Chủ nhật 24/11/2024 06:30

Cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ 5 năm 1 lần: Tránh biến tướng, trục lợi

Luật KCB (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp lần này với nhiều thay đổi tích cực, tác động trực tiếp đến từng người bệnh và nhân viên y tế, bác sĩ. Đặc biệt, thay vì cấp chứng chỉ hành nghề có giá trị vĩnh viễn, Luật KCB (sửa đổi) quy định người hành nghề phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong quá trình hành nghề.

Thực tế: Có những bác sĩ không chịu cập nhật kiến thức

Trao đổi với phóng viên Lao Động, các chuyên gia y tế đều cho rằng việc cấp chứng chỉ hành nghề và gia hạn 5 năm 1 lần là hết sức cần thiết. Đây là một thông lệ quốc tế, hầu hết các quốc gia đều áp dụng quy định này. Đối với nhân viên y tế, bác sĩ, muốn hành nghề phải có chứng chỉ hành nghề, chỉ cấp trong 5 năm. Nguyên nhân là nếu trong 5 năm không cập nhật kiến thức y khoa, thì kiến thức đó sẽ hao hụt đi, sẽ giảm đi một nửa, thậm chí là quên đi mất. Vì vậy, bắt buộc các bác sĩ phải cập nhật kiến thức, bằng hình thức đào tạo liên tục.

Bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn phân tích: Trong 5 năm, bác sĩ bắt buộc phải tham gia đào tạo với 200 tiết học, nếu không đủ thì sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề, không được khám chữa bệnh nữa mà phải chuyển sang công việc khác. Việc này áp dụng với tất cả các đối tượng là những người tham gia khám chữa bệnh, kể cả giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ thông thường..., nếu không đủ 200 tiết học thì sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề, không được trực tiếp khám chữa bệnh cho người dân.

Cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ 5 năm 1 lần: Tránh biến tướng, trục lợi
Bác sĩ nha khoa khám cho bệnh nhân. Ảnh: Thùy Linh

Bởi vì, y tế là một ngành rất đặc biệt, liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người, trong khi đó, kiến thức y khoa thay đổi liên tục, vì vậy đòi hỏi cần phải được cập nhật liên tục bằng hình thức đào tạo đó. Bên cạnh đó, cũng có những hình thức chuyển đổi như tham gia đi giảng dạy, đi dự hội thảo, tham gia nghiên cứu khoa học... thay cho việc đi học. Ở các quốc gia, họ quy định rõ cơ sở đào tạo, các hội nghị, các nghiên cứu nào đủ điều kiện đào tạo liên tục, từ đó có cơ sở cấp chứng chỉ đào tạo liên tục.

"Thực tế có những bác sĩ không chịu cập nhật kiến thức, chỉ khám chữa bệnh hằng ngày và cho rằng mình thừa kinh nghiệm rồi"- bác sĩ Phúc nói.

Bệnh viện Việt Đức từng phải tiếp nhận nhiều ca phẫu thuật không thành công ở bệnh viện tuyến tỉnh gửi về, dù các bác sĩ đều đã được đào tạo chính quy, nhưng lại không cập nhật kỹ thuật mới. GS-TS Trần Bình Giang - Giám đốc Bệnh viện Việt Đức - cho rằng, bác sĩ cần phải được đào tạo lại liên tục, để nâng cao tay nghề, bởi nghề y là nghề đòi hỏi phải liên tục cập nhật những tiến bộ khoa học.

Còn theo bác sĩ Trần Văn Phúc, kiến thức y khoa sẽ mòn đi theo năm tháng, cuối cùng họ sẽ trở nên lạc hậu lúc nào không biết, vì không chịu cập nhật. "Trong điều kiện y tế nước ta đã bắt kịp với các nước trên thế giới, thì không có lý do gì chúng ta không áp dụng việc gia hạn chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ 5 năm 1 lần. Việc này là rất cần thiết. Chứng chỉ hành nghề vĩnh viễn sẽ là lạc hậu"- bác sĩ Phúc nói.

