Thứ năm 28/03/2024 22:18

7 cách giảm nguy cơ phơi nhiễm ở các tiệm làm móng

Phòng ngừa tai nạn và thương tích cần được ưu tiên hàng đầu đối với các tiệm làm móng cũng như tất cả các cơ sở kinh doanh nhỏ. Phòng ngừa bằng cách nâng cao nhận thức và hiểu biết về các thành phần được pha chế trong các sản phẩm làm đẹp là một phương pháp hiệu quả để kiểm soát sự phơi nhiễm với yếu tố có hại. Chúng ta nên loại bỏ, hoặc giảm thiểu các tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng như hen suyễn, ung thư và sẩy thai. Điều quan trọng không chỉ là hiểu biết rõ về thành phần có trong sản phẩm mà còn là nồng độ, thời gian tiếp xúc, các phương thức tiếp xúc và cách thức tiếp xúc với hoá chất, …

Nhân viên tiệm làm móng cũng có thể phơi nhiễm với các hỗn hợp hóa chất hiện diện tại nơi làm việc và hệ quả là dẫn đến các triệu chứng về sức khỏe như:

- Phản ứng dị ứng, kích ứng da, bỏng rát và ngứa ở các vùng da mặt và cổ, da khô và nứt nẻ.

- Khó thở.

- Đau đầu.

- Nhạy cảm với hóa chất có thể khiến cho dù chỉ tiếp xúc với hàm lượng nhỏ cũng có thể gây ra phản ứng lớn.

- Các vấn đề về viêm da rất chậm lành ngay cả sau khi ngừng tiếp xúc với các hóa chất này.

7 cách giảm nguy cơ phơi nhiễm ở các tiệm làm móng
Nhân viên tiệm làm móng cũng có thể phơi nhiễm với các hỗn hợp hóa chất hiện diện tại nơi làm việc. Ảnh minh họa (Nguồn: worldnail.edu.vn).

Quy trình truyền thống được áp dụng trong việc kiểm soát yếu tố nguy cơ tại nơi làm việc và hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bao gồm 5 nguyên tắc: loại bỏ, thay thế, kiểm soát kỹ thuật, kiểm soát hành chính và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Dựa trên 5 nguyên tắc này, 7 bước cụ thể sau đây được đề xuất để góp phần xây dựng một tiệm làm móng khỏe mạnh và an toàn:

1. Loại bỏ hóa chất độc hại: Độc tính có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ đáng kể bằng cách sử dụng sơn móng tay không có các hoá chất độc hại như formaldehyde, dibutyl phthalate và toluene, hoặc bằng cách sử dụng sản phẩm ít độc hơn hoặc không độc hại.

2. Thay thế các hóa chất an toàn hơn: Thay thế và sử dụng các hóa chất ít nguy hiểm hơn. Các yếu tố nguy cơ có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ bằng cách sử dụng các hóa chất ít độc hại hơn. Ví dụ: sử dụng EMA (Ethyl Methacrylate) hoặc hoá chất khác để thay thế MMA (Methyl Methacrylate); sử dụng các chất tẩy sơn móng tay ít bay hơi hơn, hoặc các sản phẩm tự nhiên.

3. Áp dụng hệ thống thông gió và các phương pháp kiểm soát kỹ thuật khác: Sử dụng hệ thống thông gió là một lựa chọn để giảm nồng độ hóa chất trong không khí. Có hai loại hệ thống thông gió: hệ thống thông gió cục bộ và hệ thống thông gió pha loãng.

a. Hệ thống thông gió cục bộ: Các chất độc hại trong không khí có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng hệ thống hút bụi hoặc hóa chất. Khi bụi hoặc hóa chất nguy hiểm được tạo ra từ một nguồn nhỏ trong khu vực thở của nhân viên, hút cục bộ là phương pháp kiểm soát tốt nhất. Ba loại hệ thống hút cục bộ có thể được sử dụng bao gồm: hệ thống hút gió xuống, hút gió lên và hút gió ngang hai bên.

7 cách giảm nguy cơ phơi nhiễm ở các tiệm làm móng
Hệ thống hút gió xuống.
7 cách giảm nguy cơ phơi nhiễm ở các tiệm làm móng
Hệ thống hút gió lên.

- Máy hút nên được đặt càng gần nguồn gây ô nhiễm càng tốt.

- Những thiết bị này có thể đẩy không khí bẩn ra ngoài trời, hoặc làm sạch không khí bằng cách sử dụng hệ thống lọc bụi và hơi, trả lại không khí sạch cho nơi làm việc.

