Thứ năm 17/04/2025 12:51

Giám sát độc lập, chỉ huy trưởng công trình giúp hạn chế tai nạn trong thi công công trình

Ngày xuân nói chuyện các vụ tai nạn lao động (TNLĐ), nhất là TNLĐ nghiêm trọng có lẽ không thật phù hợp. Song, dịp này, trên cả nước có hàng ngàn công trình vẫn tổ chức làm việc xuyên Tết, nhất là trong xây dựng - lĩnh vực có tỷ lệ TNLĐ cao nhất.
Thi đua “ba tiên phong, hai trách nhiệm” trên các công trình trọng điểm của EVN

Vì vậy, kể lại và rút kinh nghiệm từ một vụ TNLĐ cụ thể, như vụ TNLĐ xảy ra tại công trình xây dựng nhà xưởng sản xuất thuộc Công ty AV Healthcare, KCN Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai hồi tháng 5/2020.

Giám sát độc lập, chỉ huy trưởng công trình giúp hạn chế tai nạn trong thi công công trình
Hiện trường sự cố sập tường khiến 10 người chết, 15 người bị thương xảy ra tháng 5/2020. Ảnh: A Lộc.

Vụ tai nạn thảm khốc

Tóm tắt vụ TNLĐ như sau: Lúc 14h 15 phút, ngày 14/05/2020, tại công trình xây dựng nhà xưởng sản xuất thuộc Công ty CP AV Healthcare (100% vốn Hàn Quốc) tại lô 18, đường số 8, KCN Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, khi các công nhân đang tiến hành tô bức tường cao 8 mét, dài 109 mét thì bất ngờ bức tường đổ sập xuống vùi lấp hàng chục công nhân đang làm việc. vụ TNLĐ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 10 người chết và 15 người bị thương.

Theo kết luận của cơ quan chức năng, công ty TNHH Hà Hải Nga do ông Hà Huy Hải làm giám đốc là đơn vị thi công công trình nhà máy Công ty CP AV Healthcare. Trong quá trình thực hiện, do chủ đầu tư là Công ty CP AV Healthcare không có năng lực giám sát nên đã thỏa thuận với đơn vị thi công là Công ty TNHH Hà Hải Nga thuê đơn vị giám sát độc lập.

Tuy nhiên, mặc dù chưa ký hợp đồng giám sát vì cho rằng giá thành cao, ông Hà Huy Hải đã không báo lại cho chủ đầu tư biết mà vẫn tiến hành tổ chức thi công. Quá trình thi công, ông Hải tổ chức thi công không đúng với sơ đồ làm việc của kết cấu theo hồ sơ thiết kế, không bố trí Chỉ huy trưởng công trình, NLĐ không được ký kết hợp đồng lao động...

Ngày 30/12/2021, Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Nai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự và tuyên phạt bị cáo Hà Huy Hải 8 năm tù về tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, đồng thời buộc bị cáo bồi thường hơn 1,1 tỷ đồng cho Công ty CP AV Healthcare; cấp dưỡng nuôi con các nạn nhân cho đến khi đủ 18 tuổi...

Vấn đề pháp lý đặt ra

Có thể thấy, trước, trong quá trình tiến hành tổ chức thi công xây dựng công trình, nếu có sự giám sát, tư vấn của đơn vị giám sát độc lập thì có thể ngăn chặn được vụ TNLĐ thảm khốc này. Hành vi tổ chức thi công không đúng với sơ đồ làm việc của kết cấu theo hồ sơ thiết kế có thể bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Giám sát độc lập, chỉ huy trưởng công trình giúp hạn chế tai nạn trong thi công công trình
Đoàn công tác của Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội cùng lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai đến hiện trường vụ sập tường làm 10 người chết - Vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Ảnh: Lệ Tuyết

Bởi lẽ, trong hoạt động tổ chức thi công và xây dựng, vai trò của đơn vị tư vấn giám sát, nhất là các đơn vị giám sát độc lập là vô cùng quan trọng. Đơn vị tư vấn giám sát sẽ theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của nhà thầu theo đúng thiết kế được duyệt; kiểm tra tiến độ, biện pháp thi công của nhà thầu và các biện pháp bảo đảm an toàn; kiểm tra chất lượng, xuất xứ, chủng loại các vật tư thiết bị đưa vào sử dụng đúng với các điều kiện cam kết; phối hợp các bên để giải quyết các vướng mắc trong quá trình thi công; lập báo cáo sự cố và các công việc không đạt chất lượng, phối hợp đưa ra biện pháp xử lý...

Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thi công, việc Công ty TNHH Hà Hải Nga không bổ nhiệm hay bố trí chức danh Chỉ huy trưởng công trình hay Ban điều hành công trình cũng là một thiếu sót nghiêm trọng; bởi đây là một quy định có tính chất pháp lý bắt buộc đối với nhà thầu, đơn vị thi công.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Chỉ huy trưởng công trình là người thừa hành nhiệm vụ của Giám đốc (Tổng giám đốc), chủ doanh nghiệp trực tiếp chỉ đạo, điều hành việc tổ chức thi công xây dựng công trình tại hiện trường. Chỉ huy trưởng công trình phải lập và kiểm tra kế hoạch thi công công trình theo đúng thiết kế, phương án thi công đã được phê duyệt, đảm bảo chất lượng vật tư, an toàn lao động tại công trình; kiểm tra, nghiệm thu nội bộ công việc, bộ phận, hạng mục công trình, phân công và giao nhiệm vụ hàng ngày cho kỹ thuật, tổ trưởng; tổ chức kiểm tra việc đăng ký, kiểm định và đưa vào khai thác, sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; tổ chức huấn luyện định kỳ về an toàn lao động cho công nhân, NLĐ; lập bản vẽ hoàn công bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình xây dựng hoàn thành…

Kinh nghiệm đúc rút từ các chuyên gia

Ông Đỗ Hoàng, kỹ sư xây dựng cầu đường, phụ trách mảng thiết kế thi công Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, các công trình hay dự án điều phải có tư vấn giám sát.

Các công trình dự án công do nhà nước làm chủ đầu tư thì bắt buộc phải có tư vấn giám sát độc lập để giám sát đơn vị thi công. Tư vấn giám sát không chỉ có chức năng giám sát đơn vị thi công mà còn có nhiệm vụ phải hướng dẫn đơn vị thi công thực hiện đúng theo hồ sơ thiết kế đã lập, hoặc có ý kiến thay đổi thiết kế khi cần thiết.

“Thực trạng hiện nay xuất hiện nhiều đơn vị thi công vì doanh thu, lợi nhuận, họ thường làm ăn gian dối mà không xem trọng đến chất lượng công trình, dẫn đến có khả năng gây mất an toàn, thậm chí chết người trong quá trình khai thác, vận hành công trình sau này. Vì vậy cần thiết phải có đơn vị tư vấn giám sát độc lập để giám sát chặt chẽ hơn”, ông Đỗ Hoàng nói.

Ông Đặng Quang Thời, Phó Trưởng phòng Quản lý Dự án Thiết kế thi công, Công ty VGSI (GS E&C) Hàn Quốc thì nêu quan điểm, nếu trong quá trình tổ chức thi công xây dựng công trình mà không có đơn vị giám sát độc lập thì sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý sau:

1. Sai sót trong thi công không được phát hiện kịp thời. Khi đơn vị thi công tự kiểm tra, họ dễ dàng bỏ qua hoặc che giấu các sai sót để tiết kiệm chi phí hoặc đẩy nhanh tiến độ. Sai lệch thiết kế có thể dẫn đến việc công trình không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, ảnh hưởng đến độ bền và an toàn lâu dài.

2. Vi phạm an toàn lao động: Các quy định về an toàn lao động có thể không được tuân thủ đầy đủ nếu thiếu người giám sát độc lập. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra TNLĐ nghiêm trọng.

3. Chất lượng công trình không đảm bảo: Vật liệu xây dựng kém chất lượng hoặc không đúng quy cách dễ bị đưa vào sử dụng, làm giảm tuổi thọ và độ an toàn của công trình. Các sai sót trong kết cấu hoặc thi công kém chất lượng có thể gây hậu quả ngay tức thì hoặc khó khắc phục về sau (công trình đổ sập, gây tai nạn lao động...).

4. Khó khăn trong nghiệm thu và bàn giao: Nếu các lỗi không được phát hiện sớm, đến giai đoạn nghiệm thu, việc sửa chữa sẽ tốn kém hơn nhiều cả về thời gian lẫn chi phí. Có thể dẫn đến tranh chấp pháp lý giữa các bên tham gia dự án...

