Thứ năm 18/04/2024 15:29

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa đến môi trường sống

Ô nhiễm do rác thải nhựa đã trở thành một vấn đề gây nhức nhối toàn cầu. Bên cạnh việc gây ảnh hưởng đến môi trường sống, rác thải nhựa đã và đang đe dọa rất lớn đến hệ sinh thái bao gồm người và động thực vật

Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam là một trong 5 quốc gia hàng đầu phải chịu trách nhiệm cho khoảng 13 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm – đây là nhận định của ông Albert T. Lieberg, trưởng đại diện Tổ chức Liên Hiệp Quốc (FAO) ở Việt Nam. Ước tính riêng Việt Nam lượng rác thải nhựa đổ ra biển mỗi năm khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm (chiếm gần 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa, với con số "khổng lồ" 1,8 triệu tấn chất thải nhựa được tạo ra ở Việt Nam/năm và lượng nhựa tiêu thụ này còn tăng.

Cảnh báo tình trạng ô nhiễm từ rác thải nhựa
Rác thải nhựa được người dân xả tràn lan khắp nơi

Trung bình mỗi phút trên thế giới có khoảng 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm có khoảng 5000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Còn tại Việt Nam, bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1kg túi nilon/tháng, riêng hai thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và nilon.

Một điều đáng lưu ý là việc phân loại, thu hồi và xử lý rác thải tại Việt Nam còn rất hạn chế. Lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam, chiếm khoảng 8-12% chất thải rắn sinh hoạt. Nhưng 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn ra ngoài môi trường. Lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm. Đây là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí có thể dẫn đến thảm họa "ô nhiễm trắng" mà các chuyên gia đã gọi.

Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với những vấn đề rất lớn do rác thải nhựa gây ra và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do thói quen tiêu dùng nhanh, sử dụng các vật liệu, đồ dùng bằng nhựa lớn, mỗi năm Việt Nam thải ra môi trường hàng ngàn tấn rác thải nhựa. Điều này dẫn đến việc chúng ta đang phải đối mặt với những tác hại của rác thải nhựa lớn hơn bao giờ hết.

Ngay trong chính môi trường, rác thải nhựa cũng gây ra vô số những rắc rối như: Khó phân hủy, gây cản trở quá trình phát triển của cây cối, thực vật; rác thải nhựa lẫn trong thức ăn của các loài động vật dẫn đến tình trạng động vật bị chết hoặc bị thương do ăn nhầm; rác thải trôi nổi trên các bề mặt nước gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước, khiến các động vật dưới nước bị mắc phải (túi nilon, vòng nhựa, chai lọ...) và bị chết do ngạt khí...; rác thải nhựa khi chôn trong đất cũng khiến cho các vi sinh vật tốt trong đất bị chết và không thể sinh trưởng.

Mối đe dọa từ rác thải nhựa

Người dân cần nâng cao ý thức, xử lý, sử dụng rác thải nhựa đúng cách
Người dân cần nâng cao ý thức, xử lý, sử dụng rác thải nhựa đúng cách

Theo ghi nhận của chúng tôi tại các chợ, khu mua sắm ở Hà Tĩnh, các mặt hàng vẫn được đựng trong các sản phẩm nhựa sử dụng một lần như túi ni lông, ly nhựa, hộp nhựa... Đây là những sản phẩm được sử dụng nhiều vì giá thành rẻ và dễ mua.

Nếu mua với số lượng lớn, các loại đồ này chỉ có giá từ 200 - 500 đồng/cái. Cùng với đó, việc sử dụng các sản phẩm này đã trở thành thói quen tiêu dùng của nhiều người dân trong nhiều năm trở lại đây.

Cảnh báo tình trạng công dân xuất cảnh trái phép bị cưỡng bức lao động Thủ tướng yêu cầu báo cáo tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc Sử dụng 100% ống hút bằng giấy, Nestlé góp phần giảm khoảng 700 tấn rác thải nhựa mỗi năm

Không chỉ người mua mà người bán cũng dùng túi nilon, ly nhựa đựng đồ ăn uống cho khách. "Hiện giá nguyên liệu đầu vào ngày một tăng, muốn sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường nhưng rẻ là rất khó. Tôi cũng chỉ bán đồ ăn bình dân nên vật liệu đóng gói phải chọn loại rẻ để còn có lời", một tiểu thương tại chợ Hà Tĩnh cho hay.

