Thứ năm 23/01/2025 18:32

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Bí thư Trung ương Đảng vừa ban hành chỉ thị mới về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Ban Bí thư: Thống nhất một đầu mối bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm
Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Trao đổi về các quy định ATVSLĐ tại Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam (Hưng Yên). Ảnh: Cuộc sống an toàn

Ngày 19/3/2024, thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Chỉ thị số 31-CT/TW (Chỉ thị số 31) về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ATVSLĐ trong tình hình mới.

Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị số 31-CT/TW:

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW, ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác ATVSLĐ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực, tỉ lệ tai nạn lao động nghiêm trọng giảm. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động và xã hội được nâng lên. Chính sách, pháp luật về ATVSLĐ tiếp tục được hoàn thiện, mở rộng phạm vi áp dụng cho khu vực không có quan hệ lao động.

Công tác phòng ngừa, đánh giá rủi ro, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại; chăm sóc sức khoẻ người lao động, cải thiện điều kiện làm việc và cơ chế hỗ trợ rủi ro cho doanh nghiệp và người lao động được quan tâm hơn. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cơ quan, tổ chức và địa phương. Mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển dịch vụ huấn luyện, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, quan trắc môi trường lao động.

Tuy nhiên, công tác ATVSLĐ chưa đáp ứng yêu cầu, số vụ tai nạn lao động chưa giảm, bệnh nghề nghiệp chưa được quan tâm, nhất là trong khu vực không có quan hệ lao động. Một số cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người lao động chưa coi trọng công tác ATVSLĐ; nguồn lực đầu tư, công tác quản lý nhà nước có mặt còn hạn chế; chưa chú trọng đúng mức công tác phòng ngừa, thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý vi phạm. Ý thức chấp hành pháp luật của người lao động, người sử dụng lao động chưa nghiêm. Việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến về ATVSLĐ chưa theo kịp thực tiễn.

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công đoàn tổ chức phong trào tập thể dục giữa giờ góp phần cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao sức khỏe người lao động. Ảnh cắt từ video clip

Để đẩy mạnh công tác ATVSLĐ đáp ứng yêu cầu tình hình mới gắn với Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ và bảo vệ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người lao động.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý nghiêm vi phạm. Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu đối với công tác ATVSLĐ, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh con người, góp phần cho phát triển bền vững doanh nghiệp và đất nước.

Phấn đấu giảm tai nạn lao động, nhất là tai nạn lao động nghiêm trọng, tỉ lệ tai nạn lao động chết người giảm ít nhất 4%/năm; số người lao động làm việc trong môi trường tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp tăng ít nhất 5%/năm; số cơ sở phát sinh yếu tố có hại được quan trắc môi trường lao động tăng ít nhất 5%/năm.

2. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSLĐ cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động. Tạo điều kiện cho người lao động, nhất là người làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động được tiếp cận thông tin về những vấn đề liên quan đến ATVSLĐ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, chủ động phòng ngừa.

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Nhân viên gác ghi của ngành Đường sắt có tính chất công việc nặng nhọc, áp lực cao. Ảnh: Báo giao thông

Đổi mới nội dung, đa dạng hoá hình thức thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng lao động, quan tâm ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao. Nâng cao hiệu quả, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động trong Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân hằng năm.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, các cơ quan báo chí trong vận động, tuyên truyền, xây dựng văn hoá an toàn lao động trong hội viên, đoàn viên và nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động đối thoại, thương lượng về bảo đảm ATVSLĐ và điều kiện làm việc, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ.

3. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật, khắc phục kịp thời hạn chế, bất cập trong thực tiễn, chú trọng chính sách phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức Công đoàn và các tổ chức có liên quan; chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ người lao động; biện pháp phòng ngừa, ứng phó, xử lý sự cố tai nạn lao động; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATVSLĐ… bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia, tiếp cận tiêu chuẩn thế giới.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phân cấp, phân quyền, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, bảo đảm chính sách, pháp luật được thực hiện nghiêm; thực hiện tốt Chương trình quốc gia về ATVSLĐ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính theo hướng thiết thực, đơn giản, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người lao động.

Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, tiếp nhận và báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về ATVSLĐ; tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hợp tác đào tạo, chuyên gia với các nước.

