Chủ nhật 28/04/2024 02:10

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại

Sạt lở chỉ là một trong số các loại hình thiên tai, không chỉ “nuốt” đất đai nhà cửa, mà còn đẩy người dân vào cảnh khốn cùng, mất đi công ăn việc làm. Trước thực trạng trên, việc “thích ứng” sẽ là chìa khóa để tồn tại đối với vùng đất mà phần lớn sinh kế người dân phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên…
Cảnh báo nguy cơ trẻ em đuối nước tại bể bơi khách sạn

Những cuộc rượt đuổi của “hà bá”

Chưa bao giờ tình trạng sạt lở ở đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) lại diễn ra trên diện rộng và phức tạp như hiện nay. Các vụ sạt lở xảy ra dồn dập, đẩy người dân vào các cuộc rượt đuổi của “hà bá”.

Mới đây, vào khoảng 0 giờ 00 phút ngày 7/7, một dãy nhà xưởng dài hơn 50m, rộng 40m của Công ty TNHH Dương Lộc Tiến (ấp 4, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) bất ngờ sụp đổ xuống sông. Sự cố khiến nửa dãy nhà đổ sụp, phần mái tôn, khung hư hỏng, khu vực kè bê tông có nhiều vết nứt.

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu  Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại
Hiện trường một vụ sạt lở nghiêm trọng ở ĐBSCL. Ảnh: Tr.L

Vụ sạt lở xảy ra trong thời gian rất ngắn nhưng gây thiệt hại nặng nề. Theo ước tính ban đầu, toàn bộ phần đê kè, nhà xưởng cùng nhiều tài sản của Công ty bị cuốn xuống sông. Tổng trị giá thiệt hại ước tính hơn 5 tỉ đồng. Chính quyền địa phương đã cử lực lượng di dời tài sản, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng và người dân trong khu vực đến nơi an toàn.

Trước sự cố trên, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã bị trì trệ, kéo theo đó, gây ảnh hưởng đến công ăn việc làm của các nhân viên. Trong thời gian chờ khắc phục hậu quả, nhiều người phải tạm nghỉ việc hoặc tìm kế sinh nhai khác.

Tại tỉnh Long An cũng vừa xảy ra sạt lở ở ấp Lũy, xã Phước Lại (huyện Cần Giuộc) làm 5 ki ốt của ông Nguyễn Văn Nhãn và ông Nguyễn Hoàng Lâm sụp xuống sông. Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh Long An cho biết, khu vực sạt lở đã được ngành chức năng khảo sát và cảnh báo từ trước vì xuất hiện nhiều vết nứt dọc Tỉnh lộ 826C, với chiều dài khoảng 1,2km. Sau khi xảy ra sạt lở, chính quyền địa phương điều động các lực lượng có mặt tại hiện trường hỗ trợ bà con trục vớt các vật dụng, kiểm soát người và phương tiện qua lại.

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu  Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại
Lực lượng chức năng giúp người dân di chuyển đồ đạc ra khỏi khu vực nguy hiểm do sạt lở. Ảnh: Tr.L.

Ở “điểm nóng” sạt lở tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền (TP Cần Thơ), người dân vẫn còn tiếc nuối bởi tài sản gây dựng cả đời, nay phút chốc bị “hà bá” nuốt chửng. Ông Nguyễn Văn Lắm (ngụ ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Khánh), tâm sự: “Sạt lở diễn ra rất nhanh. Lúc đó vào khoảng 3 giờ sáng, mọi người còn say ngủ nên không ai trở tay kịp”.

Ông Phạm Hoàng Kha, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Khánh nhìn nhận, tình hình sạt lở trên tuyến sông Cần Thơ qua địa bàn xã Mỹ Khánh rất phức tạp. Khảo sát mới nhất cho thấy, khu vực sạt lở tại đây dài hơn 50m, lấn sâu vào bờ khoảng 5m. Đã có 7 căn nhà vừa bị sụp một phần xuống sông, ngoài ra còn xuất hiện vết nứt đe dọa một số căn nhà khác. Thiệt hại ban đầu của vụ sạt lở mới đây ước tính hơn 10 tỉ đồng, dự báo tình hình sẽ còn phức tạp…

Tính từ đầu năm đến nay, đã có 122 vụ sạt lở xảy ra ở hầu khắp 13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL. Con số này cho thấy mức độ nghiêm trọng và phức tạp của thực trạng sạt lở đang bủa vây ĐBSCL.

