Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình |
Đồng chí Phạm Ngọc Tuấn, Chủ tịch Công đoàn Power 7 Technology Việt Nam, KCN Tràng Duệ (huyện An Dương) chia sẻ: "Sau bão, nhiều công nhân của công ty đã gặp phải các vấn đề về da như ngứa ngáy do tiếp xúc với nước bẩn. Chúng tôi cũng đã tập trung vào việc động viên và hỗ trợ kịp thời để giúp công nhân khắc phục tình trạng da và yên tâm làm việc".
Sau khi cơn bão số 3 tan, ngoài thiệt hại về cơ sở hạ tầng, môi trường tại các khu vực bị bão lũ cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do hàng loạt loại rác thải, và các hóa chất độc hại từ các kho chứa, bãi tập kết rác bị cuốn vào dòng nước.
Theo PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), bão lũ thường đi kèm với nguy cơ dịch bệnh: “Nguồn nước và thực phẩm tại các khu vực bị lũ lụt thường bị ô nhiễm, gây nguy cơ bệnh tật cho người dân và công nhân lao động.”
Còn ThS.BS. Phan Nữ Thục Hiền, khoa Da liễu và Bỏng (Bệnh viện Bạch Mai) cũng cho biết, mưa bão, ngập lụt kéo theo nhiều yếu tố gây hại cho da, chẳng hạn như độ ẩm cao, môi trường ô nhiễm, nước bẩn.
Bệnh ấu trùng di chuyển ở da (Cutaneous larval migrans – creeping eruption) do ấu trùng giun sán có trong nước lũ xâm nhập vào da. Ảnh: BV Bạch Mai cung cấp. |
Những ngày gần đây, khoa Da liễu và Bỏng - Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám với nhiều bệnh lý da thường gặp như: nấm da, viêm da tiếp xúc, chốc ở trẻ em và nhiễm trùng da ở người lớn, viêm kẽ, ấu trùng xâm nhập qua da... Biểu hiện cụ thể như sau:
Nấm da: Do tiếp xúc với nước bẩn và độ ẩm cao dẫn đến nấm mốc phát triển, phá vỡ cân bằng vi hệ trên da và gây bệnh.
Triệu chứng: Ngứa, đỏ da, bong vảy. Có thể lây cho những thành viên khác trong gia đình hoặc những người sinh hoạt cùng trong không gian sống.
Viêm da tiếp xúc: Do tiếp xúc với nước ngập, hóa chất, bùn đất gây kích ứng da.
Triệu chứng: Phát ban, mụn nước nhỏ li ti, ngứa rát, chảy dịch, …
Chốc ở trẻ em và nhiễm trùng da ở người lớn (nhọt, nhọt cụm, áp xe da, viêm mô bào): Vi khuẩn từ nước bẩn, trợt xước, vết thương hở do va đập trong quá trình di chuyển và điều kiện ẩm ướt gây nhiễm trùng da.
Triệu chứng: Loét da, mụn mủ, sưng nóng đỏ đau quanh các vết thương, sốt. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, …
Viêm kẽ (hăm): Thường gặp ở những vùng da vị trí nếp gấp (nách, bẹn, kẽ mông…) do ẩm ướt kéo dài và không có nước sạch sinh hoạt tắm rửa, vệ sinh.
Triệu chứng: Mẩn đỏ, ngứa, trợt nông, chảy dịch vàng, ...
Ấu trùng xâm nhập qua da (bệnh ấu trùng di chuyển): Do ấu trùng giun sán có trong nước lũ xâm nhập vào da.
Nếu có triệu chứng bất thường như ngứa, mụn nước, loét da, cần đi khám sớm để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Ảnh minh họa. |
Bão lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn đặt ra những vấn đề về sức khỏe cho nhân dân, người lao động. Để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo an toàn trong quá trình tái thiết và khôi phục sản xuất, công tác vệ sinh môi trường và chăm sóc sức khỏe sau bão được coi là nhiệm vụ cấp thiết.