“Do vậy, vai trò của đơn vị giám sát độc lập là không thể thay thế. Một đơn vị giám sát độc lập đóng vai trò như “người bảo vệ” lợi ích chung, đảm bảo tính minh bạch, công khai, công bằng và tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Không chỉ giúp phát hiện vấn đề mà họ còn hỗ trợ giải quyết, đưa ra các giải pháp tối ưu để tránh sai sót tái diễn hoặc nguy cơ TNLĐ có thể xảy ra. Vì thế, việc thuê đơn vị giám sát độc lập là khoản đầu tư cần thiết, giúp đảm bảo công trình đạt chất lượng cao, an toàn và không có rủi ro lớn về lâu dài”, ông Đặng Quang Thời khẳng định.

Nhiều điểm mới trong Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI) năm 2024 Nhiều điểm mới trong Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (CSI) năm 2024

Điểm mới đáng chú ý trong Chương trình CSI 2024 là chia hệ thống đánh giá doanh nghiệp theo 3 lĩnh vực: sản xuất, thương ...

Sau khi thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề Chương trình EPS, người lao động lưu ý gì? Sau khi thi tiếng Hàn và kiểm tra tay nghề Chương trình EPS, người lao động lưu ý gì?

Từ ngày 5/3 đến ngày 6/8/2024, Trung tâm Lao động ngoài nước (COLAB) đã phối hợp với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn ...

Ông Nguyễn Đăng Trình được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc PVOIL Ông Nguyễn Đăng Trình được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc PVOIL

Ông Nguyễn Đăng Trình giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy PVOIL nhiệm kỳ 2020-2025, Tổng Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của ...

Tin cùng chuyên mục

An toàn – Nền móng bền vững cho chuyển đổi số quốc gia

Pháp luật lao động

An toàn – Nền móng bền vững cho chuyển đổi số quốc gia

Trong kỷ nguyên của trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và tự động hóa, phát triển khoa học - công nghệ và chuyển đổi số đã trở thành động lực tăng trưởng quốc gia. Thế nhưng, đi kèm với sự tăng tốc này là vô vàn thách thức về an toàn: từ bảo mật dữ liệu, ổn định hạ tầng số, đến bảo vệ người lao động trong môi trường làm việc số hóa.

Kinh tế tư nhân: Động lực tăng trưởng và những vấn đề còn tồn tại về an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật lao động

Kinh tế tư nhân: Động lực tăng trưởng và những vấn đề còn tồn tại về an toàn, vệ sinh lao động

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân được xem là một trong những động lực then chốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Khẳng định vai trò này, Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN – ĐÒN BẨY CHO MỘT VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG" nhấn mạnh: “Phải coi nhiệm vụ thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân là nhiệm vụ trọng tâm của chúng ta hiện nay”. Tuy nhiên, song hành với đà tăng trưởng ấn tượng, khu vực này đang đối mặt với những thách thức không nhỏ, trong đó có các vấn đề liên quan đến an toàn, vệ sinh lao động.

Nghiệp đoàn – “Lá chắn an toàn” của người lao động phi chính thức

Pháp luật lao động

Nghiệp đoàn – “Lá chắn an toàn” của người lao động phi chính thức

Trong khu vực lao động phi chính thức, nơi người lao động thường xuyên đối mặt với rủi ro nghề nghiệp, thiếu các điều kiện đảm bảo an toàn – việc xuất hiện các Nghiệp đoàn không chỉ là tổ chức đại diện quyền lợi mà còn là chốt chặn an toàn đầu tiên giúp họ vững tâm làm việc, giảm thiểu tai nạn và được chăm lo sức khỏe.

Luật Công đoàn năm 2024: "Lá chắn" cho người lao động trước hiểm họa tai nạn

Pháp luật lao động

Luật Công đoàn năm 2024: "Lá chắn" cho người lao động trước hiểm họa tai nạn

Luật Công đoàn năm 2024 – có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 – được kỳ vọng sẽ là bước ngoặt, trao thêm quyền và trách nhiệm cho tổ chức Công đoàn trong việc bảo vệ người lao động, đặc biệt là về an toàn, vệ sinh lao động.

Tai nạn lao động năm 2024: Tăng cả số vụ, số người chết và thiệt hại kinh tế

Pháp luật lao động

Tai nạn lao động năm 2024: Tăng cả số vụ, số người chết và thiệt hại kinh tế

Thông báo tình hình tai nạn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (công bố tháng 2/2025) cho thấy, năm 2024 cả nước đã xảy ra 8.286 vụ tai nạn lao động, làm 8.472 người bị nạn, trong đó 727 người chết, 1.690 người bị thương nặng. So với năm 2023, số vụ tai nạn tăng 892 vụ, số người bị nạn tăng 919 người, và số người chết tăng 28 người – một xu hướng đáng lo ngại, gióng lên hồi chuông báo động về an toàn lao động.