Sạt lở đã “nuốt chửng” đất đai, nhà cửa, đẩy người dân vào cảnh khốn cùng. Nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn, sống nương tựa vào mảnh vườn, thửa ruộng, nhưng chỉ trong phúc chốt, mọi thứ đã trôi sông. Họ không còn nhà, giờ đến kế sinh nhai cũng mất…

“Thuận thiên” để phát triển

Theo các chuyên gia, ước tính ĐBSCL mất khoảng 500 héc ta đất mỗi năm do xói lở. Đây là vùng trọng điểm sản xuất nông - ngư nghiệp của cả nước, nhưng lại đang phải hứng chịu tất cả nhiều loại hình thiên tai. Sạt lở chỉ là một trong số đó.

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu  Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại
Thu hoạch lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Tr.L

Hiện nay, hoạt động quản lý đất và nước không bền vững đang làm ô nhiễm mạng lưới sông ngòi và kênh rạch chằng chịt ở khu vực này. Điển hình như vào mùa khô năm 2020, có những thời điểm, mức độ xâm nhập mặn ở nhiều nơi đã tăng lên đến 4 g/lít (cao gấp 4 lần so với ngưỡng chịu mặn của các loại cây trồng chính), gây ra cuộc khủng hoảng thiếu nước ngọt trầm trọng trên toàn vùng.

Trước thực trạng trên, việc “thích ứng” sẽ là chìa khóa để tồn tại đối với vùng đất mà phần lớn sinh kế người dân phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Từ năm 2016, Ngân hàng Thế giới (thông qua Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL) đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều quyết sách vĩ mô quan trọng; đồng thời, có những chương trình cụ thể, giúp hơn 1 triệu nông dân địa phương chuyển đổi sang những hình thức sản xuất thích ứng với khí hậu và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả.

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu  Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại
Thu hoạch tôm trong ruộng lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Tr.L

ĐBSCL có 4 tiểu vùng sinh thái với các đặc điểm thủy văn khác nhau. Dự án đã hỗ trợ thực hiện những chiến lược phù hợp với từng tiểu vùng. Ở vùng thượng lưu châu thổ, mục tiêu là chủ động điều tiết nguồn nước ngọt và hấp thụ lũ, góp phần giảm thiểu hạn hán và xâm nhập mặn ở hạ nguồn. Ở vùng cửa sông, mục tiêu là thích ứng với độ mặn ngày càng tăng. Dọc theo bán đảo Cà Mau, ưu tiên hàng đầu hiện nay là bảo vệ vùng ven biển đang ngày càng trở nên dễ bị tổn thương với các hình thái thời tiết cực đoan và giải quyết tình trạng khan hiếm nước ngọt.

ThS. Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái ĐBSCL, cho rằng: "Suốt thời gian dài, vùng ĐBSCL đã bị trói buộc trong tư duy "phải làm sao để duy trì cho được lối đi cũ”. Đó là làm sao giải quyết cho được hạn mặn, làm sao đắp bít cửa sông cho khỏi mặn, biển không “liên lạc” với sông mà biển vẫn khỏe mạnh cho nhiều cá tôm; làm sao đắp bít sông ngòi để trữ nước ngọt mùa khô mà sông ngòi không thành dòng sông đen… Trong khi đó, nếu chúng ta rẽ sang lối đi mới, thích ứng thay vì chống chọi thì hàng loạt những chuyện đang là "vấn đề" sẽ không còn là "vấn đề" nữa. Số vấn đề cần giải quyết sẽ ít hơn".

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu  Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại
Nhờ sự chuyển đổi và thích ứng, đã tạo nên sinh kế bền vững cho nông dân ĐBSCL. Ảnh: Tr.L.

Theo chuyên gia Thiện, rất may, Chính phủ đã có Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, với những định hướng mang tầm chiến lược. Thay vì đổ tiền vào chống chọi với thiên nhiên, mùa lũ "gồng mình" chống lũ, mùa khô "gồng mình" chống mặn, thì bây giờ chúng ta đã chuyển hướng, biết “thuận thiên” để thích ứng.

