Thứ bảy 27/04/2024 01:37

Cách nhận biết các hình thức lừa đảo

Lâu nay, các vụ lừa đảo diễn ra như cơm bữa. Mỗi năm, người dân và các tổ chức bị bọn lừa đảo lấy mất rất nhiều tiền và tài sản. Tuy chưa có thống kê chi tiết nhưng ước chừng cũng phải hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng.
Cách nhận biết các hình thức lừa đảo
Ảnh minh họa. Nguồn: tuoitre.vn

Thủ đoạn của bọn lừa đảo rất tinh vi và "muôn hình vạn trạng", với các thủ thuật của công nghệ cao. Thật khó có thể tin tình huống: là một giám đốc doanh nghiệp nhưng khi nghe cuộc gọi và chuyển tiền vào tài khoản do người ta chỉ bảo. Sau khi chuyển tiền, mới phát hiện ra là bị lừa đảo, mới tá hỏa đi tìm thì chẳng biết gì về người ta, là ai và ở đâu.

Những kẻ lừa đảo thường có một số "chiêu" cơ bản: Một là bán hàng giả, hàng dởm. Hai là gạ gẫm “đầu tư” để chiếm đoạt tiền. Ba là dọa nạt cho sợ mà phải nộp tiền. Bốn là đánh cắp thông tin cá nhân để đánh cắp tiền trong tài khoản.

Mục đích của các thủ thuật mà kẻ lừa đảo nhắm đến là làm sao cho bạn nhanh chóng đưa tiền cho chúng hoặc để lộ thông tin về tài khoản cá nhân.

Sau đây là một số lưu ý để bạn nhận diện kẻ lừa đảo:

1. Người đàng hoàng thì không sợ lộ. Cổ nhân dạy “Quân tử đi không thay tên, ngồi không đổi họ”. Người đàng hoàng thì khi bán hàng hay dịch vụ không ngại cho khách hàng biết mình là ai và đang ở đâu, muốn tìm mình thì làm thế nào và nếu muốn sẽ dễ dàng kiểm tra được thông tin họ đã nói.

Người sợ người ta biết mình là ai, tên gì, ở đâu, … thông tin cá nhân khó kiểm tra đúng sai, là người mờ ám, ta không nên giao dịch, làm ăn với họ.

2. Kẻ giả mạo thì hay vội vàng. Có người lạ xưng là người này, người kia đến gặp hoặc gọi điện hay nhắn tin, rồi đưa ra lý do có vẻ rất có lý để thúc giục ta phải làm gấp một việc gì đó hay chuyển tiền gấp. Ta biết đó là kẻ lừa đảo. Do kẻ giả mạo rất sợ kéo dài các giao dịch sẽ bị phát hiện các thủ đoạn nên thường tạo cớ để thúc giục bạn chuyển tiền gấp trong thời gian nào đó, “nếu không (đe dọa) sẽ hỏng việc”.

Người đàng hoàng thì không như vậy. Với số tiền càng lớn thì người ta lại càng bình tĩnh, thong thả. Thế nên, trước khi làm gì có liên quan đến ai, hay theo yêu cầu của ai, đặc biệt là trước khi đưa hay chuyển tiền cho ai thì không được quên yêu cầu họ cung cấp thông tin cá nhân như: Họ tên, điện thoại, chỗ ở, nơi làm việc, ...

Nếu họ từ chối cung cấp thông tin như vậy, thì họ không đáng tin cậy để ta chuyển tiền. Sau khi họ cung cấp thì phải kiểm tra, xác thực thông tin.

3. Nguyên tắc trong mọi giao dịch: Phải luôn đảm bảo sẽ tìm được người mình định chuyển tiền nếu mình muốn tìm người đó. Nếu không có được sự đảm bảo như vậy thì không chuyển tiền cho bất cứ ai.

Những kẻ lừa đảo thường nắm bắt tâm lý của đối tượng, nhắm vào điểm yếu để thực hiện. Sau đây là 2 tình huống mà người ta thường mắc phải:

1. Đánh vào lòng tham: Khi lòng tham của con người nổi lên thì sẽ bị che mờ cả mắt, che mờ cả trí. Khi tham, nhất thời, người thông minh bỗng nhiên trở lên ngu đần, người cẩn thận bỗng dưng rất sơ hở. Bọn lừa đảo đưa ra những mối lợi lớn để nhử (ví dụ: "Đầu tư lãi rất cao, chẳng cần làm gì cả cũng giàu, ..."). Người thường thấy rất vô lý nhưng người tham thì chẳng còn nghĩ được, chỉ nghĩ đến mình sẽ giàu nhanh và làm theo hướng dẫn của chúng.

