Thứ tư 24/04/2024 20:34

Đông trùng hạ thảo bán với giá "trên trời" thực chất chỉ là nhộng trùng thảo?

Vì sự khác biệt rõ ràng của “Đông trùng hạ thảo” với “Nhộng trùng thảo”, GS. Bùi Công Hiển cho rằng không nên “đánh lận con đen” mà phải gọi tên đúng bản chất của sản phẩm.

Thế nào là "Đông trùng hạ thảo"?

Đông trùng hạ thảo là sản phẩm khá phổ biến trên thị trường, được nhiều người tin tưởng sử dụng vì nghĩ có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên theo GS. Bùi Công Hiển thì về bản chất, đó không phải là Đông trùng hạ thảo.

GS. Bùi Công Hiển, nguyên giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, ủy viên Hội Côn trùng học Việt Nam cho biết, Đông trùng hạ thảo là một loại thực phẩm có thể dùng làm thuốc cực kỳ quý hiếm, Việt Nam không có loại thực phẩm này. Sản phẩm được quảng cáo và bày bán nhiều trên thị trường hiện nay với tên gọi Đông trùng hạ thảo về bản chất là Nhộng trùng thảo.

Lý do, Đông trùng hạ thảo là loại nấm mọc ngoài tự nhiên trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt và đặc thù. Còn Nhộng trùng thảo được sản xuất phổ biến hiện nay chỉ là con nhộng tằm được phun nấm lên. Gọi Nhộng trùng thảo là Đông trùng hạ thảo là không đúng về mặt khoa học.

Đông trùng hạ thảo bán với giá
Theo GS. Bùi Công Hiển, loại Đông trùng hạ thảo nuôi cấy trên nhộng tằm phổ biến trên thị trường hiện nay phải gọi là Nhộng trùng thảo.

GS. Bùi Công Hiển cho biết, Đông trùng hạ thảo được hình thành từ hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm thuộc chi Ophiocordyceps và/hoặc Cordyceps ký sinh. Đó là một dạng ký sinh giữa một loài nấm túi có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis với sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Thitarodes.

Thường gặp nhất là sâu non của loài Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus. Ngoài ra còn 46 loài khác thuộc chi Thitarodes cũng có thể bị Ophiocordyceps sinensis ký sinh. Các loài nấm này phân bố rộng ở châu Á và châu Úc với trung tâm đa dạng là vùng Đông Á, đó là các cao nguyên cao hơn mặt biển từ 4.000 đến 5.000m như: Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam (Trung Quốc)

Vào mùa đông, nấm bắt đầu ký sinh vào sâu non và làm chết sâu non vì ăn hết chất dinh dưỡng của chúng. Những con sâu này có thể đã ăn phải bào tử nấm hoặc chúng mắc bệnh nấm ký sinh từ các lỗ thở. Đến khi sợi nấm phát triển mạnh, chúng xâm nhiễm vào các mô vật chủ, sử dụng hoàn toàn các chất dinh dưỡng trong cơ thể sâu.

Đến một giai đoạn nhất định thường là vào mùa hè ấm áp, nấm bắt đầu mọc ra khỏi sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất phát triển thành dạng cây (hình dạng giống thực vật) và phát tán bào tử. Đông trùng hạ thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải - Tây Tạng) và Tứ Xuyên (Trung Quốc).

Theo GS. Hiển, hiện nay là người ta nhân nuôi nấm trên con tằm và gọi là Đông trùng hạ thảo (cordyceps sinensis) là không đúng. Đây là hai loài khác nhau với tên gọi khác nhau. Bướm tằm có tên khoa học là Bombyx mori L là một loài hoàn toàn khác.

Cần gọi tên đúng với bản chất

GS. Bùi Công Hiển tâm tư, qua báo chí ông biết đến rất nhiều người đã và đang làm giàu nhờ nuôi cấy được Đông trùng hạ thảo. Bản chất của Đông trùng hạ thảo thực sự khác hẳn với việc phun nấm lên con nhộng tằm.

Về hình thức, vỏ của con sâu giữa Đông trùng hạ thảo và con nhộng tằm là giống nhau. Có lẽ vì thế mà người ta lầm tưởng rằng chúng là một. Việc khai thác Đông trùng hạ thảo cực kỳ khó khăn và loài này cũng đang đứng trên bờ tận diệt. Có lẽ cũng bởi vì nó quá hiếm, quá nổi tiếng và giá thành lại quá đắt đỏ nên sau này, người ta nghĩ cách làm ra một sản phẩm giống như Đông trùng hạ thảo cho dễ bán.

