Bệnh sởi gia tăng ở người lớn, vì sao có thể lây lan nhanh ở khu công nhân?
An toàn tiêm chủng: Ưu tiên hàng đầu trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng |
Bệnh sởi rất dễ lây lan qua đường hô hấp và có thể phát tán rộng trong cộng đồng nếu không kiểm soát kịp thời. Tại các khu vực đô thị, các công ty và khu công nghiệp, nơi đông người làm việc, nguy cơ lây lan bệnh sởi càng cao, nhất là khi một phần người lao động chưa được tiêm phòng đầy đủ.
Để tìm hiểu cụ thể về thực trạng, dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp phòng tránh bệnh sởi lây lan thành dịch, PV Cuộc sống an toàn đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia, PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này.
PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. |
Nhiều bệnh nhân sởi cấp cứu trong tình trạng nặng
PV: Thưa PGS.TS. BS Đỗ Duy Cường, tình hình bệnh sởi hiện nay ở 1 số địa phương gia tăng nhanh. So với các năm trước thì năm nay, bệnh sởi có phải gia tăng và diễn biến phức tạp hơn không?
PGS.TS. BS Đỗ Duy Cường: Hiện nay tình hình bệnh sởi ở Việt Nam, đặc biệt là một số tỉnh phía Nam và Hà Nội đang có số ca bệnh sởi gia tăng nhanh ở cả người lớn và trẻ em. Cho đến thời điểm hiện tại, con số đã ghi nhận ở một số tỉnh miền Nam đã lên đến hàng nghìn trường hợp. Còn ở khu vực miền Bắc, số báo cáo nhập viện đã lên đến hàng trăm ca bệnh.
Tuy nhiên, còn một số bệnh nhân bị sởi nhưng có thể chẩn đoán nhầm với các bệnh khác và được điều trị ở các khoa như: khoa Da liễu, khoa Dị ứng, khoa Nhi. Vì vậy, con số thực tế trong cộng đồng có thể cao hơn.
Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, chỉ tính riêng từ đầu tháng 12 chúng tôi đã tiếp nhận và điều trị gần 20 người bệnh sởi là người lớn ở lứa tuổi khoảng từ 23 đến 40 tuổi.
Đặc biệt, nhiều người bệnh đưa vào viện đã trong tình trạng biến chứng nặng. Cụ thể, mới đây, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận bệnh nhân nam N.V.A (38 tuổi), tiền sử khỏe mạnh sống ở TP. Thanh Hóa, bị sốt nóng liên tục 5 ngày, kèm theo đau họng, viêm đường hô hấp trên. Sau 3 ngày bệnh nhân nổi ban, lúc đầu ban mọc ở mặt sau lan ra toàn thân kèm ngứa ngáy khó chịu, những ngày sau đau bụng, đi ngoài phân lỏng 4-5 lần/ngày.
Sau khi nhập bệnh viện tỉnh chẩn đoán sốt phát ban, điều trị không thấy đỡ, bệnh nhân ho nhiều được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai. Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, các bác sĩ sau khi thăm khám phát hiện bệnh nhân có hội chứng phát ban nghi sởi, kèm hội chứng viêm long đường hô hấp trên, khám họng thấy có hạt Koplik là những chấm trắng vùng niêm mạc má phải, thêm các dấu hiệu mắt đỏ cộm, sưng nề mi mắt. Bệnh nhân được xét nghiệm khẳng định là nhiễm virus sởi. Sau đó bệnh nhân được điều trị tích cực.
PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường khám bệnh nhân sởi. Ảnh: BV Bạch Mai |
Bệnh nhân nữ T.H.B (37 tuổi, ở Nam Định), sốt ở nhà 3 ngày kèm theo phát ban đỏ mọc từ mặt, cổ sau lan ra toàn thân, kèm đau rát họng, đau bụng, tiêu chảy, khó thở. Bệnh nhân vào bệnh viện ở Nam Định được chẩn đoán sốt phát ban/giảm bạch cầu, tăng men gan, viêm phổi, sau điều trị kháng sinh không đỡ chuyển Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, sau khi xét nghiệm bệnh nhân được chẩn đoán sởi có biến chứng viêm phổi. Hiện tại, sau 3 ngày điều trị bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.
So với các năm trước, bệnh sởi trong năm nay có xu hướng gia tăng. Chúng ta đã biết, ở miền Bắc đã trải qua một dịch sởi khá lớn vào năm 2014, cách đây 10 năm. Đã có hơn 100 trẻ bị tử vong do mắc sởi và bị nhiễm trùng. Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là sau 10 năm có thể bệnh sởi đã quay trở lại với số lượng gia tăng mà cả người lớn và người trẻ em đều mắc.