Khi cấp chứng chỉ hành nghề theo hình thức mới, gia hạn 5 năm 1 lần, các chuyên gia y tế cho rằng Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề "biến tướng". Điều đáng sợ nhất, theo bác sĩ Phúc là khi các cơ sở y tế không đủ điều kiện đào tạo liên tục nhưng vẫn ồ ạt mở ra đào tạo liên tục.

"Với số lượng y bác sĩ trên toàn quốc rất lớn, không thể có một hoặc một vài trường đại học có đủ khả năng đào tạo liên tục cho các bác sĩ, vì vậy, các bệnh viện cũng sẽ tham gia đào tạo cấp chứng chỉ đào tạo liên tục. Khi đó, có nhiều cơ sở y tế không đủ khả năng vẫn cứ đào tạo, làm không đến nơi đến chốn, không cập nhật được kiến thức y khoa mới, chỉ làm hình thức cho xong thì sẽ lợi bất cập hại"- bác sĩ Phúc nhận định.

Sự trục lợi cũng sẽ xuất hiện nếu không quản lý tốt. Bác sĩ Phúc nói thêm: Ở các nước Châu Âu, Mỹ... đã có tình trạng đào tạo liên tục trở thành miếng bánh béo bở, trở thành hình thức kinh doanh, nhiều người lợi dụng nó để kiếm chác. "Việt Nam cần nhìn xa hơn. Phải làm thế nào để việc đào tạo liên tục không trở thành gánh nặng đối với ngành y tế, không trở thành gánh nặng đối với mỗi một y bác sĩ"- bác sĩ Phúc khẳng định.

Những lời mai mỉa nặng hơn cả “bóp cổ bác sĩ” Bác sĩ cảnh báo nguy cơ đột tử ở trẻ nhỏ trong khi ngủ Một lái xe bị tử vong tại FLC Sầm Sơn: Báo động đỏ về đột quỵ ngày càng... trẻ hóa

Làm sao để không gây khó khăn cho các bác sĩ

Đối với các y bác sĩ ở các thành phố lớn, các trung tâm, việc đào tạo liên tục sẽ không gặp nhiều khó khăn. Nhưng đối với các y bác sĩ ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, ở các địa phương, các trạm y tế xã... thì phải đi đâu để được đào tạo liên tục? Trong vòng 5 năm, họ cần học 200 tiết học, số ngày đi học không phải là ít, nếu tính 1 ngày đi học 8 giờ, thì bác sĩ sẽ mất khoảng 25 ngày để có thể hoàn thành 200 tiết học, dù trên thực tế, không có ai học 8 tiếng/ngày. Đây là một con số đáng suy nghĩ, khi ở các vùng này, điều kiện rất khó khăn.

Vậy để được đào tạo liên tục, khi các bác sĩ đi học thì chi phí lấy ở đâu ra? Lương bác sĩ đã thấp, cũng không có nhiều các khoản đãi ngộ, không có chi phí dành riêng đào tạo... vậy thì phải bỏ tiền túi ra hay lấy ngân sách nhà nước để được đào tạo liên tục? "Chưa kể đi học sẽ kéo theo tiền xe cộ đi lại, tiền ăn, tiền ở... đều rất tốn kém. Vì vậy, điều quan trọng, là chúng ta phải nhìn xa hơn, phải làm sao để đào tạo liên tục không bị biến tướng thành một hình thức trục lợi"- bác sĩ cũng nói thêm.

"Khi cấp chứng chỉ hành nghề 5 năm 1 lần, không thể phủ nhận nguy cơ dẫn đến cơ chế xin - cho, ban phát. Điều này dễ làm nảy sinh tiêu cực, biếu xén, phong bì, đút lót, mua bán... Tất cả đều phải được lường trước và có giải pháp ngăn chặn"- bác sĩ Phúc nói.

Đồng quan điểm này, PGS-TS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - cho rằng: "Vấn đề cụ thể là sau 5 năm, Bộ Y tế sẽ yêu cầu các thầy thuốc cần các điều kiện gì để được gia hạn chứng chỉ hành nghề. Việc này phải có quy định cụ thể, mức độ ra sao, với các tiêu chí rõ ràng. Nếu không, việc gia hạn chứng chỉ hành nghề sẽ lại có nguy cơ thành 1 vòng luẩn quẩn, rồi sẽ lại xuất hiện tiêu cực, các thầy thuốc lại phải tìm cách "chạy chọt" để được gia hạn chứng chỉ hành nghề đúng thời gian, nhanh nhất...".