Sau 4 năm triển khai Nghị quyết số 120, tại nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL đã có những mô hình thuận thiên, hiệu quả, mang lại sinh kế đủ đầy cho người dân. Và ở đó, Nghị quyết số 120 là “cơ hội vàng” để ÐBSCL bứt phá và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.

Như tỉnh Sóc Trăng tập trung xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo 3 trọng tâm là: Thủy sản - cây ăn quả - lúa dựa trên các vùng sinh thái nước ngọt, nước lợ, nước mặn. Các cấp, các ngành đã tăng cường phổ biến sâu rộng trong cộng đồng dân cư về tác động của biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu  Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại
Nền nông nghiệp ĐBSCL đang "thuận thiên" để phát triển. Trong ảnh: Thu hoạch khóm ở ĐBSCL. Ảnh: Tr.L.

Còn tại Hậu Giang, tỉnh này đã tập trung nguồn lực xây dựng ngành nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, đầu tư trọng điểm khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng các vùng nguyên liệu và đầu tư hạ tầng hỗ trợ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng thủy sản - trái cây - lúa gạo. Tỉnh đã chuyển đổi gần 2.000 héc ta đất vườn tạp, đất mía kém hiệu quả và lúa 3 vụ sang trồng cây ăn quả, rau màu, nuôi thủy sản. Cùng với đó, tỉnh chủ động bố trí nguồn lực thực hiện sớm việc nạo vét hệ thống thủy lợi để trữ nước ngọt và ngăn mặn. Tăng cường tuyên truyền đến người dân, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Mới đây, trong chuyến khảo sát trực tiếp đê biển ở tỉnh Cà Mau, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan lưu ý, các khu vực ven biển thuộc vùng bán đảo Cà Mau chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Thời gian qua, Trung ương đã hỗ trợ đầu tư hạ tầng đê biển nhằm giảm thiểu tác động, thiệt hại do sạt lở gây ra. Tuy nhiên, về lâu dài, tỉnh Cà Mau và các địa phương khác cần có kế hoạch, tầm nhìn dài hạn về ứng phó với sạt lở. Theo đó, cùng với biện pháp của các công trình “cứng” thì cần có những giải pháp “mềm” về phi công trình nhằm thích ứng với chủ trương “thuận thiên” theo Nghị quyết số 120 của Chính phủ…

ĐBSCL: Nhiều kiến nghị thiết thực của người lao động gửi đến Quốc hội ĐBSCL: Nhiều kiến nghị thiết thực của người lao động gửi đến Quốc hội

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam - Thái Thu Xương cảm ơn và ghi nhận những ý kiến xác đáng của bà con cử ...

Huy động mọi nguồn lực chăm lo cho người lao động Huy động mọi nguồn lực chăm lo cho người lao động

Tính đến ngày 7/6, Cụm thi đua 12 LĐLĐ tỉnh khu vực ĐBSCL có 138.769 sáng kiến tham gia Chương trình, đạt tỉ lệ 147% ...

Sẵn sàng khởi công tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên ở ĐBSCL Sẵn sàng khởi công tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên ở ĐBSCL

Đây là dự án đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn, khi hoàn thành, sẽ tạo việc làm, thu nhập cho người lao ...

TRẦN LƯU

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện giáo trình an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Chiến lược an toàn

Hoàn thiện giáo trình an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện nội dung giáo trình an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào chương trình giảng dạy chính thức tại 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Nếu không có quyết sách thì công nhân còn chờ đợi mãi nhà ở

Chiến lược an toàn

Nếu không có quyết sách thì công nhân còn chờ đợi mãi nhà ở

Trước ý kiến cho rằng không nên giao Tổng LĐLĐ Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở, nhà lưu trú công nhân, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu không quyết chính sách thì công nhân còn phải chờ đợi rất lâu mới có nhà ở.

Bộ Xây dựng: Tháo gỡ vướng mắc về 3 điều kiện để công nhân mua được nhà ở xã hội

Chiến lược an toàn

Bộ Xây dựng: Tháo gỡ vướng mắc về 3 điều kiện để công nhân mua được nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở năm 2014 quy định, các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội (bao gồm cả hình thức mua, thuê, thuê mua) phải đồng thời đảm bảo 3 điều kiện về nhà ở, về cư trú và về thu nhập.

