Thứ năm 28/03/2024 21:51

Có nên đầu tư bất động sản khi lạm phát và lãi suất tăng cao?

Trong một cuộc khảo sát gần đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đối với các hội viên môi giới bất động sản (BĐS), có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu BĐS như một công cụ đối phó với lạm phát.
Có nên đầu tư bất động sản khi lạm phát và lãi suất tăng cao?
Có nên đầu tư vào BĐS khi lãi suất là lạm phát tăng cao? Ảnh minh họa.

Nền kinh tế Việt Nam bước qua nửa năm 2022 với dấu hiệu phục hồi rõ nét sau đợt tàn phá bất ngờ bởi dịch bệnh Covid-19 nửa cuối năm 2021. GDP quý 2/2022 tăng trưởng 7,72% so với cùng kỳ, là mức tăng trưởng cao nhất quý 2 trong vòng một thập kỷ vừa qua.

Kim ngạch xuất khẩu, giải ngân vốn FDI, thu ngân sách, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động… đều có kết quả khả quan. Tuy nhiên, những rủi ro từ nguy cơ lạm phát trên quy mô toàn cầu sau những tác động của dịch bệnh Covid-19, chiến tranh Nga - Ukraine gây đứt gãy chuỗi cung ứng,... vẫn đang hiện hữu.

Trong một cuộc khảo sát gần đây của VARS đối với các hội viên môi giới BĐS cho biết, có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu tư BĐS như một công cụ đối phó với lạm phát.

Đáng chú ý, trong tình hình vĩ mô diễn biến phức tạp và khó dự đoán, hầu hết các nhà môi giới được hỏi (90%) cho rằng, giá căn hộ sẽ tăng trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, chỉ 53% tin rằng giao dịch BĐS sẽ sôi động trong thời gian tới.

Nhiều tín hiệu dòng tiền sẽ bị thắt chặt với BĐS?

Trong báo cáo quý 2 về thị trường BĐS Việt Nam vừa được công bố mới đây, VARS nhận định, dòng tiền đang chờ đợi những cơ hội lớn hơn trong tương lai và thận trọng hơn với những quyết định đầu tư ở thời điểm hiện tại.

Theo VARS, giai đoạn dòng tiền dễ đã thực sự qua đi sau gần 3 năm thế giới đối mặt với đại dịch. Tín hiệu này cho thấy, tình hình thắt chặt tiền tệ trong tương lai không xa, dù NHNN cho biết sẽ không tăng lãi suất điều hành trong năm nay.

Đây cũng là viễn cảnh được nhiều chuyên gia dự báo, khi các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu rục rịch tăng lãi suất trước sức ép lạm phát toàn cầu. Giai đoạn tiền rẻ thực sự đã qua đi. Dòng tiền đang cân nhắc với các kênh đầu tư, ngay cả các kênh truyền thống như BĐS, chứng khoán, vàng… Nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức buộc phải thận trọng hơn nữa với các quyết định rót tiền ra.

Với mảng kinh doanh BĐS, cho dù đại diện NHNN đã chính thức phát ngôn là cơ quan này không có chủ trương siết tín dụng. Tuy nhiên, dự thảo sửa đổi Thông tư 39/2016 lại đưa ra nhiều tín hiệu dòng tiền sẽ bị thắt chặt với kênh đầu tư này.

Cụ thể, tại dự thảo mới, NHNN đã đề xuất quy định chặt chẽ hơn về quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, phương án sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ... của các khoản vay mua nhà để ở, đặc biệt là các khoản vay với số tiền lớn.

Ngoài ra, cơ quan soạn thảo còn bổ sung một loạt nhu cầu vốn yêu cầu các ngân hàng không được cho vay, như cho vay để khách hàng chứng minh khả năng tài chính trong các giao dịch với bên thứ ba; cho vay thanh toán tiền đặt cọc dự án hình thành trong tương lai chưa đủ điều kiện; không cho vay bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua BĐS/hàng hóa…

Theo VARS, chính sách tín dụng cùng những quyết định của các cơ quan chức năng liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong thời gian qua ngay lập tức đã khiến nguồn cung bất động sản chững lại.

Thống kê của VARS cho thấy, trong nửa đầu năm 2022, riêng phân khúc căn hộ có gần 22.800 căn được chào bán; trong đó quá nửa là các căn hộ thấp tầng, đất nền. Hầu hết căn hộ chung cư đều là từ các dự án đã chào bán trước đó, tình hình cấp phép rất hạn chế.

