Chủ nhật 18/05/2025 15:50

Cảnh báo: Biến thể XBB.1.16 tiếp tục lây lan, số ca COVID-19 tăng nhẹ tại TP Hồ Chí Minh

Thái Lan vừa trải qua đợt bùng phát COVID-19 mới do biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron, với hơn 14.000 ca/tuần tại Bangkok. Tại Việt Nam, dịch đã trở thành bệnh lưu hành nhưng ghi nhận tăng nhẹ sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 tại TP Hồ Chí Minh.
Tích cực phòng, chống dịch Covid-19, bảo vệ sức khỏe cộng đồng dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Thái Lan: Số ca mắc COVID-19 tăng liên quan đến biến thể XBB.1.16

Trong vòng 28 ngày tính đến ngày 27/4/2025, thế giới đang ghi nhận 25.463 ca nhiễm COVID-19, giảm 56,9%, số ca tử vong liên quan đến COVID-19 giảm 37,9% so với 28 ngày trước đó. Brazil hiện là quốc gia có số mắc cao trong 28 ngày qua với hơn 7.000 ca mắc, sau đó là Anh với hơn 5.000 ca mắc.

Từ ngày 1/1/2025 đến 10/5/2025, Thái Lan đã ghi nhận 53.676 ca nhiễm COVID-19 và 16 ca tử vong. Riêng tại Bangkok, số ca nhiễm cao nhất với 16.723 trường hợp, đạt đỉnh trong tuần từ 27/4/2025 đến 3/5/2025 với 14.349 ca, bao gồm 02 ca tử vong. Các tỉnh Chon Buri ghi nhận 1.177 ca, Nonthaburi với 866 ca, và Rayong với 553 ca, những con số ghi nhận cũng đáng kể. Trong tuần gần đây từ ngày 4 đến ngày 10/5/2025, số ca phát hiện mới đã giảm còn 12.453 ca.

Cảnh báo: Biến thể XBB.1.16 tiếp tục lây lan, số ca COVID-19 tăng nhẹ tại TP Hồ Chí Minh
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: THX/TTXVN)

Số ca mắc COVID-19 tăng liên quan đến sự gia tăng của biến thể phụ XBB.1.16 tại Thái Lan. Theo Bộ Y tế Thái Lan, mặc dù số mắc COVID-19 gia tăng trong thời gian gần đây nhưng khuyến cáo người dân Thái Lan không nên quá lo lắng vì đây là bệnh lưu hành tại Thái Lan và phần lớn các trường hợp chỉ có triệu chứng nhẹ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đã xuất hiện từ năm 2023, có khả năng lây lan nhanh chóng nhưng chưa có bằng chứng gây triệu chứng nghiêm trọng hơn và hiện không có cảnh báo mới đối với COVID-19 trên phạm vi toàn cầu.

Cảnh báo: Biến thể XBB.1.16 tiếp tục lây lan, số ca COVID-19 tăng nhẹ tại TP Hồ Chí Minh

Việt Nam: Số ca COVID-19 tăng nhẹ ở TP Hồ Chí Minh

Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, Việt Nam ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc tại 27 tỉnh, thành phố, không có tử vong. Trong đó, TP Hồ Chí Minh ghi nhận 34 trường hợp mắc, Hà Nội có 19 ca, Hải Phòng có 21 ca, Bắc Ninh có 14 ca, Nghệ An có 17 ca, Quảng Ninh có 6 ca, Bắc Giang có 4 ca, Bình Dương có 4 ca, 19 tỉnh, thành phố khác ghi nhận 1 đến 2 ca mắc/ tỉnh. Theo đó, không ghi nhận các ổ dịch tập trung, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình với 20 ca mắc/tuần.

Đặc biệt, ghi nhận số ca COVID-19 tăng nhẹ tại TP Hồ Chí Minh. Ngày 15/5, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, trong 4 tuần qua, số ca mắc COVID-19 tại Thành phố có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên không ghi nhận ca bệnh nặng hay cần hỗ trợ hô hấp kể từ đầu năm 2025 đến nay.