Rất nhiều vụ lừa đảo lặp lại cùng một chiêu thức, người trước đã bị lừa mất tiền nhưng người sau vẫn "dính" như thường. Nên để tránh bị lừa, thì phải tự chữa bệnh tham. “Đừng mong không làm mà vẫn hưởng, đừng tưởng không khó mà vẫn giàu”.

2. Đánh vào nỗi sợ hãi: Khi sợ hãi, người ta sẽ mất sự khôn ngoan. Nên nếu có điều gì mà bạn phải lo sợ thì bọn lừa đảo luôn bám vào đó để thực hiện các thủ đoạn. Trò lừa “đánh vào nỗi sợ hãi” ở đây không phải là trò tống tiền như ta thường thấy, mà là “đánh vào nỗi sợ hãi khiến cho mất tỉnh táo” để thực hiện hành vi lừa. Sau khi mất tiền bạn mới biết là mình bị lừa.

Ví dụ: Bạn làm ăn với người nước ngoài, tuy không phải là việc bị pháp luật cấm nhưng cũng có thể có những thủ tục pháp lý gì đó còn chưa hoàn thiện. Bọn lừa đảo biết được điều đó, chúng giả danh là người của cơ quan an ninh gọi điện hoặc đến "nói bóng gió" ẩn ý đe dọa, yêu cầu bạn cung cấp thông tin hay nộp tiền để chúng “giúp đỡ giải quyết cho êm thấm”. Sự “sợ hãi làm mất trí khôn” nhất thời đã làm cho bạn không còn bình tĩnh được.

Để chữa bệnh sợ hãi này, hãy nhớ rằng: Đừng làm gì vì sợ hãi, chỉ làm vì thấy nên làm. Dù bạn có điểm yếu với pháp luật, bọn lừa đảo còn sợ đối diện pháp luật hơn nhiều. Nên kéo dài thời gian, chúng sẽ bỏ từ bỏ. Còn nếu đúng là cơ quan chức năng thật sự tìm ra sai phạm của bạn để làm việc với bạn thì họ cũng chẳng cần vội vàng gì, bạn có nhanh cũng chẳng thoát được tội. Cho nên, dù thế nào cũng không được vội vàng mà làm theo chỉ dẫn của ai khi họ hăm dọa mình.

Giữ cho mình không tham, không sợ hãi thì kẻ lừa đảo sẽ tránh xa mình trước.

TRẦN VĂN SỸ

Tin cùng chuyên mục

Du xuân đầu năm và những bí quyết an toàn công nhân cần lưu ý

Kỹ năng sống

Du xuân đầu năm và những bí quyết an toàn công nhân cần lưu ý

Du xuân là dịp để công nhân được nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả và tái tạo năng lượng, sẵn sàng cho một năm làm việc mới. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Chính sách trợ cấp cho trẻ mầm non là con công nhân tại khu công nghiệp

Kỹ năng sống

Chính sách trợ cấp cho trẻ mầm non là con công nhân tại khu công nghiệp

Trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, không quá 9 tháng/năm học.

Hiểm họa từ bình gas mini: Công nhân cần biết các nguyên tắc an toàn

Kỹ năng sống

Hiểm họa từ bình gas mini: Công nhân cần biết các nguyên tắc an toàn

Mặc dù đã được cơ quan chức năng khuyến cáo nguy cơ cháy nổ, đe dọa tính mạng và tài sản, nhưng hằng ngày nhiều công nhân vẫn dùng bình gas mini tái sử dụng vì tiện và rẻ.

Cháy gia tăng và biện pháp phòng cháy hữu hiệu

Kỹ năng sống

Cháy gia tăng và biện pháp phòng cháy hữu hiệu

Hơn ai hết, mỗi người hãy chủ động trang bị cho mình những kiến thức phòng cháy, chữa cháy (PCCC) cơ bản để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Ổn định tâm lý sau những cú sốc bất ngờ

Kỹ năng sống

Ổn định tâm lý sau những cú sốc bất ngờ

Mất người thân là những nỗi đau không nói nên lời của những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini Khương Hạ (Hà Nội) vào đêm ngày 12, rạng sáng 13/9. Đã hơn 2 tuần trôi qua nhưng tâm lý của nhiều người vẫn hoảng loạn và chất chứa nỗi đau.

Đọc thêm

Gìn giữ hạnh phúc gia đình trước những cám dỗ

Kỹ năng sống

Gìn giữ hạnh phúc gia đình trước những cám dỗ

Có những gia đình đứng trước bờ vực tưởng chừng tan vỡ. Buông bỏ hay tiếp tục đều là quyết định của mỗi người.