Hằng ngày đi chợ, chị Hà Thị Thanh ở TP Hà Tĩnh cũng như nhiều phụ nữ khác dùng rất nhiều túi nilon đựng thực phẩm, rau quả... Bất cứ thứ gì cũng cho vào túi bóng treo lủng liểng ở móc xe mang về nhà vì nó tiện. Đã từng được nghe đến tác hại của túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng một lần như ống hút, cốc nhựa, hộp xốp, nước đóng chai nhựa… khi thải ra môi trường là khó phân hủy, chứ chị Thanh chưa biết những đồ dùng này chủ yếu được tái chế từ sản phẩm nhựa đã qua sử dụng.

Khi đựng thực phẩm, hóa chất có trong đó sẽ thôi nhiễm vào thức ăn, tích tụ vào cơ thể lâu ngày có thể gây ung thư và nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ. Chỉ đến khi được nghe đài báo tuyên truyền chị mới vỡ lẽ. Chị cho biết: "Đúng là tiện nhưng không hề lợi. Dùng đồ nhựa, túi nilon vô tội vạ như vậy quả là tác hại".

Hiện nay, với những các sản phẩm như cốc, dĩa, thìa, hộp xốp, túi ni lông... không khó để bắt gặp ở quán nước, quán cơm bình dân hoặc có thể tự mua trong các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, chợ với giá rất rẻ. Hàng chục nghìn hộp nhựa sử dụng một lần đựng đồ ăn, thức uống được tiêu thụ mỗi ngày đồng nghĩa với lượng nhựa khó phân hủy bị vứt ra ngoài môi trường.

Chúng ta nên biết, chỉ một chiếc túi nilon nhỏ nhưng phải mất ít nhất 100 năm mới có thể phân hủy, một chiếc chai nhựa dù nhỏ cũng cần ít nhất gần 200 năm mới phân hủy được

Các chất thải nhựa và túi nilon khó phân hủy được tái chế với tỷ lệ rất thấp, phần lớn là chôn, lấp, đốt hoặc hiên ngang nằm chờ trên những bãi rác. Một phần được thả trôi ra biển, ra đại dương, giết chết hàng nghìn loài cá và sinh vật biển. Những cái chết thương tâm của những loài sinh vật biển khi nuốt phải chai, lọ, vật dụng bằng nhựa. Hay những chiếc túi nilon giống như chiếc lưới tử thần không lối thoát, đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều loài sinh vật hiện nay.

Những chất thải nhựa, túi nilon còn lại "nằm chờ" ở những bãi rác, gây ô nhiễm môi trường. Các hoạt động chôn lấp, đốt không thể giúp phân hủy chúng mà còn gây ra các khí thải độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Việc chôn lấp, gây ô nhiễm nguồn nước, làm chết các loài vi sinh vật có lợi dưới lòng đất, các hoạt động nuôi trồng trên vùng đất đầy rác thải cũng cho hiệu quả kinh tế kém, và chính điều này đã phần nào hủy diệt môi trường sống và môi trường tự nhiên của chúng ta.

Đánh giá về mối nguy hại của rác thải nhựa hiện nay, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng cho biết, hiện các sản phẩm túi nilon và các bao bì bằng nhựa đã trở thành vật dụng rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày, gắn với thói quen sử dụng trong cuộc sống của đa số người dân. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon và chai nhựa được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ đến các siêu thị và những trung tâm thương mại lớn. Do vậy, một lượng rất lớn túi nilon và bao bì bằng nhựa được sử dụng và sau đó thải ra môi trường hàng ngày, gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái nếu không được quản lý phù hợp.

Để quản lý tốt hơn vấn đề chất thải nhựa và túi nilon, từ năm 2018, Bộ TN&MT đã phát động phong trào Chống rác thải nhựa và được cộng đồng hưởng ứng, quan tâm, đồng thuận cao. Đặc biệt, các, Bộ, ngành và địa phương, toàn xã hội đã cùng chung tay tham gia phong trào, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, của xã hội về tiêu dùng và quản lý chất thải nhựa phát sinh cũng như thúc đẩy các biện pháp thiết thực nhằm giảm thiểu phát sinh về thu gom, xử lý chất thải nhựa một cách hiệu quả.

Xử lý rác thải nhựa đúng cách

Các sản phẩm làm từ nhựa có đặc tính là bền, tiện dụng và rất rẻ. Vì thế việc loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm nhựa ra khỏi cuộc sống là điều không thể thực hiện được. Chính vì vậy mỗi người dân cần phải có phương án xử lý rác thải nhựa đúng cách, làm sao không ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của chính bản thân.