Cụ thể, theo thông tin từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh, từ trung tuần tháng 4 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 40 ca mắc COVID-19 điều trị tại các bệnh viện, tất cả đều có tình trạng sức khỏe ổn định. Riêng trong tuần 19 (từ ngày 5/5 đến 11/5), TP Hồ Chí Minh ghi nhận 16 ca mắc mới COVID-19, tăng 10 ca so với trung bình 4 tuần trước đó. Tuy nhiên, Thành phố vẫn chưa phát hiện bất kỳ ổ dịch nào trên địa bàn.

Tính từ đầu năm 2025, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận tổng cộng 51 ca bệnh COVID-19, trong đó có 29 ca điều trị nội trú và 22 ca điều trị ngoại trú. So với cùng kỳ năm 2024, số ca mắc giảm tới 83%. Tuy nhiên, trong 14 tuần đầu năm chỉ ghi nhận 1 - 2 ca mắc COVID-19 mỗi tuần, nhưng từ tuần 15 đến nay, số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng rõ rệt.

Cảnh báo: Biến thể XBB.1.16 tiếp tục lây lan, số ca COVID-19 tăng nhẹ tại TP Hồ Chí Minh
Bộ Y tế khuyến cáo cách phòng dịch bệnh. (Ảnh: Bộ Y tế)

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho rằng số ca mắc COVID-19 gia tăng trong những tuần qua là do sự gia tăng đi lại, tụ tập giao lưu của người dân tại các sự kiện, lễ hội. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng số ca COVID-19 trong những tuần gần đây và có thể trong những tuần tiếp theo. Mặc dù không ghi nhận ca nặng và chưa phát hiện biến thể mới nguy hiểm, nhưng sự gia tăng số ca bệnh cũng có ảnh hưởng phần nào đến đời sống sinh hoạt của người dân.

Nhiều người dân tại TP Hồ Chí Minh cho biết họ đang cảm thấy hoang mang khi số ca mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng trở lại. “Sau kỳ nghỉ lễ, tôi thấy nhiều người quanh mình bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi, ho. Tôi cảm thấy không yên tâm khi ra ngoài, nhưng cũng không muốn hoang mang quá vì thấy tình hình không có gì quá nghiêm trọng,” chị Nguyễn Mỹ Lan, một người dân tại Quận 1, TP. HCM chia sẻ.

Cùng chung tâm lý, anh Trương Minh Tuấn, một người dân ở quận Bình Thạnh (TP. HCM), cho rằng cần chủ động trang bị kiến thức để bảo vệ bản thân và gia đình: “Chúng tôi không thể sống trong sợ hãi suốt, nhưng chắc chắn sẽ phải đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay để giảm nguy cơ lây nhiễm.”

Nhận định tình hình dịch bệnh COVID-19

Trên phạm vi toàn cầu, số trường hợp mắc, tử vong do COVID-19 đang có xu hướng giảm; sự gia tăng nhanh số ca nhiễm COVID-19 tăng tại Thái Lan trùng với thời điểm và thời gian ủ bệnh sau ngày Tết truyền thống, nhiều khả năng do có sự gia tăng tụ tập đông người và sự gia tăng của biến thể phụ XBB.1.16. Tại Việt Nam, bệnh COVID-19 đã trở thành bệnh lưu hành. Với sự giao lưu, đi lại cao của người dân Việt Nam trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2025 nên không loại trừ khả năng gia tăng các trường hợp mắc tại nước ta trong thời gian tới; tuy nhiên có thể sẽ không gia tăng các trường hợp nặng do biến thể của vi rút COVID-19.

Biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đã xuất hiện từ năm 2023, có khả năng lây lan nhanh chóng nhưng chưa có bằng chứng gây triệu chứng nghiêm trọng hơn và WHO hiện không có cảnh báo mới đối với COVID-19 trên phạm vi toàn cầu.