Cảnh báo nguy cơ dịch sởi bùng phát
PV: Bệnh sởi có thể lây lan thành dịch. Vậy, khi mức độ lên thành dịch thì nó nguy hiểm như thế nào, thưa ông?
PGS.TS. BS Đỗ Duy Cường: Về mức độ nhiễm vi khuẩn, virus sởi, hiện nay chưa phát hiện có đột biến, độc tính khác thường. Tuy nhiên, với số lượng ca mắc sởi tăng cao mà không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời thì rất dễ xảy ra những biến chứng nặng, nguy hiểm. Thực tế, tại thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác đã có những ca tử vong do sởi.
Mặt khác, mùa Đông Xuân sắp tới cũng là điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus phát triển. Với tính chất xuất hiện những ca bệnh lẻ tẻ biểu hiện sởi ở khắp nơi như hiện nay, chúng tôi dự đoán, khả năng sẽ có đợt bùng phát của dịch sởi, và khi mà có nhiều người mắc sởi thì xác suất mà có thể dẫn đến nặng và tử vong là rất có thể xảy ra.
PV: Những nguyên nhân nào gây ra bệnh sởi? Nếu không được điều trị kịp thời thì có những biến chứng bệnh sởi nào, thưa ông?
PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường: Chúng ta biết, virus sởi là thuộc nhóm paramisovide, lây theo đường hô hấp. Bệnh sởi rất dễ lây qua không khí hoặc giọt bắn, thậm chí là có thể dễ lây hơn cả Covid-19 và cúm. Vì thế, khi phát hiện một người bị sởi thì trong gia đình hoặc nơi trường học, làm việc, khu đông dân cư như công nhân đều có nguy cơ phơi nhiễm, nếu như không có kháng thể, tức là chưa được tiêm phòng vắc xin sởi thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Sởi chủ yếu gặp ở trẻ em, lứa tuổi thường gặp là từ khoảng từ 1 đến 2 tuổi. Nếu như trẻ mà không được tiêm phòng đúng thời gian quy định vào lúc hoặc không tiêm đầy hai mũi theo quy định của Bộ Y tế thì khi lớn, lượng kháng thể sẽ bị suy giảm và nếu tiếp xúc với virus sởi thì rất có thể mắc bệnh.
Bệnh sởi nếu phát hiện sớm thì điều trị tại nhà đơn giản. Tuy nhiên, nếu để tình trạng nặng, không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Thứ nhất, biến chứng phổ biến và nguy hiểm nhất của bệnh sởi là viêm phổi. Viêm phổi thường xuất phát do sự tấn công của virus sởi vào phổi hoặc bội nhiễm vi khuẩn khi suy yếu miễn dịch sau sởi.
Thứ hai là biến chứng thần kinh. Viêm não - màng não - tủy cấp dễ để lại di chứng nặng nề, nguy hiểm nhất là nguy cơ tử vong, dễ gặp ở trẻ trong độ tuổi đi học. Ngoài ra cũng sẽ có một số biến chứng ít gặp như: viêm thị thần kinh, viêm tiểu não, áp xe não do bội nhiễm vi khuẩn.
Thứ ba là biến chứng đường tiêu hóa. Một trong những biến chứng nguy hiểm do sởi gây ra ở đường tiêu hóa là viêm niêm mạc miệng. Biến chứng này xảy ra vào giai đoạn đầu của bệnh sởi, thường tự mất cùng ban sởi. Nếu biến chứng xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh sởi thì căn nguyên chính là bội nhiễm, chủ yếu gặp ở người có điều kiện vệ sinh kém, dẫn đến tình trạng viêm hoại tử trong miệng, sốt, viêm loét môi.
Bên cạnh đó, còn có thể gây những biến chứng bệnh viêm cơ tim, viêm đài bể thận, xuất huyết giảm tiểu cầu sau nhiễm khuẩn, biến chứng mắt gây viêm loét giác mạc, suy giảm miễn dịch: virus sởi có thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu.
Đối với phụ nữ có thai cũng có những mối nguy cơ nhất định. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc sốt cao khi bệnh sởi có thể tổn thương gan, hô hấp và có thể ảnh hưởng, dễ bị sảy thai, đẻ non.
Vì sao bệnh sởi diễn tiến phức tạp tại các khu công nhân?
PV: Vì sao trong khu công nhân lại mắc sởi nhiều và lây lan nhanh hơn những đối tượng khác trong cộng đồng? Họ cần làm gì để phòng và xứ trí bệnh sởi hiệu quả, không gây biến chứng, thưa ông?
PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường:Qua khảo sát, chúng tôi thấy, những người lao động, công nhân thường không nhớ và quan tâm đến việc tiêm vắc xin phòng sởi. Vì thế, khi đến tuổi lao động, các đối tượng này rất dễ cảm nhiễm với virus sởi.
Thứ hai nữa là những người công nhân trong môi trường ở khu công nghiệp đông người, thuê nhà ở tập thể, điều kiện sống không được tốt. Ví dụ như: điều kiện thông khí, vệ sinh hàng ngày, khu đông đúc, chật chội khiến không khí không được lưu thông, dẫn đến dễ bị phơi nhiễm. Do đó, việc phòng chống bệnh sởi trong những khu công nghiệp, khu ờ công nhân tập trung cần phải được quan tâm.
Để phòng bệnh sởi hiệu quả, trước hết người lao động sẽ phải kiểm tra xem mình đã được tiêm vắc xin phòng sởi chưa. Nếu chưa tiêm đủ thì có kế hoạch đi tiêm vắc xin sởi theo đúng quy định của Bộ Y tế..
Đồng thời, cần phải cải tạo vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng, đảm bảo an toàn sống. Nếu phát hiện trong khu có người mắc bệnh sởi thì phải cách ly, rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn, đeo khẩu trang thường xuyên, sát trùng nơi ở và tránh tiếp xúc với người bệnh.
Khi nghi ngờ có người bệnh, cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế, bệnh viện để khám và xét nghiệm, phát hiện bệnh sớm, cách ly phòng bệnh lây lan. Tuy nhiên, người bệnh sởi cũng không quá lo lắng vì hiện nay, các cơ sở y tế đã có thuốc cũng như điều kiện để điều trị bệnh sởi.
Bệnh sởi hoàn toàn điều trị đơn giản, khỏi bệnh chỉ sau 1 tuần, nếu như không có bội nhiễm, không có biến chứng. Người bệnh chủ yếu là nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều rau, hoa quả, bổ sung các vitamin tăng cường sức đề kháng. Theo đó, người bệnh chỉ nên ăn nhẹ, ăn lỏng dễ tiêu chứ không ăn thức ăn tanh hoặc thức ăn có nhiều mỡ. Điều này sẽ làm cho tiêu hóa bị ảnh hưởng. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng kháng sinh, thuốc corticoid, thuốc nam...
PV: Vâng, qua chia sẻ của ông, có thể thấy việc điều trị và phòng bệnh sởi không quá khó. Tuy nhiên, thực tế có nhiều người phát hiện sớm nhưng lại bị biến chứng nặng. Điều này xảy ra nguyên nhân vì sao, thưa ông?
PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường:Tất cả điều này đều xuất phát từ những quan niệm sai lầm về bệnh sởi cũng như chủ quan trong việc điều trị bệnh tại nhà. Tôi đã từng gặp rất nhiều người cho rằng, quan niệm dân gian, bệnh sởi thì phải kiêng nước, kiêng gió. Tuy nhiên, điều này không có cơ sở hay bằng chứng nào, cơ sở khoa học. Người bệnh sởi hay bị ngứa ngáy, khó chịu hoặc là mồ hôi tiết ra bẩn thì cũng cần phải có vệ sinh, tắm nước lá hoặc nước ấm. Bởi, nếu kiêng nước, kiêng gió, không được vệ sinh thì vùng tổn thương của người bệnh có thể bị bẩn, sẽ nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn và có thể bệnh tiến triển nặng hơn.
Thêm nhiều trường hợp khác, người bệnh tự ý sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc hoặc thuốc xông tại nhà để điều trị bệnh sởi. Điều này có thể để lại những hậu quả nguy hiểm vì chức năng gan của bệnh nhân đã kém thì khi sử dụng những loại thuốc này sẽ làm cho gan quá tải, sức khỏe suy giảm, tình trạng bệnh nặng hơn. Trung tâm Bệnh Nhiệt đới đã tiếp nhận những trường hợp sử dụng thuốc sai và khi đến Trung tâm trong tình trạng nguy kịch.
Ngoài ra, có không ít bệnh nhân tự ý ra cửa hàng thuốc mua kháng sinh về điều trị tại nhà. Điều này hoàn toàn không cần thiết. Khi sử dụng thuốc cần phải có ý kiến chỉ định của các bác sỹ khám và điều trị. Thuốc corticoid không nên dùng bừa bãi vì nó sẽ gây ức chế miễn dịch và làm cho bệnh sởi nặng hơn.
PV: Ông có thể chia sẻ những lời khuyên, khuyến cáo đến người bệnh nói chung và đến những người công nhân lao động nói riêng?