Các hộ gia đình nên hạn chế đốt rác thải hay chôn thấp mà hãy phân loại và thu gom và chuyển cho đơn vị xử lý. Bởi vì trong chất thải nhựa có một hàm lượng lớn carbon và hidro, khi đốt sẽ tạo ra những chất độc nguy hiểm cho con người. Có thể gây ra bệnh: giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và thậm chí là ung thư. Ngoài ra, những hợp chất hữu cơ bay hơi như VOCs, dioxin, furan có trong quá trình đốt rác thải nhựa cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng không khí. Về lâu dài sẽ có khả năng gây ảnh hưởng tới tầng ozone.

Chúng ta nên tái chế và sử dụng lại những đồ nhựa trong cuộc sống hàng ngày như làm những lọ hoa để bàn, đồ chơi trẻ em,… để góp phần giảm lượng rác thải nhựa.

Xử lý rác thải nhựa đúng cách là ưu tiên hàng đầu hiện nay để góp phần bảo vệ môi trường. Vì thế mỗi người hãy chung tay, thay đổi từ hôm nay để có một môi trường trong lành và cuộc sống tốt đẹp hơn!

Hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung chỉ đạo thực hiện Đề án Xây dựng trung tâm quốc tế về rác thải nhựa đại dương; xây dựng Đề án "Tăng cường quản lý rác thải nhựa ở Việt Nam" để tăng cường năng lực quản lý chất thải nhựa. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, nhất là các địa phương có biển, để triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi trường biển.
Tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, trang thông tin điện tử Tiêu chí nhận diện “báo hoá” tạp chí, trang thông tin điện tử

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định 1418/QĐ-BTTTT ban hành Bộ Tiêu chí nhận diện “báo hóa” các loại hình ấn phẩm ...

Những con số cảnh báo đằng sau các đám cháy ở Hà Nội Những con số cảnh báo đằng sau các đám cháy ở Hà Nội

Liên tiếp những vụ cháy xảy ra trên địa bàn Hà Nội dấy lên những lo ngại lớn. Và vừa xong, Hà Nội đã công ...

Mưa dông bao trùm miền Bắc, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi Mưa dông bao trùm miền Bắc, cảnh báo lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi

Ngày 21/8, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa và dông, có nơi mưa to đến rất to. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt ...

NGUYẾN SƠN - MINH THUỲ (Báo Sức khoẻ & Đời sống)
suckhoedoisong.vn/

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện giáo trình an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Chiến lược an toàn

Hoàn thiện giáo trình an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Trong giai đoạn 2021 - 2025, Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoàn thiện nội dung giáo trình an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào chương trình giảng dạy chính thức tại 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Nếu không có quyết sách thì công nhân còn chờ đợi mãi nhà ở

Chiến lược an toàn

Nếu không có quyết sách thì công nhân còn chờ đợi mãi nhà ở

Trước ý kiến cho rằng không nên giao Tổng LĐLĐ Việt Nam làm chủ đầu tư xây dựng nhà ở, nhà lưu trú công nhân, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu không quyết chính sách thì công nhân còn phải chờ đợi rất lâu mới có nhà ở.

Bộ Xây dựng: Tháo gỡ vướng mắc về 3 điều kiện để công nhân mua được nhà ở xã hội

Chiến lược an toàn

Bộ Xây dựng: Tháo gỡ vướng mắc về 3 điều kiện để công nhân mua được nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, Luật Nhà ở năm 2014 quy định, các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội (bao gồm cả hình thức mua, thuê, thuê mua) phải đồng thời đảm bảo 3 điều kiện về nhà ở, về cư trú và về thu nhập.

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu  Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại

Chiến lược an toàn

Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long: “Thích ứng” là chìa khóa để tồn tại

Sạt lở chỉ là một trong số các loại hình thiên tai, không chỉ “nuốt” đất đai nhà cửa, mà còn đẩy người dân vào cảnh khốn cùng, mất đi công ăn việc làm. Trước thực trạng trên, việc “thích ứng” sẽ là chìa khóa để tồn tại đối với vùng đất mà phần lớn sinh kế người dân phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên…

Nếu được kéo dài niên hạn đầu máy, toa xe lửa, VNR phải cam kết đảm bảo an toàn

Chiến lược an toàn

Nếu được kéo dài niên hạn đầu máy, toa xe lửa, VNR phải cam kết đảm bảo an toàn

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) nghiên cứu, bổ sung về tính hiệu quả kinh tế, tính khả thi của dự án đầu tư 114 đầu máy tính đến năm 2026. Trong trường hợp được kéo dài niên hạn, VNR phải cam kết đảm bảo an toàn...

Đọc thêm

Diễn tập chữa cháy, cứu người tại Công ty CP Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng

Chiến lược an toàn

Diễn tập chữa cháy, cứu người tại Công ty CP Đường sắt Quảng Nam - Đà Nẵng

Sáng 24/6, Công ty CP Đường sắt Quảng Nam-Đà Nẵng phối hợp với Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) quận Thanh Khê tổ chức diễn tập phương án phối hợp chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2023 cho cán bộ, công nhân viên ngành Đường sắt tại trụ sở Công ty.