- Chủ tiệm làm móng phải biết cách bảo dưỡng máy và thay các lõi lọc của máy thường xuyên.

b. Hệ thống thông gió pha loãng: Pha loãng không khí bao gồm việc thổi không khí sạch vào nơi làm việc và đẩy không khí bị ô nhiễm ra bên ngoài. Một số nhược điểm của phương pháp này bao gồm chi phí tăng và giảm tính hiệu quả do: Một lượng lớn không khí pha loãng phải được đưa vào nơi làm việc, sử dụng nhiều điện hơn và hơi hóa chất có thể đi qua vùng thở của nhân viên trước khi thoát ra bên ngoài; Trong ngày nóng hoặc lạnh, cửa ra vào và cửa sổ thường được đóng kín, do đó, nồng độ hóa chất trong phòng sẽ tăng lên do không có gió lùa và không khí lưu thông trong khu vực làm việc. Việc loại bỏ khí thải độc hại bằng cách “pha loãng không khí” kém hiệu quả hơn so với hệ thống thông gió cục bộ được đặt gần nguồn phát thải.

4. Cách ly/ Che chắn/Hạn chế sử dụng: Biện pháp này có thể được thực hiện bằng cách che chắn, bao bọc và cách ly các hóa chất nguy hiểm ra khỏi khu vực làm việc của nhân viên. Cụ thể như: lưu trữ hóa chất trong tủ hóa chất đã được phê duyệt, lưu trữ hóa chất trong phòng riêng cách xa khu vực làm việc và phòng ăn trưa của nhân viên, và các quá trình pha loãng chất khử trùng làm sạch nên được thực hiện ở một khu vực khác, đảm bảo khoảng cách an toàn.

5. Kiểm soát hành chính: Chủ hoặc người quản lý tiệm làm móng nên thông báo và giám sát việc tuân thủ quy tắc làm việc của nhân viên, ví dụ như không ăn uống tại nơi làm việc, chỉ sử dụng các chai, lọ chứa hóa chất đã được phê duyệt, đổ rác thường xuyên và duy trì vệ sinh nơi làm việc tốt.

6. Giám sát hành vi: Giám sát hành vi được thực hiện một cách tự nguyện dưới sự giám sát của người quản lý hoặc nhân viên. Ví dụ như: không mua hóa chất không rõ nguồn gốc hoặc không có nhãn mác, không dự trữ hoặc mua quá nhiều, không lưu trữ hóa chất gần nguồn nhiệt, ổ cắm điện và không hút thuốc hoặc có nguồn phát lửa gần hóa chất dễ cháy.

7. Lựa chọn và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân: Chỉ nên sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân khi các biện pháp kiểm soát kỹ thuật không thể thực hiện được, không thực tế, không khả dụng, quá đắt... Phương tiện bảo vệ cá nhân có thể bao gồm khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ và thiết bị bảo vệ thính giác. Lưu ý rằng, găng tay phải là nitrile hoặc cao su latex. Khi làm việc với một lượng lớn dung môi dễ bay hơi, chẳng hạn như đổ chất khử trùng hoặc hóa chất tẩy rửa vào bồn ngâm chân hoặc các chai lọ chứa nhỏ hơn, nên sử dụng mặt nạ chuyên dụng để lọc hơi dung môi hữu cơ trong không khí.

7 cách giảm nguy cơ phơi nhiễm ở các tiệm làm móng
Việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, hành vi, thói quen của nhân viên và mức độ sẵn sàng tuân theo các quy trình thích hợp. Ảnh minh họa. Nguồn: doisongphapluat.com.

Tuy nhiên, việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân nhìn chung kém hiệu quả hơn so với các biện pháp kiểm soát nguồn. Một số nhược điểm bao gồm: việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, hành vi, thói quen của nhân viên và mức độ sẵn sàng tuân theo các quy trình thích hợp; phương tiện bảo vệ cá nhân phải có sẵn và được sử dụng nhất quán; người sử dụng phải biết cách chọn đúng loại phương tiện bảo vệ cá nhân và sử dụng đúng cách; phương tiện bảo vệ cá nhân phải được bảo trì hoặc thay thế thường xuyên, và rất tốn kém nếu sử dụng lâu dài.

Tóm lại, tai nạn và thương tích tại nơi làm việc có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng tất cả hoặc một số biện pháp kiểm soát được liệt kê ở trên. Ba biện pháp kiểm soát phổ biến, hiệu quả và lâu dài nhất là loại bỏ, thay thế và kiểm soát kỹ thuật.

