Thứ năm 29/05/2025 04:50

Viêm da tiếp xúc do Sứa biển: Cách nhận biết và sơ cứu đúng cách

Mùa du lịch biển đang đến gần, kéo theo nguy cơ tăng cao các tai nạn do tiếp xúc với sinh vật biển, đặc biệt là sứa. Mới đây, Khoa Da liễu – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho bé gái N.P.L (10 tuổi) bị viêm da nặng do tiếp xúc với sứa khi đang tắm biển. Đây là lời cảnh tỉnh quan trọng cho các bậc phụ huynh về việc bảo vệ trẻ nhỏ trong mùa hè.
Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Sứa biển chứa nọc độc nguy hiểm, cha mẹ cần lưu ý

Theo lời kể của mẹ bé, vào ngày 1/5, khi bé đang vui chơi dưới sóng biển, bé thấy một vật thể trong suốt, trôi dạt gần đó. Do tò mò, bé đã vòng tay ôm lấy vật thể này mà không biết đó là sứa biển chứa nọc độc nguy hiểm. Ngay sau đó, bé xuất hiện các tổn thương da nghiêm trọng.

Viêm da tiếp xúc do Sứa biển: Cách nhận biết và sơ cứu đúng cách
Tổn thương da của bé P.L khi nhập viện. (Ảnh: BV Nhi Trung ương)

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Thùy Trang – Khoa Da liễu – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: "Bé gái nhập viện trong tình trạng bị tổn thương da với các biểu hiện dát đỏ, sẩn đỏ, mụn nước, phỏng nước thành vệt, sưng nề, trợt rỉ dịch, viêm tấy kèm ngứa, bỏng rát và cảm giác châm chích tại vùng cẳng tay và mu bàn tay hai bên, đúng vị trí tiếp xúc với xúc tu sứa".

Nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa khoa Da liễu và khoa Cấp cứu – Chống độc, sau khoảng một tuần điều trị với các biện pháp kháng sinh toàn thân, thuốc giảm viêm, giảm ngứa và chăm sóc tại chỗ, tình trạng của bé đã dần cải thiện rõ rệt. Vùng da tổn thương không còn sưng nề, trợt rỉ dịch.

Viêm da tiếp xúc do Sứa biển: Cách nhận biết và sơ cứu đúng cách
Chăm sóc tổn thương da – Đắp gạc tẩm thuốc (A); Tổn thương da của bé N.P.L khi ra viện (B). (Ảnh: BV Nhi Trung ương)

Sứa là động vật thân mềm, sống chủ yếu ở môi trường nước biển và nước ngọt. Cơ thể sứa chủ yếu là nước (khoảng 95%) và một phần protein cấu trúc, tế bào thần kinh, cơ (5%). Đặc trưng dễ nhận biết là thân hình trong suốt và các xúc tu dài, có thể lên tới 60 mét tùy loài. Trên xúc tu của sứa có hàng triệu tế bào châm nhỏ gọi là tế bào nematocyst, có khả năng phóng ra các sợi lông tẩm độc gây tổn thương da người hoặc các sinh vật khác khi tiếp xúc.

Độc tố protein trong sứa có khả năng phá vỡ màng tế bào, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và làm tổn thương mô da, gây đau đớn và viêm nhiễm.

Các men trong nọc độc phá hủy tế bào, gây tổn thương mô cục bộ.

Chất gây dị ứng: Gây ngứa, sưng tấy, phát ban; trong trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, thậm chí tử vong.

Cách xử lý ban đầu khi bị sứa đốt

Theo các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương, việc xử lý đúng cách khi trẻ bị sứa đốt là vô cùng quan trọng để giảm thiểu tổn thương da và nguy cơ biến chứng. Một số lưu ý cần nhớ:

Quan sát các triệu chứng nghiêm trọng: Nếu trẻ xuất hiện buồn nôn, nôn, khó thở, đau ngực, tím tái, cần nhanh chóng gọi cấp cứu y tế.

Không cào gãi hoặc chà xát vùng da bị tổn thương: Điều này có thể làm nọc độc lan rộng.

Loại bỏ xúc tu sứa khỏi da: Dùng găng tay hoặc lót túi nilon để tránh tiếp xúc trực tiếp với độc tố.

