Thứ sáu 29/03/2024 20:23

Hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững

Chính phủ vừa ký ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.
Cán bộ công đoàn đề xuất xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Hỗ trợ doanh nghiệp thích ứng, phục hồi nhanh, phát triển bền vững
Doanh nghiệp cần hỗ trợ sau đại dịch Covid-19. Ảnh minh họa

Mới đây, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký ban hành Nghị quyết số 58/NQ-CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025.

Nội dung Nghị quyết nêu rõ: Thời gian qua, dịch Covid-19 và các biến động phức tạp về địa chính trị kinh tế thế giới đã và đang ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước ta cũng như hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh chịu nhiều sức ép lớn, khó khăn, thách thức chưa từng có tiền lệ của tình hình thế giới, với nguồn lực còn hạn chế, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sát sao của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chung sức, đồng lòng và quyết tâm cao của toàn bộ hệ thống chính trị, sự hợp tác giúp đỡ của bàn bè quốc tế, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo điều hành quyết liệt, thống nhất, kịp thời các bộ, ngành và địa phương triển khai nhiều chính sách, giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, duy trì tỉ giá, lãi suất hợp lý, cơ bản ổn định so với các nước lớn và trong khu vực đang chịu nhiều biến động; giảm đáng kể áp lực chi phí nguyên, nhiên liệu đầu vào để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh.

Chính vì vậy, cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn, tinh thần đổi mới, chủ động thích ứng của cộng đồng doanh nghiệp, hoạt động sản xuất - kinh doanh thời gian qua đã có nhiều tín hiệu phục hồi khởi sắc. Khu vực doanh nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng đáng khích lệ ngay trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Niềm tin của các nhà đầu tư và doanh nghiệp tiếp tục được củng cố và có xu hướng tích cực.

Mặc dù vậy, tình hình sản xuất - kinh doanh trong thời gian tới dự kiến tiếp tục gặp nhiều khó khăn: Ảnh hưởng của dịch Covid-19 vẫn còn hiện hữu; vấn đề biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt diễn ra bất thường; cạnh tranh chiến lược của các cường quốc; xung đột quân sự Nga - Ukraine có thể kéo dài; vấn đề lạm phát ở nhiều quốc gia có khả năng trở thành vấn đề dai dẳng trong trung hạn; giá xăng dầu, nhiên, nguyên vật liệu còn ở mức cao; sự phục hồi chậm và khó khăn của các đối tác thương mại lớn...

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững cả về số lượng, chất lượng, thực sự trở thành lực lượng quan trọng đảm bảo tính tự chủ của nền kinh tế, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quyết liệt, hiệu quả những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp sau.

Về quan điểm, quán triệt thực thi đầy đủ và hiệu quả các nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển doanh nghiệp; bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo Hiến pháp và pháp luật; kiến tạo phát triển và kiểm soát rủi ro, lành mạnh hóa môi trường đầu tư kinh doanh; không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, đồng thời xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật; củng cố niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân; bảo đảm quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp, không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực và chính sách.

Tiếp tục đồng hành, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp phát triển, coi việc tháo gỡ các rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Khơi thông các điểm nghẽn với phương châm "sớm nhất, hiệu quả nhất", huy động, giải phóng các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, mở rộng hợp tác quốc tế.

Hỗ trợ doanh nghiệp trọng tâm, trọng điểm, đón đầu các xu hướng kinh doanh mới; phát triển các mô hình kinh doanh mới dựa trên đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và kinh doanh bền vững; thúc đẩy hình thành các doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt trong một số ngành, lĩnh vực tiềm năng tạo động lực tăng trưởng mới và thực hiện các mục tiêu bền vững.

Về mục tiêu tổng quát, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp chủ động thích ứng với tình hình mới, ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh và phục hồi nhanh, đổi mới sáng tạo, phát triển sản xuất - kinh doanh bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; lớn mạnh về số lượng và chất lượng, góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả.

Mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2025: Đạt 1,5 triệu doanh nghiệp; 8.000 đến 10.000 hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 65 đến 70% GDP cả nước, khoảng 30 đến 35% tổng việc làm trong nền kinh tế, 98 đến 99% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; khoảng 35 đến 40% tổng số doanh nghiệp có hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; 100% cơ sở kinh doanh bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 30.000 cơ sở kinh doanh được hỗ trợ thực hiện chuyển đổi số; mỗi năm tăng 10% số lượng doanh nghiệp được xếp vào danh sách doanh nghiệp có giá trị thương hiệu cao nhất của các tổ chức xếp hạng uy tín trên thế giới; 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp đủ điều kiện được cung cấp dịch vụ công trực tuyến; 80% doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo. Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, rào cản về pháp lý nhằm khơi thông nguồn lực cho đầu tư sản xuất - kinh doanh

Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai được đề ra trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Theo đó, trong ngắn hạn, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện rà soát, tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đầu tư đã được cấp phép, chưa triển khai hoặc đang triển khai nhằm khơi thông nguồn lực đầu tư cho sản xuất - kinh doanh và phát triển kinh tế; đẩy mạnh công tác thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; rà soát, tạo điều kiện xử lý nhanh các thủ tục đầu tư, xây dựng đối với các dự án bất động sản trên địa bàn đã đáp ứng đủ điều kiện để các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng sớm triển khai theo quyết định đầu tư được phê duyệt để sớm hoàn thành, đưa sản phẩm ra thị trường. Đặc biệt, hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước. Khắc phục đứt gãy chuỗi cung ứng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, mở rộng thị trường trong nước. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tạo cơ hội, ổn định việc làm cho người lao động.