Đặc biệt, để chăm sóc và phòng tránh bệnh da mùa bão lụt, Khoa Da liễu và Bỏng – Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo người dân và công nhân lao động giữ da khô ráo và sạch sẽ. Tránh để da tiếp xúc với nước lũ, nước đọng. Tắm bằng nước sạch sau khi tiếp xúc với nước bẩn.
Lau khô và thay quần áo ngay khi bị ướt.
Có thể chọn trang phục bảo vệ da như mặc quần áo dài tay, chất liệu thấm hút tốt và giày dép chống thấm để tránh tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn.
ThS.BS. Phan Nữ Thục Hiền lưu ý, người dân cần nắm chắc các kiến thức cơ bản về y tế, cần theo sát các thông tin về phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế. Khi có phát sinh bệnh dịch, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. |
Băng kín các vết thương hở để tránh nhiễm trùng.
Khử trùng bề mặt, đồ dùng tiếp xúc với nước bẩn.
Sử dụng các loại kem làm dịu da kích ứng, kem dưỡng ẩm, các loại sữa tắm dịu nhẹ hoặc các sản phẩm mỹ phẩm phù hợp với loại da của mình để làm sạch, giữ ẩm và bảo vệ da khỏi nhiễm trùng.
Ngoài ra cần vệ sinh môi trường sống, làm việc như dọn dẹp nơi ở, nhà xưởng, thu gom và dọn sạch rác thải, lá cây, cành gãy, cây chết; tránh nước đọng, làm sạch các bề mặt bị ngập, tránh tạo thành các ổ vi khuẩn phát triển và các loại ấu trùng, côn trùng, động vật có hại sinh sôi nảy nở.
Nếu có triệu chứng bất thường như ngứa, mụn nước, loét da, cần đi khám sớm để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
Video: Hướng dẫn của Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) về vệ sinh cá nhân xử lý nước sạch sau mùa lũ.
Làm thế nào để có nước sạch sinh hoạt sau lũ lụt? Sau bão, đi kèm với lũ và ngập lụt, người dân và người lao động đặc biệt cần nước sạch để sinh hoạt. Vậy trong ... |
Cứu trợ người dân vùng bão, lũ: Đảm bảo an toàn thực phẩm thế nào? Việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển đến vùng bão, lũ là một thách thức do điều kiện di chuyển ... |
Sau mưa lũ, cảnh giác với nguy cơ bùng phát dịch viêm kết mạc “Lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm tại ... |
Khỏe – Đẹp 06:00 | Thứ tư, 15/01/2025
Sự biến đổi thời tiết thất thường ở Hà Nội không còn là chuyện nhỏ. Nó đang tạo ra những "cú sốc" liên tục cho cơ thể, đặc biệt là người lao động. Viêm đường hô hấp, dị ứng da, thậm chí là đột quỵ... tất cả đều là những nguy cơ rình rập nếu không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
Sống an toàn 09:26 | Thứ ba, 14/01/2025
"Cứ chỗ nào đông khách, có tiếng là tôi mua thôi. Ngon miệng thì lần sau quay lại, chứ ai mà đi hỏi giấy tờ an toàn thực phẩm khi mua ổ bánh mì 10.000-15.000 đồng?", thói quen mua bánh mì "theo quán tính" của người lao động đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.
Khỏe – Đẹp 05:50 | Thứ ba, 14/01/2025
Khói từ cháy rừng có thể gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, làm trầm trọng thêm các bệnh lý hiện có và dẫn đến các biến chứng tim mạch. Việc hiểu rõ những rủi ro này là rất quan trọng để thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Khỏe – Đẹp 08:29 | Thứ hai, 13/01/2025
Trong tuần qua, đã có 8 - 10 ca xuất huyết não nói riêng và 10 - 20 ca đột quỵ nói chung được ghi nhận tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, tăng hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Sống an toàn 21:00 | Chủ nhật, 12/01/2025
Để những giây phút sum vầy bên gia đình những ngày Tết thực sự trọn vẹn, ý nghĩa, bên cạnh chế độ ăn uống, người dân, người lao động cần lưu ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm, để đảm bảo sức khỏe.
Sống an toàn 17:34 | 13/01/2025
Khỏe – Đẹp 08:29 | 13/01/2025
Khỏe – Đẹp 10:41 | Thứ bảy, 11/01/2025
Trước tết, nhu cầu giảm béo, làm đẹp tăng cao không chỉ riêng đối với chị em phụ nữ mà cánh đàn ông cũng quan tâm. Hiểu tâm lý này, xuất hiện nhiều đối tượng rao bán những loại thuốc “thần dược” giảm cân không rõ nguồn gốc, thiếu an toàn.
Sống an toàn 18:00 | Thứ năm, 09/01/2025
Lễ tổng kết và trao Giải Báo chí toàn quốc “Vì sức khỏe nhân dân” lần thứ II đã diễn ra thành công tốt đẹp vào ngày 9/1, tại Hà Nội. Sự kiện do Bộ Y tế phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, đánh dấu sự ghi nhận những đóng góp to lớn của báo chí trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng. 59 tác phẩm báo chí xuất sắc, thể hiện tâm huyết và trách nhiệm của người làm báo, đã được vinh danh trong buổi lễ trang trọng này.
Sống an toàn 16:27 | Thứ năm, 09/01/2025
3 lạng thịt ôi, thối ngâm hóa chất pha nước trắng trong 5 phút “hô biến” thành thịt tươi, không mùi. Đây là hóa chất gì? Nguy hiểm như thế nào với sức khỏe con người? Đang là mối lo ngại lớn của người tiêu dùng hiện nay.
Khỏe – Đẹp 13:34 | Thứ năm, 09/01/2025
Tết Nguyên đán cận kề, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, song đi kèm với đó là những lo ngại về an toàn thực phẩm. Những ngày qua, hàng loạt vụ vi phạm nghiêm trọng đã được phát hiện tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội.
Khỏe – Đẹp 13:38 | Thứ ba, 07/01/2025
Chất bảo quản là một trong những loại phụ gia thực phẩm đáng lo ngại nhất hiện nay, theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, chuyên gia về an toàn thực phẩm.
Sống an toàn 09:20 | Thứ ba, 07/01/2025
Sau khi tiến hành các kiểm tra chuyên sâu và hội chẩn chuyên gia, các chuyên gia của bệnh viện Vinmec xác định vết thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu.
Sống an toàn 08:30 | Thứ ba, 07/01/2025
Sự gia tăng các ca nhiễm HMPV đang được theo dõi chặt chẽ tại Trung Quốc và một số quốc gia. Trong khi các chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng loại virus này không phải là mới và thường gây ra bệnh hô hấp nhẹ, các quốc gia đang thực hiện những biện pháp chủ động để theo dõi và ngăn chặn các đợt bùng phát dịch tiềm ẩn.
Sống an toàn 22:45 | Chủ nhật, 05/01/2025
Mới đây, hình ảnh Tuyển thủ Việt Nam Nguyễn Xuân Son cùng vợ con mua bánh chuối chiên ở vỉa hè đã trở nên “hót” nhất trên mạng xã hội. Món ăn vặt này có gì thú vị mà khiến Tuyển thủ AFF Cup 2024 thích đến vậy?
Khỏe – Đẹp 20:22 | Chủ nhật, 05/01/2025
Số ca nhiễm virus HMPV gia tăng tại Trung Quốc khiến nhiều quốc gia lo ngại liệu nó có trở thành một đại dịch như COVID-19. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc đã khẳng định đây là một hiện tượng thường niên và đang được kiểm soát.
Khỏe – Đẹp 20:10 | Chủ nhật, 05/01/2025
Những ngày gần đây, thông tin về sự gia tăng các ca nhiễm vi rút human metapneumovirus (HMPV) tại Trung Quốc đã gây xôn xao dư luận, làm dấy lên lo ngại về một đợt bùng phát dịch bệnh mới. Các nguồn tin trên mạng xã hội và một số trang báo nước ngoài cho thấy tình trạng quá tải tại các bệnh viện, thậm chí có những tin đồn về việc công bố tình trạng khẩn cấp, làm dấy lên những quan ngại về một cuộc khủng hoảng y tế tiềm ẩn sau COVID-19.
