương, Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính…). Trong đó, cần tìm hiểu rõ chuỗi cung ứng của mình để cố gắng lấp hoặc tham gia lấp đầy các chỗ đứt, gãy của các chuỗi cung ứng này.

Cùng cho ý kiến về vấn đề này, ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) đánh giá, sau khi Hiệp định thương mại tự do EVFTA đi vào hiệu lực, tăng trưởng thương mại hai chiều đã có sự chuyển biến tích cực. Về đầu tư, các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào Việt Nam với số vốn đáng kể. Đây là những nguồn đầu tư có chất lượng, sử dụng công nghệ cao và thân thiện với môi trường.

Theo vị chuyên gia, châu Âu hiện là thị trường lớn, nhiều tiềm năng. Tham gia chuỗi cung ứng và bán hàng cho doanh nghiệp châu Âu cũng là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Về chiều ngược lại, ông Minh cho biết, các doanh nghiệp châu Âu đều mong muốn xuất khẩu sang thị trường Việt Nam nhiều hơn, qua đó tiếp cận với thị trường ASEAN và cả châu Á.

Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc lớn vào việc Việt Nam có tận dụng được cơ hội này hay không.

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch Eurocham tại sự kiện.

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch Eurocham tại sự kiện.
VietinBank ưu đãi lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu mới Doanh nghiệp kêu "kẹt vốn", áp lực vì lãi suất, Thống đốc nói gì?

Về khía cạnh phát triển bền vững, Châu Âu có chiến lược phát triển bền vững nhiều năm nay và có một số trụ cột chính gồm bảo vệ môi trường, thúc đẩy quyền con người và quyền của người lao động và trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội.

Ba trụ cột này được lồng vào chính sách thương mại của khối, cũng như được thể hiện trong Hiệp định EVFTA khi đưa ra những điều kiện và cam kết mà Việt Nam phải đạt được liên quan đến phát triển bền vững mới có thể hưởng những ưu đãi thuế quan.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp châu Âu đều là những doanh nghiệp đi đầu trong việc tuân thủ yêu cầu trong phát triển bền vững như sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất, tiêu chuẩn cao với người lao động. Ông Minh chia sẻ, hiện nay đã có khái niệm mới bao trùm hơn là thực hành kinh doanh có trách nhiệm.

Theo đó, hiện nay Eurocham đang triển khai 1 số chương trình tăng cường liên kết giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên như các hoạt động kết nối để các doanh nghiệp có thể nắm bắt các thông lệ châu Âu đang triển khai. Cùng với đó là các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tiếp cận thị trường, xúc tiến bán hàng; các chương trình đào tạo về các quy định mà doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt…

Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ tại hội nghị COP26, do đó, theo ông Minh, các chiến lược, mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới cần thay đổi và điều chỉnh và gắn với chữ “xanh”.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu bắt buộc

Đề cập đến tầm quan trọng của câu chuyện Chuyển đổi số trong tình hình hiện nay, ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đây là vấn đề được Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các bộ ban ngành quan tâm và thúc đẩy mạnh mẽ.

Theo ông Đường, mô hình chuyển đổi số trong doanh nghiệp cần tiếp cận từ các góc độ: Công nghệ mới để tối ưu hóa quy trình; Phân tích dữ liệu để đưa ra các mô hình kinh doanh mới, sản phẩm dịch vụ mới; từ đó để tạo ra các giá trị tiên tiến.

Để chuyển đổi số, trước hết doanh nghiệp cần tư duy lại hướng kinh doanh, cạnh tranh, đánh giá lại chuỗi giá trị, đồng thời kết nối lại với khách hàng, tăng trải nghiệm khách hàng và cấu trúc lại doanh nghiệp.

Ngoài ra, việc chuyển đổi số và đo lường kết quả chuyển đổi số để đánh giá xem doanh nghiệp đang ở đâu trong quá trình chuyển đổi số cũng rất quan trọng. Nhiều doanh nghiệp thấy mình ứng dụng nhiều phần mềm nhưng không rõ mình đã chuyển đổi số chưa, vì thế cần có có bộ chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo ông Đường, bộ chỉ số này được Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng gồm 6 trụ cột gồm:

Thứ nhất, là trải nghiệm số cho khách hàng, đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc cung cấp cho khách hàng trải nghiệm số.

Thứ hai, là chiến lược số, đánh giá mức độ xuất sắc trong các kế hoạch của doanh nghiệp, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tầm cao, thông qua chiến lược chuyển đổi số toàn diện.

Thứ ba, là đánh giá về hạ tầng và khả năng công nghệ của doanh nghiệp nhằm thiết lập duy trì và liên tục chuyển đổi số, môi trường số, để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu kinh doanh.