Tỷ lệ hấp thụ các căn hộ tiếp tục duy trì mức 51% như năm 2021. Dòng tiền đang chờ đợi những cơ hội đầu tư tốt hơn trong tương lai, đồng thời thận trọng hơn trong các quyết định giải ngân hiện tại.

Giao dịch chậm lại khiến giá căn hộ chưa kịp bật tăng cho dù áp lực lạm phát cận kề. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng hầu hết khuyến khích các khoản vay mua nhà để ở - là các khoản vay ít rủi ro và điều khoản tài sản đảm bảo rõ ràng. Vì vậy, cho đến khi dự thảo chính thức được thông qua, rõ ràng khách hàng mua nhà để ở đang trong giai đoạn thuận lợi để đưa quyết định mua nhà để ở. Hiện nay, các ngân hàng vẫn duy trì ổn định lãi suất cho vay, trong đó có cả lãi suất cho vay mua nhà, thời hạn vay kéo dài 25- 30 năm, giảm áp lực trả nợ từng tháng cho người vay vốn.

Theo nhận định của các ngân hàng thương mại, hiện nay, lãi suất cho vay vẫn duy trì ổn định theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, về lâu dài, mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại sẽ phụ thuộc điều kiện lãi suất chung trên thị trường cũng như sức ép lạm phát trong thời gian tới.

Sự phục hồi của nền kinh tế kéo theo nhu cầu BĐS tăng cao ở tất cả các phân khúc, từ căn hộ đến văn phòng cho thuê, nhà xưởng, bất động sản bán lẻ… Đặc biệt, trong tình hình nguồn cung bị thắt chặt bởi nhiều lý do, mặt bằng giá BĐS tăng lên trong thời gian tới là điều có thể tính đến. Mua nhà để ở trong giai đoạn “bản lề” này sẽ tận dụng được tối ưu những lợi thế và tín dụng và mặt bằng giá cả.

“Việt Nam là nước đông dân thứ 15 trên thế giới với tốc độ đô thị hóa đang diễn ra ngày càng nhanh, nhu cầu mua nhà của người trẻ, những người thuộc thế hệ Y ngày càng trở nên cấp thiết. Việc mua nhà để đầu tư, đặc biệt khi sử dụng các đòn bẩy tài chính cần được cân nhắc. Dòng tiền cần chờ đợi những cơ hội thực sự an toàn trong tương lai sau khi cân nhắc kỹ càng những yếu tố vĩ mô”, VARS nhận định.

MINH QUÂN

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an xây dựng chuyên đề phòng ngừa tín dụng đen trong công nhân

An toàn tài chính

Bộ Công an xây dựng chuyên đề phòng ngừa tín dụng đen trong công nhân

Ngày 19/5, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn tín dụng đen trong công nhân lao động. Hội nghị do đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì.

Gần 320.000 công nhân lao động được vay từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng

An toàn tài chính

Gần 320.000 công nhân lao động được vay từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng

Theo Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), hiện đã có gần 320.000 đoàn viên, người lao động được vay 5.345 tỉ đồng từ gói tín dụng 20.000 tỷ đồng.

Công nhân lo lắng vì giá điện tăng khi trời nắng nóng

An toàn tài chính

Công nhân lo lắng vì giá điện tăng khi trời nắng nóng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa thông báo từ 4/5 chính thức tăng giá điện bán lẻ bình quân thêm 3% so với giá hiện hành (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trước thông tin này, nhiều công nhân đang ở trọ lo lắng vì sợ bội thêm chi phí do giá điện tăng.

Thu nhập giảm, công nhân chuyển phòng trọ giá rẻ, chắt bóp chi tiêu

An toàn tài chính

Thu nhập giảm, công nhân chuyển phòng trọ giá rẻ, chắt bóp chi tiêu

Để thích ứng trong bối cảnh việc làm ít, thu nhập giảm, công nhân phải tìm mọi cách để xoay xở cuộc sống.

Lao động cảnh giác với lời mời chào nộp tiền đi xuất khẩu Hàn Quốc

An toàn tài chính

Lao động cảnh giác với lời mời chào nộp tiền đi xuất khẩu Hàn Quốc

Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được phản ánh về việc một số cá nhân, tổ chức mời chào người lao động nộp tiền tham gia các khóa học nghề và thi tuyển để đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E7.