Tài liệu tham khảo:

1. https://vncdc.gov.vn/khuyen-cao-5k-chung-song-an-toan-voi-dich-benh-nd15848.html

2.https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/vi-sao-thong-iep-5k-trong-phong-chong-dich-covid-19-uoc-thay-oi-thanh-2k-

3. https://www.osha.gov/nail-salons/chemical-hazards

4. January 1999 DHHS (NIOSH) Publication No. 99- 112

Nhận diện nguy cơ và các giải pháp phòng ngừa tại làng nghề chế biến gỗ Nhận diện nguy cơ và các giải pháp phòng ngừa tại làng nghề chế biến gỗ

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các làng nghề nói chung, làng nghề chế biến gỗ nói riêng đang phải đối ...

Cảnh báo nguy cơ nhiễm mã độc khi lướt web Cảnh báo nguy cơ nhiễm mã độc khi lướt web

Thói quen tải các ứng dụng miễn phí hay truy cập vào các website không có chứng chỉ bảo mật, kém an toàn sẽ khiến ...

Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông với tài xế lái xe đường dài Giảm thiểu nguy cơ mất an toàn giao thông với tài xế lái xe đường dài

Lái xe ô tô là công việc đòi hỏi độ tập trung cao và sức khỏe tốt, nhất là với những tài xế chạy đường ...

ThS. NGUYỄN NGỌC TUẤN - Hội Vệ sinh Công nghiệp Việt Nam; TS. NGÔ THỊ THU HIỀN- Trường Đại học Thăng Long

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Nghiên cứu - Trao đổi

Cải thiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc ngành Nông nghiệp dưới "lăng kính giới"

Bài viết dưới đây của bà Kristina Kurths - Quản lý dự án Quỹ Vision Zero (VZF) của ILO Việt Nam nhằm chia sẻ cách tiếp cận đáp ứng giới trong ATVSLĐ để thúc đẩy bình đẳng giới trong việc bảo vệ trước các rủi ro ATVSLĐ; tiếp cận thông tin và tập huấn về ATVSLĐ, cũng như tham gia đối thoại về ATVSLĐ.

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Nghiên cứu - Trao đổi

Doanh nghiệp trốn khám sức khỏe định kỳ cho công nhân lao động bị xử phạt thế nào

Người lao động cần hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

An toàn lao động

Nguyên tắc xây dựng thực đơn và tiêu chí của bữa ăn ca

Việc xây dựng thực đơn bữa ăn ca cân đối và đảm bảo dinh dưỡng sẽ góp phần nâng cao thể lực cho cả lao động trực tiếp và lao động trí óc, từ đó tăng năng suất lao động.

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

An toàn lao động

An toàn trong chuỗi cung ứng - Chủ đề mới và hay của Tháng hành động về ATVSLĐ

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, chủ đềTháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 rất mới, thu hút sự quan tâm của nhiều cấp, ngành: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Đào tạo hiệu quả vì sự an toàn và sức khỏe của công nhân lao động

Trong môi trường lao động ngày nay, việc đảm bảo an toàn và sức khỏe cho công nhân là ưu tiên hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, việc tổ chức khóa huấn luyện cho người huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về nguy cơ và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp (BNN).

Đọc thêm

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Quản lý chứng nhận chất lượng PTBVCN: Cần thiết để đảm bảo an toàn cho NLĐ

Điều 23 Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 quy định về phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) trong lao động. Theo đó, người lao động (NLĐ) làm công việc có yếu tố có hại được người sử dụng lao động (NSDLĐ) trang cấp đầy đủ PTBVCN và phải sử dụng trong quá trình làm việc.

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

An toàn lao động

Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất ngay sau kì nghỉ Tết

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, người lao động được nghỉ 7 ngày (theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động). Sau kỳ nghỉ Tết, người lao động sẽ quay trở lại làm việc bình thường. Công tác bảo đảm an toàn lao động tại nơi sản xuất là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Nghiên cứu - Trao đổi

Nghiên cứu, áp dụng mô hình đánh giá rủi ro cho các DNVVN tại Việt Nam

Bài viết này trình bày một số khuyến nghị giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) tại Việt Nam xây dựng mô hình đánh giá rủi ro (ĐGRR) nhằm giảm thiểu các tai nạn lao động (TNLĐ) tại nơi làm việc...

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Nghiên cứu - Trao đổi

Liệu có an toàn tại nơi làm việc với các công nghệ giám sát mới?

Với lý do đảm bảo sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, một số công ty đã triển khai hệ thống cảm biến nhiệt độ cơ thể hoặc độ giãn đồng tử từ xa.