Thứ tư, là vận hành đánh giá hiệu suất cao hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp.

Thứ năm, là văn hóa số, đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra môi trường văn hóa nhờ công nghệ số.

Cuối cùng, là dữ liệu tài sản thông tin, đánh giá khả năng của doanh nghiệp cả về mặt chiến lược và hoạt động.

Cần tăng tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp đang hoạt động chứ không phải số đăng ký

Một chia sẻ thu hút được sự quan tâm tại diễn đàn là câu chuyện về sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân nhìn từ Nghị quyết số 10-NQ/TW của ông Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam.

Ông Bình cho biết, tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân đã có sự chậm lại về số lượng và lao động trong 5 năm vừa qua (từ 2016-2020). Theo đó, số lượng doanh nghiệp đang thực sự hoạt động trong nền kinh tế mới tăng từ 505.000 doanh nghiệp vào năm 2016 lên khoảng 684.000 doanh nghiệp vào năm 2020.

“Như vậy, số lượng tăng lên chỉ 180.000 doanh nghiệp, là khoảng cách khá xa so với số lượng doanh nghiệp đăng ký hàng năm, thường ở mức 1,2 – 1,3 triệu doanh nghiệp đăng ký mỗi năm”, ông Bình nói.

Cũng theo ông Bình, trong số 684.000 doanh nghiệp đang hoạt động thì doanh nghiệp tư nhân trong nước là chính, khoảng 660.000 doanh nghiệp, 1.900 doanh nghiệp nhà nước và 22.000 doanh nghiệp FDI.

Công ty lắp ráp iPhone lớn nhất đạt lợi nhuận vượt kỳ vọng Tồn kho tăng mạnh, doanh nghiệp bất động sản "hụt hơi" vì thiếu vốn

“Số lượng 684.000 doanh nghiệp đang hoạt động đây là con số rất ấn tượng, nhưng nếu so với ASEAN thì cho thấy, sức phát triển của khu vực doanh nghiệp Việt Nam còn nhỏ bé”, ông Lê Duy Bình khẳng định.

Ông Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam.

Ông Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam.

Vị chuyên gia dẫn chứng, như ở Thái Lan, quốc gia có dân số thấp hơn Việt Nam, nhưng có 3 triệu doanh nghiệp; tại Indonesia, dân số gấp rưỡi Việt Nam nhưng họ có 5 triệu doanh nghiệp…

“Con số này so với là tỷ lệ doanh nghiệp đang thực sự hoạt động ở các quốc gia trong khu vực ASEAN là còn khoảng cách. Đồng thời, so với mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2025 là khá xa”, ông Bình lưu ý.

Nhìn vào xu thế tăng trưởng 5 năm vừa qua, vị chuyên gia bày tỏ sự băn khoăn khi số lượng doanh nghiệp tư nhân tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chậm lại. Điều này phần nào cho thấy động lực tăng trưởng đã bị giảm sút.

“Chúng tôi cho rằng cần chú trọng, xử lý để tăng tốc độ tăng trưởng cho doanh nghiệp đang hoạt động chứ không phải con số tăng trưởng doanh nghiệp đăng ký. Chúng ta đã đạt tới giới hạn doanh nghiệp tư nhân hoạt động hiệu quả, do đó, cần quan tâm đối tượng “dự bị” là hộ kinh doanh với các giải pháp khuyến khích cụ thể để họ phát triển thành doanh nghiệp”, ông Bình nêu kiến nghị.

Thêm vào đó, theo vị chuyên gia, quy mô "nhỏ bé" dần của doanh nghiệp tư nhân 5 năm qua cũng là điều đáng để suy nghĩ - khi mà quy mô doanh nghiệp từ mức trung bình 18 lao động/doanh nghiệp đã giảm chỉ còn 13 lao động/doanh nghiệp.

Đồng nghĩa, quy mô doanh nghiệp tư nhân nói chung giờ chỉ nhỏ bé, tương tự hộ gia đình.

Dù mặt tích cực là tỷ trọng tích tụ vốn của khu vực kinh tế tư nhân tăng lên trong 5 năm qua, từ 53% năm 2016 lên 59% năm 2020; song theo ông Bình, nguồn vốn tăng khá mạnh nhưng quy mô bình quân của doanh nghiệp tư nhân vẫn nhỏ hơn các thành phần kinh tế còn lại như doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp nước ngoài.

“Khi mà quy mô nhỏ bé thì dẫn tới doanh nghiệp không thể tận dụng được lợi thế về quy mô, không tập trung được vốn để đầu tư vào công nghệ…”, Giám đốc Economica Việt Nam nói.