Rửa vết thương bằng nước biển hoặc giấm 3-5%: Tránh dùng nước ngọt vì có thể kích thích tế bào nematocyst phóng độc.

Dùng vật cứng như thìa hoặc thẻ để cạo nhẹ tế bào độc còn sót lại trên da.

Giảm đau và làm dịu tổn thương: Chườm ấm hoặc dùng nước ấm 40-45 độ trong 20 phút; có thể chườm đá bọc nilon nếu không có nước ấm. Dùng thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc paracetamol.

Sử dụng kem dưỡng ẩm, thuốc bôi chứa corticoid hoặc kháng histamin: Giúp giảm ngứa, sưng viêm.

Không dùng thuốc không rõ nguồn gốc, không bôi lá hoặc nước tiểu: Các phương pháp này có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc gây nhiễm trùng.

Đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm để đánh giá và điều trị chuyên sâu.

Viêm da tiếp xúc do Sứa biển: Cách nhận biết và sơ cứu đúng cách
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương

Ngoài ra, để phòng tránh nguy cơ khi tắm biển, Theo TS.BS Phạm Thị Mai Hương, phụ huynh nên trang bị cho mình và con em kiến thức nhận biết sứa độc và cách sơ cứu ban đầu. Bên cạnh đó, cần tìm hiểu thông tin từ người dân địa phương, chú ý biển báo cảnh báo sứa tại các bãi biển.

Đặc biệt, nên cho trẻ mặc đồ bơi che kín nhằm giảm diện tích tiếp xúc trực tiếp với sứa, đồng thời hạn chế cho trẻ chơi ở những vùng có nhiều sứa.

Mùa hè là thời điểm lý tưởng cho các hoạt động vui chơi biển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe, trong đó có viêm da do sứa biển. Việc trang bị kiến thức về đặc điểm sứa, cách nhận biết và sơ cứu đúng cách là điều cần thiết để bảo vệ trẻ em và người thân. Mọi trường hợp nghi ngờ bị sứa đốt nên được xử lý kịp thời và đưa đến cơ sở y tế để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Đặc điểm một số loài sứa độc và biểu hiện khi tiếp xúc

Tùy theo loại sứa có độc chất cao hay thấp mà khi tiếp xúc sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tại Việt Nam, theo các nhà hải dương học cho biết loài sứa độc bao gồm sứa lửa, sứa bắp cày và sứa vòng.

Sứa lửa (Physalia physalis) hay có tên khác là chiến binh Bồ Đào Nha. Loại sứa này có nhiều xúc tu dài và trong suốt, màu hơi xanh, nhìn như túi nilon. Các xúc tu chứa độc tố gây đau rát, bỏng da, thậm chí gây tử vong cho người tiếp xúc do có chứa độc tố Physaliatoxin.

Viêm da tiếp xúc do Sứa biển: Cách nhận biết và sơ cứu đúng cách
Sứa lửa. (Nguồn: Internet)

Khi da tiếp xúc với sứa lửa, triệu chứng đầu tiên là đau và bỏng rát như lửa đốt. Sau đó, các vết quật của sứa lửa trên cơ thể có màu đỏ hoặc nâu tím, phồng rộp, nổi bọng nước. Trường hợp nặng, vị trí cơ thể người tiếp xúc sứa lửa sẽ sưng phù, xuất huyết dưới da, loét và hoại tử da. Triệu chứng có thể kéo dài đến 1-2 tuần. Một số trường hợp nặng hơn với các biểu hiện khó thở, buồn nôn, tăng nhịp tim, đau ngực, tiêu chảy và sốc phản vệ.

Sứa bắp cày (Chironex fleckeri) được xem là loại sứa độc nhất trong số các loài sứa hộp. Triệu chứng da khi tiếp xúc sứa bắp cày là rát bỏng như chạm vào thanh sắt nung nóng, đau nhức dữ dội. Vùng da tiếp xúc nhanh chóng xuất hiện dấu hiệu phồng rộp, đỏ đậm hoặc tím bầm.