Đọc thêm

Được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động từ năm 2025: "Phao cứu sinh" cho lao động tự do?

Pháp luật lao động

Được hưởng bảo hiểm tai nạn lao động từ năm 2025: "Phao cứu sinh" cho lao động tự do?

Giữa guồng quay hối hả của cuộc sống mưu sinh, hàng triệu lao động tự do trên khắp cả nước vẫn đang âm thầm đối mặt với muôn vàn rủi ro tai nạn lao động. Từ năm 2025, Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được kỳ vọng sẽ là "phao cứu sinh" cho những mảnh đời bấp bênh này. Tuy nhiên, để chính sách thực sự đi vào cuộc sống, còn rất nhiều thách thức phía trước.

Tăng cường an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế

Pháp luật lao động

Tăng cường an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế

Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi các đơn vị trực thuộc và Sở Y tế các tỉnh, thành phố nhằm tăng cường công tác an toàn vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế. Đây là một bước đi quan trọng để bảo vệ quyền lợi của đội ngũ đang trực tiếp chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Chỉ từ 34.500 đồng/tháng, lao động tự do được bảo vệ trước rủi ro tai nạn lao động

Pháp luật lao động

Chỉ từ 34.500 đồng/tháng, lao động tự do được bảo vệ trước rủi ro tai nạn lao động

Theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP, từ năm 2025, hàng triệu lao động tự do trên cả nước sẽ có cơ hội được tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện. Với mức đóng chỉ từ 34.500 đồng/tháng và cơ hội nhận hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, người lao động khu vực phi chính thức sẽ được hưởng quyền lợi chi trả lên tới 108 triệu đồng khi gặp tai nạn lao động.

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm từ đốt vàng mã

Pháp luật lao động

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm từ đốt vàng mã

Cứ mỗi khi đến dịp Tết nguyên đán, Rằm tháng Giêng,… nhiều khu dân cư, tập thể lại nghi ngút khói vì tục đốt vàng mã. Nhiều người có suy nghĩ rằng “trần sao âm vậy”, đốt càng nhiều tiền vàng, xe cộ, nhà cửa… thì càng thành tâm với người đã khuất. Nhiều vụ cháy đã xảy ra từ chính việc đốt vàng mã như vậy.

Luật Điện lực chính thức có hiệu lực: An toàn công trình thủy điện là ưu tiên hàng đầu

Pháp luật lao động

Luật Điện lực chính thức có hiệu lực: An toàn công trình thủy điện là ưu tiên hàng đầu

Luật Điện lực 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025, với 9 chương, 81 điều, quy định toàn diện các vấn đề từ quy hoạch, đầu tư, phát triển điện năng lượng tái tạo đến thị trường điện cạnh tranh, điều độ vận hành... Luật đặc biệt chú trọng đến an toàn công trình điện lực, nhất là các công trình thủy điện.

Đừng để Tết Nguyên đán thành "thảm họa" vì pháo hoa trái phép

Pháp luật lao động

Đừng để Tết Nguyên đán thành "thảm họa" vì pháo hoa trái phép

Vào dịp cuối năm, đặc biệt là trong những ngày cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm pháo hoa tăng cao, kéo theo đó là sự gia tăng các hoạt động mua bán pháo hoa trái phép, gây lo ngại về vấn đề an ninh trật tự và an toàn công cộng.

Nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh lao động: Trọng tâm trong Kế hoạch mới của Bộ Công Thương

Pháp luật lao động

Nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh lao động: Trọng tâm trong Kế hoạch mới của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các quy định của pháp luật về lĩnh vực này.

Khi có cháy, cần hô hoán và dập tắt những ngọn lửa nhỏ trước khi lan rộng

Pháp luật lao động

Khi có cháy, cần hô hoán và dập tắt những ngọn lửa nhỏ trước khi lan rộng

Tháng Chạp là thời điểm mà các chợ truyền thống trở nên đông đúc nhất trong năm. Đây cũng là lúc mà nguy cơ cháy nổ tăng cao, đặc biệt ở những khu chợ tạm, chợ công nhân tự phát, nơi điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn phòng cháy chợ là vô cùng cần thiết.

Pháo hoa Z121 bán tràn lan: Làm thế nào để nhận biết pháo hoa xịn?