Cảnh báo những hành vi gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm

Kỹ năng sống

Cảnh báo những hành vi gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết, gần đây, cơ quan BHXH và cơ quan chức năng có liên quan đã phát hiện, xử lý một số vụ việc vi phạm trong lĩnh vực BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) ở một số địa phương.

Yêu cầu loại bỏ các SIM "rác" không để lợi dụng hoạt động "tín dụng đen"

Kỹ năng sống

Yêu cầu loại bỏ các SIM "rác" không để lợi dụng hoạt động "tín dụng đen"

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24/8/2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”. Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an ứng dụng dữ liệu dân cư đẩy mạnh công tác rà soát, xác thực các thuê bao Internet, thuê bao di động, loại bỏ ngay các SIM "rác" không để các đối tượng lợi dụng hoạt động "tín dụng đen".

Đà Nẵng: Khuyến cáo du khách và người dân bảo quản tài sản khi vui chơi tắm biển

Kỹ năng sống

Đà Nẵng: Khuyến cáo du khách và người dân bảo quản tài sản khi vui chơi tắm biển

Hiện nay, TP. Đà Nẵng đang trong mùa cao điểm du lịch biển, du khách cũng như người dân địa phương khi vui chơi, tắm biển có tâm lý chủ quan và thỏa mái khi để lại tư trang như túi xách, điện thoại, ví tiền trên bãi cát mà không có người trông giữ. Điều này đã tạo điều kiện cho một số kẻ gian quan sát, lợi dụng sơ hở để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

Người lao động cần làm gì khi bị say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nắng nóng

Bạn cần biết

Người lao động cần làm gì khi bị say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nắng nóng

Vào những ngày nắng cao điểm, nhiệt độ tăng đột ngột, người lao động (NLĐ) phải làm việc ở ngoài trời rất dễ bị say nắng, say nóng, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong. Vì thế, NLĐ cần biết cách xử trí kịp thời khi bị say nắng, say nóng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, gây hậu quả nghiêm trọng.

Những kỹ năng quan trọng khi sơ cứu cho trẻ bị đuối nước

Kỹ năng sống

Những kỹ năng quan trọng khi sơ cứu cho trẻ bị đuối nước

Mùa hè là thời điểm các bé đi bơi nhiều, tỷ lệ bị đuối nước cũng tăng cao. Khi trẻ bị đuối nước, chúng ta cần nắm được những kỹ năng sơ cứu ban đầu để giúp trẻ qua cơn nguy kịch, đảm bảo tính mạng.

Báo động … vấn nạn bạo lực học đường

Tin tức

Báo động … vấn nạn bạo lực học đường

Thời gian gần đây, vấn nạn bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng với mức độ phức tạp, trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội. Hàng loạt vụ việc xảy ra cho thấy mức độ ngày càng nghiêm trọng, nguyên nhân đều xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống, nói xấu nhau trên mạng và rồi để lại những hậu quả hết sức đau lòng.

Cẩn trọng với nguy cơ cháy nổ khu trọ công nhân

Kỹ năng sống

Cẩn trọng với nguy cơ cháy nổ khu trọ công nhân

Thu nhập thấp, nhiều công nhân lao động làm việc tại khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) chấp nhận thuê trọ tại những căn phòng chật chội, xuống cấp, nguy cơ cháy nổ cao.

Những nguy cơ tiềm ẩn từ tình trạng ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh

Kỹ năng sống

Những nguy cơ tiềm ẩn từ tình trạng ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh

Cứ mỗi khi triều cường, mưa lớn, người dân TP. Hồ Chí Minh lại “kêu trời” vì phải chịu cảnh ngập lụt. Nước dâng khiến cuộc sống, sinh hoạt mọi người bị đảo lộn, tài sản hư hỏng, bệnh tật kéo dài.

Câu cá dưới dòng điện cao thế - đừng “đùa giỡn” với tử thần!

Kỹ năng sống

Câu cá dưới dòng điện cao thế - đừng “đùa giỡn” với tử thần!

Đi câu tại những nơi có dòng điện cao thế, hoặc đi câu trong thời tiết mưa, có sấm sét ... sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người câu.

Cách sơ cấp cứu kịp thời cho người bị bỏng điện

Kỹ năng sống

Cách sơ cấp cứu kịp thời cho người bị bỏng điện

Nhiều vụ tai nạn do điện giật dẫn đến bỏng trên các công trường xây dựng đã đưa ra lời cảnh báo cấp thiết về đảm bảo an toàn điện và sự cần thiết phải biết cách sơ cứu kịp thời cho nạn nhân bị bỏng điện.

