Chủ nhật 08/09/2024 09:58

Đại dịch COVID-19 bộc lộ rõ điểm mạnh, điểm yếu của thị trường lao động

Bên cạnh những khó khăn chung của toàn cầu, thị trường lao động trong nước cũng đang chịu những ảnh hưởng mạnh do đại dịch COVID-19. Đó là phát biểu của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập”
Đại dịch COVID-19 bộc lộ rõ điểm mạnh, điểm yếu của thị trường lao động
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung. Ảnh: VGP

Sáng 20/8, báo cáo về tình hình thị trường lao động hiện nay tại Hội nghị “Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết cùng với thị trường hàng hóa dịch vụ, tài chính tiền tệ, khoa học công nghệ và bất động sản, thị trường lao động là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế.

Sau 35 đổi mới đất nước, thị trường lao động Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, từng bước hiện đại, đầy đủ và hội nhập quốc tế.

Cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực năng suất lao động cao. Công tác đào tạo nhân lực đã có những đổi mới theo hướng tập trung nâng cao chất lượng.

Mặc dù vậy từ năm 2020-2022 thị trường lao động Việt Nam cũng vừa bị tác động ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, qua đó bộc lộ rõ hơn những điểm mạnh, những điểm yếu, hạn chế những nhân tố cần quan tâm khai thác để phục vụ cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững trong ngắn và dài hạn.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bên cạnh những khó khăn chung của toàn cầu, thị trường lao động trong nước cũng đang chịu những ảnh hưởng mạnh do đại dịch COVID-19.

Tính trong quý 2/2022, cả nước vẫn còn hơn 8 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19. Trong đó có 0,4 triệu người bị mất việc, chiếm 5,3%; 0,5 triệu người không tìm được việc làm, chiếm 5,7%; 2,2 triệu người phải tạm nghỉ, tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 27,6%; 2,4 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 29,5% và 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 81,7%.

Sự phát triển của các chuỗi giá trị toàn cầu thúc đẩy hội nhập quốc tế sâu rộng của thị trường lao động, di chuyển lao động giữa các nước, đòi hỏi người lao động không những phải có kỹ năng nghề cao mà phải có kỹ năng mềm, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải tuân thủ các “luật chơi” chung, bao gồm các tiêu chuẩn về lao động, tiêu chuẩn về quản trị thị trường lao động hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.

Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra những vấn đề mới, nhiều việc làm, kỹ năng cũ sẽ mất đi hoặc giảm mạnh, xuất hiện nhiều việc làm mới, kỹ năng mới.

"Trí tuệ nhân tạo, robot, máy móc sẽ đóng vai trò ngày một lớn trong sản xuất và thay thế nhiều vị trí việc làm hiện tại", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhận định.

So với các nước trong khu vực và thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (quý 2/2022 mới chỉ đạt 26,2%). Trong giai đoạn từ 2015 đến 2020, có 66,7% công nhân lao động có trình độ trung học phổ thông; 80% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được đào tạo nghề (chủ yếu là doanh nghiệp tự đào tạo), 43% công nhân lao động được đào tạo lại, bậc thợ từ 4-7 (có tay nghề cao) là 22,5%; 7,7% công nhân lao động học ngoại ngữ, 7,1% công nhân lao động học tin học.

Thị trường lao động đang bộc lộ nhiều hạn chế

Tại hội nghị, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khái quát những điểm hạn chế của thị trường lao động hiện nay.

Trước hết, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Trình độ và kỹ năng của lực lượng lao động mặc dù được cải thiện trong thời gian qua, song vẫn còn thấp so với yêu cầu của thị trường lao động và so với các nước trên thế giới, tiếp tục là điểm nghẽn cho phát triển việc làm chất lượng và năng suất.

Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu lao động trên thị trường còn chậm về cả ngành nghề, địa bàn... không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Thứ ba, chất lượng việc làm còn thấp, tính dễ bị tổn thương của việc làm còn cao.