Cùng với đó, doanh thu của khu vực tư nhân tăng ấn tượng so với khu vực doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI. Nhưng điều này chưa thực sự đáng mừng bởi lợi nhuận không nhân lên theo đà tăng ấn tượng, cho thấy doanh nghiệp tư nhân sử dụng vốn lớn, vất vả nhưng lợi nhuận lại khiêm tốn.

Sau 5 năm tốc độ đóng góp cho GDP vẫn chỉ ở mức từ 7,8% năm 2016 lên 9,6% năm 2020, còn xa với mục tiêu tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP, để đến năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65% như mục tiêu của Nghị quyết số 10-NQ/TW.

“Điều này cho thấy còn cần rất nhiều nỗ lực cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân để rút ngắn khoảng cách với các nước khu vực ASEAN và gần hơn với mục tiêu được đề ra”, ông Lê Duy Bình đúc kết lại.

Lợi nhuận của doanh nghiệp phân bón sẽ giảm tốc những tháng cuối năm? Lợi nhuận của doanh nghiệp phân bón sẽ giảm tốc những tháng cuối năm?

So với mức đỉnh ghi nhận vào quý 1, lợi nhuận quý 2 của DPM, DCM đã giảm mạnh và dự báo sẽ tiếp tục ...

Nhà Khang Điền (KDH): Lợi nhuận 6 tháng tăng 32,2%, tồn kho tăng mạnh Nhà Khang Điền (KDH): Lợi nhuận 6 tháng tăng 32,2%, tồn kho tăng mạnh

Mặc dù lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm của Nhà Khang Điền đạt hơn 625 tỷ đồng, tăng 32,2% so với cùng kỳ ...

Vinamilk: Doanh thu Quý II/2022 đạt hơn 2.100 tỷ đồng, biên lợi nhuận hồi phục Vinamilk: Doanh thu Quý II/2022 đạt hơn 2.100 tỷ đồng, biên lợi nhuận hồi phục

6 tháng đầu năm 2022, Vinamilk ghi nhận tổng doanh thu đạt 28.900 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 4.386 tỷ đồng, lần ...

TUẤN VIỆT

Tin cùng chuyên mục

Thầm lặng cho thành phố xanh

Doanh nghiệp 365

Thầm lặng cho thành phố xanh

Khi nhà nhà, người người quây quần bên người thân, gia đình để vui xuân; thì họ, những người công nhân quét rác vẫn lặng lẽ khoác lên mình chiếc áo đã bạc màu nắng bụi, sương khuya và cần mẫn với công việc. Họ âm thầm quét dọn đường phố, thu gom rác thải để những con đường sạch đẹp hơn, tô điểm cho mùa xuân thêm sức sống mới…

Nhà máy Đạm Phú Mỹ nhận Chứng nhận Vận hành xuất sắc

Doanh nghiệp 365

Nhà máy Đạm Phú Mỹ nhận Chứng nhận Vận hành xuất sắc

Với thành tích vận hành liên tục Xưởng NH3 678 ngày đêm, Nhà máy Đạm Phú Mỹ đã được hãng Haldor Topsoe A/S (Đan Mạch) cấp Chứng nhận Vận hành xuất sắc.

Đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động trong quá trình sắp xếp cơ cấu

Doanh nghiệp 365

Đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động trong quá trình sắp xếp cơ cấu

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đề xuất cơ cấu lại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam theo hướng cho kinh doanh cho thuê, quản lý nhà và đất không để ở; cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông... Trong quá trình sắp xếp cơ cấu cần đảm bảo đủ việc làm, nâng cao đời sống người lao động.

Tháng nào cũng nên là Tháng Công nhân để chăm lo cho người lao động

Doanh nghiệp 365

Tháng nào cũng nên là Tháng Công nhân để chăm lo cho người lao động

“Việc chăm lo cho người lao động (NLĐ) phải bằng những việc làm cụ thể, thường xuyên, luôn ưu tiên lao động trực tiếp và không chỉ trong tháng Năm (Tháng Công nhân)” – ông Đặng Sỹ Mạnh – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Doanh nghiệp ở TP. HCM thưởng Tết 2023 cho công nhân 3 tháng lương

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp ở TP. HCM thưởng Tết 2023 cho công nhân 3 tháng lương

Trong bối cảnh chung của quý IV/2022 là hàng loạt doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thiếu đơn hàng, sản xuất cầm chừng, giảm lao động..., một doanh nghiệp đã rất nỗ lực để thưởng Tết cho người lao động, thậm chí thưởng mức cao hơn các năm trước để tri ân người lao động.