Đọc thêm

Nếu được kéo dài niên hạn đầu máy, toa xe lửa, VNR phải cam kết đảm bảo an toàn

Chiến lược an toàn

Nếu được kéo dài niên hạn đầu máy, toa xe lửa, VNR phải cam kết đảm bảo an toàn

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) nghiên cứu, bổ sung về tính hiệu quả kinh tế, tính khả thi của dự án đầu tư 114 đầu máy tính đến năm 2026. Trong trường hợp được kéo dài niên hạn, VNR phải cam kết đảm bảo an toàn...

Diễn tập chữa cháy, cứu người tại Công ty CP Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng

Chiến lược an toàn

Diễn tập chữa cháy, cứu người tại Công ty CP Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng

Sáng 24/6, Công ty CP Đường sắt Quảng Nam-Đà Nẵng phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) quận Thanh Khê tổ chức diễn tập phương án phối hợp chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023 cho cán bộ, công nhân viên ngành Đường sắt tại trụ sở Công ty.

Thanh  Hoá: Sẽ kiểm tra 67 cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng

Chiến lược an toàn

Thanh Hoá: Sẽ kiểm tra 67 cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 19/6/2023 về ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ

Chiến lược an toàn

Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ

Nắm bắt xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và định hướng, chiến lược chuyển đổi số Quốc gia, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hải Phòng đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện công tác chuyển đổi số, đặc biệt là trong việc triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần kiến tạo và xây dựng thành công ngành BHXH số, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp toàn diện hơn trong lĩnh vực BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nhiều hoạt động thiết thực cải thiện môi trường làm việc cho công nhân

Doanh nghiệp

Nhiều hoạt động thiết thực cải thiện môi trường làm việc cho công nhân

Bám sát chủ đề "Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức", trong Tháng Công nhân năm 2023, Công ty Than Dương Huy đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm cải thiện môi trường làm việc, chăm lo đoàn viên, người lao động.

Đào tạo kỹ năng cho lao động ngành CN chế biến chế tạo tại doanh nghiệp FDI

Chiến lược an toàn

Đào tạo kỹ năng cho lao động ngành CN chế biến chế tạo tại doanh nghiệp FDI

Mới đây Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã phối hợp với ManpowerGroup Việt Nam khảo sát thực trạng và nhu cầu kỹ năng của lao động trong các ngành công nghiệp (CN) chế biến chế tạo tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023.

Thái Bình: Đổi mới theo mô hình 5S, chú trọng cải thiện điều kiện làm việc

Chiến lược an toàn

Thái Bình: Đổi mới theo mô hình 5S, chú trọng cải thiện điều kiện làm việc

“Cứ về Thái Bình đi, Thái Bình 5S rồi, đổi mới lắm rồi, nhiều điều hay lắm đấy!”, đồng chí Phạm Thị Thắng - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Bình đưa ra lời mời với chúng tôi một cách hết sức tự tin. Thế là chúng tôi lên đường, thẳng tiến về "quê hương năm tấn", theo chân đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.

Thận trọng trong hiện đại hóa đội tàu biển để giảm thiểu rủi ro

Chiến lược an toàn

Thận trọng trong hiện đại hóa đội tàu biển để giảm thiểu rủi ro

Chiều ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã có buổi làm việc với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC). Bộ trưởng đề nghị VIMC tập trung phát triển, hiện đại hóa đội tàu biển nhưng phải thận trọng để giảm rủi ro trong đầu tư.

Nghịch lý công nhân mất việc, doanh nghiệp khát lao động

Chiến lược an toàn

Nghịch lý công nhân mất việc, doanh nghiệp khát lao động

Bên cạnh những doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, công nhân, lao động bị cắt toàn bộ giờ làm thêm, vẫn còn nhiều đơn vị đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng nhân sự, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm.

Doanh nghiệp tăng chế độ đãi ngộ để thu hút người lao động

Chiến lược an toàn

Doanh nghiệp tăng chế độ đãi ngộ để thu hút người lao động

Dịp cuối năm, thị trường lao động tại Hà Nội diễn ra khá sôi động. Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh nhu cầu tuyển dụng nhân sự, phụ vụ việc sản xuất, kinh doanh dịp lễ, Tết. Không ít đơn vị đưa ra mức lương, thưởng hấp dẫn để tuyển dụng đủ số lượng người lao động.