Các chuyên gia cho rằng mặc dù sự gia tăng của các ca mắc COVID-19 trong thời gian gần đây không phải là điều quá nghiêm trọng, nhưng mọi người cần chủ động phòng ngừa và cảnh giác. Th.BS Trần Ngọc Lưu Phương, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.Hồ Chí Minh): “Dù tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát, chúng ta không thể chủ quan. Biến thể mới vẫn có thể lây lan nhanh và gây ra những tác động khó lường. Việc đeo khẩu trang, rửa tay và hạn chế tụ tập là những biện pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.”

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới

Trước tình hình bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã chủ động tăng cường công tác giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình COVID-19, tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng; sẵn sàng thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao (phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi…), không để xảy ra các trường hợp tử vong.

Để chủ động phòng, chống bệnh COVID-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế.

2. Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết).

3. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4.Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý.

5. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…

Người dân đến và về từ các nước có số ca mắc COVID-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống COVID-19 cho bản thân, gia đình và người tiếp xúc gần.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với WHO theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp, hiệu quả.

Mời xem video được nhiều quan tâm:

Bệnh nhân nguy kịch vì mắc cúm A: Bộ Y tế cảnh báo gì? Bệnh nhân nguy kịch vì mắc cúm A: Bộ Y tế cảnh báo gì?

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị 8 bệnh nhân mắc cúm, trong đó có một trường hợp nguy kịch phải can ...

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái ...

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 ...

Đọc thêm

Đeo găng tay rộng, công nhân trẻ đứt lìa ngón tay

Khỏe – Đẹp

Đeo găng tay rộng, công nhân trẻ đứt lìa ngón tay

Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng vừa xảy ra với anh N.V.D, 22 tuổi, tại một xưởng cơ khí là hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ về sự chủ quan, lơ là trong công tác an toàn lao động. Trong lúc vận hành máy cắt dọc, do sử dụng găng tay bảo hộ quá rộng, anh D. đã bị cuốn tay vào trục quay, dẫn đến hậu quả đau lòng: đứt lìa đốt xa ngón trỏ tay trái.

Nỗi lo thực phẩm giả ngày càng tăng, Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo và xử lý vi phạm

Khỏe – Đẹp

Nỗi lo thực phẩm giả ngày càng tăng, Bộ Y tế tăng cường chỉ đạo và xử lý vi phạm

Vấn nạn thực phẩm giả đang ngày càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và đe dọa an toàn thực phẩm. Bộ Y tế cùng các cơ quan chức năng đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp kiểm tra, kiểm soát và xử lý mạnh tay đối với tình trạng này.

Lòng se điếu - Thách thức thị trường và nguy cơ với sức khỏe con người

Khỏe – Đẹp

Lòng se điếu - Thách thức thị trường và nguy cơ với sức khỏe con người

Lòng se điếu, hay còn gọi là phèo hai da, đã trở thành hiện tượng ẩm thực tại Việt Nam, được săn lùng nhờ hương vị độc đáo và giá trị khan hiếm. Tuy nhiên, những tranh cãi về dinh dưỡng, độ hiếm thực sự và nguy cơ hàng giả đang đặt ra nhiều thách thức cho người tiêu dùng.

Bổ gan, giải độc sau kỳ nghỉ: Người lao động cần hiểu đúng để tránh nguy hiểm

Khỏe – Đẹp

Bổ gan, giải độc sau kỳ nghỉ: Người lao động cần hiểu đúng để tránh nguy hiểm

Sau kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều người lo lắng gan bị quá tải do ăn uống thiếu kiểm soát, đặc biệt là lạm dụng rượu bia. Nhu cầu “bổ gan”, “giải độc” tăng cao, nhưng việc tự ý sử dụng các sản phẩm này mà thiếu hiểu biết đúng đắn có thể gây nguy hiểm thay vì bảo vệ sức khỏe.