Đọc thêm

Doanh nghiệp ngóng lao động thời vụ dịp cuối năm

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp ngóng lao động thời vụ dịp cuối năm

Dịp này, nhiều các doanh nghiệp, công ty, nhà hàng đang tăng cường tuyển dụng lao động thời vụ để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng cho dịp tết Nguyên đán 2023.

Doanh nghiệp tăng chất lượng bữa ăn ca từ đề xuất của CĐCS

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp tăng chất lượng bữa ăn ca từ đề xuất của CĐCS

Trải qua đợt dịch COVID-19, các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Trị đều gặp khó khăn. Nhưng trước kiến nghị, đề xuất của Công đoàn, không ít doanh nghiệp đã tăng chất lượng bữa ăn ca để đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

Công nhân mất việc dịp giáp Tết: Cần giải quyết quyền lợi, tạo việc làm mới

Doanh nghiệp 365

Công nhân mất việc dịp giáp Tết: Cần giải quyết quyền lợi, tạo việc làm mới

Hàng ngàn công nhân ở các tỉnh An Giang, Long An... đang rất lo lắng vì bị mất việc làm, giãn việc dưới nhiều hình thức đúng vào dịp cuối năm và Tết Qúy Mão đã cận kề. Đáng lo hơn, nhiều người lao động trong số này khó đủ điều kiện được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Hơn bao giờ hết, sự quan tâm hỗ trợ, giải quyết quyền lợi, chế độ chính sách, tạo việc làm của các cơ quan chức năng và tổ chức Công đoàn đối với những lao động này càng trở nên cấp thiết.

Thủ tướng biểu dương các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022

Doanh nghiệp 365

Thủ tướng biểu dương các doanh nghiệp đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2022

Tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Kiến tạo tương lai", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành những lời biểu dương tới các doanh nghiệp được vinh danh.

Lệch pha trong đào tạo nhân lực ngành thương mại điện tử

Doanh nghiệp 365

Lệch pha trong đào tạo nhân lực ngành thương mại điện tử

Tình trạng trên khiến cả người được tuyển dụng và doanh nghiệp đều phải tốn thêm thời gian, công sức, tiền bạc để đào tạo lại.

Cà phê Việt đang có nhiều triển vọng

Doanh nghiệp 365

Cà phê Việt đang có nhiều triển vọng

Gắn với vị thế sản lượng và ảnh hưởng lớn trên thị trường thế giới, cà phê Việt Nam tăng trưởng nội địa tốt lên, mở rộng chế biến sâu thay vì xuất thô, và qua đó định hình triển vọng mới.

Ngành thương mại điện tử "khát" nhân lực chất lượng

Doanh nghiệp 365

Ngành thương mại điện tử "khát" nhân lực chất lượng

Theo báo cáo đào tạo thương mại điện tử (TMĐT) năm 2022, cả nước hiện nay có tới trên 110 trường đào tạo, giảng dạy về TMĐT. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của ngành thì “vừa thiếu, vừa yếu”, chương trình đào tạo lại nặng về lý thuyết, ...

Khi doanh nghiệp Việt quá tốt, cả tin và sai lầm...

Doanh nghiệp 365

Khi doanh nghiệp Việt quá tốt, cả tin và sai lầm...

Nhiều bài học, kinh nghiệm "xương máu" đã được rút ra với các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong môi trường thương mại quốc tế phức tạp và khốc liệt sau vụ 76 container hạt điều bị lừa đảo ở Italia.

Chú trọng thúc đẩy quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp 365

Chú trọng thúc đẩy quyền của lao động nữ trong doanh nghiệp

Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW về công tác phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, ngày 20/01/2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TW về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới. Quán triệt chủ trương của Đảng, các cấp Công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động hiệu quả thúc đẩy thực hiện quyền của lao động nữ (LĐN).

Đến năm 2026, người Việt có thể dành đến hơn 60 tỷ USD cho thực phẩm, đồ uống không cồn

Doanh nghiệp 365

Đến năm 2026, người Việt có thể dành đến hơn 60 tỷ USD cho thực phẩm, đồ uống không cồn

Nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực tận dụng cơ hội phát triển này bằng cách đưa ra kế hoạch mở rộng kinh doanh để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.