Lãnh đạo TP. HCM đưa giải pháp hỗ trợ công nhân mất việc và doanh nghiệp đang gặp khó

Chiến lược an toàn

Lãnh đạo TP. HCM đưa giải pháp hỗ trợ công nhân mất việc và doanh nghiệp đang gặp khó

Trước tình trạng một số doanh nghiệp ở TP. HCM đã buộc phải sa thải lao động do thiếu đơn hàng, lãnh đạo Thành phố cho biết sẽ có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ công nhân mất việc và doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Gần 5.300 công nhân sắp mất việc ở An Giang: Những nỗi lo không chỉ với người lao động

Chiến lược an toàn

Gần 5.300 công nhân sắp mất việc ở An Giang: Những nỗi lo không chỉ với người lao động

Dù tổ chức Công đoàn luôn sát cánh, nhưng đằng sau câu chuyện hơn 5.000 công nhân tại Cty TNHH An Giang Samho (Khu Công nghiệp Bình Hoà - tỉnh An Giang) sắp mất việc vẫn luôn canh cánh nỗi lo…

Hà Nội hỏa tốc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng bán xăng dầu bằng chai, lọ tự phát

Tin tức

Hà Nội hỏa tốc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng bán xăng dầu bằng chai, lọ tự phát

Ban chỉ đạo 389 Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Củng cố niềm tin của người lao động vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Chiến lược an toàn

Củng cố niềm tin của người lao động vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Việt Nam đã thực hiện công tác chi trả gói hỗ trợ người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhanh chóng, kịp thời, đúng người, đúng quy định của Nghị quyết số 24, được người lao động, người sử dụng lao động ghi nhận, đánh giá cao.

Kịch bản nào cho sự ổn định và phát triển giá xăng dầu trong nước và thế giới

Chiến lược an toàn

Kịch bản nào cho sự ổn định và phát triển giá xăng dầu trong nước và thế giới

Trong bối cảnh các nền kinh tế đang tăng tốc mạnh mẽ, cộng thêm những bất ổn địa chính trị, giá xăng dầu đã từng tăng lên mức cao vượt xa mọi dự đoán trước đó, và mặc dù hiện tại giá nhiên liệu có phần giảm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá nhiên liệu sớm được bình ổn, viễn cảnh tăng giá vẫn đang ở trước mắt.

Việt Nam giai đoạn dân số "vàng", nhưng chất lượng lao động chưa "vàng"

Chiến lược an toàn

Việt Nam giai đoạn dân số "vàng", nhưng chất lượng lao động chưa "vàng"

Tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ tại Việt Nam chỉ đạt 26,1%, cơ cấu lao động phần lớn có kỹ năng hạn chế, thu nhập thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường.

Để bác sĩ không còn trăn trở về trang thiết bị y tế giá rẻ

Chiến lược an toàn

Để bác sĩ không còn trăn trở về trang thiết bị y tế giá rẻ

Không chỉ y bác sĩ mà chính người dân càng mong muốn được sử dụng trang thiết bị y tế như dao mổ, dây truyền dịch hay ống sonde có chất lượng, tuy nhiên những rào cản pháp lý khiến cho việc mua sắm, đấu thầu gặp rất nhiều khó khăn...

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa đến môi trường sống

Chiến lược an toàn

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa đến môi trường sống

Ô nhiễm do rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề gây nhức nhối toàn cầu. Bên cạnh việc gây ảnh hưởng đến môi trường sống, rác thải nhựa đã và đang đe dọa rất lớn đến hệ sinh thái bao gồm người và động thực vật

Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản?

Chiến lược an toàn

Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản?

Với 70% dân số sống bằng nghề nông và nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng nước ta chưa có những giải pháp tối ưu về thị trường quốc nội và xuất khẩu. Phải làm gì để lợi tức đi liền với sản lượng? Và phải làm gì để có một thị trường ổn định?

Lợi ích và trở ngại của chính sách tăng lương tối thiểu?

Chiến lược an toàn

Lợi ích và trở ngại của chính sách tăng lương tối thiểu?

Tăng lương tối thiểu được thực hiện dựa trên một loạt các yếu tố về quy luật phát triển kinh tế và nhiều khía cạnh xã hội khác nhau. Nhiều lý thuyết kinh tế đã tập trung nghiên cứu về vấn đề này dựa trên các giả định và thực trạng kinh tế xã hội của vùng, quốc gia.