PGS Phú cho rằng, bản thân các bác sĩ, nhân viên y tế cần tham gia đào tạo liên tục để được duy trì giấy phép hành nghề. "Và thực tế, không có bác sĩ nào hành nghề không tự cập nhật kiến thức"- ông nói.

Thêm một vấn đề nữa cũng được các chuyên gia đặt ra trong mấy ngày gần đây, đó là liệu có nên thành lập một Hội đồng Quốc gia để cấp chứng chỉ đào tạo liên tục hay không? Hay là chuyển nhiệm vụ đó sang các hội nghề nghiệp như Hội Ngoại khoa, Hội Chẩn đoán hình ảnh, Hội Sản khoa... sẽ đảm nhiệm vấn đề đào tạo liên tục, đảm nhiệm vấn đề cấp chứng chỉ.

"Vấn đề này tôi cho rằng, cần phải bàn thêm nữa, có các ý kiến của các chuyên gia, cân nhắc để chọn xem hình thức nào phù hợp, thay vì tập trung ở một hội đồng, sẽ dẫn đến quá tải, sẽ phải chờ đợi, nảy sinh nhiều vấn đề khác. Nên chăng có một Cổng thông tin để tất cả các bác sĩ có thể tự cập nhật tất cả các thông tin mà họ đã thu thập được về thời gian đào tạo liên tục, sau 5 năm, nếu họ đủ điều kiện thì có thể tự động gia hạn chứng chỉ để tiếp tục hành nghề, thay vì đi qua một Hội đồng thẩm định, mất thời gian, dễ nảy sinh tiêu cực. Vì nếu bác sĩ không đủ 200 tiết học đào tạo liên tục cập nhật kiến thức y khoa thì không được phép hành nghề"- bác sĩ Phúc nói.

"Chúng ta hoàn toàn làm được. Chỉ có điều làm sao để thuận lợi hơn, tránh đào tạo liên tục trở thành hình thức kinh doanh, trục lợi, thay vì mục đích cao nhất là nâng cao chất lượng chuyên môn y tế"- bác sĩ Trần Văn Phúc khẳng định.

Tường thuật trực tiếp Lễ trao giải Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II, năm 2022 Tường thuật trực tiếp Lễ trao giải Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II, năm 2022

Sáng nay (28/10/2022), tại tầng 3, trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, số 65 Quán Sứ, Hà Nội đã diễn ra Lễ ...

Một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi làm nhiệm vụ Một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi làm nhiệm vụ

Ngày 27/7, tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, một bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung khi đang làm ...

Lại một bác sĩ khác của Bệnh viện Nhân dân Gia Định bị tấn công Lại một bác sĩ khác của Bệnh viện Nhân dân Gia Định bị tấn công

Công an phường 7 (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đang làm việc với V.H.H. (29 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) để làm rõ hành vi hành ...

Báo động an toàn y, bác sĩ: Sau bóp cổ là một cú đâm Báo động an toàn y, bác sĩ: Sau bóp cổ là một cú đâm

Một bác sĩ của Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa thoát một cú đâm trong tích tắc. Người thực hiện hành vi đe dọa ...

THÙY LINH (Theo Báo Lao động)
https://laodong.vn/xa-hoi/cap-chung-chi-hanh-nghe-bac-si-5-nam-1-lan-tranh-bien-tuong-truc-loi-1110485.ldo

Tin cùng chuyên mục

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Sức khỏe lao động

Khám phá các giải pháp bền vững giảm thiểu rác thải nhựa

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra các giải pháp bền vững để giảm thiểu rác thải nhựa là một nhu cầu cấp bách. Những sáng kiến và giải pháp hiện đại không chỉ giúp thay đổi cách thức sản xuất, sử dụng và tái chế vật liệu nhựa, mà còn hướng tới xây dựng một hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn thân thiện với môi trường.