Viêm da tiếp xúc do Sứa biển: Cách nhận biết và sơ cứu đúng cách
Sứa bắp cày. (Nguồn: Internet)

Sứa vòng (Linuche unguiculata) có màu trong suốt nhưng thường thấy màu nâu cam từ tảo cộng sinh trên thân mình sứa. Vùng da tiếp xúc với sứa vòng là sẽ đau dữ dội hàng giờ với rát đỏ, sưng tấy và phồng rộp. Các triệu chứng này nếu không nghiêm trọng sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Trường hợp nghiêm trọng có thể gây viêm loét, hoại tử da.

Viêm da tiếp xúc do Sứa biển: Cách nhận biết và sơ cứu đúng cách
Sứa vòng. (Nguồn: Internet)

Mời xem video được nhiều quan tâm:

Sữa giả tràn lan, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa - Chuyên gia cảnh báo gì? Sữa giả tràn lan, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa - Chuyên gia cảnh báo gì?

Sữa giả đang trở thành nỗi ám ảnh với người tiêu dùng Việt, khi các chuyên gia liên tục cảnh báo về những nguy cơ ...

Cảnh báo: Biến thể XBB.1.16 tiếp tục lây lan, số ca COVID-19 tăng nhẹ tại TP Hồ Chí Minh Cảnh báo: Biến thể XBB.1.16 tiếp tục lây lan, số ca COVID-19 tăng nhẹ tại TP Hồ Chí Minh

Thái Lan vừa trải qua đợt bùng phát COVID-19 mới do biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron, với hơn 14.000 ca/tuần tại Bangkok. Tại Việt ...

Cảnh báo: Hàn the trong chả và những hậu quả khó lường với sức khỏe Cảnh báo: Hàn the trong chả và những hậu quả khó lường với sức khỏe

Khi sử dụng chả có chứa hàn the, cơ thể con người sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, từ cấp ...

Tin cùng chuyên mục

"Suýt mất chân, mất mạng" vì nghề tôm

Khỏe – Đẹp

"Suýt mất chân, mất mạng" vì nghề tôm

Ngành nuôi trồng thủy sản tiềm ẩn nhiều hiểm họa đối với người lao động. Không chỉ là những tai nạn nghề nghiệp lớn như điện giật, chết đuối, mà ngay cả một vết thương nhỏ cũng có thể trở thành "án tử" đầy nghiệt ngã.

COVID-19 trở lại dịp kỳ nghỉ hè: Cảnh giác nhưng không hoang mang

Khỏe – Đẹp

COVID-19 trở lại dịp kỳ nghỉ hè: Cảnh giác nhưng không hoang mang

Trong bối cảnh mùa hè đang tới gần, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu du lịch, đi lại và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ lây truyền bệnh COVID-19 tại Việt Nam có thể gia tăng trong thời gian tới. Mặc dù các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 không được ghi nhận là gây triệu chứng nghiêm trọng hơn, nhưng tình hình vẫn cần được theo dõi chặt chẽ và ứng phó chủ động để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ngộ độc khí CO – “Sát thủ vô hình” trong môi trường lao động: Lời cảnh báo sau thảm kịch ở Đồng Nai

Khỏe – Đẹp

Ngộ độc khí CO – “Sát thủ vô hình” trong môi trường lao động: Lời cảnh báo sau thảm kịch ở Đồng Nai

Hằng năm, chúng ta vẫn ghi nhận hàng chục ca tử vong và hàng trăm trường hợp phải nhập viện do ngộ độc CO, đây thực sự là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Vụ việc thương tâm khiến hai công nhân tử vong và ba người nguy kịch nghi do ngộ độc khí Carbon Monoxide (CO) tại nhà máy gạch men ở Đồng Nai ngày 25/5 một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của "sát thủ thầm lặng" này, đặc biệt trong các môi trường lao động đặc thù.

Đọc thêm

Công nhân trầm cảm: Những nỗi buồn không tên phía sau ca làm việc

Khỏe – Đẹp

Công nhân trầm cảm: Những nỗi buồn không tên phía sau ca làm việc

Trên chuyến xe tan ca muộn hay trong góc xưởng còn vương mùi dầu mỡ, có những câu chuyện buồn không nói thành lời, những gánh nặng tinh thần ẩn mình sau vẻ ngoài mệt mỏi. Trầm cảm, căn bệnh tưởng chừng xa lạ, chỉ dành cho những ai có cuộc sống "phức tạp" lại đang hiện hữu, len lỏi vào cuộc sống của cả những người lao động chân tay vất vả…

Cảnh báo: Hàn the trong chả và những hậu quả khó lường với sức khỏe

Sống an toàn

Cảnh báo: Hàn the trong chả và những hậu quả khó lường với sức khỏe

Khi sử dụng chả có chứa hàn the, cơ thể con người sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe, từ cấp tính đến mãn tính, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng hàn the trong chế biến thực phẩm sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Cảnh báo: Biến thể XBB.1.16 tiếp tục lây lan, số ca COVID-19 tăng nhẹ tại TP Hồ Chí Minh

Khỏe – Đẹp

Cảnh báo: Biến thể XBB.1.16 tiếp tục lây lan, số ca COVID-19 tăng nhẹ tại TP Hồ Chí Minh

Thái Lan vừa trải qua đợt bùng phát COVID-19 mới do biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron, với hơn 14.000 ca/tuần tại Bangkok. Tại Việt Nam, dịch đã trở thành bệnh lưu hành nhưng ghi nhận tăng nhẹ sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 tại TP Hồ Chí Minh.

Đeo găng tay rộng, công nhân trẻ đứt lìa ngón tay

Khỏe – Đẹp

Đeo găng tay rộng, công nhân trẻ đứt lìa ngón tay

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra với anh N.V.D, 22 tuổi, tại một xưởng cơ khí là hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ về sự chủ quan, lơ là trong công tác an toàn lao động. Trong lúc vận hành máy cắt dọc, do sử dụng găng tay bảo hộ quá rộng, anh D. đã bị cuốn tay vào trục quay, dẫn đến hậu quả đau lòng: đứt lìa đốt xa ngón trỏ tay trái.

Nỗi lo thực phẩm giả ngày càng tăng, Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo và xử lý vi phạm

Khỏe – Đẹp

Nỗi lo thực phẩm giả ngày càng tăng, Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo và xử lý vi phạm

Vấn nạn thực phẩm giả đang ngày càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và đe dọa an toàn thực phẩm. Bộ Y tế cùng các cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát và xử lý mạnh tay đối với tình trạng này.

Lòng se điếu - Thách thức thị trường và nguy cơ với sức khỏe con người

Khỏe – Đẹp

Lòng se điếu - Thách thức thị trường và nguy cơ với sức khỏe con người

Lòng se điếu, hay còn gọi là phèo hai da, đã trở thành hiện tượng ẩm thực tại Việt Nam, được săn lùng nhờ hương vị độc đáo và giá trị khan hiếm. Tuy nhiên, những tranh cãi về dinh dưỡng, độ hiếm thực sự và nguy cơ hàng giả đang đặt ra nhiều thách thức cho người tiêu dùng.

Bổ gan, giải độc sau kỳ nghỉ: Người lao động cần hiểu đúng để tránh nguy hiểm

Khỏe – Đẹp

Bổ gan, giải độc sau kỳ nghỉ: Người lao động cần hiểu đúng để tránh nguy hiểm

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều người lo lắng gan bị quá tải do ăn uống thiếu kiểm soát, đặc biệt là lạm dụng rượu bia. Nhu cầu “bổ gan”, “giải độc” tăng cao, nhưng việc tự ý sử dụng các sản phẩm này mà thiếu hiểu biết đúng đắn có thể gây nguy hiểm thay vì bảo vệ sức khỏe.

Thận trọng với thực phẩm chức năng: Cách nhận diện và tránh hàng giả, kém chất lượng

Khỏe – Đẹp

Thận trọng với thực phẩm chức năng: Cách nhận diện và tránh hàng giả, kém chất lượng

Trong năm 2025, tình trạng bắt giữ các vụ thực phẩm chức năng giả diễn ra với quy mô lớn và liên tiếp được các cơ quan chức năng triệt phá, gây ra sự hoang mang trong dư luận và người tiêu dùng. Các vụ án sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Xem diễu binh 30/4: Chuyên gia mách “bí quyết” đảm bảo an toàn sức khỏe giữa nắng nóng

Sống an toàn

Xem diễu binh 30/4: Chuyên gia mách “bí quyết” đảm bảo an toàn sức khỏe giữa nắng nóng

Ngày 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là sự kiện trọng đại thu hút đông đảo người dân tham gia, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao về bảo đảm an toàn và sức khỏe cho mọi người trong điều kiện thời tiết nắng nóng đặc trưng của mùa này.