Chú trọng công tác đánh giá tác động môi trường, nhất là đối với các dự án đầu tư khai thác, sản xuất công nghiệp, xây lắp, nơi có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc; thường xuyên rà soát, bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, bệnh nghề nghiệp. Thực hiện nghiêm việc khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố gây mất ATVSLĐ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quan tâm ATVSLĐ đối với các nhóm lao động nữ, chưa thành niên, người khuyết tật, người cao tuổi, giúp việc gia đình, người học nghề, tập nghề, thử việc và lao động được cho thuê lại, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện tốt chính sách khám sức khoẻ định kỳ, giám định, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, điều trị, tiền lương, chi phí y tế, trợ cấp, bồi thường, bảo hiểm và các chính sách khác theo quy định cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Quản lý chặt chẽ các dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ; quan trắc môi trường lao động; khám sức khoẻ định kỳ, khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp; kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Nâng cao chất lượng các cơ sở y tế khám, điều trị bệnh nghề nghiệp; cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động; bộ phận ATVSLĐ, bộ phận y tế, hội đồng ATVSLĐ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu.

5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện, chuyển giao, cập nhật kiến thức, kỹ năng ATVSLĐ, y tế tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh; thanh tra lao động, thanh tra ATVSLĐ, bao gồm cả khu vực không có quan hệ lao động. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong chăm sóc sức khoẻ người lao động, bảo đảm ATVSLĐ.

6. Tăng cường nguồn lực Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư cho công tác ATVSLĐ gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với cả khu vực không có quan hệ lao động. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền quan tâm lồng ghép nội dung ATVSLĐ trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực lao động, y tế, môi trường.

Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho công tác ATVSLĐ. Khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư, triển khai biện pháp phòng ngừa, tăng cường công tác tự kiểm tra, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hướng đóng, hưởng linh hoạt, nâng mức hưởng, mức hỗ trợ phù hợp cho người thụ hưởng bảo đảm ổn định cuộc sống, mở rộng và phát triển nhanh đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nước.

7. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, nhất là các ngành lao động, y tế, môi trường với địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chú trọng khu vực không có quan hệ lao động. Kịp thời phát hiện, nhân rộng, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân, mô hình hay, cách làm hiệu quả và xử lý nghiêm vi phạm, nhất là tổ chức, cá nhân để xảy ra sự cố nghiêm trọng về ATVSLĐ.

8. Tổ chức thực hiện

Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hoá, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao, thực tiễn của cơ quan, địa phương, đơn vị.

Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan; bố trí nguồn lực; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị.

Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị; tổ chức thực hiện tốt Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo; tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho các bộ, ngành có liên quan, chính quyền địa phương.

Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội góp phần thực hiện tốt Chỉ thị.

Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết báo cáo Ban Bí thư kết quả thực hiện Chỉ thị.

Chỉ thị này phổ biến đến các chi bộ.

Theo đồng chí Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), trong những năm tới, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có xu hướng hồi phục sau đại dịch Covid-19. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện đồng bộ; công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục được đẩy mạnh trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới, sáng tạo. Mô hình tăng trưởng kinh tế sẽ thay đổi mạnh mẽ, nền kinh tế được cơ cấu lại, trong đó kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế; định hướng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Cơ cấu lao động tiếp tục có sự thay đổi mạnh mẽ, lao động làm công hưởng lương, lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ sẽ tăng nhanh về số lượng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong lực lượng lao động xã hội; sự dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị và các địa phương tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế dự báo tiếp tục tăng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn tới việc làm, thu nhập, đời sống, an toàn, sức khỏe của người lao động; chất lượng nguồn nhân lực nước ta nhìn chung còn thấp. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số, diễn biến rất nhanh, đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều, tạo sự thay đổi lớn về lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm, thu nhập, điều kiện và môi trường làm việc của người lao động.

Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu, rộng hơn, thực hiện đầy đủ các cam kết khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có việc phê chuẩn, thực thi các công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) sẽ làm cho các doanh nghiệp đối mặt với các yêu cầu khắt khe về điều kiện làm việc và ATVSLĐ cho người lao động. Pháp luật lao động tiếp tục được hoàn thiện, thúc đẩy thị trường lao động và quan hệ lao động phát triển, vận hành đầy đủ theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế. Việc thiết lập và thực hiện quan hệ lao động sẽ do chính các bên tiến hành thông qua phương thức thương lượng, thỏa thuận, đối thoại là chủ yếu.