PGS.TS.BS Đỗ Duy Cường: Bệnh sởi cũng như một số bệnh truyền nhiễm khác như bạch hầu, ho gà, uốn ván ... có thể phòng ngừa an toàn bằng biện pháp tiêm chủng. Vắc-xin sởi hiện nay dành cho người lớn là vắc-xin 3 trong 1 MMR (sởi-quai bị-rubella) sẽ giúp chúng ta phòng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng. Bên cạnh đó, cần giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, nâng cao sức khỏe để tăng sức đề kháng và đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
Đặc biệt, người lao động tuyệt đối không nên sử dụng các bài thuốc nam hay thuốc dân gian truyền miệng để điều trị bệnh sởi vì sẽ khiến cho bệnh ngày càng nặng thêm và có nguy cơ tử vong do không được điều trị kịp thời.
Người lao động cố gắng cập nhật thông tin và đọc, làm theo hướng dẫn của các bác sỹ chuyên khoa. Tuyệt đối không đọc, không nghe theo những thông tin sai lệch, tránh hoang mang, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh hiệu quả, thậm chí có thể mất tính mạng.
Đồng thời, đối với các công ty cần thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ, đặc biệt là cách ly những người mắc bệnh ngay khi phát hiện, để tránh tình trạng dịch bệnh bùng phát quy mô lớn. Các khu công nghiệp, nơi tập trung đông người, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh, khử trùng và bảo vệ sức khỏe cho người lao động, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh một cách an toàn.
Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị ... |
Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào? Sau bão lũ, người dân các tỉnh phía Bắc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, nguy cơ gia ... |
5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt ... |
Tin nổi bật cuocsongantoan
Kỹ năng an toàn vệ sinh viên 08:48 | 13/12/2024
Công nghệ 4.0 viết nên câu chuyện an toàn lao động
Bạn cần biết 10:42 | 11/12/2024
Cảnh báo: Củ ấu tẩu - thuốc và "kẻ giết người"!
Đọc thêm
Sức khỏe lao động 18:15 | Thứ năm, 12/12/2024
Báo động sức khỏe tâm lý của người lao động trong môi trường làm việc căng thẳng
Những năm gần đây, vấn đề sức khỏe tâm lý của người lao động trong môi trường làm việc căng thẳng đang ngày càng trở thành chủ đề quan tâm không chỉ của các nhà quản lý, mà còn của xã hội.
Sức khỏe lao động 09:32 | Chủ nhật, 08/12/2024
Vụ công nhân ở Nghệ An bị ngộ độc thực phẩm: Gây ngộ độc thực phẩm có thể bị xử lý hình sự
Sau khi dùng cơm trưa tại Công ty Premium Fashion (Nghệ An), hơn 60 công nhân xuất hiện triệu chứng đau đầu, buồn nôn, được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Theo Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội), gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm.
Sức khỏe lao động 15:44 | Thứ sáu, 06/12/2024
Cảnh báo tăng huyết áp ở người trẻ: Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ
Tình trạng trẻ hóa đột quỵ đang ngày càng gia tăng, trong đó tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh này. Theo các chuyên gia, tai biến này thường để lại nhiều di chứng nặng nề, không chỉ cướp đi cuộc sống bình thường của người bệnh, thậm chí cả sinh mạng.
Sức khỏe lao động 21:36 | Thứ bảy, 30/11/2024
Tìm ra nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Bà Rịa – Vũng Tàu khiến hơn 300 người nhập viện
Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, TP Vũng Tàu; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có kết quả xét nghiệm các mẫu thực phẩm tại tiệm bánh mì này...
Sức khỏe lao động 21:36 | Thứ sáu, 29/11/2024
Đã có hơn 300 người nhập viện trong vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Bà Rịa - Vũng Tàu
Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có báo cáo nhanh, cập nhật thông tin về vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại tiệm bánh mì - xôi Cô Ba Bến Đình, TP Vũng Tàu.
Sức khỏe lao động 06:54 | Thứ tư, 13/11/2024
Dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời: Chìa khóa phát triển cho con công nhân
1.000 ngày đầu đời - từ khi thụ thai đến 2 tuổi - là giai đoạn quyết định trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng đúng cách trong thời kỳ này không chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sức khỏe và khả năng học hỏi suốt đời.
Sức khỏe lao động 10:54 | Thứ năm, 07/11/2024
Doanh nghiệp làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Bảo Bảo (Long An) chấp hành tốt các quy định về ATVSLĐ, có nhiều sáng kiến kiểm soát an toàn lao động tại nhà xưởng
Sức khỏe lao động 16:06 | Thứ ba, 05/11/2024
Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa
Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.