GS. Hiển cho biết, một số nhà vi sinh vật cũng tổ chức phân lập một chủng nấm khác, cấy lên con nhộng tằm. Họ nhầm lẫn đây cũng chính là Đông trùng hạ thảo. Loài nấm người ta phun lên con tằm dâu (Bombyx mori L) là Cordicep minitarit. Vậy là hai cặp nấm + ấu trùng để làm nên Đông trùng hạ thảo với nấm + ấu trùng tạo ra từ nhộng tằm là hoàn toàn khác nhau.

"Người ta đang ngộ nhận về Đông trùng hạ thảo, sự nhầm lẫn một cách cố tình này đang khiến người tiêu dùng phải lãnh hậu quả. Người ta bán sản phẩm với giá và mác của Đông trùng hạ thảo, nhưng thực chất đó là "Nhộng trùng thảo", GS Hiển khẳng định.

Theo ông, không bàn về hoạt chất, dinh dưỡng trong hai loại này. Chỉ vấn đề đặt tên sản phẩm, theo ông phải gọi đa số loại Đông trùng hạ thảo bán trên thị trường hiện nay là "Nhộng trùng thảo" mới đúng.

GS. Bùi Công Hiển khẳng định "Ở Việt Nam chưa và không bao giờ có Đông trùng hạ thảo. Không có loài bướm đó để nấm ký sinh, cũng không có điều kiện tự nhiên để cho loài này sinh sống như Tây Tạng hay Nê Pan có độ cao trên 4000m và khí hậu đủ lạnh.

TÔ HỘI (Báo Sức khỏe & Đời sống)
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/

Tin cùng chuyên mục

Chắt chiu từng đồng mua thực phẩm "chợ cóc"

Tiêu dùng thông thái

Chắt chiu từng đồng mua thực phẩm "chợ cóc"

Người lao động ở Cần Thơ, cho dù biết thực phẩm tại các chợ tự phát là không an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng nhiều người vẫn chắt chiu từng đồng để mua, vì giá rẻ.

Chợ tự phát bán thực phẩm cho công nhân: Tiện nhưng nhiều nguy hại

Tiêu dùng thông thái

Chợ tự phát bán thực phẩm cho công nhân: Tiện nhưng nhiều nguy hại

Đà Nẵng - Không ki-ốt, không người quản lý, mất vệ sinh môi trường... là hiện trạng của những khu chợ “cóc”, chợ tự phát gần các khu công nghiệp, khu chế xuất. Việc buôn bán lấn chiếm lề đường ở những khu chợ này không chỉ gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông mà còn dấy lên nỗi lo về an toàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động.

Phó Thủ tướng yêu cầu bình ổn giá cả dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2023

Tiêu dùng thông thái

Phó Thủ tướng yêu cầu bình ổn giá cả dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2023

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các địa phương, bộ ngành chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán năm 2023.

TP. HCM: Tìm cách tháo gỡ nguồn cung xăng dầu

Tiêu dùng thông thái

TP. HCM: Tìm cách tháo gỡ nguồn cung xăng dầu

Theo Sở Công thương TP. HCM, hiện nay tình hình cung ứng xăng dầu của thành phố đang gặp những khó khăn nhất định. Nguồn cung có tình trạng thiếu hụt cục bộ do việc nhập khẩu của 1 số đơn vị bị gián đoạn, việc vận chuyển cũng bị ảnh hưởng do tình hình bão lụt.

Hàng loạt cửa hàng hết xăng, Sở Công thương TPHCM nói gì?

Tiêu dùng thông thái

Hàng loạt cửa hàng hết xăng, Sở Công thương TPHCM nói gì?

Tối 9.10, Sở Công thương TP. HCM cho biết, việc nguồn ứng xăng dầu của thành phố đang gặp những khó khăn nhất định.