Thứ tư, một số địa phương, khu vực, ngành nghề vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu, thiếu hụt nguồn cung cục bộ. Riêng trong quý 1/2022 có xảy ra sự thiếu hụt lao động cục bộ khoảng 120.000 lao động (gần 10% so với nhu cầu tuyển dụng), cao hơn những năm trước khoảng 2-3%, chủ yếu thiếu hụt lao động phổ thông ở ngành dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử, chế biến gỗ và một số ngành bị tác động mạnh, phải dừng hoạt động dài như du lịch, giáo dục...

Những yêu cầu, thách thức với việc phát triển thị trường Việt Nam, theo người đứng đầu ngành lao động là đáp ứng nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI, đặc biệt là về nguồn nhân lực có kỹ năng, chất lượng cao; thúc đẩy chuyển dịch thị trường từ khu vực phi chính thức, bấp bênh, rủi ro sang khu vực chính thức gắn với việc mở rộng lưới an sinh xã hội cho mọi người lao động thông qua chính sách bảo hiểm xã hội; cân đối lại cung – cầu lao động, khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều, mất cân đối cục bộ giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề; giải quyết tình trạng khan hiếm lao động cục bộ tại một số địa bàn, địa phương.

Cần 4 giải pháp trước mắt và 7 giải pháp lâu dài

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung để phục hồi thị trường lao động sau đại dịch và phát triển ổn định bền vững trước mắt cần tăng cường công tác thông tin truyền thông để khẳng định với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước rằng: Thị trường lao động Việt Nam minh bạch, hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đủ điều kiện, khả năng để cung ứng nhân lực theo yêu cầu của các doanh nghiệp.

Thứ hai, khẩn trương rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng để kịp thời kết nối việc cung ứng nhân lực. Đặc biệt là đánh giá nhu cầu nhân lực của các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Thứ ba, rà soát, đánh giá, sắp xếp tổ chức, đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, nhất là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thứ tư, tổ chức thực hiện các biện pháp để giải quyết nhu cầu thiếu nhân lực cục bộ, giảm sự mất cân đối cung - cầu lao động; phát triển các hình thức giao dịch việc làm theo hướng hiện đại trên nền tảng công nghệ số; thu hút lao động tại chỗ, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo thích ứng cho lực lượng lao động đang làm việc.

Về lâu dài, theo người đứng đầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cần hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật để phát triển đồng bộ các yếu tố nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức, vận hành thị trường lao động.

Thúc đẩy tạo việc làm bền vững, sử dụng lao động hiệu quả thông qua các chương trình, đề án, chính sách tín dụng hỗ trợ tạo việc làm.

Nghiên cứu, rà soát, đánh giá năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo, các kiến nghị và đóng góp ý kiến của yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp FDI để kịp thời triển khai các giải pháp đào tạo, nâng cao năng lực kỹ năng nghề cho công nhân lao động, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh đào tạo nghề nghiệp cho người lao động cả trước – trong – sau quá trình tham gia thị trường lao động.

Đầu tư công tác dự báo cung – cầu, phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động.

Hỗ trợ phát triển lưới an sinh và bảo hiểm thông qua cung cấp thông tin và dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí cho người lao động khi tham gia thị trường lao động.

Phổ biến các hệ thống chứng nhận nghề, kỹ năng theo tiêu chuẩn quốc tế để hỗ trợ người lao động được tham gia các thị trường lao động trong và ngoài nước.

NGUYỄN NGA

Tin cùng chuyên mục

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Sức khỏe lao động

Nghiệp đoàn Nghề cá đảm bảo an toàn cho ngư dân trước bão số 3

Nghiệp đoàn Nghề cá tại các địa phương ven biển nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng, chống bão số 3 (siêu bão Yagi) nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân và tàu thuyền.

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Sức khỏe lao động

Bão số 3: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế thế nào?