Tác động của đại dịch Covid-19 đến lao động ngành Dệt may và Da giày

Doanh nghiệp 365

Tác động của đại dịch Covid-19 đến lao động ngành Dệt may và Da giày

Đại dịch Covid-19 đặt ra thêm nhiều vấn đề mới cho người lao động (NLĐ) ngành Dệt may và Da giày, các lựa chọn thay thế việc làm tốt bị hạn chế; phụ nữ phải đối mặt với gánh nặng gia tăng trong công việc, quan hệ gia đình; các vấn đề về tâm lý và sức khỏe tâm thần, bạo lực trên cơ sở giới; …

"Văn hoá là thứ duy nhất đối thủ cạnh tranh không thể lấy được từ doanh nghiệp"

Doanh nghiệp 365

"Văn hoá là thứ duy nhất đối thủ cạnh tranh không thể lấy được từ doanh nghiệp"

Theo bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch VIOD, văn hóa là thứ duy nhất còn thiếu khi doanh nghiệp phát triển, là thứ duy nhất còn lại khi doanh nghiệp gặp khủng hoảng và là thứ duy nhất đối thủ cạnh tranh không thể lấy được từ doanh nghiệp.

Đại dịch COVID-19 bộc lộ rõ điểm mạnh, điểm yếu của thị trường lao động

Doanh nghiệp 365

Đại dịch COVID-19 bộc lộ rõ điểm mạnh, điểm yếu của thị trường lao động

Bên cạnh những khó khăn chung của toàn cầu, thị trường lao động trong nước cũng đang chịu những ảnh hưởng mạnh do đại dịch COVID-19. Đó là phát biểu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”

Cần nâng cao chất lượng xe đưa – đón công nhân ở Thanh Hóa

Doanh nghiệp 365

Cần nâng cao chất lượng xe đưa – đón công nhân ở Thanh Hóa

Xe xuống cấp, không đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng, thiếu chỗ ngồi là tình trạng chung của xe đưa - đón công nhân ở các Khu Công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Tuyển dụng và đào tạo trực tuyến có phải là giải pháp hoàn hảo?

Doanh nghiệp 365

Tuyển dụng và đào tạo trực tuyến có phải là giải pháp hoàn hảo?

"Công nghệ là tương lai, nhưng sự tiếp xúc giữa con người và trải nghiệm thực tế là không thể thay thế và vẫn sẽ là mấu chốt quan trọng trong tuyển dụng".

Giảm 10% số lao động trực tiếp tại các trạm quản lý đèn, luồng

Doanh nghiệp 365

Giảm 10% số lao động trực tiếp tại các trạm quản lý đèn, luồng

Theo Đề án cơ cấu lại Tổng công ty giai đoạn 2021 - 2025, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải đặt mục tiêu phấn đấu sẽ giảm 10% số lao động trực tiếp hiện có tại các trạm quản lý đèn, luồng.

Tình và lý từ khoản lãi hàng chục ngàn tỷ đồng của doanh nghiệp xăng dầu

Doanh nghiệp 365

Tình và lý từ khoản lãi hàng chục ngàn tỷ đồng của doanh nghiệp xăng dầu

Doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, lời lớn, lãi khủng là điều đáng mừng cho tất cả. Nhưng trong lúc dân chúng khốn đốn vì "bão giá", DN lao đao bởi xăng dầu dù hạ nhiệt nhưng gánh nặng vẫn quá cao thì hàng loạt công ty xăng dầu thu về lợi nhuận khổng lồ đang gặp không ít điều tiếng….

Xây dựng thiết chế văn hóa dành cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp

Doanh nghiệp 365

Xây dựng thiết chế văn hóa dành cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp

Trong xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, chúng ta cần đặc biệt quan tâm, đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, phúc lợi; tạo môi trường lao động an toàn, văn minh, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, làm việc cho đội ngũ công nhân, người lao động.

Doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao phúc lợi sau đại dịch

Doanh nghiệp 365

Doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao phúc lợi sau đại dịch

Có 69% nhân viên, người lao động (NLĐ) tại Việt Nam tham gia khảo sát mới đây cho biết, họ đề cao sức khỏe, đời sống cá nhân và phúc lợi cao hơn sự nghiệp so với trước khi xảy ra đại dịch.

Văn hóa doanh nghiệp được định hình bởi văn hóa của "ông chủ"

Doanh nghiệp 365

Văn hóa doanh nghiệp được định hình bởi văn hóa của "ông chủ"

Trong bài thuyết trình của mình tại chương trình Directors Talk số 5 với chủ đề Văn hóa Hội đồng quản trị - kim chỉ nam để phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững, TS. Giản Tư Trung cho rằng, văn hóa doanh nghiệp được định hình bởi văn hóa của "ông chủ". Hiểu một cách đơn giản là cách sống, cách làm người của chủ doanh nghiệp. Điều này được thể hiện rõ ràng khi nhà lãnh đạo "phải đưa ra những quyết định sống còn một cách nhân văn".