Cảnh báo tăng huyết áp ở người trẻ: Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ |
PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chia sẻ: "Nếu huyết áp tăng cao kèm theo các triệu chứng như nhức đầu dữ dội, khó thở, đau ngực hoặc thay đổi thị lực... thì phải nghĩ tới một trường hợp khẩn cấp về tăng huyết áp. Đây là cấp cứu nội khoa, cần nhập viện."
Theo đó, PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, nếu chỉ số huyết áp vượt quá 180/120 mmHg, người nhà bệnh nhân cần gọi ngay xe cứu thương hoặc đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra và xử lý kịp thời.
![]() |
Nếu xử trí người bệnh không đúng cách có nguy cơ cao gây biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.(Ảnh minh họa) |
Chỉ số huyết áp dưới 180/120 mmHg mà không có triệu chứng, người dân cần xử trí thế nào?
Giữ bình tĩnh: Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, bệnh nhân hãy cố gắng giữ bình tĩnh, bởi vì căng thẳng có thể làm tình trạng tăng huyết áp trở nên trầm trọng hơn. Ngồi hoặc nằm trong tư thế thoải mái.
Đo lại huyết áp: Đo lại huyết áp sau 5 phút. Nếu huyết áp đã hạ (dù chỉ 5 mmHg), hãy bình tĩnh đợi thêm 15 phút nữa để đo lại. Không nên đo liên tục vì sẽ gây căng thẳng, khiến huyết áp lại càng tăng thêm.
Khi nào dùng thêm thuốc: Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi sau 15 phút huyết áp không xuống, đặc biệt là huyết áp tâm trương. PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết, không có hướng dẫn cụ thể về con số vì liên quan đến cơ địa của từng bệnh nhân. Tuy nhiên, thường sử dụng công thức lấy số tuổi cộng với 100 là huyết áp tâm thu.
Tuy nhiên, nếu huyết áp tâm trương vượt quá 100 mmHg lại là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ cần dùng thêm thuốc hoặc nâng liều thuốc. Ví dụ, một người bệnh 70 tuổi, huyết áp thỉnh thoảng lên 168/90 mmHg chắc cũng không lo ngại nhiều nếu không có dấu hiệu lâm sàng, nhưng huyết áp 150/110 mmHg lại rất cần điều chỉnh liều thuốc.
![]() |
BSCKII. Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ chăm sóc nam bệnh nhân bị đột quỵ. (Ảnh: BVBM) |
Dùng thuốc thêm thế nào?
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, nếu có đơn thuốc hàng ngày, hãy dùng thuốc hạ huyết áp theo chỉ dẫn, nhưng có thể uống sớm hơn. Ví dụ, nếu 6h dậy thấy huyết áp tăng cao, có thể uống thuốc sáng luôn, không cần đợi đến 7h như thông lệ. Không tự dùng thuốc hoặc điều chỉnh liều lượng mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Đặc biệt, không dùng những loại thuốc hạ áp mạnh như Adalat, Nifedipin tác dụng nhanh vì lợi bất cập hại. Huyết áp xuống rất nhanh sẽ gây thiếu máu các tạng quan trọng như tim, não, thận... Các thuốc có thể sử dụng cần bảo đảm nguyên tắc hạ áp từ từ. Vậy nên, nếu là bác sĩ gia đình, các đồng nghiệp có thể kê uống thêm ức chế men chuyển, ức chế thụ thể Angiotensin hay lợi tiểu. Nếu giữa đêm không thể tìm đâu ra thuốc, chúng ta có thể khuyên bệnh nhân dùng thêm 1/2 liều thuốc vẫn dùng hàng ngày kèm theo thuốc an thần nhẹ để loại trừ nguyên nhân tăng huyết áp do lo lắng quá mức.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ thêm, khi bị cơn tăng huyết áp phải dùng thêm thuốc, cần đến khám lại bác sĩ. Nếu chưa dùng thêm hoặc tăng liều thuốc, lúc này chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt, tập luyện, đặc biệt là chế độ ăn uống, huyết áp sẽ được bình ổn. Lời khuyên của tôi là đừng đo huyết áp quá nhiều lần mỗi ngày, hãy đo 2 lần sáng - tối, ghi vào quyển sổ hoặc điện thoại để đưa cho bác sĩ xem khi tái khám.
Tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa BSCKII. Nguyễn Tiến Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ cuối năm 2024 đến nay, Trung tâm Đột quỵ đã tiếp nhận nhiều ca đột quỵ có tuổi đời còn rất trẻ (dưới 45 tuổi) liên quan đến tăng huyết áp, chiếm 15% tổng số bệnh nhân của toàn Trung tâm. Trong đó, có nhiều bệnh nhân bị nguy kịch, thậm chí mất cả tính mạng do chủ quan với bệnh tăng huyết áp. Theo các chuyên gia, tình trạng tăng huyết áp đang trở nên phổ biến và ngày càng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị tăng huyết áp, kể cả trẻ em và người trẻ tuổi. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện đã có khoảng 1,5 tỷ người trên thế giới mắc bệnh tăng huyết áp và mỗi năm có khoảng 9,4 triệu người bị tăng huyết áp đã tử vong. Tại Việt Nam, có khoảng 12 triệu người mắc tăng huyết áp, cứ 5 người trưởng thành có 1 người tăng huyết áp. Tuy nhiên, vẫn còn tỉ lệ tương đối cao bệnh nhân chưa được phát hiện bệnh hoặc đã phát hiện nhưng chưa kiểm soát được bệnh. |
Qua những con số biết nói trên, có thể thấy, tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng”, bởi không có những triệu chứng cụ thể nào. Nếu áp dụng theo hướng dẫn của PGS.TS.BS Nguyễn Lân Hiếu mà huyết áp không suy chuyển, hãy đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
![]() Tình trạng trẻ hóa đột quỵ đang ngày càng gia tăng, trong đó tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này. ... |
![]() Sự biến đổi thời tiết thất thường ở Hà Nội không còn là chuyện nhỏ. Nó đang tạo ra những "cú sốc" liên tục cho ... |
![]() Với biến động thời tiết Hà Nội khắc nghiệt khi không khí lạnh liên tục tràn về đã khiến không ít người lao động bị ... |
Khỏe – Đẹp 17:08 | Thứ sáu, 21/02/2025
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng, nhưng nếu lựa chọn thực phẩm sai cách, bạn có thể vô tình làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Sống an toàn 08:09 | 15/02/2025
Pháp luật lao động 14:21 | 12/02/2025
Sáng kiến an toàn 09:19 | 11/02/2025
Khỏe – Đẹp 13:49 | Thứ năm, 20/02/2025
Thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế (TP. Huế), từ đầu năm 2025 đến nay, đơn vị đã ghi nhận 131 ca bệnh cho kết quả dương tính với sởi, trong đó có 93 trẻ em và 38 người lớn. Đặc biệt, có nhiều trẻ mắc sởi có biến chứng nặng phải thở máy.
Khỏe – Đẹp 10:19 | Thứ năm, 20/02/2025
Một bệnh nhân nữ nhập viện trong tình trạng hai cẳng chân bị phỏng nước kích thước lớn, đau rát. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do người bệnh đã ngâm chân với một loại bột lá không rõ nguồn gốc, xuất xứ và thành phần.
Khỏe – Đẹp 08:44 | Thứ hai, 17/02/2025
Nhiễm não mô cầu là bệnh đặc biệt nguy hiểm do tốc độ tiến triển nhanh và có thể cướp đi sinh mạng người bệnh chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi khởi phát. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và thường để lại di chứng nặng nề.
Khỏe – Đẹp 08:29 | Thứ hai, 17/02/2025
Trong điều kiện thời tiết nắng mưa thất thường sau Tết, các bệnh về đường hô hấp, nhất là cúm mùa đang có những diễn biến phức tạp. Người dân, chính quyền hai thành phố Đà Nẵng và Huế đã chủ động phòng tránh các thể bệnh này.
Khỏe – Đẹp 07:23 | Thứ bảy, 15/02/2025
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) đã thực hiện thành công ca phẫu thuật mộng thịt ghép kết mạc tự thân đầu tiên bằng keo dán sinh học.
Khỏe – Đẹp 15:12 | Thứ sáu, 14/02/2025
Cúm mùa không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho bệnh nhân tim mạch. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hoài, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, đưa ra ba lời khuyên quan trọng cho bệnh nhân tim mạch trong mùa cúm. Đó là gì?
Khỏe – Đẹp 13:08 | Thứ tư, 12/02/2025
Mới đây, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân nam, 61 tuổi (Hà Nội) trong tình trạng rối loạn ý thức, hôn mê sâu. Kết quả chụp sọ não cho thấy dấu hiệu teo não phù hợp với tuổi tác. Nguyên nhân ban đầu được xác định do bệnh nhân uống rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc trong nhiều ngày liên tục.