Đọc thêm

Gánh nặng gia đình với nữ công nhân khu công nghiệp

An toàn tài chính

Gánh nặng gia đình với nữ công nhân khu công nghiệp

Trong quá trình tác nghiệp, phóng viên đã gặp rất nhiều nữ công nhân. Và dù ở hoàn cảnh nào, họ vẫn coi việc chăm lo cho gia đình lên cao nhất, mặc dù phải hy sinh nhu cầu của bản thân...

Công nhân mong con có môi trường học tốt

An toàn tài chính

Công nhân mong con có môi trường học tốt

Đồng lương phải “chia 5 xẻ 7”, công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) vẫn đặt việc học của con lên hàng đầu. Họ hy vọng, con cái có môi trường học tập tốt để sau này có công việc ổn định, thu nhập đảm bảo được cho cuộc sống.

Ham “việc nhẹ lương cao” nhiều bạn trẻ nhận cái kết đắng

An toàn tài chính

Ham “việc nhẹ lương cao” nhiều bạn trẻ nhận cái kết đắng

“Rảnh làm, mệt nghỉ, không cần vốn, không cần cọc… nhưng vẫn có thể kiếm từ 500.000 đồng đến 1 triệu mỗi ngày” là những lời quảng cáo làm việc online hấp dẫn xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội. Nhiều bạn trẻ ham “việc nhẹ lương cao” đã sập bẫy và nhận cái kết đắng…

Tiền điện có tháng tới 1,2 triệu đồng: Công nhân mong được tính giá điện theo quy định

An toàn tài chính

Tiền điện có tháng tới 1,2 triệu đồng: Công nhân mong được tính giá điện theo quy định

Ngoài chi phí phòng trọ, tiền điện cũng chiếm một phần cố định quan trọng trong chi tiêu của công nhân xa quê. Mặc dù có những quy định để người lao động được hưởng giá bán lẻ, song vẫn không ít công nhân thuê nhà đang phải gánh giá điện cao.

Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen”

An toàn tài chính

Ám ảnh vướng bẫy “tín dụng đen”

Công nhân trong các khu công nghiệp không còn xa lạ với “tín dụng đen” - một hình thức cho vay nặng lãi. Hoạt động tinh vi, các tổ chức “tín dụng đen” cứ thế len lỏi vào trong từng xí nghiệp, nhà trọ công nhân bằng nhiều hình thức, gây hậu quả nặng nề.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

An toàn tài chính

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

Nhiều công nhân vay nợ tín dụng đen nhiều năm không có khả năng thanh toán. Trước tình trạng này, Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành (Tây Ninh) đã lập Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen.

Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

An toàn tài chính

Công nhân vay tiền, lãnh đạo bị gọi điện khủng bố, đe dọa đòi nợ

Mặc dù bản thân không vay mượn, không đứng ra bảo lãnh nhưng nhiều người bỗng dưng bị các đối tượng "khủng bố" đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn. Thậm chí, họ còn bị bêu xấu trên các trang mạng xã hội.

Báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để hăm dọa, lừa đảo chiếm đoạt tiền

An toàn tài chính

Báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để hăm dọa, lừa đảo chiếm đoạt tiền

Bộ Công an báo động vấn nạn giả Công an, Viện kiểm sát, Tòa án,... gọi điện để hăm dọa, lừa đảo, chiếm đoạt tiền bằng nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi trong suốt thời gian qua.

Làm gì để ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động?

An toàn tài chính

Làm gì để ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động?

Trước tình hình hoạt động “tín dụng đen” hoành hành, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Nhân dân, trong đó có công nhân lao động (CNLĐ), Tổng Liên đoàn Lao dộng (LĐLĐ) Việt Nam vừa có công văn về việc tăng cường tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn.

Khởi động gói tín dụng an toàn hỗ trợ cho công nhân vay tiêu dùng

An toàn tài chính

Khởi động gói tín dụng an toàn hỗ trợ cho công nhân vay tiêu dùng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã kịp thời chỉ định gói tín dụng 20.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi dành cho công nhân, người lao động (CNNLĐ) ở các khu công nghiệp. Đây được xem là một trong những công cụ tài chính hiệu quả, không chỉ góp phần ngăn chặn vấn nạn “tín dụng đen” mà còn giúp CNNLĐ tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi phục vụ cuộc sống.

"Nhà ở chưa phù hợp với khả năng chi trả của người dân"

An toàn tài chính

"Nhà ở chưa phù hợp với khả năng chi trả của người dân"

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, nhà ở của TP.HCM vẫn chưa bền vững, chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về nhà ở xã hội, phù hợp với khả năng chi trả của người dân.