Pháp luật lao động

Pháo hoa Z121 bán tràn lan: Làm thế nào để nhận biết pháo hoa xịn?

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, pháo hoa Z121 được rao bán tràn lan trên các trang mạng xã hội với giá cả chênh lệch nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt pháo chính hãng của nhà máy Z121, Bộ Quốc phòng?

Đề xuất mức phạt 100 triệu với lỗi vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy

Pháp luật lao động

Đề xuất mức phạt 100 triệu với lỗi vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy

Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, nhằm bảo đảm tính răn đe và nâng cao ý thức tuân thủ của tổ chức, cá nhân.

Sau lệnh cấm thuốc lá điện tử: Vi phạm có thể bị xử lý hình sự

Pháp luật lao động

Sau lệnh cấm thuốc lá điện tử: Vi phạm có thể bị xử lý hình sự

Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 173/2024/QH15, quy định thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là hàng cấm. Các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử đều bị coi là vi phạm pháp luật. Hình thức xử lý có thể là hành chính hoặc hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.

Vụ tai nạn kinh hoàng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại

Pháp luật lao động

Vụ tai nạn kinh hoàng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại

Thông tin từ chính quyền xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, vào lúc 15 giờ 46 phút hôm nay (02/01/2025), cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại trong sự cố xảy ra tại Dự án Thủy điện Đăk Mi 1.

Thủ tướng chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân Thủy điện Đăk Mi 1

Pháp luật lao động

Thủ tướng chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân Thủy điện Đăk Mi 1

Sáng nay (1/1/2025), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, chính quyền và ngành chức năng khẩn trương tiến hành tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại công trình xây dựng thuỷ điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã gửi lời thăm hỏi ân cần, chia buồn sâu sắc nhất đến các gia đình, thân nhân người bị nạn.

Vụ tai nạn kinh hoàng ở Thủy điện Đăk Mi 1: Lực lượng chức năng vào cuộc điều tra nguyên nhân

Pháp luật lao động

Vụ tai nạn kinh hoàng ở Thủy điện Đăk Mi 1: Lực lượng chức năng vào cuộc điều tra nguyên nhân

Vụ tai nạn khiến 5 công nhân chết, mất tích khi thi công thủy điện Đăk Mi 1, huyện Đăk Glei, lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đang nỗ lực lặn tìm kiếm 2 công nhân mất tích. Trước đó, thi thể 3 công nhân khác đã được tìm thấy, đưa lên bờ.

Giá đỗ ngâm hóa chất không thể khử độc dù nấu chín!

Pháp luật lao động

Giá đỗ ngâm hóa chất không thể khử độc dù nấu chín!

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định: giá đỗ đã được ngâm với hoạt chất 6-Benzylaminopurin thì tốt nhất là bỏ đi, vì độc tố đã ngấm vào tế bào của giá đỗ và không thể loại bỏ ngay cả khi nấu chín.

Văn hóa ngành Than - Khoáng sản: Nền tảng vững chắc xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam

Pháp luật lao động

Văn hóa ngành Than - Khoáng sản: Nền tảng vững chắc xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam

Từ “Kỷ luật và Đồng tâm” đến những giá trị cốt lõi, văn hóa thợ mỏ đóng góp vào sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam

Tìm kiếm hai người mất tích trong vụ xe rác rơi xuống sông ở Huế

Pháp luật lao động

Tìm kiếm hai người mất tích trong vụ xe rác rơi xuống sông ở Huế

Lực lượng cứu nạn cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm hai nhân viên thu gom rác mất tích sau vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực cầu treo Bình Thành, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nữ công nhân bị xe nâng chèn tử vong tại nhà máy giấy

Pháp luật lao động

Nữ công nhân bị xe nâng chèn tử vong tại nhà máy giấy

Một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra tại Nhà máy giấy Yên Bình, thuộc Công ty Cổ phần Lâm nông sản Thực phẩm Yên Bái, gây ra cái chết thương tâm cho chị Nguyễn Thị Thu H. (41 tuổi).

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Pháp luật lao động

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.

Tai nạn lao động tử vong do lỗi của người lao động được bồi thường như thế nào?

Pháp luật lao động

Tai nạn lao động tử vong do lỗi của người lao động được bồi thường như thế nào?

Theo quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 và Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH thì người lao động (NLĐ) bị chết do tai nạn lao động (TNLĐ) không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm của người sử dụng lao động sẽ được nhận bồi thường từ người sử dụng lao động và nếu NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng chế độ TNLĐ.