Nỗ lực trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai

Bạn cần biết

Nỗ lực trao quyền cho thế hệ trẻ vì một tương lai an toàn trước thiên tai

Nỗ lực trao quyền đến thế hệ trẻ, cung cấp kiến thức, công cụ và các nền tảng cần thiết để lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai, đó là một trong những chương trình hành động mà cả Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới thực thi. Đây cũng là thông điệp của lãnh đạo Bộ NN-PTNT cùng đại diện một số tổ chức quốc tế nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai năm nay – 2024.

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Bạn cần biết

Sạt lở đất nghiêm trọng ở Hà Giang: Khẩn trương cứu hộ và di dời người dân đến nơi an toàn

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng vừa xảy ra trên quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn

Bạn cần biết

Quảng Bình: Người dân vùng lũ Minh Hóa chủ động ứng phó với mưa lũ an toàn

Những ngày qua, trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình vẫn có mưa lớn, gây ngập lụt hàng trăm hộ dân ở xã Tân Hóa; hàng chục hộ dân phải di dời đến nơi an toàn trước nguy cơ sạt lở núi.

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, lưu ý biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ

Bạn cần biết

Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão, lưu ý biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippinnes) có khả năng đi vào Biển Đông và mạnh lên thành bão số 4. Người lao động cần lưu ý những biện pháp phòng tránh, thoát nạn khi xảy ra bão, lũ lụt để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Đọc thêm

Hà Nội: Cảnh báo nguy cơ ngập úng kéo dài tại 10 huyện và 4 quận có địa bàn ngoài đê

Bạn cần biết

Hà Nội: Cảnh báo nguy cơ ngập úng kéo dài tại 10 huyện và 4 quận có địa bàn ngoài đê

11h30 trưa nay 11/9, ông Võ Văn Hoà - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và Trung du Bắc Bộ, Tổng cục Khí tượng thủy văn, cho biết, trong khoảng 6 tiếng nữa, nếu mực nước sông vẫn lên; 4 quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên (có địa bàn ngoài đê) và 10 huyện của Hà Nội đứng trước nguy cơ bị ngập cao.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Bạn cần biết

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Tạm giữ chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và một số bảo mẫu để điều tra

Bạn cần biết

Tạm giữ chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng và một số bảo mẫu để điều tra

Ngày 5/9, Công an quận 12 (TP. HCM), cho biết, đơn vị đã tạm giữ chủ Mái ấm Hoa Hồng Giáp Thị Sông Hương (sinh năm 1974, ngụ quận Gò Vấp), Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (sinh năm 1978, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) và một số bảo mẫu khác để điều tra về hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em.

Sự cố ở thang máy chung cư: Những kỹ năng an toàn cần biết

Bạn cần biết

Sự cố ở thang máy chung cư: Những kỹ năng an toàn cần biết

Việt Nam hiện có khoảng 400.000 thang máy, thang cuốn, băng tải chở người. Một bộ phận trong số đó đang ở độ tuổi "già hoá", xuất hiện vấn đề về kỹ thuật. Làm thế nào để sử dụng thang máy an toàn - một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của cư dân sống trong nhà cao tầng?

Có nên hiến tạng cứu người?

Bạn cần biết

Có nên hiến tạng cứu người?

Câu chuyện về việc hiến tạng được nhiều người quan tâm sau vụ việc anh N.Đ.T. chết não, gia đình đã đồng ý hiến nội tạng và giác mạc cho 5 người khác nhau.

Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô

Bạn cần biết

Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô

Cách chỉnh gương chiếu hậu khi lùi xe ô tô bao gồm các bước nào, kỹ năng chỉnh gương, nhìn gương để lùi xe an toàn, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Sát thủ vô hình Xyanua: Cần kiểm soát chặt chẽ hóa chất "độc nhất trong các chất độc"

Bạn cần biết

Sát thủ vô hình Xyanua: Cần kiểm soát chặt chẽ hóa chất "độc nhất trong các chất độc"

PGS. Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: Xyanua là chất cực độc, tồn tại dưới nhiều hình thức và có thể dễ dàng gây tử vong chỉ với một lượng rất nhỏ. Xyanua có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, hô hấp, hoặc thậm chí qua da nếu tiếp xúc trực tiếp.