Thuốc giả: Mối đe dọa đa tầng đối với sức khỏe, kinh tế và niềm tin xã hội

Khỏe – Đẹp

Thuốc giả: Mối đe dọa đa tầng đối với sức khỏe, kinh tế và niềm tin xã hội

Thuốc giả đang ngày càng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, nền kinh tế và niềm tin xã hội. Các loại thuốc giả, với hàm lượng hoạt chất thấp hoặc không đúng như công bố, không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp cho người dùng mà còn làm suy yếu hệ thống y tế và ngành dược. Đây là vấn đề không thể coi thường và đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng, ngành y tế và cộng đồng để bảo vệ sức khỏe và niềm tin xã hội.

Sữa giả tràn lan, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa - Chuyên gia cảnh báo gì?

Khỏe – Đẹp

Sữa giả tràn lan, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa - Chuyên gia cảnh báo gì?

Sữa giả đang trở thành nỗi ám ảnh với người tiêu dùng Việt, khi các chuyên gia liên tục cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Vụ "Hacofood" như giọt nước tràn ly, đẩy người dân vào vòng xoáy hoang mang, mất phương hướng giữa "ma trận" sản phẩm.

Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Khỏe – Đẹp

Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Một nữ sinh 13 tuổi ở Nghệ An vừa phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi uống liền 30 viên Paracetamol 500mg để tự tử. Vụ việc đau lòng này không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên, mà còn là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về sự chủ quan trong sử dụng loại thuốc tưởng chừng vô hại, vốn có mặt ở hầu hết mọi gia đình: Paracetamol.

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Giao mùa xuân - hè là thời điểm cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các tác nhân dị ứng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, dị ứng và nhiễm khuẩn. Vậy làm thế nào để chủ động tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong giai đoạn này?

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Khỏe – Đẹp

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Nghỉ hưu sớm theo chính sách tinh giản biên chế giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo sức khỏe và gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý vì mất mục tiêu sống, thu nhập giảm và cảm giác bị bỏ rơi. Làm sao để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy nhạy cảm này?

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Khỏe – Đẹp

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ được kéo dài thời gian công tác, nghỉ thôi việc... Mặc dù được hưởng ứng và được xem như một chính sách nhân văn trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nguồn nhân lực, Nghị định 178 cũng có thể gây ra những tác động tâm lý lớn, làm thay đổi cuộc sống của người lao động. Đặc biệt với những đối tượng thuộc diện bị động, bắt buộc phải tinh giản, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo các chuyên gia, bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, bùng phát. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sởi là điều rất cần thiết, để phòng và chăm sóc, điều trị hiệu quả.

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Khỏe – Đẹp

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái bùng phát tại các vùng khó khăn, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Trên cả nước số ca mắc sởi đang tăng đột biến, nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguyên nhân nằm ở đâu? Và làm thế nào để ngăn chặn đại dịch này trước khi quá muộn?

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Khỏe – Đẹp

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Một cú ngã tưởng chừng vô hại trong giờ ra chơi đã giúp phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng và hiếm gặp ở trẻ em. Trường hợp của cháu N.G.B, một bé trai 8 tuổi ở Hà Nội mắc u nang bì trung thất, đang là lời cảnh báo quan trọng đối với các bậc phụ huynh về việc không chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, dù là nhỏ nhất.

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Bệnh Glôcôm, căn bệnh gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn cầu, hiện đang là một mối nguy hiểm đe dọa thị lực của hàng triệu người, trong đó có không ít bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Khỏe – Đẹp

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý dạ dày, tiêu hóa ở công nhân, đặc biệt là nhóm nữ công nhân, như: tăng ca, ăn uống không khoa học, áp lực cuộc sống...