Sức khỏe lao động 18:23 | Thứ bảy, 02/11/2024
Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng
Chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng - theo báo cáo của gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Cũng trong năm 2022 và 2023, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận gần 130 trường hợp nhập viện bị ngộ độc sau khi sử dụng thuốc lá điện tử… Sự thật đáng sợ đằng sau thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là gì?
Sức khỏe lao động 20:53 | Thứ năm, 31/10/2024
Biến đổi khí hậu và những hệ lụy nhãn tiền đối với sức khỏe người lao động
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến đổi khí hậu có thể khiến 250.000 người tử vong mỗi năm từ năm 2030 đến 2050, do các vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng, sốt rét và tiêu chảy gia tăng. Ước tính, hiện có 3,6 tỷ người hiện đang sống ở những khu vực rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Sức khỏe lao động 18:14 | Thứ hai, 21/10/2024
Chủ trọ tổ chức thi văn nghệ sân khấu hóa cho công nhân nhập cư
Một nhóm chủ nhà trọ ở Vĩnh Phúc vừa tổ chức cuộc thi văn nghệ sân khấu hóa “Công nhân nhập cư sẵn sàng ứng phó dịch bệnh”, hôm 20/10.
Sức khỏe lao động 18:31 | Thứ năm, 17/10/2024
Vụ "thần dược" Lipixgo: Đã gỡ bỏ đường link quảng cáo sai sự thật
Sau loạt bài phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, đường link “https://mydb.mynature.site/...” chứa nội dung bịa đặt nhằm quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo đã bị gỡ bỏ.
Sức khỏe lao động 15:00 | Thứ tư, 16/10/2024
Cảnh giác với “cạm bẫy” và hệ lụy từ thuốc lá nhập lậu
Thuốc lá nhập lậu, thuốc lá thế hệ mới đang trở thành mối nguy hại với sức khỏe người tiêu dùng. Trong đó, NLĐ có thu nhập thấp và NLĐ trẻ cũng là những nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những sản phẩm này, cũng như dễ dàng trở thành nạn nhân của đối tượng có hành vi buôn lậu.
Sức khỏe lao động 11:01 | Thứ năm, 03/10/2024
Vụ “thần dược” Lipixgo: Cục An toàn thực phẩm sẽ rà soát và xử lý vi phạm
Loạt bài viết: Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thì khẳng định sẽ tiến hành rà soát, xem xét và xử lý vi phạm nếu có, đồng thời công khai kết quả theo quy định.
Bạn cần biết 09:51 | Thứ hai, 30/09/2024
Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn
Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
Sức khỏe lao động 18:34 | Thứ hai, 23/09/2024
5 loại dịch bệnh thường gặp trong mưa lũ và ngập lụt
Những dịch bệnh thường hay gặp trong mùa mưa lũ là: tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, bệnh về mắt, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết… theo Bộ Y tế.
Sức khỏe lao động 07:23 | Chủ nhật, 22/09/2024
VNVC triển khai tiêm đầu tiên vắc xin sốt xuất huyết cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn
Ngày 20/9/2024, gần 200 trung tâm trong hệ thống tiêm chủng VNVC đã chính thức triển khai tiêm vắc xin sốt xuất huyết của Takeda, Nhật Bản, kịp thời phòng bệnh cho người dân khi mùa mưa bão lũ diễn biến phức tạp.
Sức khỏe lao động 07:22 | Chủ nhật, 22/09/2024
Nguy cơ bệnh về da tăng cao sau bão lũ: chăm sóc, phòng tránh thế nào?
Sau bão lũ, người dân các tỉnh phía Bắc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Trong đó, nguy cơ gia tăng các bệnh về da là rất đáng lo ngại.
Sức khỏe lao động 06:27 | Thứ sáu, 20/09/2024
Mô hình điều trị giảm cân, giảm mỡ toàn diện đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 18/9, hệ thống BVĐK Tâm Anh chính thức ra mắt và đưa vào hoạt động Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì cùng lúc tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM, BVĐK Tâm Anh Hà Nội, Trung tâm khám chữa bệnh đa khoa Tâm Anh Quận 7 TP.HCM. Đây là trung tâm điều trị béo phì thuộc bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam với chuẩn quốc tế.
Sức khỏe lao động 09:46 | Thứ năm, 19/09/2024
Lao động thường xuyên tiếp xúc bùn đất: Cảnh giác với "vi khuẩn ăn thịt người" gây bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore do vi khuẩn tồn tại trong môi trường, xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường bùn, đất, nước như: công nhân xây dựng, người nạo vét cống rãnh, người làm vườn, nông dân…