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Sức khỏe lao động

Rối loạn tâm thần vì mạng xã hội

Không thể phủ nhận lợi ích của mạng xã hội nhưng hệ lụy mà nó gây ra cũng không hề nhỏ!

Lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm ở người

Bạn cần biết

Lo ngại nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm ở người

Ngày 11/3/2024, thanh niên nam, 21 tuổi, ở thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa, mắc cúm A/H5N1, tử vong ngày 23/3.

Những nguyên nhân nào gây chết người khi cháy nhà?

Bạn cần biết

Những nguyên nhân nào gây chết người khi cháy nhà?

Tháng 9 năm ngoái và tháng 4 năm nay, Hà Nội xảy ra hai vụ cháy nhà ở thương tâm làm 70 người chết, 43 người bị thương.

Tạt axit - hành vi tàn độc và cách sơ cứu khẩn cấp

Bạn cần biết

Tạt axit - hành vi tàn độc và cách sơ cứu khẩn cấp

Axit được dùng rộng rãi trong công nghiệp, y tế và nhiều ngành nghề sản xuất khác, vì thế tai nạn lao động do axit là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, còn nhiều lỗ hổng pháp lý trong kiểm soát buôn bán axit khiến các vụ án dùng axít để hãm hại người khác ngày càng gia tăng về số lượng lẫn mức độ nguy hiểm cho xã hội.

Mới chỉ có hơn 86.000 người Việt đăng ký hiến mô tạng sau khi chết

Bạn cần biết

Mới chỉ có hơn 86.000 người Việt đăng ký hiến mô tạng sau khi chết

Theo Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, hiện nay mới chỉ có hơn 86.000 người đã đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, chiếm 0,086%.

Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?

Bạn cần biết

Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?

Trưa ngày 14/5, lại có thêm một vụ ngộ độc thực phẩm ở Vĩnh Phúc…

Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ

Sức khỏe lao động

Tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca: Không nên quá lo lắng về tác dụng phụ

PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, phần lớn người dân đã tiêm vắc xin AstraZeneca Covid-19 vài năm, không nên quá lo lắng về tác dụng phụ.

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Pháp luật ATVSLĐ

Cách phòng ngừa tai nạn ngã cao trong xây dựng

Hầu hết các vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng do trượt ngã từ trên cao xuống (gọi tắt là ngã cao).

Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Bạn cần biết

Nguy cơ cháy nổ tại các khu nhà trọ công nhân

Các nhà trọ công nhân thường có diện tích nhỏ, chứa nhiều đồ, không có hệ thống phòng cháy, chữa cháy nên tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ.

Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc

Bạn cần biết

Cần đẩy mạnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong nghề chăm sóc tóc

Các cơ sở chăm sóc tóc ngày càng thu hút đông khách hàng, nhất là sau khi dịch Covid-19, nhiều người muốn tìm cảm giác thư giãn. Tuy nhiên nhiều cơ sở chưa chú trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ...

Cảnh báo nguy cơ tai nạn lao động do robot

Bạn cần biết

Cảnh báo nguy cơ tai nạn lao động do robot

Chuyên gia về ATVSLĐ đã cảnh báo nguy cơ mất an toàn cho người lao động do robot gây ra sau một số vụ tai nạn hy hữu.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy dịp Tết

Bạn cần biết

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy dịp Tết

Năm 2023, tỉnh Thừa Thiên - Huế xảy ra một số vụ hỏa hoạn, trong đó có vụ cháy thiêu rụi hầu hết hàng hóa chợ Khe Tre của huyện miền núi Nam Đông. Bởi vậy, việc phòng cháy, chữa cháy những nơi đông người và nhất là trong dịp Tết Nguyên đán được lãnh đạo Thành phố Huế chỉ đạo siết chặt.

Lao động chưa thành niên và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

Bạn cần biết

Lao động chưa thành niên và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

Trong vòng 3 tháng của năm 2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn (LĐ&CĐ) đăng tải 2 loạt bài liên quan đến trục lợi, bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên (trong đó có lao động trẻ em), buộc các cơ quan chức năng phải vào cuộc, chấn chỉnh.