Rò rỉ khí gas: Nguy cơ mất mạng từ sự bất cẩn

Kỹ năng sống

Rò rỉ khí gas: Nguy cơ mất mạng từ sự bất cẩn

Rò rỉ khí gas luôn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn, có thể dẫn đến sự cố cháy, nổ nghiêm trọng, gây thiệt hại về tài sản, thậm chí tính mạng của con người.

Phòng chống hành vi quấy rối tình dục đối với lao động nữ

Kỹ năng sống

Phòng chống hành vi quấy rối tình dục đối với lao động nữ

Quấy rối tình dục (QRTD) nói chung và QRTD tại nơi làm việc nói riêng đang vấn nạn của mỗi quốc gia. Nó diễn ra một cách âm ỉ, nhức nhối, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và gây bức xúc cho người lao động (NLĐ) trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là lao động nữ (LĐN).

Làm gì để quạt điện không trở thành ‘sát thủ’ với trẻ nhỏ?

Kỹ năng sống

Làm gì để quạt điện không trở thành ‘sát thủ’ với trẻ nhỏ?

Sử dụng các thiết bị điện không đúng cách, đặc biệt là quạt điện, có thể dẫn đến tai nạn thương tâm, thậm chí là tử vong.

Vụ cháu bé 3 tuổi bị nhốt trong tủ đông: Điều kỳ diệu nào giúp cháu bé sống sót?

Kỹ năng sống

Vụ cháu bé 3 tuổi bị nhốt trong tủ đông: Điều kỳ diệu nào giúp cháu bé sống sót?

Sự việc cháu bé ở Hà Nam bị giấu vào thùng carton, bỏ vào tủ cấp đông, chèn túi đá lạnh khiến nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng, lo lắng. Câu hỏi đặt ra điều kỳ diệu nào giúp cháu bé vẫn sống sót? Cơ thể người bị nhốt trong tủ đông bao lâu thì tử vong?

5 loại đồ uống giải nhiệt, phòng ngừa say nắng, say nóng

Kỹ năng sống

5 loại đồ uống giải nhiệt, phòng ngừa say nắng, say nóng

Để phòng ngừa say nắng, say nóng trong điều kiện thời tiết nắng nóng của mùa hè, ngoài các biện pháp chống nắng, chúng ta cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt không để cơ thể bị thiếu nước, mất nước rất nguy hiểm.

Mạng xã hội có liên quan thế nào đến bệnh trầm cảm

Kỹ năng sống

Mạng xã hội có liên quan thế nào đến bệnh trầm cảm

Theo ước tính, khoảng 4 tỷ người trên khắp thế giới sử dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram. Thực trạng này đã thúc đẩy các chuyên gia sức khỏe tâm thần điều tra xem liệu sự phổ biến rộng rãi của mạng xã hội có đóng vai trò gì đối với bệnh trầm cảm hay không.

Lưu ý khi sạc pin điện thoại di động đề phòng nguy cơ cháy nổ

Kỹ năng sống

Lưu ý khi sạc pin điện thoại di động đề phòng nguy cơ cháy nổ

Thời gian qua, có nhiều vụ tai nạn gây thương vong bắt nguồn từ việc người sử dụng điện thoại di động sạc pin không đúng cách. Những lưu ý sau sẽ giúp bạn phòng tránh cháy nổ khi sạc điện thoại.

Ai bảo vệ trẻ trước những tác hại của điện thoại thông minh?

Kỹ năng sống

Ai bảo vệ trẻ trước những tác hại của điện thoại thông minh?

Bệnh viện Tâm thần Trung ương I gần đây tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em 12, 13 tuổi vào điều trị tâm thần vì nghiện điện thoại thông minh với các biểu hiện thiếu kiểm soát về cảm xúc và hành vi. Điều đó khiến việc bảo vệ trẻ trước những tác hại của điện thoại thông minh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Cảnh báo hiện tượng vu khống, hăm dọa để lừa đảo bằng cuộc gọi điện thoại

Kỹ năng sống

Cảnh báo hiện tượng vu khống, hăm dọa để lừa đảo bằng cuộc gọi điện thoại

Mới đây, Báo Tiền Phong có bài viết: "Cảnh báo: Mạo danh Cục Quản lý Giao thông đường bộ lừa sinh viên đóng phạt nguội". Bài báo cho thấy đã có những kẻ lừa đảo thông qua các cuộc điện thoại với sinh viên TP.HCM. Vấn nạn này không phải xa xôi mà đã hiện hữu sát sườn với nhiều người, đe dọa cuộc sống bình yên, làm mất an ninh trật tự.