Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, lưu ý biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ
Bão số 3 gây thiệt hại khoảng 40.000 tỷ đồng, tăng trưởng GDP quý III cả nước có thể giảm 0,35% |
2 kịch bản bão số 4
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hồi 13 giờ ngày 16/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/giờ), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây khoảng 15km/giờ.
Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia |
Theo TTXVN, nhận định về diễn biến áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, khoảng sáng 17/9, áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông và ngày 18/9 mạnh lên thành bão (bão số 4) với sức gió mạnh cấp 8 khi di chuyển đến vùng biển giữa Biển Đông (khu vực Hoàng Sa). Bão số 4 có thể xảy ra 2 kịch bản.
Kịch bản thứ nhất, bão có khả năng di chuyển về phía khu vực Trung Trung Bộ. Nếu diễn ra theo kịch bản này thì tác động của bão đối với khu vực trên sẽ có thể sớm hơn từ 1-2 ngày (khoảng ngày 19-20/9).
Kịch bản thứ hai, bão đổi hướng và di chuyển theo hướng Tây Bắc đi về phía khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nếu diễn ra theo kịch bản này thì tác động của bão đến đất liền sẽ vào cuối tuần này.
Từ sáng 17/9, vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông có mưa rào, dông mạnh, gió mạnh cấp 7 (50-61km/giờ), giật cấp 9 (75-88km/giờ), biển động. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.
Vị trí hình thành của cơn áp thấp nhiệt đới hiện nay khá giống với bão số 3 Yagi (cùng ở khu vực phía Đông của đảo Luzon - Philippines). Tuy nhiên, điều kiện môi trường hiện nay không được thuận lợi như cơn bão số 3. Tất cả các mô hình dự báo hiện tại của Việt Nam và quốc tế đều thống nhất cường độ của cơn bão này sẽ không mạnh như bão Yagi.
Đối với việc ảnh hưởng của bão đến đất liền, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến tác động của bão vì nhiều khả năng bão sẽ có những thay đổi sau khi vào Biển Đông.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ nay đến hết tháng 9 trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão (khả năng tập trung vào 10 ngày cuối tháng 9) và có thể ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cảnh báo có nguy cơ cao xảy ra mưa lũ dồn dập ở Trung Bộ trong thời kỳ mưa lũ tháng 10-11/2024. |
Biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ
Trước diễn biến khó lường của thời tiết, người lao động cần chú ý những biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ theo khuyến cáo của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ như sau:
Cách phòng tránh bão
Trước khi bão xảy ra, người lao động cần thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão. Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định vị trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng. Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.
Nếu không có lệnh sơ tán của chính quyền, hãy tìm nơi trú ẩn trong nhà cho gia đình mình (nơi an toàn nhất khi có bão là phòng bên trong không có cửa sổ). Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn khi bão về như: Chèn chống các cửa của nhà; loại bỏ những cây, cành bị chết, bị bệnh; xác định các vật dụng trong sân nên mang vào trong nhà; vệ sinh máng nước mưa, gầm cầu thang ngoài, giếng cửa sổ, đường thoát nước, đường ống thoát nước.
Các thành viên trong gia đình có thể bị chia cắt trong một cơn bão. Hãy chuẩn bị bằng cách lập kế hoạch liên lạc, tiếp cận với nhau. Thiết lập một liên hệ bên ngoài khu vực (chẳng hạn như người thân hoặc bạn bè trong gia đình), người có thể điều phối vị trí và thông tin của các thành viên gia đình nếu phải tách ra.
Chuẩn bị một bộ đồ dùng cho gia đình (đèn pin, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng). Các gia đình có trẻ em nên để mỗi trẻ tự tạo gói đồ dùng cá nhân của mình.
Trong khi xảy ra bão, cần đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật… Không trú, tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ. Nên ở trong nhà, nơi trú ẩn không đi ra ngoài, tránh xa cửa sổ và cửa ra vào. Chuẩn bị sẵn đèn pin đề phòng mất điện, không sử dụng nến để thắp sáng để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Đồng thời, đề phòng lốc xoáy do bão gây ra; nên ở bên trong và ở trung tâm ngôi nhà hoặc tầng hầm.
Nếu được lệnh sơ tán, hãy mang theo các đồ dùng thiết yếu cho gia đình bạn và di chuyển ngay đến một nơi trú ẩn được chính quyền địa phương sắp xếp. Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn, cứu hộ.