Để thực hiện tốt chức năng của mình, trong thời gian tới, các cấp công đoàn sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ công đoàn các cấp đối với công tác ATVSLĐ; xác định công tác ATVSLĐ là nhiệm vụ quan trọng và đưa thành chỉ tiêu phấn đấu hàng năm để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực. Tăng cường nguồn lực, nhất là tài chính cho công tác tuyên truyền và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn về ATVSLĐ.

Tập trung đầu tư để nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của tổ chức Công đoàn về ATVSLĐ. Làm tốt công tác nghiên cứu, điều tra, khảo sát, phát hiện, chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời chế độ, chính sách, pháp luật về ATVSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc trên quan điểm lợi ích và an toàn, sức khỏe, tình mạng của người lao động. Chủ động nghiên cứu đề xuất bổ sung danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội...

Phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tạo môi trường làm việc an toàn Phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tạo môi trường làm việc an toàn

Quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người ...

Kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động nhưng nội dung còn sơ sài Kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động nhưng nội dung còn sơ sài

Theo Kết luận thanh tra số 37/KL-ATLĐ ngày 9/8/2023 của Cục An toàn lao động, Công ty TNHH Hosiden Việt Nam đã thực hiện tốt ...

Người lao động cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn khi làm việc trên tàu cá? Người lao động cần lưu ý gì để đảm bảo an toàn khi làm việc trên tàu cá?

Nâng cao nhận thức cho ngư dân và chủ tàu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp khi làm việc trên tàu đánh cá ...

Tin cùng chuyên mục

Đừng để Tết Nguyên đán thành "thảm họa" vì pháo hoa trái phép

Pháp luật lao động

Đừng để Tết Nguyên đán thành "thảm họa" vì pháo hoa trái phép

Vào dịp cuối năm, đặc biệt là trong những ngày cận Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm pháo hoa tăng cao, kéo theo đó là sự gia tăng các hoạt động mua bán pháo hoa trái phép, gây lo ngại về vấn đề an ninh trật tự và an toàn công cộng.

Nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh lao động: Trọng tâm trong Kế hoạch mới của Bộ Công Thương

Pháp luật lao động

Nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh lao động: Trọng tâm trong Kế hoạch mới của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các quy định của pháp luật về lĩnh vực này.

Khi có cháy, cần hô hoán và dập tắt những ngọn lửa nhỏ trước khi lan rộng

Pháp luật lao động

Khi có cháy, cần hô hoán và dập tắt những ngọn lửa nhỏ trước khi lan rộng

Tháng Chạp là thời điểm mà các chợ truyền thống trở nên đông đúc nhất trong năm. Đây cũng là lúc mà nguy cơ cháy nổ tăng cao, đặc biệt ở những khu chợ tạm, chợ công nhân tự phát, nơi điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn phòng cháy chợ là vô cùng cần thiết.

Pháo hoa Z121 bán tràn lan: Làm thế nào để nhận biết pháo hoa xịn?

Pháp luật lao động

Pháo hoa Z121 bán tràn lan: Làm thế nào để nhận biết pháo hoa xịn?

Những ngày cận Tết Nguyên đán 2025, pháo hoa Z121 được rao bán tràn lan trên các trang mạng xã hội với giá cả chênh lệch nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt pháo chính hãng của nhà máy Z121, Bộ Quốc phòng?

Đề xuất mức phạt 100 triệu với lỗi vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy

Pháp luật lao động

Đề xuất mức phạt 100 triệu với lỗi vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy

Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, nhằm bảo đảm tính răn đe và nâng cao ý thức tuân thủ của tổ chức, cá nhân.

Đọc thêm

Sau lệnh cấm thuốc lá điện tử: Vi phạm có thể bị xử lý hình sự

Pháp luật lao động

Sau lệnh cấm thuốc lá điện tử: Vi phạm có thể bị xử lý hình sự

Quốc hội Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 173/2024/QH15, quy định thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là hàng cấm. Các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử đều bị coi là vi phạm pháp luật. Hình thức xử lý có thể là hành chính hoặc hình sự, tùy theo mức độ vi phạm.