Thận trọng với thực phẩm chức năng: Cách nhận diện và tránh hàng giả, kém chất lượng

Khỏe – Đẹp

Thận trọng với thực phẩm chức năng: Cách nhận diện và tránh hàng giả, kém chất lượng

Trong năm 2025, tình trạng bắt giữ các vụ thực phẩm chức năng giả diễn ra với quy mô lớn và liên tiếp được các cơ quan chức năng triệt phá, gây ra sự hoang mang trong dư luận và người tiêu dùng. Các vụ án sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Xem diễu binh 30/4: Chuyên gia mách “bí quyết” đảm bảo an toàn sức khỏe giữa nắng nóng

Sống an toàn

Xem diễu binh 30/4: Chuyên gia mách “bí quyết” đảm bảo an toàn sức khỏe giữa nắng nóng

Ngày 30/4/2025, TP.HCM sẽ tổ chức lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là sự kiện trọng đại thu hút đông đảo người dân tham gia, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu cao về bảo đảm an toàn và sức khỏe cho mọi người trong điều kiện thời tiết nắng nóng đặc trưng của mùa này.

Thuốc giả: Mối đe dọa đa tầng đối với sức khỏe, kinh tế và niềm tin xã hội

Khỏe – Đẹp

Thuốc giả: Mối đe dọa đa tầng đối với sức khỏe, kinh tế và niềm tin xã hội

Thuốc giả đang ngày càng trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, nền kinh tế và niềm tin xã hội. Các loại thuốc giả, với hàm lượng hoạt chất thấp hoặc không đúng như công bố, không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp cho người dùng mà còn làm suy yếu hệ thống y tế và ngành dược. Đây là vấn đề không thể coi thường và đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ từ các cơ quan chức năng, ngành y tế và cộng đồng để bảo vệ sức khỏe và niềm tin xã hội.

Sữa giả tràn lan, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa - Chuyên gia cảnh báo gì?

Khỏe – Đẹp

Sữa giả tràn lan, sức khỏe cộng đồng bị đe dọa - Chuyên gia cảnh báo gì?

Sữa giả đang trở thành nỗi ám ảnh với người tiêu dùng Việt, khi các chuyên gia liên tục cảnh báo về những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Vụ "Hacofood" như giọt nước tràn ly, đẩy người dân vào vòng xoáy hoang mang, mất phương hướng giữa "ma trận" sản phẩm.

Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Khỏe – Đẹp

Bé gái 13 tuổi uống 30 viên Paracetamol tự tử: Cảnh báo về mặt tối của loại thuốc quen thuộc

Một nữ sinh 13 tuổi ở Nghệ An vừa phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi uống liền 30 viên Paracetamol 500mg để tự tử. Vụ việc đau lòng này không chỉ gióng lên hồi chuông báo động về sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên, mà còn là lời cảnh tỉnh nghiêm khắc về sự chủ quan trong sử dụng loại thuốc tưởng chừng vô hại, vốn có mặt ở hầu hết mọi gia đình: Paracetamol.

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bảo vệ sức khỏe khi giao mùa xuân - hạ: Cẩm nang tăng đề kháng từ chuyên gia

Giao mùa xuân - hè là thời điểm cơ thể dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và các tác nhân dị ứng. Hệ miễn dịch suy giảm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hô hấp, dị ứng và nhiễm khuẩn. Vậy làm thế nào để chủ động tăng sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe hiệu quả trong giai đoạn này?

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Khỏe – Đẹp

Làm thế nào để vượt qua khủng hoảng khi nghỉ hưu sớm?

Nghỉ hưu sớm theo chính sách tinh giản biên chế giúp người lao động có thêm thời gian chăm lo sức khỏe và gia đình. Tuy nhiên, không ít người rơi vào khủng hoảng tâm lý vì mất mục tiêu sống, thu nhập giảm và cảm giác bị bỏ rơi. Làm sao để vượt qua giai đoạn chuyển tiếp đầy nhạy cảm này?

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Khỏe – Đẹp

Nghỉ theo chế độ 178: Khi niềm vui tinh gọn bộ máy đi kèm nỗi lo sức khỏe tinh thần

Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh sắp xếp tổ chức bộ máy, bao gồm chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi, cán bộ được kéo dài thời gian công tác, nghỉ thôi việc... Mặc dù được hưởng ứng và được xem như một chính sách nhân văn trong công cuộc tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại nguồn nhân lực, Nghị định 178 cũng có thể gây ra những tác động tâm lý lớn, làm thay đổi cuộc sống của người lao động. Đặc biệt với những đối tượng thuộc diện bị động, bắt buộc phải tinh giản, có thể có những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng.