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi  “những cái chết khủng khiếp”

Nghiên cứu - Trao đổi

Quy định bảo vệ thợ cắt đá khỏi “những cái chết khủng khiếp”

Cơ quan quản lý nơi làm việc bang California (Mỹ) đã cam kết đẩy nhanh việc xây dựng các quy định mới nhằm bảo vệ công nhân ngành chế tác mặt bàn đá hít phải bụi silic độc hại, được các bác sĩ cho là đang khiến ngày càng nhiều nam thanh niên mất khả năng thở không thể phục hồi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Nghiên cứu - Trao đổi

Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người lao động trong các khu công nghiệp

Bảng hỏi tự khai báo với sự tham gia của 1.200 công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tại Hà Nội, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Đồng Nai cho thấy: có đến 49,3% công nhân cho rằng môi trường họ đang làm việc có tình trạng ô nhiễm và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và công tác an toàn, vệ sinh lao động

“Kinh tế xanh” (Green Economy) là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. “Xanh” ở đây mang nghĩa là tốt cho môi trường và cả con người.

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Nghiên cứu - Trao đổi

Điều kiện, môi trường làm việc: Những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu

Từ vụ việc người lao động (NLĐ) Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) mắc bệnh bụi phổi, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung nghiên cứu trong thời gian tới.

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

An toàn lao động

Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy là kỹ năng sống mà mỗi người dân cần rèn luyện, bồi dưỡng

Theo Đại tá, PGS.TS Nguyễn Minh Khương - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, mỗi người dân cần

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Nghiên cứu - Trao đổi

Trốn, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động là hành vi bị nghiêm cấm

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015, trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN); chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm TNLĐ, BNN,... là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ Y tế: Bố trí công việc phù hợp, đảm bảo chính sách công bằng với viên chức dân số

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương rà soát lại công tác tuyển dụng, bố trí việc làm, phân công nhiệm vụ và sử dụng đội ngũ viên chức dân số. Qua đó bảo đảm công bằng trong việc giải quyết chế độ, chính sách cho đội ngũ này.

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Nghiên cứu - Trao đổi

Hàng chục nghìn người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được huấn luyện

Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư, ở cấp Trung ương có khoảng 20.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được huấn luyện.

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần xây dựng chung cơ sở Dữ liệu Quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động

Theo ông Lâm Văn Khánh - Tổng giám đốc Công ty CP Kiểm định kỹ thuật, an toàn và tư vấn xây dựng (INCOSAF), có tình trạng một đơn vị có 2 kiểm định viên còn rất trẻ cũng làm kiểm định tất cả các thiết bị như đơn vị có 100 kiểm định viên.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác ATVSLĐ

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, xuất phát từ chức năng của tổ chức công đoàn, trong đó có chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động và được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Nghiên cứu - Trao đổi

Nhân lực bảo hộ lao động: Thị trường mở với nhiều cơ hội việc làm

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), thị trường lao động đang cần tuyển một lượng rất lớn nhân lực ngành Bảo hộ lao động nhưng trên thực tế các cơ sở đào tạo chưa cung ứng đủ nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Nghiên cứu - Trao đổi

Phức tạp về thủ tục, NLĐ khó thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Phân tích quy định pháp luật về hành lang pháp lý cho người lao động (NLĐ) thực hiện quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), luật sư Nguyễn Danh Huế - Chủ tịch Công ty Luật Hừng Đông cho rằng, quy định đã có trong 4 đạo luật nhưng còn chưa đồng nhất và dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Nghiên cứu - Trao đổi

Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ

Đóng góp vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần nghiên cứu để có lộ trình áp dụng phù hợp để thực hiện các phương án về bảo hiểm xã hội một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với người lao động (NLĐ).

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Nghiên cứu - Trao đổi

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối thoại trực tuyến cán bộ, nhà giáo, người lao động

Ngày 15/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã chủ trì buổi gặp gỡ, đối thoại với nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành Giáo dục năm 2023.

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

Nghiên cứu - Trao đổi

Thủ đoạn trốn đóng bảo hiểm xã hội và đề xuất tháo gỡ vướng mắc từ góc độ pháp lý

bảo hiểm xã hội nợ ngày càng tinh vi đòi hỏi cần có cơ chế để xử lý

Tổng cục Dân số: Đang rà soát, sắp xếp tổ chức cơ cấu tổ chức hệ thống dân số

Nghiên cứu - Trao đổi

Tổng cục Dân số: Đang rà soát, sắp xếp tổ chức cơ cấu tổ chức hệ thống dân số

Theo Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), cơ quan này đang thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế về việc rà soát cơ cấu tổ chức, phân công nhiệm vụ cho hệ thống viên chức dân số để ban hành quy định sát với chức danh nghề.