Bão số 3 (Yagi) không chỉ mang đến mối đe dọa từ thiên nhiên mà còn đặt ra những thử thách lớn về sức khỏe và môi trường. Việc đảm bảo nguồn nước sạch, quản lý chất thải y tế và vệ sinh môi trường là chìa khóa để bảo vệ sức khỏe người dân trước, trong và sau thiên tai.

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Sức khỏe lao động

"Siêu bão" Yagi đổ bộ, cần làm gì để tránh xảy ra hỏa hoạn, thương tích?

Bão Yagi đổ bộ, người dân, hộ gia đình, cũng như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần cẩn trọng, chủ động phòng ngừa cháy, nổ trong mọi thời điểm.

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Sức khỏe lao động

Từ vụ “thần dược” Lipixgo: Nhức nhối nạn thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, lừa người tiêu dùng

Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý và cảnh báo từ chuyên gia y tế, nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng vẫn được quảng cáo với công dụng "thần kỳ", đánh lừa người tiêu dùng. Tình trạng này không chỉ làm tổn hại đến sức khỏe và tài chính của người dân mà còn làm mất uy tín của ngành thực phẩm chức năng.

Chạy bộ và những cảnh báo biến cố sức khỏe vận động viên

Emagazine

Chạy bộ và những cảnh báo biến cố sức khỏe vận động viên

Phong trào chạy bộ, Marathon vài năm trở lại đây diễn ra rầm rộ trong cả nước, từ phố thị đến làng quê, từ giải chuyên nghiệp lẫn giải phong trào. Trong các cuộc thi và giải chạy này, đã có nhiều vụ tai biến, sự cố sức khỏe với vận động viên (VĐV) và có người không qua khỏi.

Đọc thêm

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Sức khỏe lao động

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 3: Tội quảng cáo gian dối có thể bị xử lý hình sự

Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định rằng đường link quảng cáo sản phẩm Lipixgo đã vi phạm nhiều quy định pháp luật, không chỉ về quảng cáo. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị lừa dối bởi quảng cáo sai sự thật, có quyền tố cáo hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại thực tế xảy ra bởi nguyên nhân quảng cáo sai sự thật.

An toàn tiêm chủng: Ưu tiên hàng đầu trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Sức khỏe lao động

An toàn tiêm chủng: Ưu tiên hàng đầu trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng

An toàn trong tiêm chủng là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. PGS. TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) nhấn mạnh rằng, mặc dù vắc xin đã mang lại những lợi ích lớn trong phòng chống bệnh tật, việc quản lý và kiểm soát chất lượng vắc xin là rất cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêm.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Sức khỏe lao động

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 2: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn

Đường link quảng cáo về loại “thuốc Lipixgo" lặng lẽ được lan truyền trên mạng xã hội, cho biết không thể tìm thấy sản phẩm này tại các hiệu thuốc. Cũng tại đây, người ta tạo một mẫu đơn hàng đặc biệt với chương trình ưu đãi tới 50% nhằm kích thích người mua.

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng

Sức khỏe lao động

Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng

Đường link “https://mydb.mynature.site/...” đang bịa đặt ra một câu chuyện gây sốc liên quan tới bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn (Tuấn “tim”) để quảng cáo cho sản phẩm Lipixgo – vốn là một thực phẩm chức năng nhưng được thổi phồng như “thần dược” làm sạch mạch, giúp “tránh 100% nhiều bệnh tật và cái chết đau đớn do mạch bị ô nhiễm gây ra…”.

Cảnh báo: Bệnh sởi có nguy cơ bùng phát thành dịch

Sức khỏe lao động

Cảnh báo: Bệnh sởi có nguy cơ bùng phát thành dịch

Tính từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc sởi, trong đó tại TP. HCM ghi nhận hơn 500 ca mắc, đã có 3 trường hợp tử vong. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam.