Khỏe – Đẹp 09:42 | Thứ tư, 12/02/2025
Trong bối cảnh cúm mùa đang lây lan, Y học cổ truyền nổi lên như một giải pháp hiệu quả để phòng ngừa và điều trị bệnh. Từ xông hơi bằng thảo dược đến bài thuốc cổ phương, khám phá những phương pháp đơn giản mà hiệu quả giúp bạn tăng cường sức đề kháng và vượt qua cúm mùa một cách an toàn.
Khỏe – Đẹp 17:37 | Thứ ba, 11/02/2025
Với đồng lương eo hẹp, việc con cái ốm đau luôn là gánh nặng lớn đối với các mẹ công nhân. Hiểu được điều đó, bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết phòng cúm A tiết kiệm, hiệu quả, giúp các mẹ bảo vệ sức khỏe của con yêu mà không tốn kém.
Khỏe – Đẹp 12:14 | Thứ ba, 11/02/2025
Giữa lúc dịch cúm mùa hoành hành, tình trạng "lùng sục" Tamiflu tăng vọt, đẩy giá thuốc lên trời. Nhưng sự thật là, lạm dụng Tamiflu không chỉ tốn kém mà còn nguy hiểm!
Khỏe – Đẹp 17:27 | Thứ hai, 10/02/2025
Việc pha chế rượu bằng cồn y tế có thể gây tử vong - vụ việc thương tâm ở Hội An là một lời cảnh tỉnh đắt giá...
Khỏe – Đẹp 16:59 | Thứ bảy, 08/02/2025
Vào ngày 7/2/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 11/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động ứng phó với đợt rét đậm, rét hại kéo dài, bảo vệ sức khỏe người dân và giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
Sống an toàn 16:49 | Thứ bảy, 08/02/2025
Bệnh cúm tưởng chừng đơn giản nhưng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu trì hoãn điều trị.
Khỏe – Đẹp 09:32 | Thứ bảy, 08/02/2025
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng cao và lây lan nhanh chóng, khiến nhiều người lo lắng. Có nên tắm hay xông hơi khi bị cúm?, là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân.
Khỏe – Đẹp 10:27 | Thứ sáu, 07/02/2025
Trước tình hình rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng, Bộ Y tế vừa ban hành công văn khẩn số 557/BYT-MT, yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố từ Hà Giang đến Thừa Thiên Huế tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân, đặc biệt là người lao động ngoài trời, người già và trẻ em.
Khỏe – Đẹp 09:41 | Thứ sáu, 07/02/2025
Cúm mùa (do virus cúm A, B gây ra) dễ lây lan và gây biến chứng trong mùa lạnh. Để phòng và trị cúm an toàn, hiệu quả, hãy tham khảo ngay 4 bài thuốc Đông y đơn giản từ dược liệu vườn nhà.
Sống an toàn 15:21 | Thứ năm, 06/02/2025
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị 8 bệnh nhân mắc cúm, trong đó có một trường hợp nguy kịch phải can thiệp ECMO. Trước nguy cơ dịch cúm A, B vẫn có thể bùng phát, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không nên chủ quan.
Sống an toàn 09:03 | Thứ năm, 06/02/2025
Các đại dịch cúm trong lịch sử nhân loại đã định hình phản ứng y tế công cộng qua nhiều thập kỷ. Những sự kiện lịch sử này cũng nhắc nhở chúng ta về tác động tiềm ẩn của các đợt bùng phát virus cúm đối với sức khỏe con người.
Sống an toàn 17:09 | Thứ tư, 05/02/2025
Mỗi năm, cúm mùa gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong trên toàn thế giới, nhưng tại Việt Nam, mức độ nguy hiểm của căn bệnh này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Các chuyên gia cảnh báo, nếu có hai biểu hiện suy hô hấp là thở nhanh, thở nông và SpO2 giảm dưới 95%, người bệnh cần nhập viện ngay để tránh biến chứng nguy hiểm.
Khỏe – Đẹp 14:54 | Thứ ba, 04/02/2025
Dịp Tết vừa qua, các bệnh viện đã chứng kiến sự gia tăng đáng báo động về số ca cấp cứu và đột quỵ, đặc biệt ở người trẻ. Theo thống kê từ Bệnh viện Bạch Mai, số ca đột quỵ nhập viện cấp cứu tăng tới 30-40% so với ngày thường. Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng lo ngại này và làm thế nào để phòng tránh "cơn bão" đột quỵ, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình?