Thứ ba 07/05/2024 01:37

Sử dụng bài giảng Elearning để NLĐ dễ tiếp thu kiến thức an toàn

Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) yêu cầu lãnh đạo các đơn vị nghiên cứu sử dụng bài giảng Elearning, hình ảnh trực quan để minh hoạ cho người lao động (NLĐ) dễ thấy, dễ tiếp thu, dễ nhớ, dễ áp dụng.
Phấn đấu giai đoạn 2 đóng góp hơn 7.000 sáng kiến
Sử dụng bài giảng Elearning, hình ảnh trực quan để NLĐ dễ tiếp thu kiến thức an toàn
Ông Nguyễn Thanh Hồng - Phó Trưởng ban Phụ trách Ban An toàn báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Ảnh: EVNNPT

Mục tiêu không để xảy ra tai nạn lao động

Ngày 28/7, EVNNPT đã tổ chức Hội nghị an toàn năm 2022. Tham dự Hội nghị có các ông: Phạm Lê Phú - Tổng giám đốc EVNNPT; Võ Hoài Nam - Thành viên Hội đồng thành viên EVNNPT; Lưu Việt Tiến - Phó Tổng giám đốc EVNNPT; Trịnh Tuấn Sơn - Chủ tịch Công đoàn EVNNPT cùng lãnh đạo các ban, đơn vị trực thuộc Tổng công ty.

Ông Nguyễn Thanh Hồng - Phó Trưởng ban Phụ trách Ban An toàn (EVNNPT) cho biết, Tổng công ty đang quản lý vận hành 34 trạm biến áp 500 kV, 142 trạm biến áp 220 kV với tổng công suất 111.550 MVA; hơn 28.600 km đường dây 220 - 500 kV.

Trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động sản xuất và đầu tư xây dựng và đời sống NLĐ.

EVNNPT đã nỗ lực đảm bảo vận hành an toàn lưới truyền tải điện. Đồng thời thực hiện tốt công tác an toàn, đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho NLĐ. Công tác quản lý hành lang an toàn lưới điện cao áp, công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; công tác môi trường và an toàn trong đầu tư xây dựng được giám sát chặt chẽ. Tuy vậy, năm 2021, EVNNPT còn xảy ra sự cố có nguyên nhân chủ quan.

Sau những sự cố trên, EVNNPT đã nghiêm túc đánh giá công tác ATVSLĐ. EVNNPT đã giao nhiệm vụ cho một Phó tổng giám đốc phụ trách vận hành chỉ đạo. Ban An toàn chủ trì, phối hợp với công đoàn và các ban chuyên môn khác, các đơn vị rà soát, chấn chỉnh công tác ATVSLĐ. Một trong những công việc cần tập trung hoàn thành trong năm 2022 theo Nghị quyết 20/EVNNPT-HĐTV là “Nâng cao chất lượng công tác an toàn trong các lĩnh vực quản lý vận hành và đầu tư xây dựng”.

Sử dụng bài giảng Elearning, hình ảnh trực quan để NLĐ dễ tiếp thu kiến thức an toàn
Đại diện Công ty Truyền tải điện 3 trình bày tham luận về công tác ATVSLĐ. Ảnh: ENVNPT

Thực hiện chỉ đạo trên, 6 tháng đầu năm, 100% đơn vị, cơ sở, tổ đội thuộc EVNNPT xây dựng kế hoạch, chương trình hành động với mục tiêu toàn Tổng công ty không để xảy ra tai nạn lao động (kể cả tai nạn lao động có nguyên nhân do tai nạn giao thông, rủi ro khác). 100% cơ quan, đơn vị thuộc EVNNPT đã kiện toàn Hội đồng ATVSLĐ; kiện toàn mạng lưới an toàn, vệ sinh viên cũng như bộ máy làm công tác quản lý ATVSLĐ.

Tính đến nay, toàn Tổng công ty có 68 cán bộ an toàn chuyên trách, 45 cán bộ an toàn bán chuyên trách công tác tại các Phòng/Ban An toàn của EVNNPT và các đơn vị, cơ sở, 567 an toàn vệ sinh viên tại cấp tổ, đội…

Sử dụng bài giảng Elearning để NLĐ dễ tiếp thu kiến thức an toàn
Hội nghị an toàn năm 2022 đặt ra nội dung nghiên cứu sử dụng bài giảng Elearning, hình ảnh trực quan để NLĐ dễ tiếp thu kiến thức an toàn. Ảnh: EVNNPT

Công tác an toàn là nhiệm vụ số 1

Kết luận tại Hội nghị, ông Phạm Lê Phú - Tổng giám đốc EVNNPT cho rằng, công tác an toàn được Tổng công ty đặc biệt chú trọng và xác định là nhiệm vụ số 1.

Tổng giám đốc yêu cầu lãnh đạo các đơn vị tiếp tục quán triệt NLĐ nghiêm túc thực hiện các quy định, quy trình, văn bản hướng dẫn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVNNPT về công tác ATVSLĐ. Nghiên cứu sử dụng bài giảng Elearning, hình ảnh, video trực quan về công tác an toàn để minh hoạ cho NLĐ dễ thấy, dễ tiếp thu, dễ nhớ, dễ áp dụng. Đồng thời nghiên cứu đề xuất tăng thời lượng và chất lượng công tác đào tạo, bồi huấn, sát hạch về ATVSLĐ.

Về xây dựng phương án tổ chức thi công, biện pháp an toàn: Cần tăng cường chất lượng công tác lập phương án tổ chức thi công, biện pháp an toàn và nhận diện các mối nguy hiểm, rủi ro có nguy cơ dẫn tới mất an toàn lao động.

Tăng cường trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn, bảo hộ lao động… đảm bảo hiện đại, an toàn cao và thuận tiện cho NLĐ khi làm việc. Việc này cần xem xét học tập thêm các đơn vị bạn, các tổ chức truyền tải điện tiên tiến, xây dựng quy định để áp dụng.

Sử dụng bài giảng Elearning, hình ảnh trực quan để NLĐ dễ tiếp thu kiến thức an toàn
Ông Phạm Lê Phú - Tổng giám đốc EVNNPT yêu cầu lãnh đạo các đơn vị nghiên cứu sử dụng Sử dụng bài giảng Elearning, hình ảnh trực quan để NLĐ dễ tiếp thu kiến thức an toàn. Ảnh: ENVNPT

Tăng cường công tác kiểm định an toàn các thiết bị, dụng cụ điện, yêu cầu các đơn vị tuân thủ nghiêm các yêu cầu về Giấy phép hành nghề, mẫu biên bản kiểm định, thời hạn kiểm định và các nội dung kiểm định. Việc kiểm định kỹ thuật an toàn các thiết bị, dụng cụ điện giúp cho công tác vận hành, sử dụng thiết bị, dụng cụ được an toàn cho cả người và thiết bị.

Về ứng dụng phần mềm an toàn: Tổng công ty đã chỉ đạo xây dựng module Phiếu công tác, Lệnh công tác trên các phần mềm quản lý đường dây, phần mềm quản lý trạm biến áp. Đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai xây dựng để có thể áp dụng module này trong năm 2022. Các module khác về thống kê, báo cáo cũng hoàn thành trong năm 2022 để áp dụng thuận tiện cho công tác quản lý của các cấp.

Sử dụng bài giảng Elearning, hình ảnh trực quan để NLĐ dễ tiếp thu kiến thức an toàn
Sử dụng bài giảng Elearning, hình ảnh trực quan sẽ giúp nhân viên Công ty Truyền tải điện 4 kiểm tra thiết bị TBA - Ảnh: VŨ LAM
Tình và lý từ khoản lãi hàng chục ngàn tỷ đồng của doanh nghiệp xăng dầu Tình và lý từ khoản lãi hàng chục ngàn tỷ đồng của doanh nghiệp xăng dầu

Doanh nghiệp (DN) ăn lên làm ra, lời lớn, lãi khủng là điều đáng mừng cho tất cả. Nhưng trong lúc dân chúng khốn đốn ...

Những hình ảnh minh họa gây bức xúc dư luận Những hình ảnh minh họa gây bức xúc dư luận

Đại hội Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội năm 2022 vừa kết thúc thì lại bùng nổ sự bức xúc trong dư ...

Ký ức chiến tranh và khát vọng hoà bình Ký ức chiến tranh và khát vọng hoà bình

Hôm nay là ngày 27/7, kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ và dịp kỷ niệm 50 năm sự kiện 81 ngày đêm ...

HÀ VY

Tin cùng chuyên mục

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Nghiên cứu - Trao đổi

“Chào giá” huấn luyện ATVSLĐ quá thấp sẽ không đảm bảo chất lượng

Theo chuyên gia về an toàn lao động trong xây dựng, việc cạnh tranh về giá, “chào giá” huấn luyện ATVSLĐ xuống quá thấp dẫn đến không đảm bảo chất lượng, thời gian theo yêu cầu của pháp luật.

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Nghiên cứu - Trao đổi

Đảm bảo an toàn và sức khỏe lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu đối với an toàn của người lao động trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhân Ngày Thế giới về An toàn và Sức khỏe lao động (ngày 18/4) năm 2024, Giám đốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), bà Chihoko Asada-Miyakawa giải thích về những gì cần thay đổi.

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

An toàn lao động

Những định hướng về công tác ATVSLĐ trong thời gian tới (*)

Từ khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đến nay công tác này đã có bước tiến lớn...

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Nghiên cứu - Trao đổi

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Bài viết dưới đây của bà Kristina Kurths - Quản lý dự án Quỹ Vision Zero (VZF) của ILO Việt Nam nhằm chia sẻ cách tiếp cận đáp ứng giới trong ATVSLĐ để thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo vệ trước các rủi ro ATVSLĐ; tiếp cận thông tin và tập huấn về ATVSLĐ, cũng như tham gia đối thoại về ATVSLĐ.

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Nghiên cứu - Trao đổi

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Người lao động cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Đọc thêm

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

An toàn lao động

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

Việc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cân đối và đảm bảo dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể lực cho cả lao động trực tiếp và lao động trí óc, từ đó tăng năng suất lao động.

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

An toàn lao động

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, chủ đềTháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 rất mới, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Trong môi trường lao động ngày nay, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong lao động. Theo đó, người lao động (NLĐ) làm công việc có yếu tố có hại được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

An toàn lao động

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày (theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động). Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Bài viết này trình bày một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam xây dựng mô hình đánh giá rủi ro (ĐGRR) nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi làm việc...

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Nghiên cứu - Trao đổi

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa.

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi  “những cái chết khủng khiếp”

Nghiên cứu - Trao đổi

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi “những cái chết khủng khiếp”

Cơ quan quản lý nơi làm việc bang California (Mỹ) đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các quy định mới nhằm bảo vệ công nhân ngành chế tác mặt bàn đá hít phải bụi silic độc hại, được các bác sĩ cho là đang khiến ngày càng nhiều nam thanh niên mất khả năng thở không thể phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai cho thấy: có đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

“Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và cả con người.

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Nghiên cứu - Trao đổi

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Từ vụ việc người lao động (NLĐ) Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) mắc bệnh bụi phổi, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

An toàn lao động

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Nghiên cứu - Trao đổi

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015, trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN,... là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát lại công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ viên chức dân số. Qua đó bảo đảm công bằng trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Nghiên cứu - Trao đổi

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, ở cấp Trung ương có khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được huấn luyện.

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có tình trạng một đơn vị có 2 kiểm định viên còn rất trẻ cũng làm kiểm định tất cả các thiết bị như đơn vị có 100 kiểm định viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thị trường lao động đang cần tuyển một lượng rất lớn nhân lực ngành Bảo hộ lao động nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Nghiên cứu - Trao đổi

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phân tích quy định pháp luật về hành lang pháp lý cho người lao động (NLĐ) thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, quy định đã có trong 4 đạo luật nhưng còn chưa đồng nhất và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Đóng góp vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động (NLĐ).