Khi bão xảy ra, người lao động nên ở trong nhà hoặc nơi trú ẩn an toàn, không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ. |
Sau khi xảy ra bão, tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết. Chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra.
Không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước, tuân thủ theo các biển cảnh báo khi lái xe, không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay cả với phương tiện lớn), vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.
Phòng tránh lũ, lụt
Trước khi xảy ra lũ, lụt, người dân cần thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tình hình mưa lũ tại nơi mình đang sống để chủ động đối phó. Bên cạnh đó, cần thực hiện một số việc sau:
Chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi; gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà để ở tạm, cất giữ đồ đạc đề phòng lũ tiếp tục lên cao. Bảo vệ nguồn nước; dự trữ nước uống lương thực, thực phẩm, thuốc men, để đủ dùng ít nhất trong 7 ngày.
Tìm hiểu độ cao của khu nhà của mình đang ở để xác định mức lũ dự báo có khả năng ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình hay không. Di chuyển cầu dao chính hoặc hộp cầu chì, aptomat và đồng hồ đo điện cao hơn mức lũ được xác định. Di chuyển các thiết bị và vật dụng có giá trị ra khỏi các khu vực dễ bị ngập lụt như các tầng thấp hoặc tầng hầm. Tìm hiểu cách ngắt điện, gas và nước trong tòa nhà mình ở.
Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét. Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Có phương án đề phòng lũ xảy ra vào ban đêm.
Trong khi xảy ra lũ, lụt, cần theo dõi cập nhật các thông tin liên quan đến lũ, lụt như: Nước dâng nhanh, ngập lụt đường cao tốc, cầu và các khu vực trũng thấp. Khi có cảnh báo lũ, lụt xảy ra tại khu vực mình sinh sống, hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:
Ngay lập tức di tản đến khu vực trú ẩn an toàn có nền đất cao hơn nếu được chính quyền địa phương yêu cầu. Tránh xa các khu vực bị ngập lụt, ngay cả khi nước đang rút; không đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước đang chảy xiết.
Nếu đang ở ngoài trời và phải di chuyển qua vùng nước ngập, hãy kiếm một cây gậy để kiểm tra mực nước trước khi đi qua; không được đi qua và lại gần khu vực bị sạt lở.
Nếu đang ở trên xe ô tô, khi gặp nơi có lũ, nên quay lại và tìm đường khác để di chuyển. Nếu không có đường tránh, nên tìm nơi để đứng chờ tới khi nước rút. Không lái xe đến những đoạn đường dốc có nguy cơ sạt lở, khu vực bị ngập nước vì dòng nước đang chảy mạnh có thể làm trôi xe hoặc dưới vùng nước có những chỗ trũng, hố sâu gây nguy hiểm đến tính mạng. Không lái xe quanh những chướng ngại vật và luôn đảm bảo sự an toàn của bản thân. Nếu xe bị ngập nước, hãy nhanh chóng tắt máy, bỏ xe lại và tự cứu mình.
Đề phòng rắn ở những vùng ngập nước. Sử dụng đèn pin thay vì sử dụng thiết bị chiếu sáng bằng ngọn lửa trần (nến, đuốc..) để tìm kiếm đồ trong không gian hạn chế, khu vực bếp gas, vì dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ.
Đề phòng lũ quét tiềm ẩn. Cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình mưa lũ thông qua tivi, báo, đài phát thanh…
Sau khi xảy ra lũ, lụt, người dân cần để mắt đến trẻ em, không để chúng nghịch nước tại các nơi như cống thoát nước mưa, khe núi hoặc cống rãnh.
Không sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm đã bị hư hỏng. Sử dụng nước từ các nguồn an toàn (chẳng hạn như nước đóng chai) cho đến khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình không còn bị ô nhiễm (đun sôi, khử trùng hoặc chưng cất làm sạch nước).
Trước khi vào lại ngôi nhà bị hư hỏng do lũ, lụt cần ngắt điện ở hộp cầu chì, aptomat hoặc cầu dao chính cho đến khi ngôi nhà của mình được làm khô an toàn; kiểm tra hệ thống gas; kiểm tra và tìm các nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ; kiểm tra sàn nhà, cửa ra vào, cửa sổ và tường xem có vết nứt hoặc các hư hỏng khác để đảm bảo ngôi nhà không có nguy cơ bị sập.
Một số lưu ý: - Khi gặp những tình huống nguy hiểm, hãy gọi điện thoại số 114 cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để được giúp đỡ. - Tránh xa khu vực dòng nước khi nước lũ đang rút đi. Có nhiều khu vực bị ô nhiễm do rò rỉ dầu hoặc do nguồn nước bẩn. - Khi người bị ướt do nước lũ tràn vào, nên dùng xà phòng tắm rửa thật sạch sẽ. - Trường hợp trở về ngôi nhà đã từng bị ngập nước, cần chú ý: Đi tránh lũ và trở về nhà, đừng bước vào nhà ngay mà phải kiểm tra chắc chắn xem có khả năng nhà bị sập đổ hay không, kiểm tra van bình gas, cầu dao điện. Gas có thể bị rò rỉ và lan ra khắp nhà nên tuyệt đối không được sử dụng diêm hay bật lửa, hãy mở cửa sổ ra để thông gió trước. Không nên ăn uống, nấu nướng với thực phẩm hoặc nguyên liệu bị ngập nước vì có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Phải kiểm tra thật kỹ xem nguồn nước ăn có bị ô nhiễm hay không rồi mới sử dụng. |
Lợi dụng tình hình bão lũ, xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo quyên góp ủng hộ, từ thiện Để tự bảo vệ mình trước thông tin giả, chiêu trò lừa đảo, người dân cần nâng cao cảnh giác, kiểm tra kỹ thông tin ... |
Cảnh báo: Gia tăng tình trạng bị rắn, rết cắn sau mưa bão Sau khi bão Yagi đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc, các cơ sở y tế đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp ... |
Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào? Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển đến vùng bão, lũ là một thách thức do điều kiện di chuyển ... |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe lao động 16:06 | Thứ ba, 05/11/2024
Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa
Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.
Bạn cần biết 09:40 | Thứ bảy, 12/10/2024
Nỗ lực trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai
Nỗ lực trao quyền đến thế hệ trẻ, cung cấp kiến thức, công cụ và các nền tảng cần thiết để lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai, đó là một trong những chương trình hành động mà cả Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới thực thi. Đây cũng là thông điệp của lãnh đạo Bộ NN-PTNT cùng đại diện một số tổ chức quốc tế nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm nay – 2024.
Bạn cần biết 09:51 | Thứ hai, 30/09/2024
Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn
Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Bạn cần biết 13:40 | Thứ ba, 24/09/2024
Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn
Những ngày qua, trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn có mưa lớn, gây ngập lụt hàng trăm hộ dân ở xã Tân Hóa; hàng chục hộ dân phải di dời đến nơi an toàn trước nguy cơ sạt lở núi.
Tin nổi bật cuocsongantoan
Tai nạn lao động 09:18 | 13/11/2024
Nữ công nhân bị xe nâng chèn tử vong tại nhà máy giấy
Sức khỏe lao động 10:54 | 07/11/2024
Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động
Sức khỏe lao động 16:06 | 05/11/2024
Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa
Đọc thêm
Bạn cần biết 10:54 | Thứ sáu, 06/09/2024
Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn
Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.
Bạn cần biết 22:00 | Thứ năm, 05/09/2024
Tạm giữ chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và một số bảo mẫu để điều tra
Ngày 5/9, Công an quận 12 (TP. HCM), cho biết, đơn vị đã tạm giữ chủ Mái ấm Hoa Hồng Giáp Thị Sông Hương (sinh năm 1974, ngụ quận Gò Vấp), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (sinh năm 1978, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) và một số bảo mẫu khác để điều tra về hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.
Bạn cần biết 19:30 | Chủ nhật, 01/09/2024
Sự cố ở thang máy chung cư: Những kỹ năng an toàn cần biết
Việt Nam hiện có khoảng 400.000 thang máy, thang cuốn, băng tải chở người. Một bộ phận trong số đó đang ở độ tuổi "già hoá", xuất hiện vấn đề về kỹ thuật. Làm thế nào để sử dụng thang máy an toàn - một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của cư dân sống trong nhà cao tầng?
Bạn cần biết 09:20 | Thứ hai, 26/08/2024
Có nên hiến tạng cứu người?
Câu chuyện về việc hiến tạng được nhiều người quan tâm sau vụ việc anh N.Đ.T. chết não, gia đình đã đồng ý hiến nội tạng và giác mạc cho 5 người khác nhau.