Thanh  Hoá: Sẽ kiểm tra 67 cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng

Chiến lược an toàn

Thanh Hoá: Sẽ kiểm tra 67 cơ sở khai thác, chế biến đá làm vật liệu xây dựng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 2130/QĐ-UBND ngày 19/6/2023 về ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ

Chiến lược an toàn

Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, nâng cao chất lượng phục vụ

Nắm bắt xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu và định hướng, chiến lược chuyển đổi số Quốc gia, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hải Phòng đã nỗ lực, quyết tâm thực hiện công tác chuyển đổi số, đặc biệt là trong việc triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần kiến tạo và xây dựng thành công ngành BHXH số, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội, phục vụ người dân và doanh nghiệp toàn diện hơn trong lĩnh vực BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nhiều hoạt động thiết thực cải thiện môi trường làm việc cho công nhân

Doanh nghiệp

Nhiều hoạt động thiết thực cải thiện môi trường làm việc cho công nhân

Bám sát chủ đề "Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức", trong Tháng Công nhân năm 2023, Công ty Than Dương Huy đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm cải thiện môi trường làm việc, chăm lo đoàn viên, người lao động.

Đào tạo kỹ năng cho lao động ngành CN chế biến chế tạo tại doanh nghiệp FDI

Chiến lược an toàn

Đào tạo kỹ năng cho lao động ngành CN chế biến chế tạo tại doanh nghiệp FDI

Mới đây Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã phối hợp với ManpowerGroup Việt Nam khảo sát thực trạng và nhu cầu kỹ năng của lao động trong các ngành công nghiệp (CN) chế biến chế tạo tại các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023.

Thái Bình: Đổi mới theo mô hình 5S, chú trọng cải thiện điều kiện làm việc

Chiến lược an toàn

Thái Bình: Đổi mới theo mô hình 5S, chú trọng cải thiện điều kiện làm việc

“Cứ về Thái Bình đi, Thái Bình 5S rồi, đổi mới lắm rồi, nhiều điều hay lắm đấy!”, đồng chí Phạm Thị Thắng - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Bình đưa ra lời mời với chúng tôi một cách hết sức tự tin. Thế là chúng tôi lên đường, thẳng tiến về "quê hương năm tấn", theo chân đoàn công tác của LĐLĐ tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh.

Thận trọng trong hiện đại hóa đội tàu biển để giảm thiểu rủi ro

Chiến lược an toàn

Thận trọng trong hiện đại hóa đội tàu biển để giảm thiểu rủi ro

Chiều ngày 9/2, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã có buổi làm việc với Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC). Bộ trưởng đề nghị VIMC tập trung phát triển, hiện đại hóa đội tàu biển nhưng phải thận trọng để giảm rủi ro trong đầu tư.

Nghịch lý công nhân mất việc, doanh nghiệp khát lao động

Chiến lược an toàn

Nghịch lý công nhân mất việc, doanh nghiệp khát lao động

Bên cạnh những doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, công nhân, lao động bị cắt toàn bộ giờ làm thêm, vẫn còn nhiều đơn vị đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng nhân sự, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm.

Doanh nghiệp tăng chế độ đãi ngộ để thu hút người lao động

Chiến lược an toàn

Doanh nghiệp tăng chế độ đãi ngộ để thu hút người lao động

Dịp cuối năm, thị trường lao động tại Hà Nội diễn ra khá sôi động. Nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh nhu cầu tuyển dụng nhân sự, phụ vụ việc sản xuất, kinh doanh dịp lễ, Tết. Không ít đơn vị đưa ra mức lương, thưởng hấp dẫn để tuyển dụng đủ số lượng người lao động.

Lãnh đạo TP. HCM đưa giải pháp hỗ trợ công nhân mất việc và doanh nghiệp đang gặp khó

Chiến lược an toàn

Lãnh đạo TP. HCM đưa giải pháp hỗ trợ công nhân mất việc và doanh nghiệp đang gặp khó

Trước tình trạng một số doanh nghiệp ở TP. HCM đã buộc phải sa thải lao động do thiếu đơn hàng, lãnh đạo Thành phố cho biết sẽ có những giải pháp cụ thể để hỗ trợ công nhân mất việc và doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

Gần 5.300 công nhân sắp mất việc ở An Giang: Những nỗi lo không chỉ với người lao động