Vụ tai nạn kinh hoàng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại

Pháp luật lao động

Vụ tai nạn kinh hoàng tại Thủy điện Đăk Mi 1: Đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại

Thông tin từ chính quyền xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, vào lúc 15 giờ 46 phút hôm nay (02/01/2025), cơ quan chức năng đã tìm thấy thi thể 2 nạn nhân còn lại trong sự cố xảy ra tại Dự án Thủy điện Đăk Mi 1.

Thủ tướng chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân Thủy điện Đăk Mi 1

Pháp luật lao động

Thủ tướng chia buồn sâu sắc với gia đình các nạn nhân Thủy điện Đăk Mi 1

Sáng nay (1/1/2025), thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, chính quyền và ngành chức năng khẩn trương tiến hành tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại công trình xây dựng thuỷ điện Đăk Mi 1, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã gửi lời thăm hỏi ân cần, chia buồn sâu sắc nhất đến các gia đình, thân nhân người bị nạn.

Vụ tai nạn kinh hoàng ở Thủy điện Đăk Mi 1: Lực lượng chức năng vào cuộc điều tra nguyên nhân

Pháp luật lao động

Vụ tai nạn kinh hoàng ở Thủy điện Đăk Mi 1: Lực lượng chức năng vào cuộc điều tra nguyên nhân

Vụ tai nạn khiến 5 công nhân chết, mất tích khi thi công thủy điện Đăk Mi 1, huyện Đăk Glei, lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đang nỗ lực lặn tìm kiếm 2 công nhân mất tích. Trước đó, thi thể 3 công nhân khác đã được tìm thấy, đưa lên bờ.

Giá đỗ ngâm hóa chất không thể khử độc dù nấu chín!

Pháp luật lao động

Giá đỗ ngâm hóa chất không thể khử độc dù nấu chín!

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội khẳng định: giá đỗ đã được ngâm với hoạt chất 6-Benzylaminopurin thì tốt nhất là bỏ đi, vì độc tố đã ngấm vào tế bào của giá đỗ và không thể loại bỏ ngay cả khi nấu chín.

Văn hóa ngành Than - Khoáng sản: Nền tảng vững chắc xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam

Pháp luật lao động

Văn hóa ngành Than - Khoáng sản: Nền tảng vững chắc xây dựng văn hóa công nhân Việt Nam

Từ “Kỷ luật và Đồng tâm” đến những giá trị cốt lõi, văn hóa thợ mỏ đóng góp vào sự phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam

Tìm kiếm hai người mất tích trong vụ xe rác rơi xuống sông ở Huế

Pháp luật lao động

Tìm kiếm hai người mất tích trong vụ xe rác rơi xuống sông ở Huế

Lực lượng cứu nạn cứu hộ đang nỗ lực tìm kiếm hai nhân viên thu gom rác mất tích sau vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại khu vực cầu treo Bình Thành, xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nữ công nhân bị xe nâng chèn tử vong tại nhà máy giấy

Pháp luật lao động

Nữ công nhân bị xe nâng chèn tử vong tại nhà máy giấy

Một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra tại Nhà máy giấy Yên Bình, thuộc Công ty Cổ phần Lâm nông sản Thực phẩm Yên Bái, gây ra cái chết thương tâm cho chị Nguyễn Thị Thu H. (41 tuổi).

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Pháp luật lao động

Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động

Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.

Tai nạn lao động tử vong do lỗi của người lao động được bồi thường như thế nào?

Pháp luật lao động

Tai nạn lao động tử vong do lỗi của người lao động được bồi thường như thế nào?

Theo quy định tại Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 và Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH thì người lao động (NLĐ) bị chết do tai nạn lao động (TNLĐ) không thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm của người sử dụng lao động sẽ được nhận bồi thường từ người sử dụng lao động và nếu NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hưởng chế độ TNLĐ.

Công nhân tử vong tại Công ty CP Phân lân Ninh Bình: Bài học về bảo đảm an toàn lao động

Pháp luật lao động

Công nhân tử vong tại Công ty CP Phân lân Ninh Bình: Bài học về bảo đảm an toàn lao động

Tại Công ty CP Phân lân Ninh Bình (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) vừa xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến nam công nhân tử vong tại chỗ.