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Khỏe – Đẹp

Cách phân biệt phát ban do sởi và phát ban thông thường

Thống kê của Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Theo các chuyên gia, bệnh sởi tại Việt Nam trong thời gian tới còn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, bùng phát. Vì vậy, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sởi là điều rất cần thiết, để phòng và chăm sóc, điều trị hiệu quả.

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Khỏe – Đẹp

Bé hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi và nguy cơ dịch bùng phát trên toàn quốc

Một bé trai hai tuổi ở Cao Bằng tử vong nghi do sởi, gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng dịch bệnh tái bùng phát tại các vùng khó khăn, nơi tỷ lệ tiêm chủng còn thấp và khả năng tiếp cận y tế hạn chế. Trên cả nước số ca mắc sởi đang tăng đột biến, nhiều biến chứng nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Nguyên nhân nằm ở đâu? Và làm thế nào để ngăn chặn đại dịch này trước khi quá muộn?

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Khỏe – Đẹp

Câu chuyện của bé trai 8 tuổi và bệnh lý phổi hiếm gặp sau cú ngã

Một cú ngã tưởng chừng vô hại trong giờ ra chơi đã giúp phát hiện một bệnh lý nghiêm trọng và hiếm gặp ở trẻ em. Trường hợp của cháu N.G.B, một bé trai 8 tuổi ở Hà Nội mắc u nang bì trung thất, đang là lời cảnh báo quan trọng đối với các bậc phụ huynh về việc không chủ quan trước những dấu hiệu bất thường, dù là nhỏ nhất.

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Khỏe – Đẹp

Bệnh lý Glôcôm ở người dùng thuốc chống đông máu: Nguy cơ mù lòa và cảnh báo từ chuyên gia

Bệnh Glôcôm, căn bệnh gây mù lòa đứng thứ hai trên toàn cầu, hiện đang là một mối nguy hiểm đe dọa thị lực của hàng triệu người, trong đó có không ít bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Khỏe – Đẹp

Vì sao công nhân dễ mắc bệnh dạ dày?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh lý dạ dày, tiêu hóa ở công nhân, đặc biệt là nhóm nữ công nhân, như: tăng ca, ăn uống không khoa học, áp lực cuộc sống...

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong

Khỏe – Đẹp

Liên tiếp các ca ngộ độc nấm nhập viện, thậm chí tử vong

Vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã liên tục tiếp nhận và điều trị cho các ca bệnh ngộ độc nấm. Đáng báo động, có 2 bệnh nhân đã tử vong do ăn nấm tự hái trên rừng. Sự việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm ẩn từ nấm hoang dại và tầm quan trọng của việc nhận biết nấm độc.

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Khỏe – Đẹp

Thực phẩm chức năng không thể thay thế chế độ ăn uống lành mạnh

Thực phẩm chức năng (hay thực phẩm bổ sung) ngày càng được nhiều người sử dụng với mong muốn cải thiện sức khỏe nhanh chóng. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến của các loại sản phẩm này là những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe nếu sử dụng sai cách hoặc lạm dụng quá mức. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, các loại thực phẩm bổ sung không thể thay thế một chế độ ăn uống cân bằng.

"Cơn sốt" kẹo Kera: Phân tích từ chuyên gia giúp người tiêu dùng có lựa chọn thông minh

Khỏe – Đẹp

"Cơn sốt" kẹo Kera: Phân tích từ chuyên gia giúp người tiêu dùng có lựa chọn thông minh

Sự xuất hiện của người nổi tiếng trong các chiến dịch quảng cáo kẹo Kera khiến nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Nhưng liệu sản phẩm này có thực sự tốt như lời đồn? Hãy cùng lắng nghe phân tích từ các chuyên gia hàng đầu để có lựa chọn thông minh nhất cho sức khỏe của bạn.