Đọc thêm

Hội chợ hàng Việt - Đà Nẵng 2022: Kết nối người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Tiêu dùng thông thái

Hội chợ hàng Việt - Đà Nẵng 2022: Kết nối người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Hội chợ hàng Việt - Đà Nẵng 2022 vừa chính thức khai mạc, thu hút gần 150 gian hàng của hơn 120 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng và các tỉnh, thành trong cả nước tham gia. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp trong việc giới thiệu, quảng bá thương hiệu Việt đến với người tiêu dùng.

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng - Làm thế nào để nhận diện?

Tiêu dùng

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng - Làm thế nào để nhận diện?

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng gây nhiều hệ lụy, không chữa được bệnh mà còn có thể làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Vấn nạn xăng dầu giả, hậu quả thật

Tiêu dùng thông thái

Vấn nạn xăng dầu giả, hậu quả thật

Mặc dù lực lượng chức năng đã kết hợp mở nhiều đợt điều tra, truy quét, xử lý vấn nạn xăng dầu giả; thế nhưng, tình trạng sản xuất, buôn bán xăng dầu giả vẫn chưa “hạ nhiệt”. Điều này dẫn đến những hậu quả mà người tiêu dùng phải gánh chịu.

Công cụ mới giúp người tiêu dùng phát hiện thuốc giả

Tiêu dùng thông thái

Công cụ mới giúp người tiêu dùng phát hiện thuốc giả

Thuốc giả đang là vấn đề an ninh y tế, không chỉ đe dọa trực tiếp đến an toàn người bệnh, sức khỏe cộng đồng mà còn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Các nhà khoa học đã nỗ lực tạo ra một công cụ mới giúp người tiêu dùng phát hiện và tránh các sản phẩm giả mạo, đó là thẻ lụa huỳnh quang.

Zalo thu phí, Grab phụ phí và quyền của người tiêu dùng

Tiêu dùng thông thái

Zalo thu phí, Grab phụ phí và quyền của người tiêu dùng

Bắt đầu từ 1/8/2022, Zalo - ứng dụng hàng chục triệu người đang dùng triển khai tính gói thuê bao và cắt giảm nhiều tính năng của bản miễn phí giữa phản ứng của đông đảo khách hàng. Trước đó, Grab cũng từng hứng chịu bức xúc khi áp phụ phí nắng nóng. Họ “lạm quyền” hay không và hiệu quả ra sao hồi sau mới rõ nhưng chúng ta vẫn còn quyền của mình …

“Bỏ túi” một số mẹo vặt để trở thành du khách thông minh

Bạn cần biết

“Bỏ túi” một số mẹo vặt để trở thành du khách thông minh

Sau những ngày lao động căng thẳng, du lịch là cách để bạn thư giãn, lấy lại cân bằng trong cuộc sống. Để mỗi chuyến đi được trọn vẹn, mang nhiều trải nghiệm đáng nhớ, bạn hãy trang bị cho bản thân một số mẹo vặt hữu ích dưới đây.

Thu nhập thấp, bạn vẫn có thể đi du lịch

Tiêu dùng thông thái

Thu nhập thấp, bạn vẫn có thể đi du lịch

Mùa hè là dịp mà nhu cầu du lịch của chúng ta luôn ở mức cao nhất. Nếu thu nhập của bạn chỉ ở mức thấp, khiêm tốn, không hề gì, bạn vẫn có thể tận hưởng các chuyến du lịch nếu biết cách tiết kiệm và lên kế hoạch ngân sách chi tiêu hợp lý.

Mẹo đổ xăng tiết kiệm và sử dụng xăng hiệu quả

Tiêu dùng thông thái

Mẹo đổ xăng tiết kiệm và sử dụng xăng hiệu quả

“Cơn bão” giá xăng dầu tuy đã có phần “hạ nhiệt” so với lúc đạt đỉnh, tuy nhiên với người lao động thì làm sao để tiết kiệm xăng vẫn là ưu tiên hàng đầu trong quản lý chi tiêu.

Bí quyết chi tiêu cho người lao động thời “bão giá”

Tiêu dùng thông thái

Bí quyết chi tiêu cho người lao động thời “bão giá”

Đại dịch Covid-19 đã khiến cho đời sống của người lao động bị chao đảo, nhất là tầng lớp công nhân, với đồng lương vốn đã eo hẹp. Khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục thì vật giá lại leo thang đến chóng mặt, nhiều công nhân phải vật lộn để trang trải chi phí hàng ngày.