Chiến lược an toàn

Gần 5.300 công nhân sắp mất việc ở An Giang: Những nỗi lo không chỉ với người lao động

Dù tổ chức Công đoàn luôn sát cánh, nhưng đằng sau câu chuyện hơn 5.000 công nhân tại Cty TNHH An Giang Samho (Khu Công nghiệp Bình Hoà - tỉnh An Giang) sắp mất việc vẫn luôn canh cánh nỗi lo…

Hà Nội hỏa tốc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng bán xăng dầu bằng chai, lọ tự phát

Tin tức

Hà Nội hỏa tốc yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng bán xăng dầu bằng chai, lọ tự phát

Ban chỉ đạo 389 Hà Nội vừa có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Củng cố niềm tin của người lao động vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp

Chiến lược an toàn

Củng cố niềm tin của người lao động vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp

BHXH Việt Nam đã thực hiện công tác chi trả gói hỗ trợ người lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhanh chóng, kịp thời, đúng người, đúng quy định của Nghị quyết số 24, được người lao động, người sử dụng lao động ghi nhận, đánh giá cao.

Kịch bản nào cho sự ổn định và phát triển giá xăng dầu trong nước và thế giới

Chiến lược an toàn

Kịch bản nào cho sự ổn định và phát triển giá xăng dầu trong nước và thế giới

Trong bối cảnh các nền kinh tế đang tăng tốc mạnh mẽ, cộng thêm những bất ổn địa chính trị, giá xăng dầu đã từng tăng lên mức cao vượt xa mọi dự đoán trước đó, và mặc dù hiện tại giá nhiên liệu có phần giảm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá nhiên liệu sớm được bình ổn, viễn cảnh tăng giá vẫn đang ở trước mắt.

Việt Nam giai đoạn dân số "vàng", nhưng chất lượng lao động chưa "vàng"

Chiến lược an toàn

Việt Nam giai đoạn dân số "vàng", nhưng chất lượng lao động chưa "vàng"

Tỉ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ tại Việt Nam chỉ đạt 26,1%, cơ cấu lao động phần lớn có kỹ năng hạn chế, thu nhập thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng và thị trường.

Để bác sĩ không còn trăn trở về trang thiết bị y tế giá rẻ

Chiến lược an toàn

Để bác sĩ không còn trăn trở về trang thiết bị y tế giá rẻ

Không chỉ y bác sĩ mà chính người dân càng mong muốn được sử dụng trang thiết bị y tế như dao mổ, dây truyền dịch hay ống sonde có chất lượng, tuy nhiên những rào cản pháp lý khiến cho việc mua sắm, đấu thầu gặp rất nhiều khó khăn...

Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản?

Chiến lược an toàn

Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản?

Với 70% dân số sống bằng nghề nông và nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng nước ta chưa có những giải pháp tối ưu về thị trường quốc nội và xuất khẩu. Phải làm gì để lợi tức đi liền với sản lượng? Và phải làm gì để có một thị trường ổn định?

Lợi ích và trở ngại của chính sách tăng lương tối thiểu?

Chiến lược an toàn

Lợi ích và trở ngại của chính sách tăng lương tối thiểu?

Tăng lương tối thiểu được thực hiện dựa trên một loạt các yếu tố về quy luật phát triển kinh tế và nhiều khía cạnh xã hội khác nhau. Nhiều lý thuyết kinh tế đã tập trung nghiên cứu về vấn đề này dựa trên các giả định và thực trạng kinh tế xã hội của vùng, quốc gia.

Làm gì để xóa bỏ “văn hóa đổ lỗi” trong xử lý tai nạn lao động

Chiến lược an toàn

Làm gì để xóa bỏ “văn hóa đổ lỗi” trong xử lý tai nạn lao động

Những năm qua, tình hình tai nạn lao động (TNLĐ) giảm ở tất cả các chỉ số. Đây là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng người lao động bị tai nạn trong quá trình làm việc nhưng họ chưa được giải quyết chế độ, chính sách theo quy định. Đặc biệt, có trường hợp doanh nghiệp không có trách nhiệm đối với TNLĐ dẫn đến những thiệt hại cho người lao động.

Khi lương chưa trở thành động lực để chúng ta gắn bó với công việc

Chiến lược an toàn

Khi lương chưa trở thành động lực để chúng ta gắn bó với công việc

Lương bác sĩ chuyên khoa 1 ở Bình Dương hay cán bộ địa chính ở quận vùng ven TP.HCM chỉ vỏn vẹn trên dưới 7 triệu đồng! Con số chỉ mình họ sống đã rất chật vật nếu không có nguồn nào thêm và thua xa lao động phổ thông ở địa phương giàu nhất nước này.