Công đoàn Y tế Việt Nam tặng quà, khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và thân nhân Vùng 4 Hải quân

Sức khỏe lao động

Công đoàn Y tế Việt Nam tặng quà, khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và thân nhân Vùng 4 Hải quân

Trong 3 ngày từ 21-23/8/2024, Công đoàn Y tế Việt Nam đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Tập đoàn MED-GROUP, Ban Công đoàn Quốc phòng và Khối thi đua số 3 các Công đoàn Tổng Công ty thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức chương trình tư vấn, khám chữa bệnh Sản - Phụ khoa, Nam khoa, Nhi khoa và tặng quà, trang thiết bị y tế cho cán bộ, chiến sĩ và thân nhân tại Vùng 4 Hải quân, căn cứ Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm như thế nào?

Sức khỏe lao động

Bệnh đậu mùa khỉ nguy hiểm như thế nào?

Trước những nguy hiểm của bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã có hướng dẫn và khuyến cáo người dân nhận biết các triệu chứng nghi ngờ và thực hiện các biện pháp phòng bệnh để chủ động phòng, chống căn bệnh nguy hiểm này.

Cuộc thi sáng tác, biểu diễn ca khúc về ngành Y tế: Hướng đến tôn vinh nét đẹp và sự hy sinh thầm lặng

Sức khỏe lao động

Cuộc thi sáng tác, biểu diễn ca khúc về ngành Y tế: Hướng đến tôn vinh nét đẹp và sự hy sinh thầm lặng

Cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế do Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Hội Nhạc sĩ Việt Nam và VOV3 – Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức không chỉ là sân chơi âm nhạc mà còn là cơ hội để tri ân những người lao động làm trong ngành Y tế, những người đã cống hiến thầm lặng vì sức khỏe cộng đồng.

Xử lý nghiêm tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12 để xảy ra vụ ngộ độc tập thể ở Đồng Tháp

Sức khỏe lao động

Xử lý nghiêm tiệm bánh mì Hồng Ngọc 12 để xảy ra vụ ngộ độc tập thể ở Đồng Tháp

Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp vừa đề xuất mức phạt 80 - 10 triệu đồng, tạm đình chỉ hoạt động với cơ sở bánh mì Hồng Ngọc 12 sau khi cơ sở này để xảy ra ngộ độc tập thể khiến 149 người nhập viện, trong đó có gần 20 công nhân Công ty Thái Dương.

Đồng Tháp quyết liệt ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm gây nhiều lo ngại

Sức khỏe lao động

Đồng Tháp quyết liệt ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm gây nhiều lo ngại

Sở Y tế Đồng Tháp tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện tỉnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện, thành phố tiếp tục theo dõi sát diễn tiến bệnh nhân để điều trị kịp thời; đồng thời, tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm.

Cẩn trọng ung thư biểu mô tế bào đáy với các nốt trên bề mặt da biểu hiện bất thường

Sức khỏe lao động

Cẩn trọng ung thư biểu mô tế bào đáy với các nốt trên bề mặt da biểu hiện bất thường

Ung thư biểu mô tế bào đáy là loại ung thư da phổ biến nhất. Bệnh thường xuất hiện dưới dạng các nốt trên bề mặt da, u có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào nhưng thường xuất hiện ở những vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời như vùng mặt, đầu cổ.

Trang bị kiến thức và kỹ năng cho cán bộ trạm y tế để sẵn sàng ứng phó dịch bệnh

Sức khỏe lao động

Trang bị kiến thức và kỹ năng cho cán bộ trạm y tế để sẵn sàng ứng phó dịch bệnh

Trạm y tế, với vai trò là cơ sở y tế gần gũi nhất với cộng đồng, đóng vai trò chủ chốt trong công tác phòng chống và ứng phó với dịch bệnh. Do đó, việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tại đây là yếu tố then chốt để đảm bảo sức khỏe cộng đồng và giảm thiểu tác động của dịch bệnh.