Tai nạn lao động tại cầu chui đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, một công nhân tử vong

Pháp luật lao động

Tai nạn lao động tại cầu chui đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang, một công nhân tử vong

Một vụ tai nạn lao động vừa xảy ra tại khu vực thi công cầu chui đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang khiến 1 nam công nhân tử vong.

Điều ít biết về chứng nhận dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ ở một số quốc gia trên thế giới

Pháp luật lao động

Điều ít biết về chứng nhận dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ ở một số quốc gia trên thế giới

Các quốc gia trên thế giới có những cách tiếp cận khác nhau về chứng nhận dịch vụ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Sự khác biệt này phản ánh những kinh nghiệm và quan điểm đa dạng trong việc bảo đảm ATLĐ ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực.

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật lao động

Phòng ngừa tai nạn lao động nhìn từ chất lượng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là một nội dung quan trọng của công tác ATVSLĐ. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và cả thái độ cho người sử dụng lao động (SDLĐ), người lao động. Qua đó, bảo đảm ATVSLĐ, phòng ngừa, góp phần giảm thiểu các vụ tai nạn lao động.

Thêm vụ tai nạn liên hoàn ô tô, lần này ba xe tông nhau trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Pháp luật lao động

Thêm vụ tai nạn liên hoàn ô tô, lần này ba xe tông nhau trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Vụ tai nạn liên hoàn xảy ra giữa hai xe tải và một chiếc bán tải trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai làm một người chết và một nạn nhân bị thương.

20 công nhân ở Đồng Tháp nhập viện sau khi ăn bánh mì sức khỏe bây giờ ra sao?

Pháp luật lao động

20 công nhân ở Đồng Tháp nhập viện sau khi ăn bánh mì sức khỏe bây giờ ra sao?

Ngành y tế tỉnh Đồng Tháp đang khẩn trương làm rõ vụ ngộ độc thực phẩm tập thể sau khi nhiều công nhân Công ty TNHH may túi xách Thái Dương (TP. Đồng Tháp) ăn bánh mì tại một cơ sở bán bánh mì mà họ thường ăn. Hiện nhiều công nhân được xuất viện sau khi cấp cứu, số khác đang điều trị và có dấu hiệu phục hồi tốt.

Tai nạn liên hoàn 8 ô tô dồn toa và bốc cháy trên cầu Phú Mỹ

Pháp luật lao động

Tai nạn liên hoàn 8 ô tô dồn toa và bốc cháy trên cầu Phú Mỹ

Tai nạn liên hoàn 8 ô tô trên cầu Phú Mỹ, TP. Thủ Đức lúc chiều nay, xe bốc cháy nghi ngút, nhiều người phải đi bệnh viện cấp cứu.

Khởi tố để điều tra; khẩn trương khắc phục hậu quả vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng tại Tằng Loỏng

Pháp luật lao động

Khởi tố để điều tra; khẩn trương khắc phục hậu quả vụ TNLĐ đặc biệt nghiêm trọng tại Tằng Loỏng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai vừa ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về an toàn lao động" để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật trong vụ tại nạn lao động (TNLĐ) xảy ra trưa ngày 2/8 tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai khiến 2 người chết và 4 người bị thương. Ngày 2/8, UBND tỉnh Lào Cai cũng đã ban hành Công điện hỏa tốc chỉ đạo các cơ quan, đơn vị địa phương phối hợp xử lý vụ tai nạn, ngăn chặn các vụ tai nạn lao động tương tự.

Cẩn trọng với rơ-mooc của xe đầu kéo lưu thông trên đường

Pháp luật lao động

Cẩn trọng với rơ-mooc của xe đầu kéo lưu thông trên đường

Vụ tai nạn giữa xe đầu kéo và xe máy xảy ra sáng 30/7 làm dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh cho cánh tài xế lẫn các phương tiện lưu thông trên đường, nhất là ở những đoạn đường trơn trượt, cua gấp.

Vụ 5 công nhân Than Hòn Gai tử vong: Phải an toàn trước rồi hãy tính đào được bao nhiêu than!

Pháp luật lao động

Vụ 5 công nhân Than Hòn Gai tử vong: Phải an toàn trước rồi hãy tính đào được bao nhiêu than!

TS Nguyễn Anh Thơ – Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động nhấn mạnh điều này khi trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn về vụ tai nạn lao động tại Công ty Than Hòn Gai – TKV khiến 5 công nhân tử vong.