Về nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong trung và dài hạn, các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết các bất cập do quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng và tài nguyên, môi trường; thực hiện tích hợp các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ tra cứu, dễ hiểu và dễ tiếp cận của hệ thống pháp luật; chủ động hoặc đề xuất cấp thẩm quyền cắt giảm hoặc đơn giản hóa các quy định tạo ra rào cản mới gây khó khăn cho hoạt động đầu tư, sản xuất - kinh doanh, trừ trường hợp cần thiết và phải đánh giá tác động tới doanh nghiệp. Rà soát các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số, triển khai dịch vụ công trực tuyến.

Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy hoạch thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý làm cơ sở cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất - kinh doanh có tầm nhìn dài hạn, bền vững; đẩy mạnh triển khai Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22-7-2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 7/6/2022 về Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 8/2/2022 về Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân kinh doanh bền vững giai đoạn 2022 - 2025.

Tổ chức đối thoại định kỳ giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phương với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; đánh giá thực chất quá trình xử lý kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả đầu tư công; khuyến khích đầu tư của khu vực doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Hỗ trợ tái cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và Cách mạng công nghiệp 4.0. Tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách và nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp.

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 21/4/2023 và thay thế Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Nam lao động mất lìa cánh tay: Doanh nghiệp hỗ trợ hơn 160 triệu đồng Nam lao động mất lìa cánh tay: Doanh nghiệp hỗ trợ hơn 160 triệu đồng

Sau khi xảy ra vụ tai nạn lao động làm một người phải cắt cụt toàn bộ cánh tay trái, Công ty Cổ phần Đầu ...

Doanh nghiệp nợ lương, nghi vấn công nhân bị cản trở trong đấu tranh đòi quyền lợi Doanh nghiệp nợ lương, nghi vấn công nhân bị cản trở trong đấu tranh đòi quyền lợi

Sau vụ việc công nhân lao động, nhà cung cấp vật liệu tập trung tại công trường của công trình xây dựng trụ sở mới ...

Cán bộ công đoàn đề xuất xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội Cán bộ công đoàn đề xuất xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Đại diện công đoàn nhiều địa phương nêu thực trạng các doanh nghiệp trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội khiến người lao động chịu ...

HÀ VY

Đọc thêm

Làm gì để phát triển kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp?

Thương hiệu xanh

Làm gì để phát triển kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp?

Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết thì hướng tiếp cận chuyển đổi mô hình từ “kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn” cần được xem là một ưu tiên phát triển bền vững, hài hòa lợi ích kinh tế và môi trường trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Việt Nam chưa có khu công nghiệp nào đạt chuẩn khu công nghiệp sinh thái

Thương hiệu xanh

Việt Nam chưa có khu công nghiệp nào đạt chuẩn khu công nghiệp sinh thái

Khoảng 85% khu công nghiệp (KCN) Việt Nam hiện có hoạt động theo mô hình đa ngành, đa lĩnh vực; 15% theo mô hình chuyên ngành; chưa có KCN sinh thái nào đạt chuẩn; ...

Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gắn với bảo vệ môi trường

Thương hiệu xanh

Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gắn với bảo vệ môi trường

Thực hiện Kế hoạch số 206/KH-TLĐ, ngày 18/5/2022 về sơ kết 5 năm triển khai Chỉ thị số 04/CT-TLĐ, ngày 03/3/2017 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp, Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ)”, theo đó, Tổng Liên đoàn yêu cầu rõ việc đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị tập trung vào 6 nội dung.

Sepon - giấc mơ về một thương hiệu nông sản hữu cơ

Emagazine

Sepon - giấc mơ về một thương hiệu nông sản hữu cơ

Giấc mơ chinh phục thị trường thế giới của một doanh nghiệp từ một tỉnh nhỏ như Quảng Trị, với thương hiệu mang tên gọi một dòng sông.

Những lợi ích của kinh tế tuần hoàn

Emagazine

Những lợi ích của kinh tế tuần hoàn

Với nguyên lý mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác, kinh tế tuần hoàn (KTTH) mang lại các lợi ích cơ bản như: tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế và gia tăng lợi ích xã hội.

Những lợi ích của phát triển nguồn năng lượng xanh

Thương hiệu xanh

Những lợi ích của phát triển nguồn năng lượng xanh

Năng lượng xanh có tác động tích cực đến môi trường, được khuyến khích sử dụng hơn năng lượng truyền thống. Đây cũng là xu hướng tất yếu giúp đảm bảo một nền kinh tế bền vững, tăng trưởng dài hạn.

Xây dựng thương hiệu xanh trong thời kỳ kinh tế số

Thương hiệu xanh

Xây dựng thương hiệu xanh trong thời kỳ kinh tế số

Thương hiệu xanh đang dần trở thành xu thế khi mà vấn đề môi trường ngày càng được chú ý. Ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn hướng đi này và đạt được kết quả khả quan.