Đầu tư vào SKSS và phòng chống QRTD: Chiến lược bảo vệ sức khỏe lao động hiệu quả

Sức khỏe lao động

Đầu tư vào SKSS và phòng chống QRTD: Chiến lược bảo vệ sức khỏe lao động hiệu quả

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động, doanh nghiệp cần xem xét việc đầu tư vào chính sách bảo vệ sức khỏe sinh sản (SKSS) và phòng chống quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc. Đây là những yếu tố quan trọng không chỉ để thu hút và giữ chân nhân tài mà còn để bảo vệ sức khỏe lao động và tạo môi trường làm việc tích cực.

Tài xế chiếc Volvo XC90 gặp tai nạn ở cầu Phú Mỹ chỉ bị "nứt xương chậu"

Sức khỏe lao động

Tài xế chiếc Volvo XC90 gặp tai nạn ở cầu Phú Mỹ chỉ bị "nứt xương chậu"

Chiếc Volvo XC90 Recharge trong vụ tai nạn cầu Phú Mỹ chiều 8/8 cháy trơ khung, nhưng tài xế sức khoẻ đã ổn định, chỉ bị nứt xương chậu.

Tôn vinh 48 sáng kiến sáng tạo ngành Y tế Thủ đô năm 2024: Tất cả vì sức khỏe người bệnh

Sức khỏe lao động

Tôn vinh 48 sáng kiến sáng tạo ngành Y tế Thủ đô năm 2024: Tất cả vì sức khỏe người bệnh

Ngày 7/8, nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2024), Công đoàn ngành y tế Hà Nội tổ chức hội nghị biểu dương cán bộ công đoàn tiêu biểu và tôn vinh “Sáng kiến, sáng tạo” ngành y tế Thủ đô năm 2024. Có 48 tác giả là các bác sĩ, y sĩ, kỹ thuật viên của ngành Y tế Hà Nội được tôn vinh lần này.

Tư vấn cho các bà mẹ làm việc tại nhà máy, doanh nghiệp về nuôi con bằng sữa mẹ

Sức khỏe lao động

Tư vấn cho các bà mẹ làm việc tại nhà máy, doanh nghiệp về nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, đặc biệt là khi bà mẹ phải làm việc tại nhà máy hoặc doanh nghiệp. Dưới đây là tư vấn của ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến về những vấn đề thường gặp và cách khắc phục hiệu quả để các bà mẹ có thể duy trì việc cho con bú, đồng thời vẫn hoàn thành tốt công việc.

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Sức khỏe lao động

Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?

Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.

Hơn 4,9 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên và người lao động ngành Y tế tại 6 tỉnh Trung du và miền núi Đông Bắc

Sức khỏe lao động

Hơn 4,9 tỷ đồng hỗ trợ đoàn viên và người lao động ngành Y tế tại 6 tỉnh Trung du và miền núi Đông Bắc

Hơn 4,9 tỷ đồng đã được huy động để hỗ trợ đoàn viên và người lao động ngành Y tế tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Thái Nguyên trong chương trình phối hợp nhiệm kỳ 2018-2023 giữa Công đoàn Y tế Việt Nam LĐLĐ các tỉnh này.

Những người thầm lặng trong hành trình chăm sóc sức khỏe nhân dân

Sức khỏe lao động

Những người thầm lặng trong hành trình chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong mỗi bệnh viện, mỗi trung tâm y tế, chúng ta đều bắt gặp hình ảnh những điều dưỡng viên cần mẫn, không quản ngại ngày đêm để chăm sóc cho từng bệnh nhân.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Điểm sáng trong quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường lao động

Sức khỏe lao động

Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Điểm sáng trong quản lý chất thải y tế và bảo vệ môi trường lao động

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đang diễn ra phức tạp, việc quản lý chất thải y tế trở thành một nhiệm vụ cấp bách và quan trọng. Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã có những bước tiến đáng kể trong việc thực hiện các cam kết với Bộ Y tế về phân loại và xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải nhựa, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.