Khỏe – Đẹp 16:19 | Thứ bảy, 04/01/2025
Trong vai người mua hàng, chúng tôi đã thâm nhập vào các chợ đầu mối và các cửa hàng bán phụ gia, và không khỏi giật mình khi chứng kiến sự dễ dãi trong mua bán, sử dụng loại hóa chất này. Phụ gia không rõ nguồn gốc đang tạo thành một "ma trận", đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.
Khỏe – Đẹp 15:44 | Thứ bảy, 04/01/2025
Tuy được phép sử dụng, chất bảo quản thực phẩm vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hại nếu dùng quá liều. Ngộ độc, viêm nhiễm, đau đầu, nôn mửa là những hậu quả thường gặp. Nghiêm trọng hơn, việc lạm dụng chất bảo quản có thể gây tổn thương gan, thận, hệ thần kinh và làm tăng nguy cơ ung thư.
Khỏe – Đẹp 17:24 | Thứ sáu, 03/01/2025
Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Hà Nội vừa tạm đình chỉ hoạt động với cơ sở sản xuất bánh cốm Nguyên Ninh do nhiều vi phạm về an toàn thực phẩm. Từ vụ việc này, nhiều người đặt ra nghi vấn về chất lượng thực phẩm được sản xuất, buôn bán tại các hàng, quán trên phố cổ - liệu có đảm bảo vệ sinh hay chỉ là chưa bị phát hiện?
Sống an toàn 10:40 | Thứ sáu, 03/01/2025
Từ 1/1/2025, Việt Nam chính thức thực thi lệnh cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và đặc biệt là bóng cười. Quyết định này được đưa ra nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, trước những tác hại nghiêm trọng của các sản phẩm này.
Sống an toàn 09:31 | Thứ sáu, 03/01/2025
Những ngày qua chỉ số chất lượng không khí ở nhiều địa phương miền Bắc vượt ngưỡng 200, thậm chí có nơi xấp xỉ 300 đe dọa ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sinh sống, làm việc trong những vùng ô nhiễm này.
Khỏe – Đẹp 20:09 | Thứ năm, 02/01/2025
Đau cổ vai gáy là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến hiện nay, đặc biệt đối với những người làm công việc văn phòng hoặc lái xe. Tuy nhiên, việc tự ý điều trị đau vai gáy bằng các dịch vụ massage tại các spa không uy tín hoặc thiếu chuyên môn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
Khỏe – Đẹp 16:27 | Thứ năm, 02/01/2025
Hàn the là chất cực độc không được phép dùng trong thực phẩm. Hàn the khi được hấp thu vào cơ thể có thể gây ra nhiều tác động xấu, đặc biệt là đối với não bộ. Với liều từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong.
Khỏe – Đẹp 16:09 | Thứ năm, 02/01/2025
Số ca cấp cứu do đột quỵ tăng cao tại các bệnh viện tuyến Trung ương trong những ngày giá lạnh vừa qua, cảnh báo nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Các chuyên gia y tế cho biết, thời tiết lạnh là yếu tố thúc đẩy sự gia tăng của cả đột quỵ chảy máu não và nhồi máu não.
Sống an toàn 10:23 | Thứ năm, 02/01/2025
Ngộ độc rượu đang trở thành mối lo ngại lớn khi nhiều vụ việc gần đây đã khiến không ít người phải nhập viện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nguyên nhân phổ biến bao gồm sử dụng rượu kém chất lượng chứa methanol, uống quá nhiều rượu ethanol trong thời gian ngắn, hoặc tiêu thụ các loại rượu không rõ nguồn gốc.
Sống an toàn 10:41 | Thứ tư, 01/01/2025
Một vụ ngộ độc tập thể gần đây tại quận Long Biên, Hà Nội, đã khiến dư luận xôn xao, khi 20 người nhập viện và hai người tử vong. Nguyên nhân được xác định là do rượu trắng chứa hóa chất acetonitrile – một chất cực độc, không phải thành phần của rượu truyền thống.