Bạn cần biết 19:00 | Thứ ba, 20/08/2024
Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô
Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô bao gồm các bước nào, kỹ năng chỉnh gương, nhìn gương để lùi xe an toàn, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Bạn cần biết 10:29 | Chủ nhật, 07/07/2024
Sát thủ vô hình Xyanua: Cần kiểm soát chặt chẽ hóa chất "độc nhất trong các chất độc"
PGS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: Xyanua là chất cực độc, tồn tại dưới nhiều hình thức và có thể dễ dàng gây tử vong chỉ với một lượng rất nhỏ. Xyanua có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc thậm chí qua da nếu tiếp xúc trực tiếp.
Sức khỏe lao động 20:21 | Thứ bảy, 29/06/2024
Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội
Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội nhưng hệ lụy mà nó gây ra cũng không hề nhỏ!
Bạn cần biết 11:50 | Thứ tư, 26/06/2024
Lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm ở người
Ngày 11/3/2024, thanh niên nam, 21 tuổi, ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa, mắc cúm A/H5N1, tử vong ngày 23/3.
Bạn cần biết 19:30 | Thứ tư, 29/05/2024
Những nguyên nhân nào gây chết người khi cháy nhà?
Tháng 9 năm ngoái và tháng 4 năm nay, Hà Nội xảy ra hai vụ cháy nhà ở thương tâm làm 70 người chết, 43 người bị thương.
Bạn cần biết 18:48 | Thứ hai, 27/05/2024
Tạt axit - hành vi tàn độc và cách sơ cứu khẩn cấp
Axit được dùng rộng rãi trong công nghiệp, y tế và nhiều ngành nghề sản xuất khác, vì thế tai nạn lao động do axit là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, còn nhiều lỗ hổng pháp lý trong kiểm soát buôn bán axit khiến các vụ án dùng axít để hãm hại người khác ngày càng gia tăng về số lượng lẫn mức độ nguy hiểm cho xã hội.
Bạn cần biết 15:49 | Thứ ba, 21/05/2024
Mới chỉ có hơn 86.000 người Việt đăng ký hiến mô tạng sau khi chết
Theo Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, hiện nay mới chỉ có hơn 86.000 người đã đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, chiếm 0,086%.
Bạn cần biết 20:30 | Thứ hai, 20/05/2024
Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?
Trưa ngày 14/5, lại có thêm một vụ ngộ độc thực phẩm ở Vĩnh Phúc…
Sức khỏe lao động 12:34 | Thứ bảy, 04/05/2024
Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ
PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, phần lớn người dân đã tiêm vắc xin AstraZeneca Covid-19 vài năm, không nên quá lo lắng về tác dụng phụ.
Pháp luật ATVSLĐ 14:16 | Thứ sáu, 03/05/2024
Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng
Hầu hết các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng do trượt ngã từ trên cao xuống (gọi tắt là ngã cao).
Bạn cần biết 10:02 | Thứ năm, 02/05/2024
Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân
Các nhà trọ công nhân thường có diện tích nhỏ, chứa nhiều đồ, không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy nên tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.
Bạn cần biết 11:30 | Thứ tư, 10/04/2024
Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc
Các cơ sở chăm sóc tóc ngày càng thu hút đông khách hàng, nhất là sau khi dịch Covid-19, nhiều người muốn tìm cảm giác thư giãn. Tuy nhiên nhiều cơ sở chưa chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ...
Bạn cần biết 21:41 | Thứ tư, 27/03/2024
Cảnh báo nguy cơ tai nạn lao động do robot
Chuyên gia về ATVSLĐ đã cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho người lao động do robot gây ra sau một số vụ tai nạn hy hữu.
Bạn cần biết 08:11 | Thứ hai, 12/02/2024
Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy dịp Tết
Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên - Huế xảy ra một số vụ hỏa hoạn, trong đó có vụ cháy thiêu rụi hầu hết hàng hóa chợ Khe Tre của huyện miền núi Nam Đông. Bởi vậy, việc phòng cháy, chữa cháy những nơi đông người và nhất là trong dịp Tết Nguyên đán được lãnh đạo Thành phố Huế chỉ đạo siết chặt.
Bạn cần biết 06:56 | Thứ hai, 12/02/2024
Lao động chưa thành niên và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý
Trong vòng 3 tháng của năm 2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn (LĐ&CĐ) đăng tải 2 loạt bài liên quan đến trục lợi, bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên (trong đó có lao động trẻ em), buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc, chấn chỉnh.
Bạn cần biết 18:14 | Thứ năm, 08/02/2024
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc Tết công nhân lao động Thủ đô
Chiều ngày 7/2, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đến dâng hương tưởng nhớ các vị tiền nhân tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ và thăm hỏi, chúc Tết, tặng quà đoàn viên, công nhân lao động Thủ đô.